Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quản lý ca - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.09 KB, 58 trang )


Trung tâm Nghiên c
ứu


Tư v
ấn CTXH & P
THÂN CH

Đ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
NĂNG ĐỘNG NHÓM

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng
Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho
NVCTXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.

Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTHÂN CHủĐ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
QUẢN LÝ
CA
[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 1


Qu
ản lý ca




SDRC - CFSI
MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG 2
I. TÊN CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ CA 3
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ 3
III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY 3
IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày 3
V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 3
VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 5
VII. YÊU CẦU HỌC TẬP 5
TÀI LIỆU PHÁT 6
Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CA 7
Bài 2: TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA 12
Bài 3: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CA 32
I. KỸ NĂNG LIÊN KẾT 32
II. KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI NGUỒN LỰC 34
III. KỸ NĂNG LƯU TRỮ THÔNG TIN VÀ LẬP HỒ SƠ 35
BÀI ĐỌC THÊM 39
PHỤ LỤC 42










[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 2


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI



ĐỀ CƯƠNG
[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 3


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
I. TÊN CHỦ ĐỀ: “QUẢN LÝ CA”

II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Chủ đề này nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản, kỹ năng làm việc với
nhóm đa ngành và những nguyên lý chung trong quản lý ca. Việc trình bày và thảo
luận các nội dung của chủ đề được đặt trong bối cảnh văn hóa - xã hội của Việt
Nam.
III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Sau khi kết thúc việc học tập học phần này, người học có thể:
-
Về kiến thức:
 Hiểu được kiến thức cơ bản về quản lý ca như khái niệm, nguyên tắc
và tiến trình của quản lý ca
 Biết cách làm việc với nhóm đa ngành.
-
Về kỹ năng:
 Kỹ năng lập hồ sơ quản lý ca, kỹ năng lưu trữ thông tin.
 Kỹ năng liên kết xây dựng nhóm đa ngành nhằm hỗ trợ Thân chủ
(TC) được tốt hơn
 Kỹ năng liên kết và điều phối các nguồn lực
-
Về thái độ:
 Tạo mối quan hệ tin tưởng giữa Nhân viên công tác xã hội
(NVCTXH) và TC.
 Tôn trọng và bảo mật các thông tin riêng tư của TC.
IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày
V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài 1: Khái quát chung về quản lý ca
1. Khái niệm quản lý ca và các khái niệm liên quan
2. So sánh quản lý ca và công tác xã hội (CTXH cá nhân)
3. Nguyên tắc của quản lý ca
Bài 2: Tiến trình quản lý ca: Bao gồm 6 bước

[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 4


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
1. Bước 1: Tiếp nhận ca
2. Bước 2: Đánh giá nhu cầu thân chủ, đánh giá nhanh và đánh giá chi
tiết
Giới thiệu một số công cụ dùng để thu thập thông tin và đánh giá nhu
cầu của TC
3. Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp
Hội chuẩn ca, kỹ năng làm việc với nhóm đa ngành
4. Bước 4: Triển khai kế hoạch can thiệp
5. Bước 5: Giám sát và lượng giá
6. Bước 6: Kết thúc ca (kết thúc ca hoặc kết luận là không kết thúc)
Bài 3: Các kỹ năng cơ bản trong quản lý ca
1. Kỹ năng liên kết
2. Kỹ năng điều phối
3. Kỹ năng lưu trữ thông tin và lập hồ sơ
[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012


Trang 5


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Trình bày trường hợp điển cứu, thẻ màu.
- Thảo luận nhóm - sắm vai - kể chuyện
- Thực hành các kỹ năng giao tiếp, sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, cách lập hồ sơ
và lưu trữ thông tin TC.
VII. YÊU CẦU HỌC TẬP
- Tham dự lớp đầy đủ
- Tham gia thảo luận nhóm tích cực
- Tham gia phân tích các trường hợp điển cứu
- Chia sẻ kinh nghiệm
- Đọc thêm tài liệu
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Văn Bình và Phan Thị Mỹ Nhung. (2011). Quản lý ca. Tài liệu của
SDRC lưu hành nội bộ
[2] Nguyễn Thị Ngọc Bích và Đoàn Tâm Đan. (2009). Công tác xã hội với cá
nhân. Tài liệu của SDRC lưu hành nội bộ.
[3] HSC, Multidisciplinary working, A frame work for pracitic in Wales, 2011
[4] Dự án Cầu Vòng. (2009-2012). Quản lý ca trong thực hành CTXH với trẻ em.
2012
[5] Module 3. CTXH cá nhân và gia đình. ULSA







[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 6


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI






TÀI LIỆU PHÁT
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 7



Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI

Bài 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CA

1. Khái niệm về quản lý ca
Quản lý trường hợp còn được gọi là quản lý ca (tiếng Anh là Case
managment). Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý ca. Sau đây là một số
khái niệm về quản lý ca.
-
Quản lý ca là sự điều phối các dịch vụ và trong quá trình này NVCTXH
làm việc với TC để xác định dịch vụ cần thiết, tổ chức và theo dõi sự
chuyển giao các dịch vụ đó tới TC có hiệu quả (SW Practice, 1995).
-
Hiệp hội Công tác xã hội Thế giới định nghĩa quản lý ca là sự điều phối
mang tính chuyên nghiệp các dịch vụ xã hội và dịch vụ khác nhằm giúp
cá nhân/gia đình đáp ứng nhu cầu được bảo vệ hay chăm sóc (lâu dài).
- Hiệp hội Các nhà quản lý ca của Mỹ năm 2007 điều chỉnh khái niệm về
quản lý ca như sau: Quản lý ca là quá trình tương tác, điều phối bao gồm
các hoạt động đánh giá, lên kế hoạch, tổ chức điều động và biện hộ về
chính sách/ quan điểm và dịch vụ, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của
TC sao cho sự cung cấp dịch vụ tới cá nhân có hiệu quả với chi phí giảm
và có chất lượng.

Từ những khái niệm trên có thể đưa ra đặc điểm của hoạt động quản lý ca
như sau:
-
Quản lý ca là tiến trình tương tác nhằm trợ giúp TC đáp ứng nhu cầu,
giải quyết vấn đề. Ca ở đây là trường hợp cụ thể của một cá nhân cần
can thiệp.
-
Tiến trình này bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ,
lên kế hoạch trợ giúp từ đó tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ,
nguồn lực để chuyển giao tới TC, giúp họ đáp ứng nhu cầu, giải quyết
vấn đề một cách có hiệu quả.
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 8


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
-
Đây là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn vì vậy người làm quản lý ca
cần có kiến thức chuyên môn CTXH cũng như kiến thức nền tảng về

hành vi con người, gia đình và kiến thức xã hội khác. Người làm quản lý
ca thường là đại diện cho cơ quan cung cấp dịch vụ, họ cũng là người
đại diện cho TC để biện hộ quyền lợi, huy động nguồn lực, dịch vụ cho
họ. Nhiệm vụ cơ bản của người quản lý ca là đánh giá, liên kết, điều tiết
nguồn lực và dịch vụ.
-
TC là cá nhân, người đang có vấn đề, họ đang có những nhu cầu cơ
bản không được đáp ứng, vì vậy họ cần sự trợ giúp. Tuy nhiên, khi
trợ giúp cho cá nhân thì NVCTXH còn làm việc với gia đình họ, do
vậy trong quản lý ca, đối tượng can thiệp chủ yếu là cá nhân, nhưng
cũng có lúc cần làm việc với gia đình.
Nói tóm lại, quản lý ca là một quá trình trợ giúp mang tính chuyên môn, bao
gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối
và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để giải
quyết vấn đề một cách hiệu quả

T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 9


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca



SDRC - CFSI
2. So sánh giữa CTXH cá nhân và Quản lý ca
CTXH cá nhân Quản lý ca
-
Một phương pháp trợ giúp trong
CTXH thông qua mối quan hệ tương
tác trực tiếp 1-1.
-
Đối tượng trợ giúp là cá nhân đang
có vấn đề về tâm lý, xã hội.
-
Mục đích: Giúp cho cá nhân giải
quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan
hệ, từ những thay đổi với môi
trường xung quanh.


-
CTXH cá nhân thực hiện việc tham
vấn, trợ giúp và cung cấp dịch vụ.




-
Người CTXH cá nhân là người được
đào tạo chuyên môn

-

Một tiến trình trợ giúp trong CTXH
thông qua mối quan hệ tương tác
trực tiếp 1-1.
-
Đối tượng trợ giúp là cá nhân đang
có vấn đề, nhu cầu cần hỗ trợ.
-
Giúp cá nhân giải quyết vấn đề, đáp
ứng nhu cầu theo một tiến trình
đánh giá nhu cầu, xác định, kết nối
và điều phối các nguồn lực, dịch vụ
nhằm giúp họ tiếp cận nguồn lực để
giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
-
QLC thực hiện theo một tiến trình:
đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia
đình), xác định, kết nối và điều phối
các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp
họ tiếp cận nguồn lực để giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả.
-
Người QLC cũng là người được đào
tạo chuyên môn.
-
Trong quản lý ca người ta nhấn
mạnh vai trò là kết nối TC với nguồn
lực, điều tiết và biện hộ cho TC để
họ có được dịch vụ trợ giúp tốt
nhất hơn là trực tiếp cung cấp dịch
vụ.

Như vậy, có thể thấy người làm CTXH cá nhân và quản lý ca có những
điểm rất tương đồng như đối tượng can thiệp là cá nhân và gia đình, nhiệm vụ
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 10


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
của người trợ giúp đều có thể là người cung cấp dịch vụ (ví dụ như tham vấn),
họ cũng có thể thực hiện nối kết nguồn lực với TC. Tuy nhiên, khi nói tới
người quản lý ca người ta nhấn mạnh đến vai trò là kết nối TC với nguồn lực,
điều tiết và biện hộ cho TC để có dịch vụ tốt nhất.
3. Nguyên tắc trong quản lý ca
- Tin tưởng vào TC và đảm bảo mối quan hệ tin tưởng giữa TC và
NVCTXH
-
Quyền và trách nhiệm tự quyết định xuất phát từ TC
-
Tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do TC cung cấp
-

Thái độ không phán xét đối với TC
-
Các dịch vụ trợ giúp cần thích hợp với nhu cầu của TC, đảm bảo tính
tiết kiệm, hiệu quả từ nhiều khía cạnh (tài chính, thời gian…)
-
Thu hút sự tham gia của TC, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp
dịch vụ vào tiến trình quản lý ca (QLC).
Tóm tắt ý chính
Quản lý ca là một quá trình trợ giúp mang tính chuyên môn, bao gồm các
hoạt động đánh giá nhu cầu TC (cá nhân, gia đình), xác định vấn đề của
thân chủ, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp họ tiếp cận
nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Nguyên tắc trong Quản lý ca
- Tin tưởng vào TC và đảm bảo mối quan hệ tin tưởng giữa TC và
NVCTXH
- Quyền và trách nhiệm tự quyết định xuất phát từ TC
- Tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do TC cung cấp
- Thái độ không phán xét đối với TC.
- Các dịch vụ trợ giúp cần thích hợp với nhu cầu của TC, đảm bảo tính
tiết kiệm, hiệu quả từ nhiều khía cạnh (tài chính, thời gian…)
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 11


Tài li
ệu phát



Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
- Thu hút sự tham gia của thân chủ, gia đình, cộng đồng và các nhà cung
cấp dịch vụ vào tiến trình QLC.

T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 12


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI

Bài 2: TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ CA

Có 6 bước trong tiến trình QLC
1) Tiếp nhận ca và thiết lập mối quan hệ

2) Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của TC, phân tích môi trường sinh
thái, xác định vấn đề của TC
3) Xây dựng kế hoạch can thiệp
4) Thực hiện kế hoạch can thiệp
5) Giám sát và lượng giá
6) Kết thúc ca
1. Bước 1: Tiếp nhận ca
Tiếp nhận ca: Khi ca được thông báo, người QLC cần tiếp nhận TC, tìm
hiểu các thông tin về TC.
Khi tiếp nhận NVCTXH ghi lại và điền vào biểu mẫu những thông tin cơ
bản như:
-
Thông tin về người giới thiệu TC đến với người QLC
 Ai cung cấp thông tin, họ tên, địa chỉ, số điện thoại và những thông tin
cần thiết khác.
- Thông tin chung về trường hợp/ca: về thời gian, địa điểm tiếp nhận ca,
điện thoại liên lạc, người tiếp nhận.
-
Thông tin về TC
 Tên, tuổi, địa điểm TC đang ở, giới tính.
 Tên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình
 Vấn đề của TC
 Tình trạng của TC hiện nay, những điều gì đã được trợ giúp TC
2. Bước 2: Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của thân chủ
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 13



Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
Đánh giá
-
Mục đích của đánh giá là thu thập thông tin cần thiết để đánh giá những
gì cần phải thay đổi, những nguồn lực nào cần có để đem lại thay đổi,
những vấn đề nào có thể xảy ra do thay đổi, cần đánh giá những thay đổi
đó như thế nào…
-
Đánh giá bao gồm chẩn đoán về tâm lý và xã hội và có thể bao gồm cả
những nhân tố y tế. Những nhân tố tích cực, bao gồm tiềm năng và điểm
mạnh của TC cũng được đưa ra. Đây là hoạt động đa dạng và đòi hỏi
phải có sự tham gia của nhiều người, đa ngành.
Nội dung đánh giá
-
Nhu cầu của TC
-
Năng lực giải quyết các vấn đề của TC
-
Nguồn hỗ trợ không chính thức
-
Nguồn lực hỗ trợ chính thức (từ cơ quan dịch vụ an sinh).

T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 14


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
 Đánh giá các nhu cầu cụ thể
- Thu nhập - Giải trí
- Nhà ở
- Các hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày
- Việc làm - Đi lại, giao thông
- Y tế - Yếu tố liên quan pháp lý
- Sức khỏe tâm thần - Giáo dục
- Mối quan hệ - xã hội
 Đánh giá khả năng hoạt động độc lập/năng lực giải quyết vấn đề
+ Đánh giá tình trạng hoạt động thể chất:
+ Đánh giá chức năng hoạt động nhận thức:
+ Đánh giá hoạt động cảm xúc
+ Đánh giá hành vi

 Đánh giá nguồn lực trợ giúp không chính thức
+ Có thể bao gồm cá nhân, nhóm trong cộng đồng… có thể tham
gia trợ giúp TC (ví dụ họ hàng, người nhận nuôi giúp trong
cộng đồng…)
+ Cần thu thập thông tin về: họ là ai, địa chỉ, họ có mối quan hệ
thế nào với TC, họ có thể giúp đỡ ở khía cạnh nào.
 Đánh giá nguồn lực trợ giúp chính thức
+ Đánh giá những tổ chức trợ giúp chính thức, chuyên nghiệp,
những cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội chính thức.
+ Cần thu thập thông tin về: đó là tổ chức nào, mục tiêu và các
dịch vụ họ cung cấp, địa chỉ, điện thoại, người chịu trách
nhiệm…
Các loại đánh giá:
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 15


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
-

Đánh giá sơ bộ nguy cơ (còn gọi là đánh giá nhanh thường được sử
dụng đối với TC là trẻ em)
Dựa vào các thông tin có được từ việc tiếp nhận thông báo, NVCTXH
phân tích và đưa ra nhận định xem liệu hiện thời TC có bị tổn thương
nghiêm trọng không, hoặc có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng trong
tương lai không nếu như không có sự hỗ trợ hoặc can thiệp kịp thời.
 Xác định mức độ nguy cơ, tổn thương
 Xác định nhu cầu ưu tiên xếp theo thứ tự các nhu cầu
 Xác định các giải pháp thích hợp, từ đó làm cơ sở lập kế hoạch can
thiệp hỗ trợ
Ví dụ: TC (trẻ em bị/có nguy cơ bị xâm hại) thì những câu hỏi
quan trọng liên quan đến trẻ cần phải trả lời khi đánh giá sơ bộ
là:
+ Theo thông tin nhận được thì trẻ có bị hoặc có khả năng bị tổn
thương trong tương lai gần hay không?
+ Theo thông tin nhận được thì các thương tổn xảy ra đối với trẻ
có nghiêm trọng hoặc đe dọa đến mạng sống của trẻ hay không?
+ Nếu như môi trường chăm sóc trẻ vẫn như cũ không có gì thay
đổi thì liệu trẻ có nguy cơ tiếp tục bị tổn thương hay không?
Trong trường hợp trẻ bị tổn thương do người nào đó gây ra thì những
câu hỏi quan trọng liên quan đến người chăm sóc trẻ cần phải trả lời khi
đánh giá sơ bộ là:
+ Kẻ xâm hại có còn khả năng tiếp cận trẻ hay không?
+ Người chăm sóc trẻ chính hiện nay có cam kết và có đủ nguồn
lực cũng như khả năng để bảo vệ trẻ trong lúc này không?
-
Đánh giá chi tiết:
Đánh giá tất cả các nhu cầu của TC, khả năng đáp ứng nhu cầu của TC,
việc sử dụng hiện nay của TC về các nguồn hỗ trợ chính thức và không
chính thức. Giúp TC phát hiện các tiềm năng của mình và sử dụng các tiềm

T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 16


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
năng đó. Trong tiến trình QLC việc đánh giá phải thực hiện liên tục để kịp
thời điều chỉnh sự hỗ trợ, sự can thiệp phù hợp giúp cho TC khắc phục
những hạn chế của mình. Yêu cầu toàn diện của đánh giá chi tiết đòi hỏi
người quản lý ca phải thu thập thông tin liên quan đến nhiều
 Cụ thể, trong bước đánh giá chi tiết người quản lý ca cố gắng khám
phá và đánh giá những điều sau đây:
 Các sự việc liên quan đến hoàn cảnh của TC như trình độ học vấn,
công việc, sự nghiệp đã trải qua, tiền án tiền sử (nếu có) và các yếu
tố khác…
 Để khám phá và đưa ra những nhận định về những điều trên, người
QLC có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ
người đưa TC đến cơ sở xã hội, TC, cha mẹ của TC, người chăm sóc
trực tiếp trẻ, toàn bộ gia đình hay một số thành viên trong gia đình,
bạn bè của TC.

 Người QLC có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau cho việc thu
thập thông tin và đánh giá. Chẳng hạn, trong những buổi làm việc
với trẻ, người QLC có thể thực hiện các cuộc vấn đàm ngắn kết hợp
với việc cho trẻ chơi như cho trẻ vẽ hình, kể chuyện, nói chuyện với
con rối… nhằm giúp trẻ bộc lộ những thông tin cần thiết. Bên cạnh
đó các hồ sơ xã hội, sơ đồ sinh thái, sơ đồ thế hệ, các chẩn đoán tâm
lý và giáo dục… cũng là những công cụ mà người quản lý ca có thể
sử dụng.
Một số công cụ dùng để thu thập thông tin và đánh giá vấn đề của TC
-
Sơ đồ phả hệ gia đình
Sơ đồ phả hệ gia đình là một bức tranh về gia đình, bao gồm nhiều
thông tin chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một sơ đồ. Nó cũng được sử
dụng để thu thập thông tin về các thành viên trong gia đình và mối quan hệ
của họ (thường ít nhất là 3 thế hệ). Sơ đồ phả hệ gia đình còn cung cấp
thông tin liên quan hành vi nào đó. Cây phả hệ gia đình đưa ra cái nhìn
rộng mở hơn về vị trí của cá nhân trong gia đình.
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 17


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca



SDRC - CFSI
-
Tầm quan trọng của sơ đồ phả hệ gia đình
 Mô phỏng sinh động về gia đình và mối quan hệ trong gia đình. Đây
là mối quan tâm đối với nhà can thiệp/trị liệu.
 Dễ dàng thực hiện với TC, tạo nên bức tranh cấu trúc gia đình và có
thể cập nhật.
 Có thể nắm bắt nhanh về gia đình và thông tin về vấn đề tiềm ẩn
 Giúp đỡ nhà can thiệp/trị liệu có thông tin, làm căn cứ chẩn đoán, lên
kế hoạch về mối quan hệ của TC, kể cả liên quan tới sức khỏe và
bệnh tật của họ
 Giúp cả nhà can thiệp/trị liệu và cá nhân, gia đình thấy được “bức
tranh lớn hơn” về gia đình cả quá khứ và hiện tại.
-
Xây dựng sơ đồ phả hệ gia đình
 Vẽ sơ đồ cấu trúc gia đình
 Mô tả bằng đồ thị mối liên hệ và những đặc điểm khác của các
thành viên khác nhau trong gia đình.
 Ghi lại các thông tin gia đình
 Nhân khẩu học: độ tuổi, ngày sinh, địa điểm, nghề nghiệp, trình độ học
vấn
 Chức năng: y tế, cảm giác, chức năng hành vi, sao nhãng công việc
 Các sự kiện gia đình quan trọng: Chuyển biến, thay đổi mối quan hệ,
di cư, thất bại, thành công
 Mô tả các mối quan hệ xã hội trong sơ đồ phả hệ
 Xem việc các mối quan hệ đó là rất gần gũi hoặc lỏng lẻo, mâu thẫn,
không thân thiết hay thân thiết, không giao tiếp hay xa lánh.
-

Tìm kiếm các thông tin:
Ở cấp độ cá nhân:
 Nguy cơ dễ bị tổn thương
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 18


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
 Điểm yếu
 Thất bại
 Các vấn đề chưa được giải quyết, buồn rầu, thất bại, chấp nhận
 Phớt lờ, kỹ năng xã hội, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng khác
 Cách phản ứng với vấn đề
 Định kiến và thành kiến
 Vấn đề chưa được giải quyết, thất bại, cáu kỉnh, oán giận, bực bội
 Điểm mạnh
 Khả năng nhạy cảm
 Cơ chế đối phó
 Khả năng quản lý khủng hoảng

 Kỹ năng giải quyết vấn đề
-
Hệ thống/ mối quan hệ:
 Gần gũi hay xa cách
 Tương tác - thân thiết hay xa lánh
 Gia đình thân mật hay lúng túng hay không tham gia
-
Quyền lực
 Lấn át hay phục tùng
 Không linh hoạt hay linh hoạt
Sơ đồ phả hệ của H







S 1970

H





S 1948

S 1947


S 1975

K 1967

S 1969

S 1960

S 1947

M 2008
S 1970

S 1990

S 1995

S 2009

K 1990

T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 19


Tài li
ệu phát



Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI



Ký hiệu trong sơ đồ phả hệ
Chú thích:








-
Bản đồ sinh thái
 Là một công cụ được sử dụng để đánh giá chức năng gia đình và xây
dựng các can thiệp điều trị. Là một bản đồ mô phỏng ranh giới bao
quanh cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội như môi trường xã hội
xung quanh họ. Bản đồ sinh thái mô phỏng cuộc sống gia đình của
TC và mối quan hệ gia đình họ với những người trong và ngoài gia
đình.
 Người ta thường sử dụng sơ đồ sinh thái để mô hình hóa những mối
quan hệ giữa TC và nguồn lực dịch vụ trong cộng đồng. Khi phát

hiện ra chưa có mối liên hệ giữa tổ chức dịch vụ cần có, NVCTXH
cần tác động như giới thiệu cho TC và biện hộ với đối tác, điều phối
nguồn lực để TC có thể tiếp cận dịch vụ đó.

Ly thân
Quan hệ không tốt





Nam
Nữ
Chết
Thân thi
ết

Ly dị
Kết hôn không hợp pháp
Cưới nhau hợp pháp
C
ắt đứt,
xa
cách

S = Sinh M = Mất K=Kết hôn

M
ọi ng
ư

ời
cùng chung
1 gia đình
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 20


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
Ví dụ: Trong trường hợp một người già không còn người thân thiết và
mất đi sức khỏe lao động, bà rất cần được hỗ trợ về mặt tâm lý cũng như
vật chất và điều kiện khác, bà cần được giới thiệu tới trung tâm dưỡng
lão hoặc thẻ bảo hiểm y tế để trợ giúp y tế, ví dụ như khám bệnh, tư vấn
về chế độ ăn uống, hay điều trị thuốc, bà cũng cần được giới thiệu tới tổ
chức Phi chính phủ đang làm việc trên địa bàn để được trợ giúp dinh
dưỡng hoặc các tổ chức tại cộng đồng để hỗ trợ tâm lý.
Các ký hiệu thường được sử dụng trong bản đồ sinh thái

Quan hệ thân thiết
Quan hệ tương đối tốt

Quan hệ xa
Quan hệ rất xa
Quan hệ mâu thuẫn
Sơ đồ sinh thái









THÂN
CHỦ
CHỊ GÁI
VÀ CON
DÂU
CHÁU
HỌ
HÀNG
XÓM
NHÀ
THỜ
MẠNH
THƯỜNG
QUÂN
CHÍNH
QUY
ỀN ĐỊA

PHƯƠNG
HỘI NGƯỜI
CAO TUỔI
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 21


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
 Thông qua sơ đồ sinh thái ta nhận thấy được các mối quan hệ có lợi
cho TC trong việc hỗ trợ các chính sách, các nguồn hỗ trợ về kinh phí
đều ở rất xa. Mặt khác, các nguồn hỗ trợ về tinh thần thì lại ở rất gần
với TC.
 Một điều quan trọng đó là NVCTXH cần làm thế nào để cho TC
nhận được đúng dịch vụ cần thiết và dịch vụ đó có chất lượng, do
vậy cần có đánh giá theo dõi dịch vụ. Thường trong một khu vực có
nhiều các chương trình dịch vụ, nhất là ở những thành phố lớn,
NVCTXH là cầu nối, là đầu mối giữa TC và các dịch vụ, do vậy
NVCTXH là người hiểu rõ hơn ai hết về dịch vụ đó ai cần và cần
như thế nào và nên cung cấp cho ai. Do vậy, việc xây dựng bản đồ

sinh thái sẽ thấy được trong cộng đồng của cá nhân và gia đình có
những nguồn lực nào và nguồn lực nào họ chưa được tiếp cận để từ
đó có can thiệp kịp thời.
-
Đánh giá tình trạng tâm thần
 Kiểm tra tình trạng tâm thần được căn cứ vào quan sát đối với TC,
cách TC hành động, cách họ nói và họ hiện diện, họ nhận thức.
 Kiểm tra chính thức thường được thực hiện bởi bác sỹ hoặc nhà tâm
lý học, nhưng NVCTXH cũng có thể kiểm tra không chính thức
thông qua quan sát và ghi lại cách TC tư duy, tình trạng cảm xúc và
hành vi.
 Phần nhiều trong số những kiểm tra này được thực hiện bằng cách
quan sát TC thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và cách thức họ đưa
thông tin về bản thân và hoàn cảnh của họ.
 Việc đánh giá tâm thần không được làm riêng rẽ mà lồng ghép vào
trong các hoạt động khác như phỏng vấn đánh giá. NVCTXH có thể
sử dụng các câu hỏi liên quan đến tình trạng tâm thần. Cũng có thể
đề nghị TC làm trắc nghiệm tâm lý để khẳng định những quan sát và
cảm nhận của mình về TC.
-
Một điều lưu ý khi đánh giá tình trạng tâm thần:
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 22


Tài li
ệu phát



Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
 Quan sát những gì
Những nội dung cần quan sát như sau:
- Vẻ bề ngoài
- Hành vi
- Quá trình và nội dung
suy nghĩ
- Ảnh hưởng
- Khả năng kiểm soát
- Sự sáng suốt
- Chức năng nhận thức
- Trí tuệ
- Thử nghiệm thực tế
- Tưởng tượng về giết người
hoặc tự tử
- Phán xét
 Cách thức quan sát
+ Trong khi phỏng vấn hãy chú ý cách TC truyền đạt thông tin
(bằng lời nói hành động, ứng xử.
+ Xem xét nội dung giao tiếp: họ nói gì và cách họ nói
+ Có thể trao đổi với những người khác gần gũi với họ
+ Ghi chép lại những quan sát của bạn
+ Ghi lại những hành vi của TC trong buổi phỏng vấn
+ Trích nguyên văn những câu nói của họ

+ Ghi chép cẩn thận những gì quan sát được
+ Đưa ra kết luận của mình
Lưu ý: Sử dụng những tính từ để mô tả TC một cách khách quan. Không
đưa những ý có tính nhận xét, phán xét vào bản ghi chép. Các giá trị và
thành kiến của NVCTXH không nên được thể hiện trong bản ghi chép.
-
Đối tượng cần đánh giá:
 Thân chủ
 Gia đình TC
 Môi trường xã hội
-
Làm việc với nhóm đa ngành
T[Type text]

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 23


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
Nhu cầu của TC rất khác nhau và thay đổi. Điều này đòi hỏi phải các
nguồn lực hỗ trợ khác nhau trong cộng đồng: chính phủ và tư nhân, chính

thức và không chính thức, chuyên biệt và chung. NVCTXH cần mang lại
“sự định hướng toàn diện, nhìn nhận tất cả các khía cạnh của con người,
hoàn cảnh và môi trường của họ. Người thực hành nghề là nhà soạn nhạc
của nhiều dịch vụ đa dạng, một số dịch vụ có thể do họ cung cấp, những
dịch vụ khác do những người ngành nghề khác cung cấp. Các dịch vụ cho
TC có thể được cung cấp bởi các nhà chuyên môn ở các ngành khác nhau
như: CTXH, tâm lý học, y tá, lão khoa, tâm lý học và y tế. NVCTXH cần có
mối liên hệ hiệu quả với những chuyên gia đến từ các ngành nghề khác
nhau để phối hợp cung cấp dịch vụ cho TC.
-
Nhóm đa ngành/liên ngành (NĐN)
 Là một nhóm các chuyên gia đại diện cho các ngành nghề khác
nhau và cùng hợp tác để thúc đẩy các hoạt động: đánh giá vấn đề
và hoàn cảnh TC, từ đó đưa ra các hành động đáp ứng với vấn đề
của TC một cách toàn diện và hiệu quả có thể.
 Mục đích của hợp tác liên ngành là điều phối can thiệp để giảm
nguy cơ tổn thương đối với cá nhân và gia đình, đồng thời vẫn
bảo vệ và tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan tổ chức
tham gia cung cấp dịch vụ.
 Đưa ra cơ chế “kiểm tra và cân bằng” nhằm đảm bảo lợi ích và
quyền của TC. Các cơ chế này tăng cường tính chuyên nghiệp
thông qua các buổi họp, hội thảo khi mà các nhà chuyên môn có cơ
hội thảo luận chung về chiến lược, nguồn lực và giải pháp cho vấn
đề của trường hợp/ca.
3. Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp
-
Mục đích xây dựng kế hoạch can thiệp
Kế hoạch can thiệp là nhằm chuẩn bị những phương án hành động khả
thi nhằm đối phó với những tình huống thực tế.
T[Type text]


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 24


Tài li
ệu phát


Qu
ản lý ca


SDRC - CFSI
Theo Schneider (1998), lập kế hoạch can thiệp là một chức năng quan
trọng trong quản lý ca. NVCTXH cùng TC đưa ra chương trình hành động
nhằm giải quyết vấn đề, để đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của
TC.
-
Xác định mục tiêu
 Việc đề ra mục tiêu là một bước quan trọng của hình thành kế
hoạch dịch vụ. Mục tiêu cần được nêu cụ thể, tính thực tế, được
thảo luận cùng với TC. Mục tiêu là nền tảng cho việc lập kế hoạch
can thiệp. Khi đề ra mục tiêu, cần kiểm tra những nguồn lực cần
thiết để thực hiện kế hoạch.
 Một mục tiêu tốt được xem như đáp ứng các yêu cầu sau (còn gọi
là mục tiêu SMART) viết tắt của
+ Specific (Cụ thể)
+ Measurable (Có thể đo lường được)

+ Action-oriented (Định hướng hành động)
+ Realistic (Mang tính thực tế)
+ Timely (Kịp thời)
-
Các hợp phần của kế hoạch can thiệp
Việc lập kế hoạch can thiệp dưới dạng văn bản với một số đặc điểm cơ
bản.
 Mục tiêu: NVCTXH cần xác định rõ nhu cầu của TC và đưa ra thứ
tự ưu tiên để thiết kế mục tiêu.
 Nguồn lực: Những yếu tố, điều kiện gì cần có để thực hiện
 Các hoạt động cụ thể, được phân công rõ ràng cho từng người.
 Thời gian cần được xác định khi nào, bao lâu
 Những khó khăn có thể gặp phải: cần chỉ ra những trở ngại và
những đề xuất giải pháp thay thế.
-
Các nguyên tắc

×