Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

cách nhìn của người với lịch sử và sự vận dụng sáng tạo của Người vào công cuộc cách mạng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.96 KB, 27 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG
Hồ Chí Minh,,vị anh hùng vĩ đại của dân tộc,một danh nhân văn hóa
thế giới,một nhà tư tưởng lớn.Tư tưởng lớn của người trở thành kim chỉ
nam cho toàn đảng toàn dân tong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Bởi nó xuất phát từ sự trau dồi tư tưởng văn hóa dân tộc và sự học hỏi
ham mê tìm hiểu không ngừng.
Hồ Chí Minh - một trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách
mạng quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức
và có nhiều cống hiến vào việc phát triển những tư tưởng đạo đức mới.
Ngay từ những ngày đầu lập nước, dù bộn bề công việc, Người vẫn đặc
biệt chú ý đến mục tiêu của giáo dục. Người nhấn mạnh: một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu. Người coi dốt cũng là một thứ giặc, cùng với giặc đói
và giặc ngoại xâm. Cho nên, để làm cách mạng, mà trước hết là để diệt
giặc dốt, thì cần phải học. Người khẳng định,học để sửa chữa tư tưởng,
hăng hái theo cách mạng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để tin
tưởng vào đoàn thể; học để hàn. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã sáng lập
ra một hệ thống giáo dục xã hội hoàn toàn mới về chất. Hệ thống đó lấy
toàn dân làm đối tượng, kết hợp giáo dục gia đình với giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội. Tính khoa học kết hợp với tính nhân đạo là nét
nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một hệ thống giáo dục mới, trong
đó có giáo dục lịch sử.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: “vì lợi ích mười
năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
(1)
. Điều
đó đã lý giải vì sao trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người. Người đã phân
tích một cách đơn giản và dễ hiểu rằng,không có giáo dục, không có cán
bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Người đặc biệt nhấn mạnh
vai trò của lịch sử và luôn quan tâm đến việc giáo dục lịch sử trong hoạt
động giáo dục và đào tạo. Người luôn cho rằng, “hiền dữ phải đâu là tính


sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”
(2)
. Đối với Người, việc quan tâm đến
giáo dục là vì muốn đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước
nhà. Những công dân tốt, những cán bộ tốt đó, đương nhiên phải có đủ cả
đức lẫn tài.
1
Giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, chính là phương
thức chuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá
nhân. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cho rằng, công việc này phải
tiến hành thường xuyên, phải rèn luyện bền bỉ hàng ngày, phải coi đây là
công việc của tất cả mọi người và diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là
một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, tính tự kiềm
chế và cả đức tính kiên trì. Một con người hôm nay là tốt nhưng chưa có
gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng, ngày mai, ngày kia anh ta cũng vẫn là
người tốt. Cho nên, mỗi con người, trong suốt cuộc đời của mình, cần
phải nỗ lực rèn luyện liên tục để khẳng định và vươn tới cái thiện, chống
lại cái ác trong cuộc sống và ngay cả trong chính bản thân mình.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có
vấn đề giáo dục lịch sử. Có thể nói, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục của
nước ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình
toàn cầu hóa như hiện nay. Cho nên, việc tăng cường, đẩy mạnh sự
nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử vừa là yêu cầu của công cuộc
đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát
triển con người và xây dựng một môi trường đạo đức lành mạnh của xã
hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng của đất nước trong bối cảnh sự
nghiệp đổi mới, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá
VIII đã định hướng cho chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Giữ vững mục tiêu xã hội
chủ nghĩa trong giáo dục; coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn

Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục - đào tạo gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ;
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo, giữ vai trò nòng cốt
của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào
tạo. Đối với giáo dục lịch sử, nó không chỉ đòi hỏi ở khía cạnh thời gian,
không gian mà đòi hỏi ở tất cả mọi môi trường, gia đình, nhà trường và
xã hội, trong đó giáo dục gia đình và nhà trường chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng.

2
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình
toàn cầu hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia
đình. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi gia đình phải tìm cách thích
ứng, điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài
xã hội. Trên thực tế, nhiều gia đình không những vẫn giữ gìn được nền
nếp gia phong, làm tốt chức năng giáo dục con cái mà còn biết phát huy
tính chủ động của các thành viên trong việc phát triển kinh tế, góp phần
vào sự phồn vinh của xã hội. Những gia đình như vậy thực sự là những tổ
ấm mang lại giá trị hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
đang có những biểu hiện của sự sút kém, đặc biệt là sự sút kém vai trò và
hiệu quả của giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến
nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà gia đình không ngăn chặn được
ngay từ đầu. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng gia đình văn
hóa luôn gắn liền với tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo
dục đạo đức theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc, để mỗi con người
được lớn lên trong tình cảm, trong sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Làm
được như vậy, gia đình trở thành nơi có đủ sức mạnh đề kháng, chống lại
mọi sự ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn mọi tiêu cực từ phía xã hội, giúp
con người có khả năng phát triển tốt hơn. Đây không chỉ là biện pháp
quan trọng để củng cố và phát triển gia đình, để gia đình thực sự trở thành

hạt nhân của xã hội mà đây còn là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát
triển đất nước.
Bên cạnh giáo dục gia đình, giáo dục lịch sử trong nhà trường không
chỉ là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho
con người có trình độ năng lực, có phẩm chất , có bản lĩnh chính trị vững
vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Giáo dục nhà trường là giáo
dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác.
Cho nên, giáo dục nhà trường có một ý nghĩa độc đáo và quan trọng trong
việc hình thành ý thức và nhân cách lịch sử. Đáng tiếc là ở nước ta, cả
một thời gian khá dài, nhà trường hoặc bỏ quên hoặc quá xem nhẹ môn
học lịch sử. Gần đây, tình trạng này đã có những bước cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, giáo dục lịch sử còn mang tính hình thức, thậm chí sơ sài, lý
3
thuyết suông nên chưa mang lại hiệu quả. Thực tế đó đã có ảnh hưởng
không nhỏ, nếu không nói là ảnh hưởng xấu, đến việc giáo dục lịch
sử trong nhà trường. Những yếu kém này, xét từ góc độ lịch sử cũng là
nhân tố liên quan đến sự suy thoái, sự xuống cấp về nhân cách của con
người và xã hội.
Nhìn một cách khái quát thì giáo dục lịch sử chưa tương xứng với
yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo hiệu quả cho công
tác giáo dục lịch sử trong nhà trường, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục
đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức
trách nhiệm của học sinh, sinh viên với bản thân, gia đình, trách nhiệm của
tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. Phải coi lịch sử học là một ngành khoa
học thực sự và không thể thiếu trong chương trình giáo dục và đào tạo.
Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muốn: “dân
ta phải biết sử ta,cho tường gốc tích nước nhà việt nam”
(3)
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc học không chỉ là để tu dưỡng đạo

đức cách mạng mà còn học để hành. Cho nên, giáo dục lịch sử không chỉ
là học lịch sử trong nhà trường mà phải gắn học với hành, gắn lý luận với
thực tiễn. Thực tiễn bao giờ cũng là môi trường rèn luyện, thể hiện và thử
thách những phẩm chất của con người. Để đảm bảo có hiệu quả cao, giáo
dục lịch sử không chỉ là làm cho mọi người học thuộc lòng mà phải làm
cho người học nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của nó và lấy đó làm
cơ sở định hướng cho hành vi của mình. Bởi vì, nếu học nhiều và đọc
nhiều nhưng không có khả năng kết hợp những kiến thức đã học vào hoạt
động và những hành động của. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn
mạnh, “học phải đi đôi với hành”, “lý luận đi đôi với thực tiễn”, lời nói
phải đi đôi với việc làm; lý luận không có thực tiễn là lý luận suông, thực
tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Chính bản thân Người là
bằng chứng sinh động và đầy thuyết phục của sự kết hợp tuyệt vời đó.
Cùng với giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, giáo dục xã
hội là sự tiếp tục quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức lịch
sử và năng lực thực hiện hành vi cho con người. Giáo dục xã hội là môi
trường góp phần làm phong phú thêm cho những điều con người học
4
được trong gia đình và trong nhà trường. Có thể nói rằng, cả ba môi
trường này là sự kết hợp liên tục, kế tiếp nhau của quá trình giáo dục lịch
sử. Bởi vì, “không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập tu
dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Môi trường xã hội là nơi diễn ra mọi
hoạt động đa dạng của con người, đồng thời cũng là nơi thử thách ý chí,
bản lĩnh và năng lực thực hành lịch sử của từng cá nhân. Cho nên, trong
sự nghiệp giáo dục lịch sử, nếu lơ là hay buông lỏng một môi trường nào
thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự thiếu hụt những giá trị nhân văn, sự trống
rỗng, thậm chí xuống cấp về đời sống của xã hội. Vì vậy, Sự xem nhẹ
giáo dục lịch sử, việc xã hội xem nhẹ vấn đề đời sống gia đình, tình trạng
suy thoái của nền giáo dục học đường cũng như xu hướng thương mại
hóa các hoạt động văn hóa - xã hội bao gồm cả giáo dục y tế… dẫn tới sự

thiếu hụt chất lượng nhân văn… phải được coi là những dấu hiệu nguy
hiểm đe doạ sự phát triển bền vững của xã hội .
Ai cũng biết thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời cần phải tích luỹ
các kiến thức khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, tin học… nhưng nếu chỉ
chừng đó thôi mà không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trau dồi phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, ý
thức pháp luật thì rất dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, phiến diện. Đó là
con đường dẫn tới sự thiếu hụt những giá trị nhân văn trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của con người. Sự thiếu hụt đó là nguy
cơ làm suy thoái, thậm chí biến dạng quá trình phát triển của cá nhân và
cộng đồng. Đã đến lúc chúng ta cần phải ý thức được rằng, giáo dụclịch
sử, thực chất là giáo dục nhân cách, hình thành và phát triển hài hòa, toàn
diện nhân cách của con người nhằm đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới. Giáo dục lịch sử là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện
ý thức lịch sử cũng như năng lực thực hiện hành vi của mỗi cá nhân. Đây
cũng là quá trình giúp cho cá nhân không chỉ hình thành mà còn góp phần
củng cố những nhu cầu lịch sử, đặc biệt là hình thành và nuôi dưỡng
những tình cảm, niềm tin và lý tưởng . Trên cơ sở đó, giúp cho mỗi cá
nhân có thể nhận diện được các mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động
của con người và xã hội. Từ đó con người sẽ có ý thức trách nhiệm hơn,
5
dám vì mình, vì mọi người và vì những giá trị đạo đức đích thực. Tất cả
sẽ tạo thành động lực thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi
đạo đức, đồng thời sáng tạo ra những giá trị lịch sử mới,
phù hợp với giai đoạn lịch sử mới.
I.Sơ Lược Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí
thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống
trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia

đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị,
Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn
để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều
nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những
công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học
tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội
của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ
đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước
để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội
pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người
gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam",
đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân
tộc Việt Nam. .
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp,
Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời
hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa cộng sản.
6
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc
địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Năm 1924,
người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên
Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam,hướng dẫn và xây dựng
phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông-Nam
châu Á. Năm 1925,Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở

Á Đông.
Tháng 6/1925,Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng
chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở
lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long
(Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia
công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách
mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung
ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu
tâp hội nghị thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định
đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực
lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn
bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền
khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Việt
Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập
trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng
chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã
giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế
7
quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân
Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả
của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh
đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam,
vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn
dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương
Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống
thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt
Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ
biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị
quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và
của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng
chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao
đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một
chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời
mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập,
tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

8
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn
hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là
một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL
LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
II. Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh
thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người
dân noi theo.
- Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành
Chỉ thị số 23-CT/TW về việc toàn Đảng, toàn dân tổ chức đợt học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đợt học tập đã thu được nhiều kết quả tốt.
Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở một số cơ
quan Trung ương và địa phưng, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại Hội X của Đảng, Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn
Đảng, toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng (03-02-
2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ

của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển
kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
9
của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư;
về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với các thời
kì hoạt động của Người trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế.
Đó là thời kì hình thành tư tưởng yêu nước; thời kì đi tìm con đường cứu
nước (1911 - 1920); thời kì hình thành về cơ bản con đường cách mạng
Việt Nam (1921 - 1930); thời kì kiểm nghiệm, khẳng định và phát triển
(1930 - 1945); thời kì phát triển và thắng lợi (1945 - 1969). Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII (6.1991) của Đảng chính thức ghi vào Cương
lĩnh và Điều lệ Đảng: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động ".
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh giành thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và tính thời đại sâu sắc, là tài sản tinh thần to
lớn của Đảng và dân tộc ta. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
nhân dân Việt Nam
III. Hồ Chí Minh: cách nhìn của người với lịch sử và sự vận
dụng sáng tạo của Người vào công cuộc cách mạng Việt Nam.
Người luôn luôn đáng giá đúng về lịch sử. Người luôn tìm ra cho
mình cách vận dụng lịch sử. Qua cách nhìn của, Người những giá trị lịch
sử trở lên sống động và từ đó Người đã vận dụng sáng tạo vào trong cuộc
cách mạng giành độc lập dân tộc.
Trong bài học ngày xưa thì bài học lớn để dạy người là học sử.Cụ
Nguyễn Sinh Sắc dạy Nguyễn Tất Thành nhiều nhất vẫn là chuyện lịch

sử. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành có được lòng yêu nước, chí lớn
được hun đúc chủ yếu thông qua những trang sử nước nhà. Nên chúng ta
không lạ gì khi Bác sáng tác bài thơ về lịch sử nước ta bằng lục bát là vì Bác
hiểu rất kỹ và sâu về các nhân vật lịch sử. Điều này quán triệt trong toàn bộ
cuộc đời của Bác, khi làm người lãnh đạo cách mạng Bác xem sử học là vũ
khí hết sức sắc bén để tuyên truyền cách mạng, giáo dục nhân dân.”
10
Người có bài thơ nổi tiếng: “Việt Nam quốc sử diễn ca”. Lịch sử
Việt Nam đã được Người đua vào thơ ca.viết lên những trang sử hào
hùng khơi dậy niềm tự hào tự tôn dân tộc.
1.Sự vận dụng sáng tạo tính lịch sử của Hồ Chí Minh trong hai
bản Hiến pháp Mỹ và Pháp
Một ví dụ khác về sự vận dụng sáng tạo lịch sử của người:qua bản tuyên
ngôn độc lập của nước Mĩ và bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Pháp :
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước toàn thể quốc dân
đồng bào, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở
Đông Nam Á. Bản Tuyên ngôn mở đầu bằng câu trích trong bản Tuyên
ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, rằng: “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp sau, là một câu dẫn luận trích từ bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp: “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi”.
Vì sao Người lại trích dẫn hai câu này và coi đó như lời mở cho một
văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt-bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc
mình? Sử dụng hai câu trích từ những bản Tuyên ngôn nổi tiếng của nước
Mỹ và nước Pháp, phải chăng là một thâm ý sâu xa về chính trị, ngoại
giao của Hồ Chí Minh, nhằm quảng bá hình ảnh của một nước Việt Nam

mới vừa giành được độc lập, tự do sau gần 100 năm chịu cảnh nô lệ, đồng
thời khẳng định quyền độc lập, tự do, bất khả xâm phạm của dân tộc
trước toàn thế giới?
Thực tế cho thấy, ở vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, thực dân Pháp
đã và đang là kẻ thù chính, là mối đe dọa trực tiếp nền độc lập, chủ quyền
của dân tộc Việt Nam, còn đế quốc Mỹ, chỉ hơn 10 năm sau đã thay chân
thực dân Pháp, âm mưu biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
Với tầm nhìn xa trông rộng, sự tiên đoán dự báo khoa học, sự nhạy cảm
về chính trị và thông hiểu tình hình thế giới, Hồ Chí Minh hiểu một điều
11
hiển nhiên rằng, giành được nền độc lập cho dân tộc đã khó, nhưng để
nền độc lập đó được tất cả các nước (kể cả những nước cố tình không
muốn) thừa nhận và
Có lẽ vì vậy, ngay từ khi khởi thảo bản Tuyên ngôn, Người muốn
bản Tuyên ngôn như một vũ khí pháp lý-ngoại giao đặc biệt sắc bén
chống lại kẻ thù, đồng thời đó cũng là bước đi đầu tiên của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân
tộc ở thời khắc vô cùng khó khăn của lịch sử. Nhìn nhận rất rõ chân
tướng của kẻ thù đối với cách mạng dân tộc, lấy hai câu vẫn được coi là
bất hủ,khuôn thước của người Pháp, người Mỹ làm hai câu dẫn luận, là
thâm ý sâu xa của Hồ Chí Minh. Người muốn sử dụng ngay cái chân lý
cao cả mà nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ phải đổ bao xương máu và
nước mắt viết nên, làm vũ khí sắc bén để chống lại chính kẻ thù của dân
tộc Việt Nam. Người đã dùng chính lịch sử đấu tranh giành quyền tự chủ
và quyền con người của nhân dân chuộng hòa bình hai nước Mĩ,Pháp,nói
cho họ biết rằng lịch sử đó mà họ tạo ra nhân dân Việt Nam chắc chắn
cũng tạo ra được. Có thể nói độc lập, chủ quyền, tự do, dân chủ là ý
tưởng chủ đạo của bản Tuyên ngôn Độc lập. Đó cũng là mục đích lớn
nhất trong sự nghiệp làm cách mạng của Hồ Chí Minh. Trước, sau Hồ
Chí Minh cũng thấu hiểu một điều, trong bối cảnh lúc bấy giờ, các thế lực

thực dân, đế quốc không dễ gì chấp nhận một nước Việt Nam độc lập. Họ
muốn tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ của người Việt Nam. Vì
thế, không những trong Tuyên ngôn, mà ngay cả trong nhiều bài viết, bài
nói chuyện sau này, Người luôn muốn dùng chính cái câu khẩu hiệu: “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái” mà kẻ thù đang lợi dụng cho công cuộc được gọi
là “khai hóa văn minh” ở Việt Nam, cũng như ở các nước thuộc địa, để
khẳng định cái quyền thiêng liêng đó của một dân tộc.
Trong bài nói chuyện, buổi đón tiếp của Ủy ban Trung ương Hội
Pháp - Việt ngày 11-7-1946, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước Pháp của cuộc
Đại cách mạng 1789, nước Pháp của cuộc kháng Đức, của cuộc giải
phóng, đã tượng trưng hơn bao giờ hết lý tưởng tự do, dân chủ. Và nước
Việt Nam chiến đấu giành độc lập chỉ là theo những lý tưởng dân chủ mà
12
dân tộc Pháp là người tiên phong”. Hay như, trong Thư gửi những người
Pháp ở Đông Dương, Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và
muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự
do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng
cao quý nhất của loài người. Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu
nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được
phép yêu đồng bào của chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các
bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởngcủachúngtôi”
(4)
.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hầu như người ta vẫn chưa biết
nhiều về một nước Việt Nam độc lập thực sự. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
hình như đang bị bão hòa, bị phủ lấp trong chiến thắng vang dội mà quân
đội các nước Đồng minh đã giành được trước phe phát xít; đối với nhân
dân thế giới, lúc này Việt Nam đã từ lâu không có tên trên bản đồ thế
giới, thực tế chỉ được biết đến với danh nghĩa là :An Nam thuộc Pháp mà

thôi. Uy tín và ảnh hưởng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế hầu
như chưa được khẳng định. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ
ngoại giao cần kíp lúc bấy giờ là phải làm sao làm cho thế giới biết đến
nhiều hơn nữa về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời; dân
tộc Việt Nam đã có nền độc lập - một nền độc lập thực sự mà người Việt
Nam phải đổ bao xương máu mới có thể giành được từ tay thực dân, phát
xít, kẻ thù chung của đồng minh và của lực lượng yêu chuộng hòa bình
trên toàn thế giới. Đây chính là một điều kiện tiên quyết tạo hậu thuẫn
thuận lợi, sự ủng hộ và cơ sở pháp lý vững chắc để chính quyền nhà nước
non trẻ của người Việt Nam tồn tại, phát triển trong tình thế vô cùng khó
khăn, phức tạp lúc bấy giờ.
Trích hai câu trong các bản Tuyên ngôn của nước Pháp và nước
Mỹ, mà cả nhân loại đã tôn vinh và dùng hai câu đó như lời tựa để mở
đầu công bố nền độc lập cho dân tộc Việt Nam, là việc làm hết sức sáng
suốt, khôn khéo, mẫn cảm về chính trị và rất nhạy bén, thâm thúy trong
nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra một “hành lang
ngoại giao-pháp lý” trong dư luận quốc tế, bảo đảm những điều kiện cần
13
thiết cho sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cả về
trước mắt và lâu dài.
Chúng ta cần có sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
các quốc gia hùng mạnh, hiện đang có ảnh hưởng lớn trong Liên Hợp
quốc như: Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc (đại diện lúc này là chính quyền
của Tưởng Giới Thạch). Tuy nhiên, trớ trêu thay, chính một số quốc gia
này-những quốc gia từng viết tên mình lên bản Hiến chương San
Francisco (6-1945), lại là những quốc gia đang cố tình tìm mọi âm mưu
lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ và nền độc lập của người Việt
Nam. Lẽ dĩ nhiên, Hồ Chí Minh cũng đã nhìn nhận thấu đáo được vấn đề
đó. Vì vậy, ngay trong bản Tuyên ngôn, Người muốn khẳng định trước
các quốc gia và nhân dân toàn thế giới một sự thật: Nhân dân Việt Nam

đã giành được độc lập, tự do và có quyền được hưởng nền độc lập, tự do;
việc thừa nhận nền độc lập, tự do ấy cũng như việc không nước nào có
quyền can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc Việt Nam là lẽ hiển
nhiên, theo đúng tinh thần Hiến chương San Francisco mà chính các nước
này đã ghi nhận.
Khép lại bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã thay lời của hàng triệu
đồng bào mình, hùng hồn đưa ra tuyên bố, khẳng định quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm, cũng như ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh bảo vệ
nền độc lập tự do của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.Trong cuốn sách Tại sao Việt Nam?
(Why Vietnam), tác giả L.A.Patti, một cựu sĩ quan OSS của Mỹ, người
từng được Hồ Chí Minh mời đến tham khảo ý kiến về bản Tuyên ngôn
trước khi đưa ra công bố, đã viết rằng: Ông ta đã vô cùng bất ngờ khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lấy câu trong Tuyên ngôn nước Mỹ để viết bản
Tuyên ngôn của dân tộc mình: “Bản tài liệu đánh máy bằng tiếng Việt
Nam, có nhiều chữ bị xóa đi và được viết đè lên bằng bút mực, với nhiều
ghi chú bên lề
14
Người đã chuẩn bị công phu, thận trọng, tỉ mỉ, cho việc viết Tuyên
ngôn độc lập, đồng thời khi sử dụng các câu trích Hồ Chí Minh đã trăn
trở và cân nhắc từng câu chữ hết sức cẩn trọng.
Cho đến hôm nay, hơn 66 năm đã trôi qua, nhưng đọc và suy ngẫm,
chúng ta vẫn cảm nhận thấy những điểm độc đáo, rất nhạy bén về chính
trị, sự tỉnh táo, khôn khéo của nghệ thuật đấu tranh ngoại giao, thông qua
cách viết tinh tế tuyệt vời, với đầy hàm ý sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945./.
Để lịch sử chứng minh lại tất cả. Đó là cách người đã thông qua lịch

sử để viết lên lịch sử.
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và
Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn
hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm
của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của
những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình
và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau… Dân tộc Việt Nam trải
qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình
một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền
thống tốt đẹp và cao quý.
Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để
dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất
trong hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm
1911. Nó là cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của Người. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã
có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc
như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu
truyền thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung
trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân
dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
15
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta,đã được
Người tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo,lịch sử,văn hóa,lòng yêu
nước và tinh thần đoàn kết dân tộc,có chỉ có đoàn kết dân tộc mới tập hớp
sức mạnh để chống lại những kẻ thù lăm le bờ cõi nước nhà.
IV:Hồ Chí minh giáo dục lịch sử cho nhân dân ta.
Ngay từ khi còn nhỏ,Người đã được cha mình giáo dục về lịch sử và

từ đó khơi dậy lên long yêu nước ý chí dời lại độc lập tự do cho nước
nhà,và trong những năm dạy học ở trường Dục Thanh người đã thong
qua từng tiết học đã dạy các học trò của mình lịch sử nước nhà,cho thấy
người đã đáng giá cao việc học lịch sử trong quần chúng và đầu tiên là
thế hệ trẻ.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Bác Hồ rời Hà Nội và
từ ngày 18-2-1947, Bác làm việc ở tỉnh Thanh Hóa. Ở đây Bác đã viếng
Vĩnh lăng – lăng của vị anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi. Bác đọc lại
một số đoạn sử trong cuốn “Việt Nam sử lược”. Bài học đánh giặc và giữ
nước của ông cha đến lúc này hết sức thiết thân với dân tộc ta, nhất là khi
bắt đầu kháng chiến chống Pháp, vũ khí của ta còn rất thô sơ (dao, gậy,
tầm vông, kiếm) chống quân đội Pháp trang bị toàn vũ khí tối tân lại có
viện trợ mọi mặt của Mỹ. Bác Hồ nhắc đồng chí Thận (Tổng Bí thư
Trường Chinh) và đồng chí Võ Nguyên Giáp cần đặc biệt chú ý và nghiên
cứu kỹ đoạn viết trong Việt Nam sử lược về chiến tranh chống giặc
Nguyên Mông và chiến tranh chống giặc Minh.
Đoạn về chiến tranh chống giặc Nguyên Mông từ trang 132 đến
trang 162. Giặc Nguyên Mông đã chiếm nửa thế giới và nước Tàu. Từ
nước Tàu, chúng lấy cớ dẹp loạn Chiêm Thành nên mượn đường đi qua
Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông và cận thần biết rõ mưu đồ thâm độc của
giặc Nguyên Mông sẽ chiếm nước ta nên từ chối, lấy cớ nước Nam không
có đường đến Chiêm Thành. Giặc Nguyên Mông đòi tiến vào nước ta,
đánh hay hòa, triều đình còn tranh cãi, một số người thấy Nguyên Mông
mạnh quá, nước Tầu cũng đã phải chịu nữa là nước Nam. Chỉ còn cách
hỏi ý kiến dân. Vua Trần Nhân Tông thông qua các bô lão họp tại điện
Diên Hồng để bàn nên hòa hay nên đánh. Các bô lão đều đồng thanh xin
16
đánh. Vua thấy dân đồng lòng như vậy cũng quyết kháng chiến. Lần đầu
tiên nhân dân ta quyết định một vấn đề trọng đại của đất nước, Vua và
triều đình coi đó như một mệnh lệnh cần chấp hành nghiêm chỉnh. Tháng

8 năm Giáp Thân (1284) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong
chức Tiết chế thống lĩnh mọi lực lượng quân sự chống Nguyên Mông.
Lời hịch truyền cho các vương hầu và quân sĩ thủy và bộ tại bến Đông bộ
đầu, trước khi xuất kích bắt đầu cuộc kháng chiến đã được tóm tắt trong
đoạn này như sau:
“…Bản chức phục mệnh thống đốc quân sĩ ra phá giặc. Các vương
hầu và các tướng sĩ ai nấy phải cầm giữ phép tắc, đi đâu không được làm
phiền nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc, chớ thấy thua mà
ngã lòng, chớ thấy được mà tự kiêu, việc quân có luật, phép nước không
thân, các ngươi phải giữ…”
Những phẩm chất cao đẹp của một đội quân trung thành tuyệt đối
với nhân dân đã được đúc kết trong lời hịch của Hưng Đạo Vương. Giặc
Nguyên Mông tràn vào nước ta, tiến như vũ bão, thành Thăng Long thất
thủ, Vua và triều đình rút về vùng nông thôn. Binh hùng tướng mạnh của
địch chỉ vấp phải những trận đánh nhỏ của ta nhưng đều khắp các mặt
trận đúng với tài thao lược “dùng ít thắng nhiều” của Hưng Đạo Vương.
Giặc Nguyên Mông ba lần tiến vào nước ta, nhưng đều phải rút lui thảm
hại. Sau hơn bốn năm kháng chiến, giữa năm 1288 ta toàn thắng, Vua sai
mở tiệc khen thưởng quân sĩ, cho dân mở hội ba ngày, gọi là Thanh Bình
diễn yến.
Đoạn về chiến tranh chống giặc Minh từ trang 199 đến trang 232 ghi
lại mọi thủ đoạn tàn ác bắt người An Nam đồng hóa với người Tầu, lập ra
đền miếu bắt dân ta cúng tế theo tục bên Tầu, cách ăn mặc cho đến học
hành bắt theo như người Tầu. Mọi sách vở của ta giặc Minh đều thu nhặt
hết mang về Tầu. Lại đặt ra các thứ thuế, bổ thêm sưu dịch lấy tiền của,
làm cho dân ta kiệt quệ, đói khổ. Chính từ bước đường cùng này, không
những mất nước mà còn bị đồng hóa. Vì vậy, nhân dân cả nước nhiệt liệt
hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi chống giặc
Minh mặc dù giặc Minh rất mạnh, bộ máy cai trị tàn ác của chúng dầy
17

đặc khắp nước, địa phương nào cũng có quan người Tầu thống trị. Cuộc
chiến đấu cực kỳ gian khổ. Có lúc kiệt quệ, quân ta ăn cả cỏ; voi, ngựa
gầy trơ xương cũng vẫn phải giết lấy thịt để ăn, tưởng không gượng dậy
nổi nữa nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục, vừa đánh vừa đàm, vừa đàm
vừa đánh. Đội quân của Lê Lợi cũng như của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn đều từ dân mà ra, hết lòng phục vụ nhân dân. Các tướng lĩnh
của Lê Lợi, dù quyền cao chức trọng đều “lấy giáp trụ làm chăn áo, lấy
đồng cỏ làm cửa nhà”, “cơm ăn sớm tối không được hai bữa, áo mặc
đông hè chỉ có một manh”
(5)
. Từ tướng đến quân đều đồng cam cộng khổ
với dân, cuộc kháng chiến đến năm thứ 10 thì ta quét sạch giặc Minh,
chính quyền cả nước đặt dưới quyền Lê Lợi, lúc này đã xưng vương là Lê
Thái Tổ, còn gọi là Bình Định Vương. Quân ta bắt được nhiều tù binh,
dân ta có người căm thù giặc Minh đòi phải giết hết. Về việc này, Việt
Nam sử lược đã ghi ý kiến của Bình Định Vương như sau:
“Phục thù, báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản
tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng
mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà
chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con
người sống mà khỏi được mối tranh chiến về đời sau lại để tiếng thơm
lưu truyền thiên cổ trong sử sách”.
Đã không giết tù binh, mặc dầu vừa trải qua cuộc kháng chiến nhân
dân còn thiếu thốn đủ mọi thứ, Lê Lợi vẫn cấp 500 thuyền mới đủ đưa hai
vạn tù binh về Tầu, không những cấp cho tù binh đủ lương ăn mà còn cả
áo quần. Và sử còn ghi một hành động hết sức khác thường không ai đoán
nổi: Lê Lợi Bình Định Vương đã đến tận nơi tiễn các tù binh này, coi như bắt
đầu thời gian giao hảo bình thường giữa hai nước.
Lê Lợi đã giao Nguyễn Trãi trọng trách làm bản báo cáo tổng kết cuộc
kháng chiến 10 năm chống giặc Minh. Nguyễn Trãi là tham mưu thân cận

nhất của Lê Lợi, có công rất lớn đã giúp Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Bản báo cáo mang tên “Bình Ngô Đại Cáo” được sử ghi là “bản văn chương
rất có giá trị đời Lê”, và không chỉ có đời Lê mà các thế hệ sau này đều coi
“Bình Ngô Đại Cáo” là một Tuyên ngôn độc lập của Tổ quốc ta.
18
Trên đây là tóm tắt hai đoạn trong Việt Nam sử lược mà khi bắt đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã căn dặn các lãnh đạo của Đảng
phải đọc kỹ. Bài học sâu xa nhất mà hai cuộc kháng chiến chống giặc
Nguyên Mông và giặc Minh để lại được nêu bật trong Việt Nam sử lược
là phải coi sức mạnh của nhân dân là vô địch, không kẻ thù nào dù là
Nguyên Mông hoặc giặc Minh đánh bại nổi, rõ ràng chúng chỉ có một lối
thoát là đầu hàng, rút chạy. Cuộc kháng chiến 30 năm chống Pháp rồi
chống Mỹ đã bắt đầu với những bài học vô giá ông cha để lại, với bao sự
việc rất cụ thể ghi trong sử, chúng ta rất tự hào được sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ, quân đội ta được dân quen gọi là Bộ đội Cụ Hồ, đã tiếp
thu trọn vẹn phẩm chất cao đẹp của lực lượng võ trang dưới quyền thống
lĩnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Bình Định Vương Lê Lợi.
Dân tộc ta tồn tại đã ngàn năm, thường xuyên phải đối phó với giông
bão về mọi mặt, tích lũy nhiều kinh nghiệm đánh giặc giữ nước và an dân
trị nước. Chúng ta không ngạc nhiên khi Bác Hồ về nước sau hơn 30 năm
xa cách, Bác đã viết ngay Lịch sử Việt Nam làm tài liệu học tập đào tạo
cán bộ Việt Minh. Phải thông thạo lịch sử nước nhà mới có thể thực hiện
đoàn kết muôn người như một đúng với truyền thống bao đời của ông
cha, dù trong nước có giặc ngoại xâm hoặc không thì lúc nào cũng hòa
hợp và đoàn kết không bỏ sót ai, không bao giờ chấp nhận lại có tầng lớp
này chống tầng lớp kia.
Bác Hồ thường nêu gương các vị khai quốc công thần, anh hùng dân
tộc để giáo dục thế hệ ngày nay. Đặc biệt mỗi lần nhắc đến Nguyễn Trãi,
Bác biểu lộ một tấm lòng ưu ái và khâm phục sâu sắc. Chỉ có nhân dân là
sức mạnh vô địch dù kẻ thù mạnh đến đâu và vai trò làm chủ đất nước

sau khi đã giải phóng đất nước khỏi bọn xâm lược là những tư tưởng lớn
của Nguyễn Trãi, đã vượt lên trên thời đại của ông, mãi mãi có sức sống
cho đời sau. Lý tưởng của ông là cứu nước và cứu dân. Cứu nước mới là
cứu dân thoát khỏi họa đàn áp bóc lột của bọn thống trị nước ngoài.
Muốn cho dân thật sự hết lầm than khổ cực, còn phải cứu dân thoát khỏi
ách đàn áp bóc lột của bọn thống trị trong nước. Như thế mới thực sự cứu
dân, thực sự yêu dân, thực sự vì dân. Một số người chỉ nói giải phóng đất
19
nước, nói cứu nước và thỏa mãn với đất nước không còn bóng tên xâm
lược nhưng lại không hề nghĩ đến dân đã được giải phóng chưa? Chính
quyền đã về tay ta nhưng ta là ai, là dân hoặc là những người xa dân,
quan liêu, tham nhũng, chỉ lo cho cá nhân và phe nhóm mà Nguyễn Trãi
gọi là bọn thống trị trong nước.
Bác Hồ rất tâm đắc với tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi, ngay sau khi
Cách mạng tháng 8 thành công, nước ta được độc lập, Bác Hồ đã nhìn
thấy vấn đề cốt lõi của cách mạng là chính quyền, quyền lực chính trị,
quyền lực Nhà nước thuộc về ai? Cách mạng thắng lợi, mọi quyền lực
phải thuộc về nhân dân và chỉ thuộc về nhân dân. Bác Hồ đã nói: “Chúng
ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay
một ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được
hạnh phúc”
(6)
.
Cho đến cuối đời, lúc nào Bác Hồ cũng đặc biệt quan tâm đến Đảng
cầm quyền vì muốn dân thực sự được làm chủ, chỉ có dân mới được làm
chủ thì Đảng phải là đầy tớ của dân. Nếu quyền đã được nhân dân giao
phó lại không coi dân là chủ còn mình chỉ là người đầy tớ trung thành thì
sớm muộn Đảng cũng sẽ xa dân, chưa phải là người lãnh đạo và người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Bác Hồ đã dạy.

Dân là chủ theo quan niệm của Nguyễn Trãi và của Hồ Chí Minh là
một. Chính vì vậy Hồ Chí Minh thường xuyên “gần gũi” với Nguyễn
Trãi. Mỗi lần Bác Hồ về thăm Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đồng chí
Vũ Kỳ vẫn gọi là Bác Hồ “về thăm” Nguyễn Trãi. Giữa tháng 2-1965,
Bác Hồ lại “về thăm” Nguyễn Trãi ở Côn Sơn trước khi Bác bắt đầu viết
Di chúc. Trong bài báo “Tài liệu tuyệt đối bí mật” của đồng chí Vũ Kỳ
phản ánh quá trình mấy năm Bác viết Di chúc, có một đoạn như sau:
Ngày 15 tháng 2 năm 1965, Bác Hồ “về thăm” Nguyễn Trãi ở Côn
Sơn. Bác nghỉ trưa ở đó và xem rất kỹ văn bia trong đền thờ Nguyễn Trãi.
Rồi đây các nhà viết sử có lẽ phải dành nhiều trang cho sự kiện không
ngẫu nhiên này. Bởi Hồ Chí Minh tìm đến Nguyễn Trãi trong bước ngoặt
lịch sử của dân tộc, đâu phải là một sự ngẫu nhiên. Cách nhau hơn năm
20
thế kỷ (1380 – 1890) mà sao có những trùng hợp lạ kỳ, y như cuộc hẹn
gặp lịch sử đã định sẵn. Hai nhà chính trị và quân sự kiệt xuất, hai nhà
thơ lớn, hai nhân cách lớn và bao trùm lên tất cả là sự gặp nhau ở lòng tin
tuyệt đối vào sức mạnh to lớn của nhân dân, là tấm lòng tha thiết đối với
hạnh phúc nhân dân. Người đã từng nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân”, cũng chính Nguyễn Trãi là người đã mở đầu “Bình
Ngô Đại Cáo” bằng một câu bất hủ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Hôm nay như hẹn vĩ nhân của thời đại mới với chân lý:
Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.
Bác Hồ căn dặn các chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
(7)
.
Đó là tổng kết quy luật tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đất
nước Việt Nam. Đó là lời tiên tri khó tưởng tượng, là luận đề khoa học.
Quả vậy, 30 năm sau bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, các nhà

khoa học đã khẳng định thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử.
V: Đảng và nhà nước học tập và phát huy tư tưởng của Người.
Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.toàn
đảng toàn dân,noi gương người chú trong vào nghiên cứu tìm tòi những
hiểu biết về lịch sử,nhũng góc nhìn về lịch sử giúp cho mọi người dân
Việt Nam không quay lưng lại với lịch sử,không quên những kí ức hào
hùng về truyền thống vẻ vang của ông cha ta.
Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích mọi người
dân tìm hiểu lịch sử.
Thông qua nhiều hình thức như đưa lịch sử trở thành môn học từ
rất sớm.để học sinh coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Các chương trình trên truyền hình như theo dòng lịch sử,đã đưa
nhũng người chơi và khan giả ngược dòng về lịch sử về cội nguồn,các
cuộc thi lịch sử trong các trường,tỉnh thành phố.
Phát hành sách báo những tư liệu lịch sử một cách phổ biến và rộng
rãi sâu rộng trong quần chúng.

21
Giáo dục lịch sử trong nhà trường không chỉ là sự tiếp tục của giáo
dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ
năng lực, có phẩm chất , có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển
toàn diện con người. Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ
thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác. Cho nên, giáo dục
nhà trường có một ý nghĩa độc đáo và quan trọng trong việc hình thành ý
thức và nhân cách lịch sử. Đáng tiếc là ở nước ta, cả một thời gian khá
dài, nhà trường hoặc bỏ quên hoặc quá xem nhẹ môn học lịch sử. Gần
đây, tình trạng này đã có những bước cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, giáo
dục lịch sử còn mang tính hình thức, thậm chí sơ sài, lý thuyết suông nên
chưa mang lại hiệu quả. Thực tế đó đã có ảnh hưởng không nhỏ, nếu
không nói là ảnh hưởng xấu, đến việc giáo dục lịch sử trong nhà trường.

Những yếu kém này, xét từ góc độ lịch sử cũng là nhân tố liên quan đến
sự suy thoái, sự xuống cấp về nhân cách của con người và xã hội.
Nhìn một cách khái quát thì giáo dục lịch sử chưa tương xứng với
yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo hiệu quả cho công
tác giáo dục lịch sử trong nhà trường, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục
đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý
thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên với bản thân, gia đình, trách
nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. Phải coi lịch sử học là
một ngành khoa học thực sự và không thể thiếu trong chương trình giáo
dục và đào tạo
Không chỉ giới thiệu lịch sử Việt Nam,cho nhũng người Việt Nam
và còn giới thiệu lịch sử những giá tri văn hóa lâu đời ra bạn bè thế giới.
Việc giáo dục lịch sử ngày nay càng trở nên cấp thiết trong xu thế
hội nhập toàn cầu có vô vàn sự cám dỗ làm mai một đi những giá trị bản sắc
dân tộc nhũng nền văng hóa mới du nhập đa dạng, chúng ta cần bảo tồn tiếp
tục gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống,văn hóa ,lịch sử.
Để làm được điều này thì rất cần sự đoàn kết tinh thần dân tộc của
toàn thể dân tộc Việt Nam,cần sự vào cuộc của những người có trách
nhiệm,việc đưa giáo dục lịch sử không chỉ phổ cập mà còn phải sâu sắc,
từ những tiết học,từ những trò vui chơi từ nhũng cuộc thi,đem giáo dục
22
lịch sử vào trong mọi người dân mọi tầng lớp,cán bộ,công nhân viên
chức.Làm cho lịch sử trở thành món ăn tinh thần trong quần chúng từ đó
không chỉ giúp dân ta hiểu sâu sắc về lịch sử mà còn biết cách vận dụng
lịch sử tổ tiên vào công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời giới thiệu
truyền thống văn hóa những giá trị lịch sử ra bên ngoài.
VI:Thế hệ trẻ và lịch sử:
Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức
mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu

tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào
dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết
sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục
bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% mù chữ, đã
góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc
lập tự do cho Tổ quốc; thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường
kỳ và giành thắng lợi vĩ đại sau hơn hai mươi năm đổi mới. “Dân ta phải
biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” - Câu thơ đầu trong
diễn ca của Bác Hồ là lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn thế hệ con cháu
nước ta. Thế nhưng như nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong
một Diễn đàn về Sử học: “ Lớp trẻ của chúng ta đã không còn quan tâm
tới lịch sử dân tộc ”. Và kết quả thi tuyển sinh đại học năm học 2006-
2007 môn Lịch sử đã minh chứng nhận định của Đại tướng và thực sự
gây “sốc” đối với xã hội. Tạp chí đã gặp GS-NGND Phan Huy Lê, Chủ
tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để trao đổi về một trong những vấn
đề liên quan, đó là tình hình dạy, học môn Lịch sử trong nhà trường hiện
nay và hướng tháo gỡ.
Đối với thế hệ trẻ ngày nay,những giá trị lịch sử biết chúng ta là ai?
về chủ quyền đất nước để có thể cống hiến góp sức vào xây dựng đất
nước.Trở về với nhũng năm tháng hào hùng để tưởng nhớ công lao của
ông cha tổ tiên, nhũng người đã hi sinh sương máu để bảo về độc lập dân
tộc của nước nhà.
23
Thế hệ trẻ ngày nay luôn luôn ý thức trau dồi những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc : Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ
XHCN, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc và Bác Hồ
kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn, về Hội. Truyền thống
quý báu này tạo ra động lực tinh thần vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch
sử, không những bộc lộ và đạt tới đỉnh cao khi đối mặt với kẻ thù hoặc

đứng trước những bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp nghiên cứu
khoa học, sáng tạo trong lao động, không cam chịu cảnh nghèo nàn, lạc
hậu, quyết vươn lên góp phần xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
Truyền thống hiếu học, say mê sáng tạo, nghiên cứu để vươn tới
đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học- nghệ thuật, thể dục thể thao
trong những điều kiện khó khăn ở các thời kỳ cách mạng của đất nước,
hình ảnh người học sinh, sinh viên anh dũng vượt qua mọi thiếu thốn vật
chất để học tập, miệt mài nghiên cứu, tham gia xoá mù chữ cho đồng bào
dưới những căn hầm chật chội, trong lòng địa đạo thời kháng chiến chống
Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã làm cho bạn bè trên thế giới
xúc động và ngưỡng mộ.
Truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập
nghiên cứu khoa học, chia sẻ khó khăn với nhân dân, không đòi hỏi cho
riêng mình khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn thiếu thốn. Đã có nhiều
tấm gương quên mình giúp dân, có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường
tham gia các đội Thanh niên tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng
xa, biên cương, hải đảo có nhiều tấm gương trong sáng giúp bạn học tập
trong nhiều năm liền như giúp người thân trong gia đình.
Phát huy truyền thống vẻ vang đó, học sinh, sinh viên Việt Nam
ngày nay làm theo hóa đất nước lời Bác, học tập tốt, rèn luyện tốt vì sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại.
24
Kết bài
Tư tưởng sáng ngời của Hồ Chí Minh vẫn luôn sáng ngời.Trở thành
kim chỉ nam,tấm gương sáng để mọi người noi theo,lí tưởng của người tư
tưởng của người trở thành chủ đề để moi người phải học tập.Lịch sử
mang lại cho ta những gía trị không bao giờ tàn phai cùng năm tháng
theo tư tưởng của Người. Toàn thể nhân dân Việt Nam mãi luôn coi trọng
những gía trị mà lịch sử mang lại,thế hệ trẻ sẽ tiếp nối viết tiếp những
trang sử vẻ vang của dân tộc.

Những bài học,quan điểm của người về lịch sử,những cách nhìn mới
mẻ sự vận dụng sáng tạo lịch sử,từ đó mọi người học tập và noi theo tấm
gương của người,luôn luôn trau dồi gìn giữ và phát huy những giá trị lịch
sử,những truyền thống tốt đẹp của dân tộc hướng tới tương lai tốt đẹp
sáng ngời cho toàn thể dân tộc.
25

×