Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.58 KB, 37 trang )

4
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
VÀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
5
1.1: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 5
1.1.1:Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân 5
1.1.2: Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam 7
1.2: Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ 11
1.2.1:Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ 11
1.2.2: Quy định pháp lý và kinh tế của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt
may
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THỜI GIAN QUA
20
2.1: Tình hình chung về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 20
2.1.1:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 20
2.1.2:Các thị trường chủ yếu 21
2.1.3:Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu 23
2.2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ trong thời gian qua
24
2.2.1:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ 24
2.2.2:Thị phần và các đối thủ cạnh tranh 24
2.2.3:Các hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có
liên quan tới xuất khẩu hàng dệt may
25


2.3: Đánh giá chung: thành công và những vấn đề còn tồn tại 26
2.3.1: Những thành công đã đạt được 26
2.3.2: Những vấn đề còn tồn tại 26
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NGÀNH
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
28
3.1: Đánh giá tình hình thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa
Kỳ thời gian tới
28
3.1.1:Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ thời
gian tới
28
3.1.2: Khó khăn và cơ hội sắp tới 29
3.2: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ
30
3.2.1: Các giải pháp từ phía chính phủ 31
3.2.2: Từ phía doanh nghiệp 34
KẾT LUẬN
36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
37
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dệt may là một ngành tiên phong của phần lớn các quốc gia khi bước vào
công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình phát triển của các nước
công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật trước đây, cũng như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất, xuất
khẩu những sản phẩm dệt may và coi đây là một ngành xuất khẩu chủ yếu. Vị trí quan
trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế là do ngành này phục vụ nhu cầu tất yếu

của con người, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong xã hội, đồng thời
việc xuất khẩu dệt may giúp cho cán cân thanh toán quốc tế của nước xuất khẩu ngày
càng tốt hơn. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam chiếm tới 15%
4
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt hơn 9 tỉ USD vào năm 2009, ước tính năm
2010 đạt tới gần 11 tỉ USD, mang lại một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Mấy
năm qua kim ngạch xuất khẩu của ngành này luôn tăng trưởng mạnh, rất khả quan
trong việc đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may
Việt Nam đến hết năm 2011 là 12 tỉ USD và năm 2015 là 18 tỉ USD. Tuy nhiên để đạt
được mục tiêu này thì ngành Dệt may phải duy trì mức tăng trưởng 15%/ năm. Muốn
đạt được điều đó toàn ngành cần có nhiều chiến lược và giải pháp phát triển đúng đắn,
trong đó việc mở rộng thị trường là vấn đề then chốt mà các doanh nghiệp cần quan
tâm. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Hoa Kỳ. Đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để
kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng
cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì
hàng dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là về khả
năng cạnh tranh. Năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và công tác quản
lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh vẫn là
những điểm yếu trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam. Bài viết này với đề tài "Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
Hoa Kỳ một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ " sẽ phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, đề ra một số giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đề tài được chia
thành 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ
4
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ
Nguyễn Liên Hương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình, những ý kiến
quý báu của cô trong thời gian qua. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế và thời
gian thực hiện bài viết không dài, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến nhận xét của thầy cô và bạn đọc giúp em có thể hoàn thiện kiến thức
chuyên môn của mình.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
1.1: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
1.1.1:Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân
Ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở
rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Trong nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “ Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp
ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu”
Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong tiến trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nó thể hiện ở những điểm sau:
_ Cung cấp hàng hoá tiêu dùng: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là
cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước. Trước hêt là đáp ứng được các nhu
cầu về các mặt hàng như các loại quần áo, bít tất, vải vóc…từ đơn giản đến phức tạp,
từ bình dân đến cao cấp. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may
mặc lại càng lớn, các sản phẩm về quần áo thời trang trở thành nhu cầu của mọi tầng
lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Với một đất nước có tổng số dân khoảng
hơn 90 triệu người thì nhu cầu về may mặc là rất lớn. Do vậy, đầu tư phát triển cho
ngành dệt may cần có định hướng vào thị trường trong nước, sản xuất nhiều mặt hàng

phong phú về mẫu mã và kiểu cách để kích thích tiêu dùng trong nước, hướng dẫn
khuynh hướng thời trang cho người tiêu dùng. Ngành dệt may được tổ chức trên phạm
vi toàn quốc, có đủ sức giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông trong một
tổ chức thống nhất và có sự điều hành chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bán
buôn và bán lẻ làm chủ thị trường trong nước trong mọi tình huống, tránh được hiện
tượng bán quota giữa các đơn vị thành viên( nhất là các công ty may). Công nghiệp
dệt may được coi là định hướng để cung cấp sản phẩm cho khoảng 100 triệu dân vào
năm 2010.
4
_ Ngành dệt may không chỉ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng hàng dệt may trong nước và tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ mà còn có vai trò
hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho gần 3 triệu
lao động, góp phần tạo sự ổn địng về mặt kinh tế, chính trị xã hội.
_ Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế: Đặc trưng của
Công nghiệp Dệt May là sử dụng rất nhiều nhân công, nên chi phí nhân công chiếm
một tỷ lệ cao trong tổng giá thành. Việt Nam có chi phí lao động thấp, lao động dồi
dào, cần cù khéo léo, đây chính là một lợi thế của Việt Nam. Việc tập trung vào lợi
thế này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh. Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước
trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi,
ngành dệt may đang có nhiều thuận lợi để phát triển.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước công
nghiệp Dệt May đóng vai trò là ngành tích luỹ tư bản cho quá trình phát triển công
nghiệp về sau. Dệt May Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia
công hoặc phương thức thương mại thông thường với một số nước có nền công
nghiệp phát triển như Nhật Bản, Canada, các nước công nghiệp như Đài Loan, Hồng
Kông, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ Quá trình tạo sự tin cậy về mặt chất lượng, số
lượng, mẫu mã sản phẩm và thực hiện đúng hợp đồng là một phương thức nhằm duy
trì ốn định và mở rộng thêm thị trường quốc tế. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới,
giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May tăng lên mạnh mẽ. Kim ngạch xuất

khẩu tăng từ 43 triệu USD năm 1988 lên khoảng 9,1 tỉ USD năm 2009 và dự kiến sẽ
đạt 10.5 tỉ USD trong năm 2010. Ngành Dệt May là ngành chế tác có giá trị xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao
hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 là dầu thô tới gần 1,7 tỷ
USD.
4
1.1.2: Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
1.1.2.1: Nguồn nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu dùng trong ngành dệt may Việt Nam rất đa dạng về chủng loại,
chủ yếu chia thành các nhóm:
_Các loại vải sợi: sợi tổng hợp, sợi bông, sợi đay, sợi giang, tơ tằm, len lông cừu,
sợi vitco, sợi viscose, spandex, sợi axetat, sợi poliamit, sợi PE, cotton, PC, TC, CM,
OE
_Các loại chỉ may và chỉ thêu: chỉ may thường dùng 4 loại chỉ tiêu biểu sau: chỉ
polyester xơ ngắn corespun (Epic), chỉ polyester xơ ngắn corespun có bọc cotton
(Dual duty), chỉ polyester filament (GRAL) và chỉ polyester spun (Astra). Chỉ may
giày có các loại: Nylbond, Nymo và Nymo belbobs. Chỉ thêu có Alcazar và Sylko
_Các loại vải: vải dệt khổ hẹp, vải cofina, vải xô gãy, vải Tuytsilen, vải PE/CO,
Cotton và Petex: kaki, gabadin, popolin, kẻ, ca-ro
_Một số nguyên vật liệu khác: da, lông thú, keo dính, hóa chất bảo quản, thuốc
nhuộm
Hiện nay, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành Dệt may là chưa tạo
được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may được
nhập khẩu tới 80-90%. Theo thống kê của hải quan, trong 9 tháng năm 2010, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày dép là 11,64 tỷ USD nhưng tổng trị giá nhập
khẩu nguyên liệu đã chiếm tới 7,04 tỷ USD, trong đó một phần lớn (khoảng 75%)
được sử dụng để gia công hàng dệt may xuất khẩu, còn một phần (khoảng 25%) dành
cho sản xuất tiêu dùng nội địa. Do đó, tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thu
về lại thấp, chỉ ước khoảng 35-38% tổng kim ngạch.
Bông là nguyên liệu chính của ngành dệt may nhưng hiện sản lượng bông trong

nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu thị trường nội địa. Thống kê sơ bộ
cho thấy, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập hơn 280.000 tấn
bông với tổng kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 550 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng
kỳ năm ngoái. Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt
4
sản lượng 20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn. Nhưng trên thực tế, thống kê
cho thấy trong niên vụ niên vụ 2007-2008 diện tích trồng bông trên cả nước là
7.446ha cho sản lượng 2.709 tấn, niên vụ 2008-2009 diện tích trồng bông giảm mạnh
còn dưới 3.000 ha, đến niên vụ 2009-2010 sản lượng bông ước đạt khoảng 10.000
nghìn tấn – chỉ bằng một nửa con số ngành đã đặt ra. Nếu không có sự quan tâm và hỗ
trợ đúng mức của chính phủ, nguồn nguyên vật liệu sẽ trở thành rào cản lớn nhất cho
ngành dệt may Việt Nam.
1.1.2.2: Nhân công lao động:
Dệt may là ngành thu hút nhiều nhân công, trước suy thoái kinh tế tài chính thế
giới, các nhà máy trên cả nước thu dụng khoảng 2 triệu người lao động với giá nhân
công thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ từ 0,3 - 0,6 USD/giờ. Theo kế hoạch đến năm
2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ đạt từ 8 - 9 tỷ USD, như vậy nhu cầu sử dụng
lao động sẽ tăng lên trên 3,5 triệu người. Một vấn đề đặt ra hiện nay là sự thiếu hụt
trầm trọng các chuyên gia trung và cao cấp, thiếu tạm thời nguồn lao động tại các
thành phố lớn và khu công nghiệp. Nguồn lao động thay đổi liên tục, không ổn định,
khiến doanh nghiệp thường xuyên phải tuyển thêm nhân công và tăng tiền thù lao. Có
những thời điểm mùa vụ, nhiều công ty thiếu tới 30 - 40% lao động nên có nhiều hợp
đồng bị chậm tiến độ, nhiều doanh nghiệp đã phải tính đến chuyện chuyển hàng bằng
đường không, chấp nhập lỗ ở hợp đồng đó để giữ uy tín.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là thu nhập của người lao động quá thấp, Mặc
dù phải làm việc trong môi trường tập trung cao nhưng thu nhập của công nhân may
trung bình chưa tới 1 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này thì khó có thể đảm bảo
cho họ an tâm gắn bó lâu dài với nghề nhất là trong khi vật giá ngày một leo thang
như hiện nay.
4

1.1.2.3:Khả năng sản xuất và xuất khẩu:
Bảng 1:Thống kê số doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam năm 2009
Tiêu chuẩn Tỷ trọng
Phân theo vốn sở hữu
Nhà nước 0.5%
CP, TNHH vốn nhà nước >50% 1%
CP, TNHH vốn nhà nước <50%, tư nhân 76%
Nước ngoài 18.5%
Hợp tác xã 4%
Phân theo vùng lãnh thổ
Đồng bằng sông Hồng 27%
Trung du và miền núi phía Bắc 3%
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 7%
Tây Nguyên 1%
Đông Nam Bộ 58%
Đồng bằng sông Cửu Long 4%
Tổng số Doanh nghiệp:3719
Nguồn: www.vietnamtextile.org
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2009 cả nước có 3719 doanh
nghiệp dệt may đang hoạt động, năng lực sản xuất của toàn ngành được thống kê qua
bảng sau:
Bảng 2: Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam năm 2009
4
Nguồn: www.vietnamtextile.org
Dệt may Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn trong vấn đề thiếu hụt
nguồn nguyên vật liệu và nguồn lao động trung - cao cấp. Theo một đánh giá gần đây
nhất của ngành, chuỗi giá trị dệt may được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể (1) ý tưởng
thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu nhất của
ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dưới dạng
FOB(tức là có tham gia vào khâu ý tưởng và thiết kế) còn lại xuất khẩu dưới hình thức

gia công; (2) Công nghiệp phụ trợ, đến nay hơn 80% nguyên vật liệu đầu vào phải
nhập khẩu, theo đó ngành may mặc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều
khó khăn; chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, giảm sức cạnh tranh
của các sản phẩm may mặc thông qua công cụ giá cả, không chủ động trong kế hoạch
kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất chịu sức ép đáng kể từ các nhà cung cấp
nguyên phụ liệu. (3) Sản xuất (gia công), khâu sản xuất có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất
chỉ chiếm 5-10%.
Tuy nhiên sau mức suy giảm nhẹ (0,6% so với năm trước) của năm 2009, xuất
khẩu dệt may Việt Nam vẫn đang bứt phá và hứa hẹn một năm tăng trưởng tốt.Theo
số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng
dệt may đạt trung bình là 771 triệu USD/tháng. Với mức tăng như hiện nay, cùng với
4
tính chu kỳ xuất khẩu, chúng ta có thể kỳ vọng hàng dệt may sẽ đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD/tháng trong một vài tháng tới. Mặc dù vậy để đạt được kế hoạch xuất khẩu
10,5 tỷ USD trong năm 2010 thì trong 7 tháng còn lại của năm, trung bình mỗi tháng
xuất khẩu dệt may phải đạt gần 950 triệu USD/tháng.
1.2:Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.2.1:Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ:
Mỹ là thị trường khá hấp dẫn, lý tưởng của ngành dệt may vì dân số Mỹ khá
đông, hiện có hơn 309 triệu người, đa số sống ở thành thị và có mức thu nhập quốc
dân cao, người Mỹ luôn muốn sự độc đáo, tôn thờ cái tôi ngay cả trong cách ăn mặc,
nhiều người không muốn mình mặc một bộ đồ giống hệt một người khác trong cùng
một buổi tiệc hoặc một buổi dạ hội hoặc ngay cả ngoài đường Do đó nhu cầu hàng
dệt may ở Mỹ là rất cao, thị hiếu khách hàng rất phong phú, người tiêu dùng luôn
muốn thay đổi mốt, mẫu mã.
Bảng 3:Nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ năm 2007-2008
4
(đơn vị: triệu USD, xếp theo thứ tự giảm dần của kim ngạch năm 2007)
Nước 2007 Tỉ trọng
2007

1/9/2007 1/9/2008 So sánh
08/07
1 Trung Quốc 31.153 31,43% 23.584 23.433 -0,64%
2 Mexico 6.310 6,37% 4.794 4.259 -11,16%
3 Ấn Độ 5.445 5,49% 4.212 4.182 -0,71%
4 Việt Nam 4.389 4,43% 3.216 3.952 22,89%
5 Indonesia 4.240 4,28% 3.261 3.310 1,50%
6 Pakistan 3.132 3,16% 2.371 2.264 -4,51%
7 Bangladesh 3.110 3,14% 2.400 2.631 9,63%
8 Canada 2.777 2,80% 2.132 1.744 -18,20%
9 Honduras 2.612 2,64% 1.936 1.996 3,10%
10 Campuchia 2.432 2,45% 1.835 1.832 -0,16%
Tổng 65.600 66,18% 49.741 49.604 -0,28%
Các nước khác 33.518 33,82% 25.242 23.198 -8,10%
Tổng cộng 99.118 100,00% 74.983 72.802 -2,91%
Nguồn:Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 4 trong thị
phần hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ, dẫn đầu là Trung Quốc với ưu thế tuyệt đối
với 23.433 triệu USD – gấp gần 6 lần so với Việt Nam. Đây là một thị trường béo bở
nhưng cũng đầy khó khăn: cạnh tranh kịch liệt về thị phần, các hàng rào thuế quan,
phi thuế quan cũng như sự bảo hộ gắt gao từ phía chính phủ Mỹ
1.2.2: Quy định pháp lý và kinh tế của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may:
1.2.2.1: Các quyền hạn chế nhập khẩu tự vệ:
Các Mục từ 201 đến 204 của Luật Thương mại năm 1974, được sửa đổi tại Mục
1401 của Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và các Mục 301-304
của Luật về các Hiệp định vòng Đàm phán Uruguay qui định quyền và trình tự cho
Tổng thống có thể tiến hành một số biện pháp, kể cả biện pháp hạn chế nhập khẩu
nhằm hỗ trợ một ngành sản xuất nào đó trong nước đã và đang bị thiệt hại nghiêm
trọng, hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do hàng nhập khẩu với khối lượng lớn
gây nên.

1.2.2.2: Luật thuế chống bán phá giá
4
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế
chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng
nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá
“thấp hơn giá trị thông thường”.
Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định
là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ
với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá
xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước
thứ 3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: (1) DOC phải xác
định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị
trường Hoa Kỳ, và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang
gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành
ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị
thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông
thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các
khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng
gói.
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá
bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc
hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang
nước thứ ba.
4
Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được khiếu nại

về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình đơn
khiếu nại lên USTR, trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại
gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền
lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ
trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay
mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp chống bán phá giá. DOC và USITC có trách
nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu cầu.
Tương tự, theo Hiệp định Chống Phá giá trong khuôn khổ Vòng đàm phán
Urugoay, chính phủ một nước thành viên WTO có thể đệ trình đơn kiến nghị với
USTR yêu cầu mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ một nước thứ ba.
1.2.2.3:Hạn ngạch nhập khẩu:
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất
của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường
trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Tuy nhiên hiện nay
Hoa Kỳ đã không còn sử dụng các công cụ về hạn ngạch thương mại sau khi loại bỏ
Hiệp định về Dệt may và Quần áo (ATC) ngày 1/1/2005. Đây cũng là quy định có tính
bắt buộc đối với các thành viên WTO.
1.2.2.4: Luật phân biệt sản phẩm sợi dệt (Textile Fiber Products Identification
Act - TFPIA):
Luật phân biệt sản phẩm sợi dệt và các quy định của Uỷ ban Thương mại Liên
bang (FTC) quy định các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được dán tem
hoặc gắn nhãn hoặc đánh dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi (trừ khi
được miễn trừ theo mục 12 của luật này). Trong trường hợp không phải là sản phẩm
để bán hoặc phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng thì hóa đơn hay các giấy tờ khác
có những thông tin yêu cầu có thể sử dụng thay cho tem hoặc nhãn.
Những thông tin phải cung cấp theo yêu cầu của Luật TFPIA gồm:
4
∗ Tên và tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng của các loại sợi cấu thành sản
phẩm dệt (không kể sợi trang trí cho phép) với trọng lượng lớn hơn 5%

trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng giảm dần. Các sợi thành
phần có trọng lượng từ 5% trở xuống được ghi là “sợi khác” hoặc “các sợi
khác” ở cuối cùng.
∗ Tên của nhà sản xuất hoặc tên hoặc số đăng ký (do FTC cấp) của một
hoặc nhiều người bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên thương hiệu
(trademark) đã được đăng ký tại Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ của Hoa
Kỳ có thể được ghi trên tem hoặc nhãn thay cho các tên khác, nếu chủ của
thương hiệu này trước đó đã cung cấp cho FTC một bản sao thương hiệu.
∗ Tên của nước gia công hoặc sản xuất.
Luật này đòi hỏi các lô hàng có trị giá trên 500 USD phải có hóa đơn
thương mại, và phù hợp với quy định về nhãn hàng.
Những yêu cầu nói trên chỉ là một số trong nhiều yêu cầu của Luật TFPIA. Luật
này qui định cả những chi tiết như các loại nhãn hàng, cách gắn, vị trí nhãn hàng trên
sản phẩm, cách ghi nhãn hàng trên bao gói, cách sắp xếp thông tin trên nhãn hàng
Ngoài những quy định về nhãn (labeling), nhập khẩu hàng dệt và các sản phẩm
dệt vào Hoa Kỳ còn phải tuân theo các quy định tại mục 204 của Đạo Luật Nông
nghiệp 1956. Mục 204 quy định về hạn ngạch (quota), visa hoặc giấy phép xuất khẩu
và các quy định về hàng đến, kể cả việc kê khai các thành phần sợi.
Thông thường, người nhập khẩu sẽ hướng dẫn người xuất khẩu các thông tin liên
quan đến hàm lượng sợi cần ghi và cách ghi trên hóa đơn và nhãn hàng. Nếu người
nhập khẩu không hướng dẫn, thì người xuất khẩu nên chủ động hỏi những nội dung
này. Khi nhập khẩu nguyên liệu, người sản xuất cũng phải nắm chắc và lưu giữ thông
tin về thành phần các loại sợi trong vải dùng để sản xuất để sau này ghi vào nhãn hàng
cho chính xác.
Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ không tuân thủ các qui định cung cấp thông tin liên
quan đến thành phần sợi của sản phẩm sẽ bị Hải quan Hoa Kỳ giữ hàng lại và tiến
trình giao hàng do vậy có thể bị chậm lại.
1.2.2.5: Luật về vải dễ cháy (Flammable Fabrics Act)
CPSC cũng giám sát thực thi Luật về vải dễ cháy. Luật này nghiêm cấm việc
nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển hay bán các loại quần áo, đồ trang trí nội thất, vải

hay các chất liệu liên quan không phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy do CPSC đề
ra. Việc không tuân thủ đạo luật về vải dễ cháy có thể dẫn đến việc tịch thu hay sung
4
công sản phẩm. Ngoài ra, CPSC có thể áp dụng các hình phạt dân sự hoặc hình sự ở
mức nhẹ nếu cố ý vi phạm các quy định trong luật về vải dễ cháy.
1.2.2.6: Luật nhãn hàng sản phẩm len (WPLA):
Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ thảm, chiếu
và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu) đều phải có
tem hoặc gắn nhãn với những thông tin theo yêu cầu của Luật nhãn sản phẩm len năm
1939 (Wool Products Labeling Act 1939) và các quy định dưới luật do FTC ban hành.
Những yêu cầu và quy định này được áp dụng đối với cả các sản phẩm len được sản
xuất tại Hoa Kỳ. Luật WPLA cũng yêu cầu xuất trình hóa đơn thương mại cho các lô
hàng nhập khẩu có trị giá trên 500 USD. Hóa đơn thương mại phải có đầy đủ các
thông tin theo yêu cầu của luật này. Những thông tin cần có là:
∗ Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len (trừ các thành
phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng) gồm len mới, len tái chế, các sợi
khác không phải len (nếu lớn hơn 5%), và tổng số các sợi khác không
phải len.
∗ Tỷ lệ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi
(nonfibrous), các chất phụ khác.
∗ Tên nhà sản xuất hoặc tên người đưa sản phẩm vào lưu thông tại Hoa Kỳ
(tức là nhà nhập khẩu). Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký do FTC
cấp, có thể ghi số đăng ký thay cho tên.
1.2.2.7: Quy định về hướng dẫn sử dụng (Care Labelling):
Quy định về hướng dẫn sử dụng (Care Labelling) yêu cầu các nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu quần áo và một số sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thông
thường về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán cho người
mua hay thông qua việc sử dụng các ký hiệu về bảo quản hay các cách khác được mô
tả trong quy định này.
Các mặt hàng phải tuân thủ luật này gồm: quần áo mặc để che hay bảo vệ thân

thể. Các mặt hàng được miễn trừ áp dụng qui định này gồm giày dép, găng tay, mũ,
khăn mùi xoa, thắt lưng, dây nịt tất, ca vát. Các loại quần áo không thuộc loại dệt và
được làm ra chỉ để dùng một lần thì không phải có chỉ dẫn sử dụng thông thường.
4
Các hàng đơn chiếc bán để may quần áo tại nhà (trừ vải lẻ có đánh dấu của nhà
sản xuất tới 10 yard khi hàm lượng sợi không biết và không thể xác định được dễ
dàng; vải trang trí có bề rộng tới 5 inch).
1.2.2.7.1:Theo qui định của luật này các nhà sản xuất và nhập khẩu phải:
∗ Cung cấp đầy đủ những chỉ dẫn về bảo quản thông thường đối với quần
áo, hay cung cấp những cảnh báo nếu như quần áo có thể bị hỏng khi giặt.
∗ Đảm bảo những chỉ dẫn bảo quản, nếu được tuân thủ, sẽ không gây thiệt
hại đáng kể đối với sản phẩm.
∗ Cảnh báo người tiêu dùng về một số quy trình mà họ cho rằng có thể phù
hợp với những chỉ dẫn trên nhãn nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sản
phẩm. Ví dụ, một chiếc quần có thể bị hỏng khi là, và nhãn phải ghi chữ:
“không được là”.
∗ Đảm bảo nhãn hướng dẫn sử dụng sẽ tồn tại rõ ràng trong suốt quá trình
sử dụng của sản phẩm.
Nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu phải có cơ sở hợp lý cho những chỉ dẫn sử dụng
và bảo quản ghi trên nhãn hướng dẫn sử dụng. Điều đó có nghĩa là phải có
chứng cớ xác thực để biện minh cho những chỉ dẫn bảo quản của mình. Ví dụ,
nhà sản xuất không thể nói “Chỉ được giặt khô” trừ phi họ có lý do để chứng
minh rằng giặt nước thông thường sẽ làm hỏng sản phẩm.
1.2.2.7.2: Khi nào cần phải dán nhãn hướng dẫn sử dụng vào sản phẩm quần
áo:
Nguyên tắc chung là hướng dẫn sử dụng phải được gắn vào sản phẩm trước
khi đem bán cho người sử dụng. Theo nguyên tắc này, hướng dẫn sử dụng không
nhất thiết phải được gắn vào sản phẩm trước khi chúng được nhập khẩu vào Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế hướng dẫn sử dụng thường được may vào sản phẩm
tại nơi sản xuất.

Các nội dung cơ bản cần có trong hướng dẫn sử dụng là:
∗ Giặt bằng tay hay bằng máy.
∗ Tẩy sử dụng chlorine hay chất tẩy thông thường.
4
∗ Làm khô bằng máy hay bằng phương pháp khác.
∗ Là: có được là hay không, nếu có thì nhiệt độ là bao nhiêu thì vừa?
∗ Cảnh báo khác như: giặt với các đồ cùng màu, giặt riêng, có được vắt
hay không. Phơi treo hay trải
∗ Những chỉ dẫn về giặt khô.
Nói chung, các nhà xuất khẩu phải chủ động liên hệ với người mua để biết
những thông tin cần ghi trong hóa đơn, đánh dấu trên bao bì đóng gói của
hàng hóa cũng như là ghi trên nhãn đính trên hàng hóa, tránh những chi phí
phát sinh và thiệt hai do hiểu sai và không đầy đủ những quy định của Hoa Kỳ
về tất cả những vấn đề trên. Cũng có trường hợp các nhà nhập khẩu mới
không nắm bắt được những quy định trên đây, trong trường hợp đó, nên đề
nghị nhà nhập khẩu liên lạc với đại lý môi giới hải quan của nhà nhập khẩu để
có nhữnng chỉ dẫn cụ thể và cung cấp cho nhà sản xuất/nhà xuất khẩu để có
thể đáp ứng ngay trong khi sản xuất hàng hóa.
1.2.2.8: Mã số nhà sản xuất hàng dệt may (MID):
Theo qui định của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CPB), kể từ
ngày 5/10/2005, các nhà nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ phải khai báo mã số của
nhà sản xuất nước ngoài (Manufacturer Identification Code viết tắt là MID). Mã MID
là cơ sở để CPB xác định xuất xứ hàng hóa và ngăn chặn hàng hóa khai sai xuất xứ
nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Mã MID chỉ dành cho các nhà sản xuất, chứ không dành cho các công ty kinh
doanh hoặc công ty bán hàng không phải là nhà sản xuất. Nếu nghi ngờ mã MID
không phải là của nhà sản xuất, Hải quan cảng có thể yêu cầu sửa đổi thông tin sau khi
hàng đã qua cửa khẩu. Lỗi lặp lại trong khai báo mã MID khi nhập khẩu có thể dẫn
đến tăng mức phạt đối với công ty nhập khẩu hoặc công ty môi giới hải quan.
Nếu chứng từ vận chuyển không cung cấp mã MID hoặc cung cấp thông tin

không chính xác (ví dụ cung cấp thông tin của người vận chuyển thay cho thông tin
của nhà sản xuất) sẽ dẫn đến khả năng Hải quan từ chối không cho nhập khẩu lô hàng.
Hải quan cảng có quyền yêu cầu công ty nhập khẩu hoặc công ty môi giới hải quan
cung cấp thêm thông tin.
4
Mã MID sẽ được sử dụng trên tất cả các chứng từ làm thủ tục nhập khẩu các
lô hàng dệt may và trong tất cả các giao dịch điện tử.
Ngày 23/12/2005, CPB đã ra văn bản nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ các quy
định về mã số MID như sau:
Phải ghi mã số MID trong mọi khai báo hải quan (Form 3461 và Form 7501).
Quy định này áp dụng đối với tất cả các khai báo nhập hàng kể cả chính thức và
không chính thức. Mã MID này phải là mã số của nhà sản xuất đã thực hiện quá trình
chuyển đổi xuất xứ hàng hóa. Đối với hàng chịu hạn ngạch, nếu nhà nhập khẩu không
cung cấp được tên của nhà sản xuất, hàng hóa có thể bị loại trừ khỏi diện được xem
xét cho phép nhập khẩu.
Nếu Hải quan phát hiện mã số MID không phải là mã số của nhà sản xuất,
công ty nhập khẩu và công ty môi giới hải quan có thể sẽ bị phạt. Các công ty nhập
khẩu cần phải chứng minh mình đã có sự cẩn trọng hợp lý bằng cách thông báo bằng
văn bản cho công ty môi giới hải quan tên của nhà sản xuất hàng hóa hoặc ghi tên của
nhà sản xuất trên hóa đơn. Công ty nhập khẩu cần phải yêu cầu đại diện/đại lý của
mình thông báo bằng văn bản tên và địa chỉ của nhà máy đã sản xuất hàng hóa.
4
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THỜI GIAN QUA
2.1:Tình hình chung về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.1.1:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam luôn tăng trưởng trong
thời gian qua, đạt tới 9.06 tỉ USD năm 2009 và tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm
2010, điều đó có thể thấy rõ qua bảng sau:

Biểu đồ 1: Diễn biến Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn:www.vinatex.com.vn
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2006 là 5.834 tỉ
USD, sang năm 2007 đạt 7.75 tỉ USD – tăng 32.8%, và con số đó tiếp tục tăng nhanh
trong 2 năm tiếp theo, đạt 9.12 tỉ USD vào năm 2008 và 9.06 tỉ USD năm 2009. Mặc
dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch xuất khẩu
4
hàng dệt may của Việt Nam năm 2009 giảm nhẹ so với 2008 nhưng những số liệu của
năm tháng đầu năm 2010 cho thấy dệt may Việt Nam đang hồi phục và phát triển
mạnh.
2.1.2:Các thị trường chủ yếu
Bảng 4: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2010
Thị trường 10T/2010
(USD)
So với
10T/2009
(%)
Tháng 10/2010
(USD)
So với
T9/2010
(%)
So với
T10/2009
(%)
USA 5,039,437,947 22.4 531,086,287 -6.32 24.1
EU 1,458,333,987 11.77 155,036,970 9.65 13.66
Japan 907,794,425 16.65 111,986,880 6.9 34.29
Korea 330,317,215 67.66 68,454,217 16.52 84.19

ASEAN 202,436,509 26.55 24,604,400 2.2 2.42
Taiwan 146,292,010 -20.02 19,870,135 5.87 -6.13
Canada 178,320,979 20.22 16,220,053 -13.37 5.26
China 68,736,286 81.81 10,455,305 -9.23 199.2
Turkey 67,479,454 43.3 7,205,786 4.26 52.38
Russia 60,163,459 25.12 5,253,670 51.84 37.91
India 18,161,791 40.1 5,214,650 -9.82 57.39
Mexico 54,845,500 16.91 4,778,793 -24.8 29.77
Australia 35,538,686 39.45 4,038,947 38 29.29
Hong Kong 38,200,720 32.72 3,945,989 -15.04 28.06
UAE 33,770,944 26.39 3,000,031 -4 -3.94
Arab Saudi 25,312,945 -2.22 2,544,914 -29.9 36.66
Panama 10,797,765 25.24 1,869,151 66.33 99.12
South Africa 13,950,852 74.9 1,728,191 64.72 198.63
Brazil 13,692,904 71.92 1,651,407 35.43 156.08
Ukraine 11,228,074 5.18 1,634,716 71.27 91.55
Egypt 8,267,226 1.04 996,740 28.45 54.86
Switzerland 8,700,204 -3.23 839,339 -4.25 -35.07
Norway 7,799,597 38.87 214,153 -81.05 -59.33
Nguồn: www.vietnamtextile.org
4
Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường
dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang
Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và
khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Trong 10
tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ đạt tới 5.04 tỉ USD, tăng 22.4% so với cùng kì năm trước.
Bảng 5:Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2009 và 5 tháng 2010
EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam
với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này

của cả nước trong năm 2009. Tuy nhiên, Trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ
vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất,
trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc
độ tăng bình quân lần lượt là 17% và 12%. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu
nhóm hàng này sang Hoa kỳ đạt 2,22 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ 2009 (tăng
426 triệu USD về số tuyệt đối).
4
2.1.3:Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu
Các bảng dưới đây biểu thị tổng kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng các mặt hàng
chính của Việt Nam ra thị trường quốc tế
Bảng 6: Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 10 tháng 2010
Chủng Loại 10T/2010 (USD) So với 2009 (%) Tỷ trọng (%)
Áo thun 1,880,558,883 16.29 20.8
Áo sơ mi 498,365,947 14.97 5.52
Quần 1,404,712,164 15 15.54
Quần short 291,653,065 7.41 3.22
Áo jacket 1,656,086,641 18.17 18.32
Áo 401,636,006 33.32 4.44
Váy 402,683,327 19.77 4.46
Đồ lót 337,592,818 31.45 3.73
Đồ bơi 65,316,441 39.74 0.72
Quần áo thể thao 86,485,107 3.63 0.96
Quần áo ngủ 91,653,562 -0.28 1.01
Quần áo trẻ em 369,261,971 31.71 4.09
Vải 478,775,302 41.57 5.3
Khác 1,075,218,766 20.9 11.89
Tổng 9.04 tỉ USD 21.2 100
Nguồn:www.vietnamtextile.org
Áo thun và áo jacket là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam, lần lượt chiếm 20.8% và 18.32%, tiếp theo đó là kim ngạch

xuất khẩu quần với 15.54%. Các mặt hàng còn lại có tỷ trọng thấp không vượt quá
6%, có loại chiếm chưa đủ 1%
2.2:Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian qua
2.2.1:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
4
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (xem bảng 5), tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong các năm từ 2007 đến 2009 lần
lượt là 4.46 tỉ USD, 5.1 tỉ USD và 4.99 tỉ USD, giảm nhẹ vào năm 2009 do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong 10 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu có
dấu hiệu tăng trở lại, đạt tới 5.04 tỉ USD, tăng 22.4% so với cùng kì năm trước.
2.2.2:Thị phần và các đối thủ cạnh tranh
Các nước xuất khẩu hàng dệt may chính sang Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mexico, Ấn
Độ, Việt Nam, Indonesia…
Bảng 7: Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ qua các năm
(Đơn vị: Triệu USD)
Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 3T/2009
Thế giới 92 897 99 431 103 779 107 323 103 987 21 237
Trung Quốc 19 196 27 453 32 150 37 510 37 938 7 486
CAFTA 9 749 9 347 8 661 8 152 7 876 1 458
Canada 3 614 3 408 3 203 2 881 2 286 457
Mexico 8 755 8 217 7 401 6 594 5 830 1 165
EU15 5 658 5 574 5 458 5 773 5 262 939
ASEAN 12 385 13 059 14 936 16 361 16 699 3 849
Việt Nam 2 719 2 880 3 396 4 558 5 425 1 280
Nguồn:www.vietnamtextile.org
Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về số lượng
lẫn kim ngạch. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào
Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng
này chỉ đạt 14,8%, giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005 là 43,7%, năm

2003 là 67%.
Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cung cấp lớn thứ hai của Hoa Kỳ, năm 2007
giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong khi đó, mặc dù mới chỉ chiếm 13,6% về kim
ngạch và 14,9% về số lượng của thị trường nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ, song sản
phẩm dệt may đến từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan đang tăng mạnh, đặc
biệt là Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt
may vào Hoa Kỳ nhanh nhất cả về kim ngạch (tăng 34%) và số lượng (tăng 31%).
Tính đến cuối năm 2008, hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 5.43%, và con
4
số đó là 5.8% vào năm 2009, nằm trong top 5 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất
vào thị trường Mỹ
2.2.3:Các hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có liên quan
tới xuất khẩu hàng dệt may
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường rất
lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may, trước đây chịu
mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN),
Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 – 4%,
điều này đã mở đường cho sự tăng trưởng của ngoại thương giữa hai nước. Từ vài ba
chục triệu USD trước lúc ký Hiệp định thương mại, đến năm 2009 xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đạt 5 tỷ 340 triệu USD. Trên thị trường Hoa Kỳ
rộng lớn, hàng dệt may của Việt Nam chỉ kém hàng Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều rào cản và thách thức đặt ra với xuất khẩu dệt may Việt Nam:
Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ (17/7/2003) và việc áp dụng hạn ngạch
đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam: Ngoài việc áp thuế chống phá giá, phía
Hoa Kỳ còn áp dụng hạn ngạch đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
Hoa Kỳ và cũng tạo ra những thách thức mới cho Việt Nam khi xuất khẩu vào thị
trường này. Hơn nữa, Hiệp định Khu vực Thương mại tự do (FTA) đã tạo ra những ưu
đãi thương mại mới cho các nước đã ký kết Hiệp định này với Hoa Kỳ, vì vậy xuất
khẩu của các nước có FTA với Hoa Kỳ sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

2.3: Đánh giá chung: thành công và những vấn đề còn tồn tại
2.3.1: Những thành công đã đạt được:
Xuất khẩu nhóm hàng dệt may Việt Nam đang có một sự tăng trưởng tốt với trị giá
đạt 3,86 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2009,
chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tại thị trường Hoa Kỳ, thị
phần hàng dệt may Việt Nam từ vị trí thứ 4 năm 2008 tăng mạnh, vượt qua các bạn

×