Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá điều kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.06 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
i
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt nam là một quốc gia có nhiều lợi thế được thiên nhiên ban tặng là
một trong những điều kiện tuyệt vời để phát triển du lịch và đặc biệt là phát
triển du lịch văn hóa một loại hình du lịch mới mẻ và hấp dẫn đối với khách
du lịch trong và ngoài nước. Việt nam ngoài sức hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái
tự nhiên còn có nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, phong
phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các
nhóm dân tộc của cả nước. Vì vậy, những địa phương có lợi thế về nền văn
hóa đặc trưng những làng nghề nổi tiếng hay những lễ hội dân gian độc đáo
nên được phát hiện và đầu tư để trở thành một hạt nhân tích cực trong việc
phát triển ngành du lịch nước nhà ngày càng đứng vững trên trường quốc tế.
1

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch truyền thống đã và đang phát
triển mạnh và lâu đời đặc biệt Hà Nội ngàn năm văn hiến là cái nôi phát triển
du lịch văn hóa của cả nước vì thế du lịch văn hóa ở Hà Nội là thế mạnh to
lớn đối với ngành du lịch Việt Nam. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những
sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục
tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên
thế giới. Du lịch văn hóa đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội ,, thu hút
khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải
thiện cuộc sống của người dân địa phương và đặc biệt là nâng cao tầm hiểu
biết cho cộng đồng về nền văn hóa Việt Nam.
Hà Nội có vùng ngoại thành rộng lớn cùng rất nhiều làng nghề truyền
thống, các di tích lịch sử, lăng tẩm, đền chùa… Đây là những yếu tố, tiềm


năng du lịch rất lớn mà ít địa phương nào có được, nhất lại là khi mà chúng ta
vừa sát nhập thêm toàn bộ địa giới của tỉnh Hà Tây- nơi được xem là đất trăm
nghề cùng những danh lam thắng cảnh đẹp và cực kỳ nổi tiếng. Tuy nhiên,
tiềm năng này vẫn đang còn bị bỏ ngỏ, hoặc khai thác chưa đúng so với tiềm
năng thực của nó. Khi mà du khách đến Hà Nội, họ vẫn chỉ biết tới một vài
điểm tham quan tiêu biểu như quần thể Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, đền Quán Thánh, Lăng Bác Hồ, Cột Cờ, khu Thành Cổ….
Xuất phát từ những lí do trên nên em đã chọn đề tài “ Đánh giá điều
kiện phát triển du lịch văn hóa tại địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu
nhằm thúc đẩấy sự phát triển du lịch văn hóa của Hà Nội cho xứng với tiềm
năng của nó và đưa ra những giải pháp phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
 Khái niệm du lịch văn hóa và phân biệt với một số khái niệm có
liên quan đến du lịch văn hóa
 Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch văn hóa Hà NộiNôị ,, phát
hiện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
2

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
 Đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về DLVH
 Nghiên cứu, đánh giá đúng về đều kiện tiềm năng phát triển DLVH
tại Hà Nội
 Nghiên cứu mục tiêu phát triển DLVH ở Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu
 Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế
 Phương pháp ma trận
 Phương pháp điều tra xã hội học

3

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
B. NỘI DUNG
Phần 1 : GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Vài nét khái quát về du lịch văn hóa
1.1 Du lịch văn hóa và các khái niệm liên quan1.1.1. Khái niệm du lịch
văn hóa
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có
nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần
như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có
triển vọng lớn trong nền kinh tế nước nhà. Việt Nam là một quốc gia có tiềm
năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó
có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được
xếp hạng cấp tỉnh. Hiện nay du lịch không còn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần
mà còn là nghỉ ngơi giải trí tích cực có tác dụng bổ sung tri thức làm phong
phú thêm đời sống tinh thần của con người.
Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính
là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự tìm hiểu qua các chuyến du lịch
đến những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế chế
độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du
lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích khác nữa.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh
du lịch, du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật
chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch, du lịch văn hoá là phương thức
hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và
4

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

du lịch văn hoá thường dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá được xem như là tổng thể của du lịch, xem đó là một hiện
tượng văn hoá. Những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang
tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và
giải trí.
1.1.2. .1 Các hình thức dDu lịch văn hóa được chia ra thành nhiều hình
thức khác nhau
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá
Đây là loại hình mà khách tham gia du lịch đi tìm hiểu nghiên cứu các di
tích phong tục tập quán là chủ yếu. Mục đích đi tìm hiểu, nghiên cứu đối
tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên đó
là những chương trình du lịch dã ngoại đến khu phố cổ, các khu di tích của
thủ đô Hà Nội hoặc các làng nghề độc đáo tại ngoại thành Hà Nội để khách
tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của người dân nơi đó.
+ Du lịch tham quan văn hoá
Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm hiểu
văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú gồm cả khách đi
vừa để tham quan, vừa để nghiên cứu và những khách chỉ đi để chiêm
ngưỡng, để biết và thoả mãn sự tò mò của bản thân. Do vậy, trong một
chuyến đi du khách thường đi đến những điểm du lịch trong đó vừa có những
điểm du lịch văn hóa vừa có những điểm du lịch như vui chơi giải trí, lễ hội
truyền thống Đối tượng khách là những người thích tìm cảm giác mới,
khám phá những văn hóa đặc trưng của Hà Nội
+ Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn
hoá hoặc nghề nghiệp có liên quan đến du lịch văn hóa. Đối tượng có thể là
nhà báo phóng viên hay người đi ký hợp đồng
5

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần túy vì
khách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lượng khách du lịch văn
hoá thuần túy trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợp các
loại hình du lịch văn hoá với một loại hình du lịch khác trong một chuyến
hành trình.
6

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
1.1.3.2 Đặc trưng của Du lịch Văn hóa
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng bởi vì nó ít chịu sự phối
của yếu tố du lịch thời vụ du lịch (Thời tiết, khí hậu) nhưng nó phụ thuộc vào
đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,
tôn giáo của du khách.
+ Yếu tố thời vụ du lịch:
So với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá mang tính đại chúng
tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn, ít chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết khí hậu.
+ Yếu tố giới tính:
Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du lịch văn hoá là một
trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với họ ít chịu ràng
buộc bởi gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội
+ Yếu tố độ tuổi:
Tham gia chủ yếu vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là những
khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thường có
nhiều thời gian rảnh rỗi, có kinh nghiệm trong việc đi du lịch họ thích tìm
hiểu âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc và họ
quan tâm đến chất lượng phục vụ chủ yếu học mua các chương trình du lịch
văn hoá. Ngược lại đối với thanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc, họ
ưa thích khám phá tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích tự do, thích
thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm nhỏ do đó họ có xu hướng đòi

hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch. Họ có khả năng thanh toán
thấp, ít có kinh nghiệm du lịch. Đối với khách hàng trung niên thường là
những người có địa vị xã hội, có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn
trong du lịch tham quan họ thường kết hợp giữa đi công tác và đi du lịch.
7

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
1.2. Điều kiện và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội
1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Hà Nội
Hà nội là cái nôi của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam, là mảnh đất ngàn năm văn hiến có những điều kiện được thiên nhiên
ban tặng cùng hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, làng nghề, lễ hội
truyền thống, nhà thờ nổi tiếng và những văn hóa ẩm thực đặc sắc.
a., Hà Nội có đặc điểm vị trí địa lý, địa thế đẹp
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích
tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó
cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người. Nằm giữa đồng bằng sông
Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo
ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị
vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với
cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc,
kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả
miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được
chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới
thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô Trải qua hai cuộc
chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và
giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện
nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại
thành.

Hà Nội là trung tâm đầu mối các hệ thống mạng lưới giao thông: đường
bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội tỏa đi mọi miền của đất nước, nối tiếp
nước ta với các nước trên thế giới.
8

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
b., Hà Nội với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa cách mạng nổi
tiếng trong và ngoài nước
Nói đến Việt nam có bốn ngàn năm văn hiến, người ta không thể không
tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa của cố đô Việt Nam có tên từ ngàn xưa là
Cổ Loa, Đại La (hay La Thành), rồi Hoa Lư, Đông Đô, Thăng Long và ngày
nay là Hà Nội.
Mở đầu các di tích lịch sử văn hóa tại miền Bắc, cái nôi văn hóa của
nước Việt Nam "ngàn năm văn vật", tôi xin trình bày một số di tích nổi tiếng
tại cố đô Thăng Long mà người dân Việt nào cũng cần biết để hãnh diện về
các công trình của Tổ Tiên đã để lại.
• Hoàng thành Thăng Long: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của
người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ
thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Hà
Nội với các vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến
ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di
sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai
trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp,
kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy
một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính
trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Các di
tích tiêu biểu của khu di tích: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu; Cột cờ Hà Nội;
Đoan Môn; Điện Kính Thiên; Hậu Lâu


• Làng cổ Đường Lâm :: Hiếm có một vùng đất nào mà dấu tích
văn hóa vật thể lại nhiều như ở Đường Lâm. Là một vùng đất lịch sử của xứ
Đoài và của đất nước, mang bề dày lịch sử với vị trí phía Tây của thành
Thăng Long xưa, Đường Lâm đã có nhiều cống hiến cho dân tộc với những
9

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
nhân vật lịch sử nổi tiếng như: Phùng Hưng - Bố cái Đại Vương, Ngô vương
Quyền (Ngô Quyền), Thám hoa Giang Văn Minh - nhà ngoại giao tài ba, mưu
lược hơn người dưới thời Hậu Lê. Đường Lâm cũng nổi tiếng là miền quê
đậm đặc về di tích lịch sử đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, lăng mộ Theo
thống kê, hiện tại có 16 di tích như đền và lăng Ngô Quyền, đền Phùng Hưng,
chùa Mía, đình Mông Phụ, đình Đoài Giáp, đình Cam Thịnh, nhà thờ Thám
hoa Giang Văn Minh Ngoài ra còn là những vùng Hùm, đồi Hổ Gầm, đồi Sà
Mâu, giếng Ngọc, rặng duối buộc voi nơi anh em Phùng Hưng và Phùng
Hải đánh hổ, tập trận; những rộc sâu mà theo tục truyền lại là hồ sen nơi Ngô
Quyền thường vui chơi tập trận thuở thiếu thời. Hiện nay, Đường Lâm có
khoảng trên 800 ngôi nhà, trong đó nhiều ngôi nhà có niên đại trên 100 năm
tuổi theo lối kiến trúc xây dựng bằng đá ong, bộ vì kiến trúc gỗ truyền thống
của người Việt. Song song với việc giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể, hàng
trăm năm nay người dân Đường Lâm đã bảo lưu được một khối lượng di sản
văn hóa phi vật thể rất đa dạng, phong phú. Đến Đường Lâm, du khách sẽ có
dịp được tiếp xúc với các chứng tích văn tự cổ ghi chép thần phả của làng, gia
phả các dòng họ, gia đình cùng với bia ký, hoành phi câu đối, các truyền
thuyết, cổ tích, ca dao, dân cư hết sức phong phú nói về mảnh đất, con người
Đường Lâm qua các thời kỳ lịch sử. May mắn hơn nếu đến đúng dịp, du khách sẽ
được tham dự các lễ hội đình, đền, chùa và hòa mình vào các hoạt động của mỗi
dòng họ, phường hội, phe giáp, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian,
các nghi lễ hội cá, tế gà, trò chơi bắt vịt, đánh đu, hát nhà trò, rước đền, cờ
người, chọi gà đậm chất văn hóa đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc

bộ. người
Đường Lâm qua các thời kỳ lịch sử. May mắn hơn nếu đến đúng dịp, du
khách sẽ được tham dự các lễ hội đình, đền, chùa và hòa mình vào các
hoạt

10

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
động của mỗi dòng họ, phường hội, phe giáp, các sinh hoạt văn hóa,
nghệ thuật dân gian, các nghi lễ hội cá, tế gà, trò chơi bắt vịt, đánh
đu, hát nhà trò, rước đền, cờ người, chọi gà đậm chất văn hóa
đại diện cho làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

c., Hà Nội – Mảnh đất văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều lễ hội
truyền thống dân tộc
11

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Bảng 1.2.1 :: Danh sách những lễ hội đặc sắc của Hà Nội
Lễ hội Ngày tổ chức Đặc trưng
Hội vật Mai Động, xã
Mai Động, Hai Bà
Trưng
4-6/1
Thờ bà Lê Chân và ông Tam
Trinh. Lễ diễn lại cuộc thi vật
để tuyển quân của bà Lê Chân,
chọi gà, cờ tướng
Hội Gò Đống Đa, Quận
Đống Đa

5/1
Kỉ niệm chiến thắng 20 vạn
quân Thanh của vua Quang
Trung năm 1789 ở Gò Đống
Đa có các cuộc thi đánh cờ
người, võ vật, chọi gà
Hội Gióng, Sóc Sơn 6/1
Thờ Thánh Gióng, thổ thần,
sơn thần. Mùng 6: lễ dâng
hương; mùng 7: lễ rước dân
hoa cướp lộc; mùng 8: chọi gà,
cờ tướng, đánh đàn hát ca trù.
Hội Chùa Hương, xã
Hương Sơn, Mỹ Đức
6/1 đến hết
tháng 3 âm
lịch
Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà
Quan Âm. Ngày 6 tháng giêng
là ngày khai hội, có tổ chức
múa rồng ở sân đền Trình, bơi
thuyền múa rồng trên dòng suối
Yến.
Hội chùa Láng, Láng
Thượng, Đống Đa
7/1
Thờ sư Từ Đạo Hạnh, tại lễ hội
có nhiều trò chơi độc đáo.
Hội Chùa Thầy, xã Sài
Sơn, Thanh Oai

5-7/3
Lễ hội tưởng nhớ đức thánh Từ
Đạo Hạnh người đã tu thành
chính quả tại Chùa Thầy.
Trong hội có lễ rước kiệu và
các trò vui dân gian như múa
rối nước, đấu vật
12

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Hội đền Chèm, xã Thụy
Phương, Từ Liêm
14/4
Theo truyền thống, hàng năm
đền Chèm mở lễ hội 3 ngày để
tưởng niệm Thành Hoàng Lý
Ông Trọng vào các ngày 14,15
và 16 tháng năm Âm lịch. Hội
đền Chèm là lễ hội lớn của
vùng Hà Nội xưa chỉ sau hội
Cổ Loa và hội Dóng với các lễ
rước nước bằng ba thuyền
rồng trên sông Hồng, rước mã,
lễ mộc dục (tắm tượng thánh),
rước văn, lễ cúng Phật và các
trò chơi dân gian: kéo co, thả
diều, thả chim bồ câu, thi bơi
trải của các làng trong vùng.


Hội chùa Láng, Láng
Thượng, Đống Đa
7/1
Thờ sư Từ Đạo Hạnh, tại lễ
hội có nhiều trò chơi độc đáo.
Hội Chùa Thầy, xã Sài
Sơn, Thanh Oai
5-7/3
Lễ hội tưởng nhớ đức thánh
Từ Đạo Hạnh người đã tu
thành chính quả tại Chùa
Thầy. Trong hội có lễ rước
kiệu và các trò vui dân gian
như múa rối nước, đấu vật
Hội Gía, xã Yên Sở,
Hoài Đức
10-26/3
Lễ hội để tưởng nhớ công lao
của Lý Phục Man một vị
tướng dưới thời Lý Nam Đế.
Trong hội có rước kiệu, thi võ,
đấu vật.
Hội Phù Đổng, Gia Lâm 9/4
Thờ Thánh Gióng. Chính hội
vào ngày 9/4 âm lịch hằng
năm. Trước đó ngày 6/4 là lễ
rước nước từ giếng trước đền
thờ Mẫu. Lễ tế có phường Ải
Lao múa hát thờ thần; diễn
trận tái hiện sự tích ông Gióng

đánh giặc Ân với các cuộc
múa cờ “ba ván thuận” và “ba
13

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
d. , Hà Nội với hàng trăm làng nghề đặc sắc, nổi tiếng trong và ngoài nước
Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong
phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo
thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những
con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số
đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi
Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề
danh tiếng khác. Theo con số cuối năm 2008, toàn Hà Nội có 1.264 làng
nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam ( Hà Nội đất
trăm nghề- An ninh thủ đô 11/9/2008)
• Làng nghề gốm sứ Bát Tràng :: Xã Bát Tràng là tên gọi cũ của làng
Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn
700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và
trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn
Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến
vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng).
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế
đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh
nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba
dạc lò". Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa
dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất
nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại
ấm chén, bát đĩa, lọ hoa kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách
điện và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài.

• Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn
Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng
nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước.
[1]
Lụa Vạn Phúc có nhiều
14

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may
trang phục cho triều đình. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ
được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước,
sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng
như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được
nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại,
xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
e, Hà Nội - Nét ẩm thực độc đáo và riêng biệt
Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà
Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác,
nhưng ẩm thực thành phố cũng nó những nét riêng biệt. Người Hà Nội có
truyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những
người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ
uống. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm
thực Hà Nội phong phú.
•Cốm làng Vòng :: Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà
ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó
có tên gọi là “Cốm làng Vòng”. Làng Vòng cách trung tâm Hà Nội về phía
Tây Bắc độ dăm cây số, gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở,
Vòng Trung nhưng chỉ có hải thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà thứ quả mộc mạc, giản dị và thanh khiết của
đồng quê nội cỏ Việt Nam lại cùng mùa thu Hà Nội đi vào thơ ca “Hà Nội

mùa thu , mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước
chân qua ”. Cốm là thức quà riêng biệt của một đất nước. Thức quà ấy mang
trong hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm
nông nghiệp.
•Nem Phùng :: Kẻ Phùng xưa - thị trấn Phùng hiện nay thuộc huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội từ lâu đã là địa danh nổi tiếng với rất nhiều
15

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
món ăn dân dã, nhưng được biết đến nhiều hơn cả vẫn là món nem Phùng với
câu ca dao thân thuộc:
“Nem Phùng ăn với lá sung.
Để người tứ xứ nhớ nhung nem Phùng”.
Với cách chế biến tỉ mỉ, được kết hợp bởi những nguyên liệu mộc mạc, giản
dị của làng quê Việt Nam, nem Phùng đã thực sự trở thành đặc sản ẩm thực
độc đáo của vùng đất ven đô Thăng Long-Hà Nội. Nói về đặc sản nem Phùng,
ông Trần Minh Nhương, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian thành phố Hà Nội,
nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Đan Phượng cho rằng: “Thật khó có
đặc sản ẩm thực nào lại có sức hấp dẫn, pha trộn hài hòa nhiều hương vị và
màu sắc như nem Phùng“.
16

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Phần 2:
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA TẠI HÀ NỘI
2.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Hà Nội
Là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa
dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch

nội địa và quốc tế, phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội có những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cần được các nhà quản lý nắm rõ
để đổi mới và phát huy những ưu nhược điểm.
2.1.1 Ma trận IFE
Các yếu tố
Trọng
số
Cho
điểm
Tổng
điểm
Cảnh quan đẹp và độc đáo 0,20 4,00 0,80
Nhiều lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc 0,10 1,00 0,10
Đa dạng làng nghề 0,10 1,00 0,10
Nghệ thuật ẩm thực phong phú hấp dẫn 0,10 1,00 0,10
Dịch vụ giải trí phù hợp với mọi lứa tuổi 0,05 2,00 0,10
Các dịch vụ như chụp ảnh, xích-lô, xe điện
có chất lượng cao
0,05 1,00 0,05
Hệ thống giao thông chưa thực sự tốt 0,15 3,00 0,45
Cơ sở vật chất hạ tầng nhiều nơi chưa
được hợp lý
0,10 2,00 0,20
Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên
chưa cao
0,05 1,00 0,05
Khả năng quảng bá của địa phương chưa
có quy mô lớn
0,10 1,00 0,10
Tổng điểm 1,00 2,05

17

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng

Tổng điểm là 2,05 chứng tỏ Hà Nội chưa khai thác hết những điểm mạnh của
mình đồng thời chưa khắc phục những điểm yếu đúng mức. => thể hiện cụ
thể hơn(phân tích)
2.1.2 Ma trận EFE
Các yếu tố
Trọng
số
Cho
điểm
Tổng
điểm
Du lịch đang ngày càng phát triển mạnh
mẽ ở Việt Nam
0,05 2,00 0,10
Hà Nội là nơi được đầu tư nhiều nhất cho 0,10 2,00 0,20
18

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
phát triển DLVH trên cả nước
DLVH là loại hình du lịch truyền thống
được nhiều khách du lịch quan tâm
0,10 1,00 0,10
Nhu cầu tìm hiểu văn hóa của người dân
không ngừng nâng cao
0,05 3,00 0,15
Việt Nam mới gia nhập WTO 0,10 1,00 0,10

Trình độ quản lý của các cấp địa phương
chưa tốt
0,20 3,00 0,60
Chất lượng quảng bá hình ảnh chưa cao
và rộng khắp
0,10 1,00 0,10
DLVH tại Hà Nội không đa dạng cách thức 0,10 1,00 0,10
Chủ trương, chính sách của nhà nước cho
phát triển DLVH ở Hà Nội chưa rõ ràng
0,20 2,00 0,40
Tổng điểm 1,00 1,85
Tổng điểm là 1,85 chứng tỏ khả năng nhận lấy cơ hội và đối phó với các
thách thức của Hà Nội vẫn còn chưa tốt. => thể hiện cụ thể hơn(phân tích)
2.2 Đánh giá điều kiện phát triển của Khu phố cổ Hà nội, một trong những
địa danh nổi tiếng của Hà nội
Bảng 2.2.1: Đánh giá các địa điểm nổi tiếng của phố cổ Hà Nội
Mức độ
Địa điểm
Rất thu hút Thu hút
Bình
thường
Chưa thu
hút
Hồ Gươm 60% 35% 5% 0%
Chùa Một Cột 30% 50% 20% 0%
19

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Chợ Đồng Xuân 45% 35% 20% 0%
Văn Miếu 55% 30% 15% 0%

Nhà Thờ Lớn 30% 35% 30% 5%
Du lịch văn hóa tại Phố cổ Hà Nội thực sự có rất nhiều địa danh nổi bật
và để lại ấn tượng trong lòng du khách nhưng theo kết quả điều tra thu thập
được khách du lịch đặc biệt ấn tượng với Hồ Gươm (với 60 % khách tham
quan cho rằng rất thu hút) và Văn Miếu Quốc Tử Giám (với 55% khách tham
quan cho rằng rất thu hút). Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Hà Nội,
vào đầu mùa hạ quang cảnh hồ giống như bức tranh đầy màu sắc và nên thơ,
xung quanh bờ là những cây bằng lăng tím xen giữa những cây phượng hoa
đỏ. Mùa thu Hồ Gươm đẹp với những rặng liễu rủ soi bóng nước hồ biếc xanh
màu ngọc lấp lánh ánh nắng vàng. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di
tích chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quý giá của Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung. Đây là một biểu tượng cho quá trình phát triển lịch sử, văn
hóa, giáo dục của dân tộc qua hàng thế kỷ và là một điểm đến nổi tiếng,
không thể thiếu trong chương trình khám phá và tìm hiểu Hà Nội.
20

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Hình 2.2.1 : Hồ Gươm buổi sáng sớm
(Nguồn )
Qua một số phiếu điều tra, phỏng vấn các du khách đều cho ý kiến khá
tốt về các dịch vụ tại phố cổ. Họ cảm thấy yêu thích nơi đây và nghĩ rằng đây
là con phố đặc biệt nhất họ từng biết. Đa số đều cho rằng đồ ăn rất ngon( 55%
nhận xét là hoàn hảo), từ đồ ăn truyền thống của Việt Nam đến đồ ăn của
những đất nước khác. Có nhiều người còn đặc biệt thích món phở của Hà Nội,
hay là những loại bánh bán gánh rong vỉa hè.
Điều họ sợ nhất ở phố cổ cũng như ở Việt Nam là tình trạng giao thông,
chỉ có 30% khách du lịch cho rằng tình trạng giao thông ở Phố Cổ Hà Nội là
tốt. Tắc đường và bụi bặm làm cho khách du lịch ngại khám phá tìm hiểu
điểm du lịch. Họ thấy đường ở phố cổ lộn xộn và thật khó nhớ tên đường.
Những người khách cảm thấy sợ hãi bất cứ khi nào họ lạc vào khu phổ cố với

những cái tên tương tự nhau, những vỉa hè đầy quán hàng ăn và những con
đường chật cứng phương tiện giao thông.
21

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
Bảng 2.2.2: Đánh giá sức hấp dẫn của Phố cổ Hà Nội
Hình 2.2.2: Giao thông tắc nghẽn giờ tan tầm tại phố Hàng Bông
Mức Độ
Vấn Đề
Rất tốt
(%)
Tốt
(%)
Bình
thường
(%)
Kém
(%)
Cảnh quan 30% 45% 25% 0%
Lễ hội
55%
30% 15% 0%
Làng nghề 20% 35% 30% 15%
Ẩm thực
55%
30% 25% 0%
Giải trí ( xem phim,
công viên…)
20%
55% 25% 0%

Sự hiểu biết của
hướng dẫn viên
5% 60% 30% 5%
Các vấn đề khác (giao
thông, CSVC )
0%
30% 40% 30%
22

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
(Nguồn )
Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị minh chứng cho lịch sử hình thành và
phát triển của Thủ đô Hà Nội. Tổ chức không gian khu phố cổ Hà Nội được
phân chia theo dạng bàn cờ, với những thửa đất dài và hẹp, ngôi nhà ống có
nhiều lớp thấp tầng với mái ngói lô xô. Cho đến hôm nay phố cổ Hà Nội còn
lưu giữ nhiều di sản vật thể và phi vật thể hết sức quý giá, đó là những con
phố được bắt đầu bằng chữ “Hàng”, những ngôi nhà cổ, các di tích, danh
thắng ghi đậm dấu ấn về sự hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà Nội
như đền Bạch Mã, nhà 48 Hàng Ngang, nhà cổ 87 Mã Mây, Ô Quan Chưởng,
đình Kim Ngân… Kể từ năm 2004, khi phố cổ Hà Nội được xếp hạng là khu
di tích lịch sử quốc gia, nhiều công trình kiến trúc, đình, đền, nhà cổ được đầu
tư tôn tạo đã góp phần tạo nên diện mạo mới nhưng vẫn bảo tồn được những
nét đẹp truyền thống. Không chỉ có vậy, khi đến đây du khách còn được
thưởng thức nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội, cùng tìm hiểu, khám phá về nét
đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người Tràng An qua các hoạt động:
thưởng thức trà Việt, thưởng thức ca trù, nghe giới thiệu về tranh dân gian
Hàng Trống, Đông Hồ, tìm hiểu về không gian, kiến trúc ngôi nhà cổ, nghề
dệt lụa tại 38 Hàng Đào. Theo thống kê của Sở VHTTDL Hà Nội, trong năm
2010 Hà Nội tổ chức Đại lễ, chỉ tính riêng khu vực phố cổ đã có hàng vạn
lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Bên cạnh sự hấp dẫn, phố cổ còn có những điều chưa thực sự làm hài
lòng du khách. Điều đáng quan tâm đối với du khách là tình trạng giao thông
ở khu vực này. Nhiều khách nước ngoài cho rằng đến Hà Nội họ thích nhất
tham quan phố cổ với nét đẹp cổ kính và sự sầm uất, tấp nập rất đặc trưng,
nhưng điều làm họ sợ nhất là mỗi khi sang đường tại khu vực này do mật độ
người tham gia giao thông là rất lớn . Không chỉ có vậy, trong khu vực phố cổ
các phương tiện ô tô, xe máy mặc dù có sắp xếp nhưng lấn chiếm hết vỉa hè
23

GVHD: Th.S Phùng Thúy Hằng
khiến cho du khách phải đi bộ dưới lòng đường. Bên cạnh đó, việc dừng đón
trả khách bừa bãi của các phương tiện xích lô, xe ôm, thậm chí cả xe du lịch
trong phố cổ và ở những điểm tập trung đông du khách như: Cổng đền Ngọc
Sơn, Nhà hát múa rối nước Thăng Long, Hàng Đào, Mã Mây đã góp phần
tạo cho giao thông khu vực này thêm lộn xộn.
Bảng 2.2.3: Bảng đánh giá chất lượng các dịch vụ phục vụ khách tham
gia Du Lịch Văn Hóa tại Phố Cổ Hà Nội
Mức
độ
Dịch vụ
Rất tốt Tốt Bình thường Kém
Chụp ảnh
45% 30% 25% 0%
Xích lô
55% 30% 15% 0%
Xe điện
60% 35% 5% 0%
Hướng dẫn
30% 35% 35% 0%
Mua sắm

40% 45% 15% 0%
Hà Nội, nơi được coi là chốn hào hoa, thanh lịch, nơi có chiều sâu văn
hóa lịch sử thì chiếc xích lô được coi là nét rất riêng, bởi nó gắn với văn hóa,
gắn với lịch sử của mảnh đất ngàn năm và vì thế trong một góc của hình ảnh
Hà Nội có một phần dành cho chiếc xích lô. Theo phiếu điều tra thu thập
được có đến 55% du khách cho rằng dịch vụ xích lô nơi phố cổ là rất tốt. Đi
dạo bằng xích lô là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội. Chúng ta
nên gìn giữ và phát triển hoạt động này theo nề nếp để tạo ấn tượng tốt cho du
khách, như một đặc trưng riêng mà không Thủ đô nước nào có được. Điều đó
sẽ góp phần tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho du lịch Việt Nam. . Xích lô đã là
một thành viên không thể thiếu của Thủ đô Hà Nội, là một phần quan trọng
24

×