Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH HUYỆN YÊN DŨNG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 23 trang )

Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
LỜI NÓI ĐẦU
Xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội là một trong
những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, luôn chiếm được sự quan
tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Điều đó được thể hiện qua chủ trương tách tín dụng chính sách ra khỏi
tín dụng thương mại, thành lập hệ thống NHCSXH trực thuộc Chính phủ với
chức năng cung cấp tín dụng, hỗ trợ tài chính cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác. NHCSXH là một tổ chức tín dụng nhà nước, hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn và đảm bảo khả năng
thanh toán. Với những đặc điểm trên có thể thấy NHCSXH là công cụ chủ
lực nhằm thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm của Nhà nước ta.
Để tăng trưởng kinh tế từng bước hài hoà với công bằng, tiến bộ xã
hội, tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
trong đó chi nhánh NHCSXH huyện Yên Dũng đóng góp một phần quan
trọng trong việc hỗ trợ cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn làm
ăn, vươn lên thoát nghèo và làm chủ cuộc sống.
Qua nhiều năm hoạt động chi nhánh NHCSXH huyện Yên Dũng đã
tạo dựng được vị trí của mình, được sự đồng tình, ủng hộ trong mọi tầng lớp
nhân dân. Chính vì vậy em chọn chi nhánh ngân hàng chính sách huyện Yên
Dũng - Bắc Giang làm nơi nghiên cứu đề tài của mình.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 1 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHCSXH HUYỆN YÊN DŨNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
NHCSXH huyện Yên Dũng được thành lập theo quyết định Số
300/QĐ – HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổ
chức tại Ngân hàng phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động
ngày 28/01/2003. Trụ sở ngân hàng được đặt tại Tiểu khu 4 - Thị trấn Neo -


Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang. Ngay từ khi được thành lập NHCSXH
huyện Yên Dũng sẽ là một đơn vị hỗ trợ đắc lực giải quyết từng bước những
vấn đề xã hội của địa phương, đặc biệt là việc thực hiện chương trình xoá
đói giảm nghèo và tạo việc làm.
Chức năng, nhiệm vụ chính của NHCSXH huyện Yên Dũng là nhận
bàn giao vốn cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh - sinh viên, cho vay giải
quyết việc làm từ NHNo&PTNT. Đồng thời thực hiện một số hoạt động nghiệp
vụ khi có điều kiện, được Giám đốc Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh giao.
Trong gần 8 năm qua, được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, chính
quyền địa phương các cấp, tập thể cán bộ của NHCSXH huyện Yên Dũng đã có
nhiều nỗ lực xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển, tạo nền tảng cho NHCSXH
huyện Yên Dũng tiếp tục lớn mạnh trong những năm tiếp theo.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ
chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức
huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 2 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Thực hiện, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ
dành cho chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo và các chương trình
khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền
địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các
chương trình dự án.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc
không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính,
tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính
phủ trong nước và ngoài nước.

- NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên
ngân hàng trong nước.
Từ những chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy NHCSXH là ngân
hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo,
có nhiều điểm khác biệt so với các ngân hàng thương mại:
- Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách
gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ
các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng
khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ
tướng Chính phủ).
- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo chỉ định của
Chính phủ.
- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng của nguồn
vốn từng thời kỳ của NHCSXH.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 3 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay uỷ
thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua Tổ TK & VV
với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn
vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã…
Sự ưu đãi về tín dụng được thể hiện ở thủ tục vốn vay, mức cho vay,
thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, cơ chế xử lý nợ rủi ro,…
Từ những đặc thù riêng biệt như trên, mô hình tổ chức bộ máy quản
lý, điều hành NHCSXH được xây dựng như sau:
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau:
1.3.1. Giám đốc
Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của
ngân hàng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc:
-Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của chi nhánh.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 4 Lớp: Ngân hàng
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán ngân
quỹ
Phòng tín dụng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng
giám đốc NHCSXH Việt Nam các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
- Quy định nhiệm vụ, nội quy làm việc cho các phòng nghiệp vụ .
- Đề nghị Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam:
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức
danh phó giám đốc, trưởng phòng kế toán.
+ Quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ, cán bộ và đào tạo .
- Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản và hợp
đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động doanh, hoạt
động tài chính, phân phối tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đến cán bộ,
nhân viên trong chi nhánh.
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh, lập báo cáo
định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về NHCSXH Việt Nam.
- Phân công cho phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài
ngành có liên quan tới hoạt động của NHCSXH trên địa bàn; khi giám đốc
đi vắng thì uỷ quyền cho một phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc
chung.
1.3.2. Phó giám đốc
Giúp đỡ cho giám đốc là phó giám đốc, do Tổng giám đốc NHCSXH

bổ nhiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc:
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 5 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng
mặt (theo văn bản uỷ quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc
khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định
của mình.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện nghiệp
vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
1.3.3. Phòng tín dụng
- Hướng dẫn các đơn vị nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác, thành lập các Tổ TK & VV, lập danh sách và hoàn
thiện hồ sơ vay vốn.
- Tập hợp hồ sơ vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác từ các xã, thị trấn gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ
trình thủ trưởng đơn vị xem xét phê duyệt cho vay.
- Phối hợp với các đơn vị nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác thực hiện kiểm tra qua trình sử dụng vốn vay trước,
trong và sau khi cho vay.
- Thực hiện công tác cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi, lập hồ sơ đề
nghị xử lý nợ quá hạn và xử lý nợ rủi ro cho các đối tượng được phân công.
- Phối hợp với các viên chức nghiệp vụ khác có liên quan để thực hiện
nhiệm vụ được giao và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của lãnh đạo trực tiếp.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 6 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
1.3.4. Phòng kế toán ngân quỹ
1.3.4.1. Ngân quỹ

Thực hiện kiểm tra tiền, thu – chi tiền mặt đúng chế độ trong phạm vi
trách nhiệm của người Thủ quỹ ngân hàng như:
- Có trách nhiệm thu – chi tiền từ các chi nhánh thuộc hệ thống, điều
chuyển tiền giũa các chi nhánh trong ngày.
- Chịu trách nhiệm giữ tiền trong kho và đảm bảo đủ dòng tiền mặt
hoạt động trong ngày.
- Phân phát tiền cho phòng giao dịch vào đầu ngày và nhận tiền từ
phòng giao dịch vào cuối ngày.
- Kiểm tra, đối chiếu chứng từ liên quan đến thu – chi tiền mặt.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo chi nhánh.
1.3.4.2. Kế toán
- Thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, giao dịch trực tiếp với
khách hàng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự biến động của tài khoản và
tính chất của tài khoản mình phụ trách.
- Cung cấp tài liệu kế toán thuộc lĩnh vực của mình phụ trách cho bộ
phận liên quan theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm về
sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo.
- Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành kế toán và báo cáo kế toán
định kỳ, chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của số liệu báo cáo.
- Phân tích, đánh giá việc quản lý, chi tiêu của đơn vị, đề xuất biện
pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí.
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ quản lý.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 7 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
1.4. Đối tượng phục vụ của NHCSXH
- Hộ nghèo
+ Cho vay hộ nghèo.
+ Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a
của Chính phủ ngày 27/12/2008.
- Học sinh sinh viên

+ Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
+ Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật.
+ Cho vay thương binh, người tàn tật.
+ Cho vay các đối tượng khác.
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
+ Cho vay người lao động thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số
thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008.
+ Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008.
+ Cho vay xuất khẩu lao động.
- Các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ
+ Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
+ Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động
sau cai nghiện ma túy
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 8 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
PHẦN 2
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH HUYỆN YÊN
DŨNG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
NHCSXH huyện Yên Dũng trong thời gian qua đã triển khai và hoàn
thành tốt các hoạt động đó là: hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ, kiểm tra
kiểm toán nội bộ, hành chính tổ chức,…
2.1. Tình hình huy động vốn
NHCSXH huyện là tổ chức tín dụng lớn trên địa bàn huyện, hoạt động
của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho nông thôn. Nguồn vốn của
NHCSXH huyện được cấp phát chủ yếu theo tính chất phân bổ từ ngân hàng
cấp trên. NHCSXH huyện Yên Dũng chịu trách nhiệm bảo toàn, quản lý và
quay vòng vốn cho các đối tượng chính sách theo quy định. Ngoài ra nguồn

vốn của ngân hàng được thành lập một phần do hoạt động huy động tiền gửi
với lãi suất ưu đãi.
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được trung ương giao, chi nhánh đã sớm
tranh thủ sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT các cấp kịp thời phân bổ vốn
vay, tích cực đề nghị NHCSXH Việt Nam chuyển vốn, đồng thời UBND các
cấp đã có sự quan tâm chỉ đạo, do vậy nguồn vốn ngân sách địa phương
được chuyển sớm và tăng dần qua các năm, kết hợp hai nguồn vốn trên tạo
điều kiện cho chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn cao nhất từ trước đến nay,
phục vụ kịp thời nhu cầu vay vốn trên địa bàn.
Sau 5 năm tổ chức và thực hiện hoạt động tín dụng của NHCSXH
huyện Yên Dũng đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 9 Lớp: Ngân hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Bảng 1: Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH huyện Yên Dũng
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
09/08 10/09
Số

Tỷ
trọng
Số

Tỷ
trọng
Số

Tỷ

trọng
Số

Tỷ
lệ
Số

Tỷ
lệ
Trung ương
38310 95,63 54332 96,91 66727 97,30 16022 41,82 12395 22,81
Ngân sách tỉnh
834 2,39 968 1,73 975 1,42 134 16,07 7 0,72
Huy động tiết kiệm
687 1,98 763 1,36 878 1,28 176 25,62 115 15,07
Tổng
39831 100 56063 100 68580 100 16232 40,75 12517 22,33
Qua số liệu bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn đến 31/12/2010 là 68580
triệu đồng đạt 98,45% so với kế hoạch năm 2010, tăng 22,33% so với cùng
kỳ năm 2009. Nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm khá đều nhau. Cụ
thể như sau:
Nguồn vốn Trung ương năm 2008 là 38310 triệu đồng, năm 2009 là
54332 tăng lên 16022 triệu đồng (41,82%) so với năm 2008. Tiếp tục đến
năm 2010 nguồn vốn Trung ương đạt 66727 triệu đồng tăng thêm 12395
triệu đồng (22,81%) so với năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn cho thấy, mặc dù
nguồn vốn Trung ương còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cấp một lượng vốn
đáng kể cho NHCSXH (chiếm hơn 95% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn từ
Trung ương đã giúp ngân hàng tháo gỡ những khó khăn mất cân đối triền
miên về vốn cho vay, tạo điều kiện tiên quyết cho ngân hàng sớm thực hiện
được chương trình tín dụng Nhà nước giao.

Vốn ngân sách tỉnh năm 2008 là 834 triệu đồng, năm 2009 tăng lên
134 triệu đồng (16,07%) so với năm 2008. Đến năm 2010 nguồn vốn ngân
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 10 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
sách tỉnh đạt 975 triệu đồng tăng thêm 7 triệu đồng (0,72%) so với năm
2009 là 975 triệu đồng.
Nguồn vốn từ huy động tiết kiệm năm 2008 là 687 triệu đồng, năm
2009 là 763 triệu đồng tăng lên 176 triệu đồng (25,62%) so với năm 2008.
Đến năm 2010 nguồn vốn từ huy động tiết kiệm tỉnh đạt 878 triệu đồng tăng
thêm 115 triệu đồng (15,07%) so với năm 2009. Do đặc thù của NHCSXH
hoạt động chính là cho vay theo mục tiêu chính sách, lãi suất cho vay thấp
hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, hoạt động phi lợi nhuận
nên vốn huy động phải có lãi suất thấp. Đây là những khó khăn thách thức
rất lớn của NHCSXH trong việc huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn từ
huy động tiết kiệm.
2.2. Tình hình sử dụng vốn
Từ nguồn vốn tăng thêm và nguồn vốn thu nợ về để cho vay quay
vòng, trong 3 năm qua tình hình sử dụng vốn của NHCSXH huyện Yên
Dũng đã có sự thay đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về danh mục
tín dụng, quy mô tổng dư nợ, phù hợp với sự tăng lên về kết cấu nguồn vốn
của NHCSXH. NHCSXH ngày càng được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao
cho các chương trình tín dụng để truyền tải vốn đến tay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
2.2.1. Doanh số cho vay
Căn cứ vào các nhóm đối tượng chính sách NHCSXH giải ngân cho
nhân dân theo năm chương trình lớn: chương trình cho vay học sinh sinh
viên, chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình cho vay nước
sạch và vệ sinh môi trường, chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình
cho vay xuất khẩu lao động. Cụ thể như sau:

Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 11 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Bảng 2: Doanh số cho vay của NHCSXH huyện Yên Dũng qua 3 năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Học sinh sinh viên 8970 16,58 12712 27,87 25467 37,03
Giải quyết việc làm 1289 4,30 2378 5,21 4380 8,33
Nước sạch và VSMT 1987 9,97 3087 6,77 5315 10,11
Hộ nghèo 19936 66,52 26573 58,27 22197 42,23
Xuất khẩu lao động 790 2,63 854 1,87 1209 2,30
Tổng 32972 100 45604 100 58568 100
Đối tượng thụ hưởng chính sách đa dạng nên khối lượng tín dụng
hàng năm tăng trưởng cao. Tổng doanh số cho vay tính đến ngày 31/12/2010
là 58568 triệu đồng, tăng 12964 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó tổng

dư nợ nghèo và học sinh sinh viên chiếm tỷ trọng lớn nhất. Qua bảng trên ta
thấy doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên: năm 2008 là
32972 triệu đồng, năm 2009 là 45604 triệu đồng, năm 2010 là 58568 triệu
đồng. Đồng thời doanh số cho vay đối với các chương trình cũng đều tăng.
Các chương trình chủ yếu có doanh số cho vay lớn và mức tăng
trưởng đều qua các năm bao gồm:
Cho vay hộ nghèo: Sau khi nhận được thông báo vốn Trung ương
cùng với nguồn tăng thêm tại địa phương, NHCSXH huyện Yên Dũng đã
thực hiện: doanh số cho vay năm 2008 là 19936 triệu đồng, năm 2009 là
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 12 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
26573 triệu đồng tăng 6637 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 doanh số
cho vay là 22197 triệu đồng giảm 4376 triệu đồng so với năm 2009. Huyện
Yên Dũng là một huyện miền núi có 5 xã đặc biệt khó khăn nên chương
trình cho vay hộ nghèo vẫn chiếm ưu thế trong tổng doanhh số cho vay.
Cho vay học sinh sinh viên: Căn cứ vào nguồn vốn của Trung ương,
NHCSXH Tỉnh đã gửi thông báo cho các Phòng giao dịch NHCSXH để cho
vay đối tượng là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Doanh số cho
vay năm 2008 là 8970 triệu đồng, năm 2009 là 12712 triệu đồng tăng 3742
triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay là 25467 triệu
đồng tăng 12755 triệu đồng so với năm 2009. Chương trình cho vay học sinh
sinh viên có doanh số tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Doanh số
cho vay học sinh sinh viên tăng dần qua các năm do thực hiện nghị quyết
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn vay vốn để đầu tư vào học tập, để không một học sinh sinh viên nào
phải nghỉ học. Đây là một chương trình có ý nghĩa to lớn đối với công tác
giáo dục của nước ta.
Qua số liệu về doanh số cho vay có thể thấy rằng lượng vốn tập trung
cho vay để xoá đói giảm nghèo cần thiết và quan trọng đối với các hộ nghèo

trong huyện. Đây vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các tổ chức tín
dụng đóng trên địa bàn huyện nói chung và của NHCSXH huyện Yên Dũng
nói riêng.
2.2.1. Dư nợ của ngân hàng
Tình hình dư nợ qua ba năm của NHCSXH huyện Yên Dũng được
tổng hợp trong bảng sau:
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 13 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Bảng 3: Tình hình dư nợ của NHCSXH huyện Yên Dũng qua 3 năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
1. Dư nợ theo chương trình 147908 100 177558 100 214157 100
- Học sinh sinh viên 81180 54,89 93764 52,81 113073 52,79
- Giải quyết việc làm 3578 2,42 4613 2,60 7698 3,59

- Nước sạch và VSMT 4705 3,18 5923 2,34 7053 3,29
- Hộ nghèo 56195 37,99 70572 39,75 82548 38,55
- Xuất khẩu lao động 2250 1,52 2686 2,50 3785 1,78
2. Dư nợ theo tổ chức 147728 100 177558 100 214157 100
- Hội nông dân 82356 55,75 96645 54,43 125089 58,41
- Hội phụ nữ 50363 34,09 46094 25,96 55531 25,93
- Hội cựu chiến binh 15009 10,16 34819 19,61 33537 15,66
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của các ngân
hàng. Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ
càng lớn chứng tỏ việc giải ngân của ngân hàng càng lớn.
Qua bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng có chiều hướng tăng dần
qua các năm. Dư nợ năm 2008 là 147728 triệu đồng, năm 2009 là 177558
triệu đồng tăng 29830 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 214157 triệu
đồng tăng 36599 triệu đồng so với năm 2009. Điều này cho thấy hoạt động
của NHCSXH huyện Yên Dũng có hiệu quả.
Trong năm chương trình lớn thì chương trình cho vay hộ nghèo và
học sinh sinh viên có dư nợ cao nhất, chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ. Vốn
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 14 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
ngân hàng đã giúp các hộ nghèo góp phần khắc phục khó khăn trong sản
xuất và học sinh sinh viên có điều kiện để học tập. Ngân hàng cũng không
ngừng hoàn thiện cơ chế cho vay để phù hợp với điều kiện và trình độ của
nông dân nghèo để họ dễ dàng tiếp cận với đồng vốn của ngân hàng.
Dư nợ của ngân hàng theo các tổ chức hội được sự uỷ thác của ngân
hàng, đó là các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Dư nợ của các
Hội đều tăng dần qua các năm trong đó tỷ trọng dư nợ của Hội nông dân là
lớn nhất, chiếm hơn 50% trong tổng dư nợ cụ thể: năm 2008 là 82356 triệu
đồng, năm 2009 là 96645 triệu đồng tăng 14289 triệu đồng so với năm 2008,
năm 2010 là 125089 triệu đồng tăng 28444 triệu đồng so với năm 2009. Dư

nợ của hội phụ nữ chiếm vị trí thứ hai và thấp nhất là hội cựu chiến binh, dư
nợ của các hội này cũng tăng đều qua các năm.
2.2.3. Doanh số thu nợ
` Một trong những đặc trưng của tín dụng là sự hoàn trả vốn. Tình hình
thu nợ cao và đúng hạn phản ánh việc cho vay vốn có hiệu quả và mức độ
rủi ro trong vốn vay là thấp. Sau đây là tình hình thu nợ của NHCSXH
huyện Yên Dũng trong 3 năm qua:
Bảng 4: Doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Yên Dũng qua 3 năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Học sinh sinh viên 2784 22,39 5978 29,38 10701 45,26
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 15 Lớp: Ngân
hàng

Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Giải quyết việc làm 745 5,99 973 4,78 1298 5,49
Nước sạch và VSMT 687 5,53 835 4,10 1029 4,35
Hộ nghèo 7960 64,02 12196 59,95 10220 43,22
Xuất khẩu lao động 257 2,07 365 1,79 398 1,68
Tổng 12433 100 20347 100 23646 100
Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nợ của NHCSXH huyện Yên
Dũng tăng dần qua các năm, cụ thể là: doanh số thu nợ năm 2008 là 12433
triệu đồng, năm 2009 là 20347 triệu đồng tăng 7914 triệu đồng so với năm
20008, năm 2010 là 23646 triệu đồng tăng 3299 triệu đồng so với năm 2009.
Doanh số thu nợ tăng dần chứng tỏ công tác đôn đốc thu nợ của cán
bộ tín dụng có hiệu quả. Tuy nhiên doanh số này tăng không đều đặc biệt có
sự chênh lệch lớn giữa các năm là do doanh số cho vay học sinh sinh viên có
quy mô tăng mạnh và dần chiếm ưu thế trong khi các chương trình khác có
tăng nhưng không nhiều.
2.3. Hoạt động khác
- Đến 31/12/2010 Chi nhánh triển khai thực hiện để hoàn thành các chỉ
tiêu mà Trung ương giao.
- Tập trung triển khai hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới.
- Tiếp tục tổ chức triển khai, tập trung đẩy nhanh tốc độ giải ngân các
chương trình nhất là tập trung mọi điều kiện về trang bị, phương tiện, con
người để triển khai cho vay học sinh sinh viên, có sự chỉ đạo tích cực để
giải ngân sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao bổ sung, các chương trình cho
vay mới như QĐ 30a, 167, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 16 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Tổ chức triển khai các văn bản nghiệp vụ và một số chương trình mới
như: 2479/NHCS-TD về tín dụng đối với Thương nhân hoạt động thương
mại tại vùng khó khăn, Văn bản số 2667/NHCS-TD cho vay người lao động

thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định
579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các
khoản vay tại NHCSXH.
- Phối hợp với 3 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác (Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ), tổ chức thực hiện tốt công tác cho vay và
triển khai thực hiện các văn bản mới của NHCSXH, phối hợp với Ngân hàng
Công thương và NHNo&PTNT huyện để giải ngân chương trình học sinh,
sinh viên qua thẻ ATM.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 17 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH
HUYỆN YÊN DŨNG
3.1. Kết quả đạt được
- NHCSXH huyện Yên Dũng qua 3 năm qua đã có kết quả hoạt động
khá tốt. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được Trung ương giao, chi nhánh sớm
tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên kịp thời phân bổ vốn vay, tích cực đề nghị
NHCSXH tỉnh chuyển vốn. Đồng thời UBND các cấp đã có sự quan tâm chỉ
đạo, do vậy nguồn vốn ngân sách địa phương được chuyển sớm và tăng
đáng kể so với các năm trước đây, kết hợp hai nguồn vốn trên tạo điều kiện
cho chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn tăng dần qua các năm, phục vụ kịp
thời nhu cầu vốn vay trên thị trường.
- Đối với năm chương trình cho vay lớn của chi nhánh đã có sự tập
trung thực hiện và triển khai kịp thời, do vậy cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch được giao.
- Công tác thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn đảm bảo, kịp thời theo đúng
quy định, chất lượng tín dụng được nâng lên. Nợ quá hạn được phân tích
nguyên nhân để xử lý nên có xu hướng giảm dần.

- Từ khi được thành lập, nhờ có tín dụng của NHCSXH huyện Yên
Dũng, đời sống của nhân dân trong huyện đã có nhiều thay đổi. Người dân
đã sử dụng vốn vay có hiệu quả trong sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện
đã giảm.
- Chất lượng hoạt động uỷ thác được nâng lên, hoạt động có bài bản hơn.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 18 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Các lĩnh vực về tổ chức bộ máy và cán bộ, xây dựng cơ bản, nghiệp vụ
kế toán ngân quỹ, tin học và việc tổ chức triển khai các chủ trương, văn bản chỉ
đạo của ngành được thực hiện theo đúng quy định và đạt kết quả cao
Có thể nói, hoạt động của chi nhánh trong những năm qua đã thu được
những kết quả quan trọng, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tổ
chức thực hiện tốt các mặt hoạt động, kịp thời triển khai các chủ trương
chính sách mới, tăng trưởng tín dụng đạt cao, kịp thời có biện pháp tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc phát sinh. Do vậy đã góp phần quan trọng trong công
tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Có được kết quả
trên là sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của của
cấp ủy, chính quyền, BĐD HĐQT từ tỉnh đến huyện và sự phối hợp của các
sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh tích cực vào cuộc; đồng thời có sự cố
gắng nỗ lực của tập thể cán bộ NHCSXH, của các tổ chức chính trị - xã hội
nhận ủy thác, của UBND cấp xã đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu.
3.2. Hạn chế
- Công tác đào tạo, tập huấn đối với các tổ chức hội nhận ủy thác, Tổ
TK&VV chất lượng còn chưa cao, chất lượng hoạt động của một số Tổ
TK&VV còn hạn chế.
- Khối lượng dư nợ đang quản lý là rất lớn, món vay nhỏ lẻ, trong khi
đó số lượng cán bộ còn hạn chế, đang được biên chế 12 cán bộ và đa số là
cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều.

- Tăng trưởng dư nợ của một số chương trình còn chậm.
- Chất lượng hoạt động ủy thác được nâng lên, hoạt động có bài bản
hơn, tuy nhiên còn tổ chức Hội ở một số xã chưa làm tốt công tác này.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 19 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
- Huy động vốn của NHCSXH trên địa bàn còn gặp khó khăn mặc dù
Trung ương đã cho phép huy động theo lãi suất thị trường nhưng chưa có các
hình thức khuyến mại hấp dẫn.
- Việc xác nhận đối tượng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đủ
điều kiện vay vốn NHCSXH còn bất cập như: nhà trường xác nhận chưa đúng
mẫu quy định, UBND xã xác nhận sai đối tượng thụ hưởng.
- Còn có các Tổ TK & VV vốn hoạt động chưa tốt, hộ vay chấp hành trả
gốc và lãi chưa đúng cam kết, có hộ đến hạn không chịu trả nợ để nợ quá hạn,
cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn vẫn còn cao
hay chưa có ý thức tự giác nộp tiết kiệm hàng tháng.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm triển khai còn chậm và có xu
hướng giảm do việc giải ngân đối với chương trình còn phụ thuộc vào cơ quan
chủ quản ra quyết định.
Trước tình hình thực tế, địa phương vẫn còn nhiều hộ gia đình thuộc diện
đói nghèo và tầm quan trọng của tín dụng đối với hộ nghèo trong huyện. Chính
vì thế em xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyệnYên Dũng - Tỉnh Bắc Giang” làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 20 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân

BĐD : Ban đại diện
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tổ TK & VV : Tổ tiết kiệm và vay vốn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 21 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
1. Trang web của NHCSXH Việt Nam
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Yên Dũng
trong các năm 2008, 2009, 2010
3. Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCSXH huyện Yên Dũng trong các
năm 2008, 2009, 2010
4. Hệ thống văn bản nghiệp vụ của NHCSXH Việt Nam
5. Cổng giao tiếp điện tử chính thức của huyện Yên Dũng

MỤC LỤC
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 22 Lớp: Ngân
hàng
Báo cáo tổng hợp ĐH Kinh tế quốc dân
Sv: Nguyễn Thị Hương Trà 23 Lớp: Ngân
hàng

×