Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.83 KB, 30 trang )

Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô và
chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt
nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức,
khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách
hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp
muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, khi
đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển.
Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo
đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà.
Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quả
hơn.
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
gia. Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy được nền kinh
tế phát triển theo. VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạt động kinh doanh
lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện.
Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe. Để làm sao kinh doanh có hiệu quả
mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Qua quá trình đi thực tế ở VNPT, được nge báo cáo về tình hình hoạt động kinh
doanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
1
Chuyên đề thực tập giáo trình


VNVT- Viêt Nam
nên đã chọn tên đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của
VNPT” làm chuyên đề thực tập giáo trình của nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng và
các giải pháp giai đoạn 2010-2012.
 Các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng HĐKD, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VNPT qua 3 năm 2007 - 2009.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của VNPT
trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả HĐKD của VNPT
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh, yếu tố vĩ mô, điểm mạnh - điểm
yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty.
+ Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo của
VNPT TT-HUẾ
+ Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 2007-2009,
định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2010 - 2012.
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
2
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
Do thời gian tìm hiểu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy chuyên đề
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Phương pháp duy vật biện chứng
 Thu thập số liệu thứ cấp
Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của VNPT tôi tham khảo số liệu từ các nguồn khác
nhau như internet, báo cáo của VNPT TT-HUẾ qua các năm 2007-2009. Ngoài ra, chuyên
đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp
lý trong quá trình thực hiên chuyên đề.
 Phân tích thống kê
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty qua các năm.
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
3
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CUA VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 Cơ sơ lý luận:
1.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
1.1.1.1 Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp
chính là hiệu quả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển,
đạt được lợi nhuận tối đa. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh phải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng
các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh

nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp
nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được
kết quả đó trong từng thời kỳ.
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để
đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do
vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế
tối đa với chi phí nhất định.
Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói
riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả
SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
4
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng
chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu
cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh
doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu
tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí
tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và
năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra
với chi phí thâp nhất.
1.1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề quan
trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Và xét về phương diện mỗi quốc gia thì hiệu

quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy nó
không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của
toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ý
nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc
đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội.
1.1.1.4Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh
doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả
SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD. Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp đã phải bỏ
ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm
được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
5
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh
nghiệp.
Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu
vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trong
từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thì
hiệu quả kinh tế càng cao.
Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thu được phải
là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phí hay mức
độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu quả SXKD trước hết là một đại
lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu
được. Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra.

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh
Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường cùng
với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến
hành SXKD có hiệu quả. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xác định được các
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng
các nguồn lực vốn có. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các nhân tố
ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả
kinh doanh..
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môi trường
vi mô. Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn có ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế, xã
hội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật. Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và
công chúng trực tiếp. Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
6
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.2.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn
thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất
sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Nó có thể trở thành
cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố
kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách
kinh tế của nhà nước… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Trong thời đại nền kinh
tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất

định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế
tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh
hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu.
* Yếu tố chính trị, pháp luật
Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là
cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động SXKD
và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền
kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế
chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng.
* Yếu tố công nghệ
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
7
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang
nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đã chuyển từ
cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ
có hàm lượng KHCN cao.
* Yếu tố môi trường tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp.
* Yếu tố xã hội
Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và
nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh
phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực. Các yếu tố xã hội như dân số, văn
hóa, thu nhập...

1.1.2.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô
* Khách hàng
Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường
của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là
những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy, tìm hiểu kỹ
lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều
kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
* Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đối
thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Các đối thủ
cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọng
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
8
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trên phương diện xã
hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Việc phân
tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối
thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường.
* Các nhà cung ứng
Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp có
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu việc cung ứng NVL gặp khó khăn, giá NVL cao
sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì
vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp
vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng. Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ
giao hàng…là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình viễn thông thế giới.
- Hàn Quốc: Đến năm 2010, thị trường truyền thông sẽ đạt hơn 29 tỉ USD. Thị
trường truyền thông của Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 7% qua 5 năm tới,

được đẩy lên bởi tăng trưởng trong các dịch vụ di động, IDC Korea cho biết. Theo báo cáo
của hãng nghiên cứu IDC Korea, lĩnh vực truyền thông sẽ tăng trung bình hàng năm 1,4%
và giá trị lên tới 27,8 nghìn tỉ won (29,1 tỉ USD) vào năm 2010, so với 25,9 nghìn tỉ won ở
năm 2005. IDC Korea cho biết, tăng trưởng chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởi yêu cầu đối với
nội dung đa phương tiện và các dịch vụ phi thoại trên truyền thông di động. Ngoài ra, báo
cáo còn dự đoán, thị trường thiết bị truyền thông của nước này sẽ tăng 4,8% và lên tới 4,1
nghìn tỉ won vào năm 2010, nhờ có giới thiệu các dịch vụ không dây mới.
- EU: Qúy 1/2006 hơn 50% số căn hộ có kết nối tới Internet. Theo AFP, hơn một
nừa số căn hộ châu âu có kết nối tới Internet, Uỷ ban châu âu cho biết. Thông tin từ cơ
quan dữ liệu Euostat của Liên minh châu âu cho thấy, trong quý 1/2006, 52% số căn hộ có
kết nối tới Internet, so với 48% ở cùng kì năm 2005. Khoảng 32% có kết nối băng rộng, so
với 23% ở cùng kì năm trước. Tuy nhiên mật độ Internet lại trải rất rộng, từ 80% ở Hà Lan
và 79% ở Đan Mạch tới 23% ở Hi Lạp và 27% ở Slovakia. Số liệu của Euostat cho thấy,
47% người châu âu sử dụng Internet ít nhất là 1 lần trong tuần. sử dụng Internet rất cao
trong thanh niên với 73% cho lứa tuổi từ 16 đến 24 vào Internet ít nhất là 1 lần trong tuần.
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
9
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
Đàn ông sử dụng Internet nhiều hơn phụ nữ, với 51% sử dụng 1 lần trong tuần so với 43%
ở phụ nữ. Số liệu còn cho thấy, trong quý 1/2006 có 94% các công ty của EU có kết nối
Internet và 75% số này có truy cập băng rộng.
- Trung Quốc: Quý 3/2006, đầu tư vào CNTT tăng 85%. Các hoạt động liên doanh
trong các công ty có trụ sở tại Trung Quốc có một năm kỉ lục với 54 dự án và 361,1 triệu
USD đã được đầu tư trong quý 3/2006, theo Emst & Yong và Dow Jones. Về công nghiệp
thì CNTT vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với các hoạt động liên doanh đầu tư ở Trung Quốc
trong quý 3 vừa qua. Đã có 221,8 triệu USD được đầu tư vào 34 công ty IT trong qúy 3,
tăng 85% về vốn đầu tư và 9 dự án so với cùng kì năm trước. Trong công nghiệp IT thì
lĩnh vực dịch vụ thông tin Internet tiếp tục phát triển năng động với 22 dự án và 136,2 triệu
USD được đầu tư. Qua 3 quý đầu năm nay, đã có 1,18 tỉ USD đầu tư trực tiếp vào 145 dự

án, cho thấy rõ ràng 2006 sẽ vượt 2005 với tổng số 151 dự án và 1,2 tỉ USD vốn. Điều này
chứng tỏ sự trưởng thành của Trung Quốc trên thị trường vốn liên doanh toàn cầu.
- Thái Lan: Theo báo The Nation, Uỷ ban Viễn thông Quốc gia ( NTC ) Thái Lan đã
mở cừa thị trường các dịch vụ gọi Internet phone-to-phone Sudharma Yoonaidharma,
thành viên NTC, cho biết các nhà khai thác đã có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet từ
bây giờ có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ gọi VoIP từ phone-to-phone. Trước đây, NTC đã
cho phép các nhà khai thác có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet chỉ được kinh doanh các
cuộc gọi VoIP từ PC tới PC và từ PC tới ĐTDĐ hay tới điện thoại cố định. NTC đã chỉ
định đầu số "06" chủ yếu cho cung cấp dịch vụ VoIP từ phone-to-phone, bao gồm cả các
dịch vụ công nghệ viễn thông mới khác. Kế hoạch đánh số chính thức có thể sẽ được giới
thiệu vào tháng tới. Các nhà khai thác dịch vụ sẽ còn phi báo cáo cho NTC biết chế độ trả
phí kết nối, nó đòi hỏi tất cả các nhà khai thác viễn thông chia sẻ doanh thu thoại và số liệu
giữa các mạng liên quan trong các cuộc gọi trên cơ sở hợp tác. Trong số các nhà cung cấp
các dịch vụ VoIP hiện tại từ PC tới PC và từ PC tới phone gồm CAT Telecom, True
Internet và TT & T.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện có tốc độ phát triển về viễn thông rất
mạnh. Một nửa số quốc gia ở khu vực này có mật độ bao phủ mạng viễn thông cao, điển
hình như khu vực Bắc và Đông Nam Á, Hong Kong, Singapore và Australia. Hai thị
trường tăng trưởng rất mạnh mẽ là Ấn Độ và Việt Nam, bên cạnh Indonesia và Trung
Quốc. Bốn quốc gia này cũng chính là những thị trường quan trọng nhất được nhiều hãng
viễn thông lớn như Andrew đánh giá với tiềm năng cao nhất, chẳng hạn như Việt Nam với
việc xúc tiến triển khai công nghệ 3G.
1.2.2 Tình hình viễn thông Việt Nam.
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
10
Chuyên đề thực tập giáo trình
VNVT- Viêt Nam
1.2.2.1 Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1980 đến năm 1995.
Trong thời gian này, ngành bưu điện là một trong những ngành đi đầu trong công
cuộc đổi mới và là ngành kinh tế đầu tiên được thưởng huân chương Sao Vàng. Để có

được thành tựu đó, toàn ngành đã thực hiện các giải pháp để phát triển ngành.
Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian; xây dựng
mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nước tiên
tiến trong khu vực và thế giới.
Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao vây cấm
vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, phục vụ xây dựng mạng
lưới và đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, xây dựng và xin phép nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả có sự bảo
trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác trong nước, xây dựng cơ
chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành
Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ
cán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc làm và từng bước nâng cao
đời sống cán bộ công nhân viên trong ngành.
Mạng lưới và công nghệ bưu chính - viễn thông có những thay đổi căn bản và quan trọng.
Điều đó đòi hỏi công tác quản lý, cơ chế và tổ chức cũng phải có những chuyển biến phù
hợp. Công tác quản lý Nhà nước từng bước tách ra khỏi công tác quản lý điều hành sản
xuất kinh doanh. Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chuyển Tổng công ty
Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước.
1.2.2.2 Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1996 đến nay.
Năm 1996, Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.
Năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông
là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông,
công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở
hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và
thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Thực hiện: Hoàng-Nghiệp-Phong-Thuận_Lớp K41-TKKD
11

×