Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO CÁO VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 14 trang )

MỞ ĐẦU

Môi trường đang bị tàn phá bởi thiên tai, bệnh dịch và đặc biệt là bởi rác thải,
“hãy chung tay bảo vệ môi trường” đã trở thành khẩu hiệu của nhiều quốc gia trên
thế giới. Chúng ta phải làm gì để môi trường trong lành hơn? Đó là câu hỏi không
chỉ đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân mà nó đòi hỏi chúng ta hãy
hành động, hành 1 cho sức khoẻ người sử dụng, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
may mặc, y tế, vệ sinh, công trình xây dựng, vật dụng trong nhà, ngành công nghiệp
ô tô… Đặc biệt vải không dệt với chất kháng cháy, kháng nước, độ bền cao, thân
thiện với môi trường rất phù hợp với ứng dụng cho các loại bao bì, túi xách thay thế
cho túi nylon đang là hiểm hoạ lớn của môi trường. Mặc dù đây là một ngành nghề
và là sản phẩm khá mới lạ ở Việt Nam và chưa được sử dụng rộng rãi nhưng tôi hy
vọng trong tương lai không xa sẽ nhìn thấy sản phẩm xuất hiện nhiều trên thị trường
Việt Nam.
1
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG
I.Thông tin chung về công ty
1.Tên gọi :
-Tên thương mại : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
- Tên Tiếng anh:THAI DUONG DEVELOPMENT AND INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: Thái Dương. JSC
2. Hình thức pháp lý: công ty cổ phần
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có
các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của


doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông
trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
3. Địa chỉ giao dịch:
2
KCN Phố Nối A, Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (84-321) 3990799 Fax: (84-321) 3990798
Website: www.thaiduongcorp.com
4.Ngành nghề kinh doanh : Công ty CP ĐT &PT Thái Dương là một doanh
nghiệp chuyên sản xuất và in ấn bao bì PP, BOPP, PE, HDPE… Công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất thương mại nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty
còn kinh doanh rất nhiều ngành nghề như:
- Dịch vụ lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, giao thông
vận tải
- Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghiệp
- Kinh doanh sắt thép
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải hàng hóa
- Sản xuất, mua bán hóa chất, vật tư phân bón và thức ăn chăn nuôi gia súc,
gia cầm
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực in, sản xuất bao bì
- Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít và sản xuất mực in.
- Bán buôn, bán lẻ mực in các loại
- Bán buôn sơn và vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng
- Bán lẻ sơn và thiết bị lắp đặt trong xây dựng
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá (không bao gồm cho thuê kho bãi)
- Sản xuất nông sản, vật liệu xây dựng

3
- Sản xuất, mua bán và gia công bao bì
- Sản xuất, mua bán hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa
- Sản xuất, mua bán các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ ngành in
- In và các dịch vụ liên quan đến in
4
II. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đầu tư và phát triển
Thái Dương có thể chia làm 2 giai đoạn :
*Giai đoạn 1: Năm 2003 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và tồn tại
của công ty vào nền kinh tế Việt Nam với tên gọi là Công ty TNHH Kỹ Nghệ Thái
Dương, trụ sở chính tại: Km70, Tam Điệp, Thanh Trì, Hà Nội. Chức năng chủ yếu
là in ấn bao bì PP, công suất khoảng 5triệu vỏ bao/năm và mô hình hình sản xuất
chủ yếu là thủ công.Khi mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn về tài chính,
nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém.
* Giai đoạn 2: Năm 2005 Công ty chuyển nhà máy về Mai Lâm- Đông Anh –
Hà Nội và mở rộng them mảng sản xuất các loại bao bì.Đây là một địa điểm sản
xuất kinh doanh thuận lợi vì nó nằm trên đường quốc lộ 3 tiếp giáp với nhiều tỉnh
như : Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và
lưu thông hàng hoá.Đến tháng 3 năm 2011 đổi tên thành công ty CP Đầu tư và phát
triển Thái Dương và chuyển về Lạc Đạo – Văn Lâm – Hưng Yên.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của công ty đạt trên 30%, mức thu nhập bình
quân của CB-CNV trong công ty Thái Dương là 2.600.000 đồng/tháng
5
PHẦN 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
1.Cơ cấu tổ chức

Công ty CP ĐT & PT Thái Dương được thực hiện theo phương pháp trực tiếp,
tập trung dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty
được chia thành các phòng ban và các phân xưởng sản xuất như sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty


(Nguồn:Phòng hành chính)
6
a. Giám đốc: Là chủ sở hữu công ty, là người có quyền điều hành cao nhất
trong công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung trong toàn công ty, đại diện cho công ty
trong các mối quan hệ đối nội , đối ngoại. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm duy
trì và phát triển sản xuất , thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
lao động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc đạt kết quả cao
nhất.
b. Phó giám đốc: Giúp cho Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công ủy
quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
c. Phòng hành chính nhân sự: thực hiện những công việc liên quan đến hoạt
động nhân sự trong công ty:
+ Thực hiện tuyển dụng lao động, phân công lao động, đảm bảo đủ số lượng
lao động cho sản xuất.
+ Quản lý theo dõi thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Soạn thảo, lưu trữ tài liệu, công văn của công ty.
+ Tổ chức đón tiếp khách hàng với công ty.
+ Phổ biến và duy trì việc thực hiện nội quy , quy chế của công ty đối với
người lao động.
d. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kế toán, tài
chính, tiền lương, phản ánh với Giám đốc liên tục về tất cả các loại tiền vốn , vật tư
và mọi hoạt động kinh doanh của kinh tế tài chính. Thực hiện những báo cáo tài

chính của công ty trong mỗi kỳ hạn nhất định, làm việc với cơ quan thuế trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty.
e. Phòng kế hoạch kinh doanh: Giúp Giám đốc hoạch định kế hoạch xuất kinh
doanh, tiến độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất. Cân đối
kế hoạch thu mua, thăm dò thị trường, bán thành phẩm. Lập kế hoạch hoạt động
trong những năm tiếp theo, ký hợp đồng mới, giao kế hoạch kinh doanh cho từng
phân xưởng một cách hợp lý.
f. Phân xưởng sản xuất: Bao gồm các Tổ sản xuất, trực tiếp sản xuất ra các
sản phẩm do phòng kế hoạch kinh doanh chuyển xuống, sản xuất đảm bảo chất
lượng,tiến độ và kế hoạch được giao.
7
g. Phòng kỹ thuật công nghệ: Sửa chữa bảo dưỡng máy móc hỏng, chuyển
giao thiết bị công nghệ và quy trình sản xuất cho những sản phẩm mới. Thực hiện
đổi mới công nghệ cho việc sản xuất của công ty.
h. Bộ phận KCS: Thực hiện kiểm tra tất cả nguyên vật liệu đầu vào kiểm tra
quá trình hoạt động của các tổ chức sản xuất và kiểm tra sản phẩm khi xuất dùng có
đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng không.
2.Đặc điểm về nhân sự :
Bảng 1:Công nhân viên
Số lượng Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp
Quản lý trực tiếp 130 30 100
Quản lý gián tiếp 92 32 60
Công nhân trực tiếp 412
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Con người là yếu tố góp phần tạo nên sự thành bại của công ty,chính vì thế
công ty đã tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động,
nhiệt tình, tạo môi trường làm việc thân thiện kích thích khả năng sáng tạo của nhân
viên và tăng hiệu quả trong công việc. Đội ngũ nhân viên trong công ty gồm có 634
người trong đó cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm 5,05% , trình độ cao đẳng

chiếm 14,2%, trình độ trung cấp chiếm 15,8% và công nhân lao động phổ thông
chiếm 65%. Mặc dù kinh doanh trong nền kinh tế thị trường sức cạnh tranh là rất
lớn nhưng công ty luôn tìm cho mình một hướng đi riêng phù hợp trên cơ sở đảm
bảo số lượng và chất lượng các đơn đặt hàng. Chính vì vậy, trong suốt thời gian
hoạt động tuy đôi lúc vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đảm bảo đời
sông vật chất cũng như tinh thần cho người lao động.
8
3.Đặc điểm về hoạt động tài chính :
Bảng 2: Cơ cấu vốn
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Tổng tài
sản
Vốn vay Vốn chủ
sở hữu
Tổng nguồn
vốn
2008 95 60 155 70 98 155
2009 100 62 162 57 105 162
2010 130 67 197 90 107 197
(nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng 2 ta có :
(đơn vị:%)
Năm Vốn CĐ/Tổng NV Vốn LĐ/Tổng NV
Vốnvay/Tổng
VCSH
Vốn CĐ/Vốn LĐ

2008 61,3 38,7 71,4 54,8
2009 61,7 38,3 54,3 64,8
2010 66 34 84,1 54,3
Như vậy
Qua 2 bảng trên ta thấy Năm 2008 Tổng vốn vay chiếm 71,4% trong tổng vốn
chủ sở hữu, điều đó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn nợ
bên ngoài là chủ yếu. Đến năm 2009 tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu giảm xuống
17,1%,cụ thể: Tổng vốn vay chiếm 54,3% trong tổng vốn chủ sở hữu, điều này
chứng tỏ trong năm 2009 quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương
đối tốt nên hoạt động đầu tư mua sắm tài sản cố định hay nguồn tài trợ tài sản của
doanh nghiệp bằng nguồn nợ bên ngoài chỉ chiếm 54,3% , còn bằng vốn tự có là
45,7%. Năm 2010 tỷ lệ đòn cân nợ (hay tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) là
84,1%, tăng so với năm 2008 là 12,7% và tăng so với năm 2009 là 29,8%, điều này
chứng tỏ trong năm 2010 quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở
rộng nên gia tăng đầu tư mua sắm tài sản cố định để phục vụ hoạt động kinh doanh
và tài sản này được tài trợ chủ yếu bằng nguồn nợ bên ngoài.
9
4.Đặc điểm về Marketing :
Công ty đã mạnh dạn đi tiên phong trong lĩnh vực, ngành nghề mới đó là sản
xuất vải không dệt- một ngành nghề còn khá mới ở Việt Nam. Làm thế nào để sản
phẩm có thể gia nhập và đứng vững trong thị trường? đó là câu hỏi đặt ra cho Nhà
lãnh đạo công ty. Công ty đã có uy tín trong lĩnh vực sản xuất bao bì thông dụng và
có khá nhiều khách hàng trong và ngoài nước như : Minh Tâm, Pháp Việt,
Newhope, Hồng Hà, Đại Uy, Plastic Chemical, Jampoo Corporration-Taiwan, Lotte
Corporation, Vina pack… và nhiều đối tác thương mại khác.Và để mọi người biết
đến sản phẩm mới của công ty, công ty không thể bỏ qua các đối tác của mình bằng
cách tặng cho mỗi khách hàng sản phẩm dùng thử khi ký hợp đồng bao bì thông
dụng trên 3tỷ. Bên cạnh đó thông tin đại chúng là phương tiện truyền thông mà các
công ty vẫn hay dùng như internet, báo chí,quảng cáo,….kích thích tính tò mò của
mọi người. Tuy nhiên, so với mức thu nhập của người dân Việt Nam thì khả năng

sử dụng sản phẩm vải không dệt là rất ít bởi giá thành sản phẩm lớn hơn nhiều so
với túi nilon. Do đó đối tượng khách hàng mà công ty đang hướng đến là hệ thống
các siêu thị cũng như các doanh nghiệp sử dụng bao bì.
5.Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật : Bên cạnh yếu tố con người thì cơ sở
vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu và uy tín
cho công ty. Trong những năm gần đây công ty liên tục mở rộng sản xuất, đầu tư
mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, cải tiến mẫu mã, phấn đấu cho sự phát triển bền vững của công ty. Công
ty có 2 nhà máy ( 1nhà máy sản xuất bao bì thông dụng và 1nhà máy sản xuất vải
không dệt) với dây truyền sản xuất hiện đại,công nghệ tiên tiến.
Trong nhà máy các thiết bị máy móc bao gồm:
•Máy kéo chỉ: 04 chiếc
•Máy dệt: 102 chiếc
•Máy tráng màng: 02 chiếc
•Máy ghép màng: 01 chiếc
•Máy cắt: 06 chiếc
•Máy gấp bao: 02 chiếc
•Máy in Flexo: 05 chiếc
•Máy in ống đồng: 01 chiếc
•Máy may: 45 chiếc
10
Để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng công ty đã mua thêm 2 máy sản xuất vải
không dệt, mời chuyên gia nước ngoài về lắp ráp và vận hành máy.
Một số hình ảnh về nhà máy sản xuất của công ty:
Hệ thống máy kéo sợi

Hệ thống máy dệt
11

Hệ thống máy in


Hệ thống máy gấp Hệ thống máy thổi ghép
12
Hệ thống máy may
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.Một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Doanh thu Chi phí LNTT Thuế TNDN LNST
2008 78 30,2 47,8 13,384 34,416
2009 131,7 115 16,7 4,676 12,024
2010 177,6 118,3 59,3 16,604 42,696
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.Nhận xét : Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty làm ăn thu được lợi nhuận,
doanh thu tăng dần qua các năm và chi phí cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, lợi
nhuận thu về cho công ty có sự gián đoạn năm 2009 lợi nhuận có giảm do nền kinh
tế đang suy thoái làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, lạm phát tăng cao
cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của công ty. Cuối
năm 2009 đầu 2010 công ty đầu tư mua 2máy vải không dệt và cải tiến kỹ thuật
nhằm thực hiện mục tiêu của mình: giảm giá thành, cải thiện mẫu mã, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
13
PHẦN 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
I.Cơ hội và thách thức của công ty
1.Cơ hội : Công ty đã có thuận lợi về địa thế (nằm ở quốc lộ 3 tiếp giáp 3tỉnh
Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên) thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, nguồn
nhân lực dồi dào. Công ty có thời gian hình thành và phát triển cũng khá lâu, có uy
tín trên thị trường và khi công ty kinh doanh ngành nghề mới- vải không dệt rào cản
gia nhập thị trường ít, việc tìm kiếm mở rộng thị trường sẽ rộng hơn. Đây chính là

cơ hội mà công ty có được
2.Thách thức : Là ngành nghề mới nên công ty cũng phải đối diện với những
khó khăn như tìm kiếm nhà cung cấp cũng như khách hàng, việc mở rộng thị phần
cũng khó khăn khi mà sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến. Bên cạnh
đó,với ngành nghề sản xuất bao bì thông dụng trong nền kinh tế mở cửa hội nhập
các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước khiến cho việc cung
ứng và mở rộng thị trường gặp phải những rào cản, trong khi các công ty trong
nước lượng cung hàng hoá lớn hơn cầu hàng hoá.
II.Phương hướng phát triển của công ty
1.Mục tiêu : Thái Dương vươn tới là Công ty hàng đầu Việt Nam, cung cấp
ra thị trường trong nước và quốc tế các sản phẩm bao bì chất lượng hơn, đẹp hơn,
giá thành rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường nhằm thoả mãn sự hài lòng cao
nhất của khách hàng.
2.Giải pháp để công ty đạt được mục tiêu :Công ty đang lắp đặt thêm 02
máy sản xuất vải không dệt với công nghệ tiên tiến, dây truyền sản xuất hiện đại để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
14

×