Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.56 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA DU LỊCH
NGUYỄN VĂN CẦN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề Tài: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc
Gia Xuân Thủy
Chuyên ngành: Việt Nam Học
Người thực hiện: Nguyễn Văn Cần
Lớp: Quản Trị Du Lịch B – K11
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thúy Hằng
Hải Phòng, ngày 08 tháng 08 năm 2013
1
Lời cảm ơn
Qua đợt thực tập em xin chân thành cảm ơn sự tổ chức, sắp xếp và quan
tâm của ban lãnh đạo Khoa Du Lịch – Trường Đại Học Hải Phòng đã giúp
chúng em có một đợt thực tập bổ ích và thiệt thực. Đã giúp chúng em có cơ
hội được thực sử dụng các kiến thức được đào tạo trong nhưng năm qua đưa
vào sử dụng thực tế, tăng thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm bổ ích làm
tiền đề cho việc phát triển công việc sau này. Đặc biệt sự tổ chức khoa học
trong công tác huấn luyện, trao đổi và sắp xếp Giảng viên hướng dẫn đẫ giúp
cho chúng em dễ dàng tiếp cận thực tế và cách đến làm việc ở đơn vị thực tập.
Em cũng rất cám ơn sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo cũng như các nhân
viên của đang làm việc tại VQG Xuân Thủy. Đã nhiệt tình đón tiếp giúp đỡ
và hướng dẫn em trong quá trình học tập, cách làm việc thực tế, cách tìm hiểu
các tư liệu cũng nhưng tổ chức cho chúng em được xuống khảo sát thực tế rõ
nhất. Trong quá trình thực tập còn nhận được sự chỉ dạy cặn kẽ cùng như
truyền tải các kinh nghiệm trong công việc của chị Trần Thị Trang trong
phòng du lịch và còn tạo cơ hội để chúng em được trực tiếp tiếp xúc, làm việc
với các đoàn khách nước ngoài và nội địa đến với VQG Xuân Thủy. Đây sẽ là
những kiến thức cần thiết và giúp ích cho em rất nhiều thu được sau đợt thực
tập.


Bên cạnh đó, em cũng chân thành cảm ơn sự đồng hành của Giảng Viên
Hướng dẫn là Cô Bùi Thúy Hằng đã luôn giúp đỡ trong việc hướng dẫn thực
tập, giải quyết báo cáo, thắc mắc khi chúng em cần và nhất là định hướng cho
đề tài mà chúng em sẽ chọn để báo cáo. Cô cũng luôn tạo điều kiện cho chúng
em bằng việc cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo để công việc thực tập
cũng như quá trình làm báo cáo được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
2
Mục Lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5. Ý nghĩa của đề tài
6. Kết cấu đề tài
Nội Dung
Chương 1: Khái quát về đơn vị thực tập và nhật kí thực tập
1.1. Khái quát về ban quản lí vườn quốc gia xuân thủy
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1.1.4. Tình hình hoạt động trong 3 -5 năm vừa qua
1.1.5. Chiến lược phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
1.1.5.1. Tính toàn diện
1.1.5.2. Tính trọng tâm trọng điểm
1.1.5.3. Về không gian và thời gian
1.2. Nhật ký thực tập ( 01/07 đến ngày 30/07/2013 )
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG
XuânThủy

2.1. Tình hình chung
2.2.Tiềm năng phát triển du lịch của VQG Xuân Thủy
2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.3. Điều kiện, dịch vụ và cơ sở vật chất kĩ thuật
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
2.2.3.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống
3
2.2.3.3. Hệ thống giao thông
2.2.4. Các tuyến du lịch
2.2.4.1. Tuyến du thuyền cửa sông.
2.2.4.2. Tuyến xem chim
2.2.4.3. Tuyến điền dã.
2.2.4.4. Tuyến du khảo đồng quê.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại VQG Xuân Thủy
2.3.1. Hiện trạng khách du lịch
2.3.1.1. Khách du lịch quốc tế
2.3.1.2. Khách du lịch nội địa
2.3.2 Những ưu điểm.
2.3.3. Hạn chế
Chương 3. Giải pháp phát tiển du lịch bền vững ở VQG Xuân Thủy
3.1. Các định hướng phát triển du lịch VQG Xuân Thủy
3.2. Dự báo về phát triển Du Lịch Sinh Thái và nghiên cứu khoa học giáo
dục môi trường
3.3. Đề xuất một số định hướng cho phát triển du lịch bền vững tại VQG
Xuân Thủy
3.3.1. Bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên
3.3.1.1 Bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên ở VQG Xuân Thủy, xây dựng
và thực thi phương án bảo vệ đa dạng sinh học
3.3.1.2. Quản lí bền vững nguồn lợi thủy sản trong VQG. Tạo điều kiện để

nhân dân địa phương tham gia tích cực vào việc quản lí Nguồn Lợi Thủy Sản
khu vực
3.3.1.3 Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lí điều tiết chế độ
thủy văn
3.3.1.4 Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của VQG để phục vụ cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng
3.3.1.5 Xây dựng các chương trình nghiên cứu và giám sát môi trường, đa
dạng sinh học. Đào tạo đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ
4
3.3.2. Xây dựng và phát triển mô hình Du Lịch Sinh Thái
3.3.2.1 . Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình Du Lịch Sinh Thái
3.3.2.2 Đào tạo về tổ chức
3.3.2.3. Đào tạo về nguồn nhân lực
3.3.2.4. Đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng
3.3.2.5. Quản lý khu du lịch bền vững.
3.3.2.6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
3.3.3 Các giaỉ pháp bổ sung
3.3.3.1 Chính sách về đất đai
3.3.3.2 Chính sách bảo vệ an ninh quốc phòng
3.3.3.3 Giải pháp huy động vốn đâu tư quy hoạch:
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Mục lục phải có số trang chứ em
5
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không
khói, một ngành kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Cuộc sống con
người ngày càng phát triển, nhu cầu được hưởng các dịch vụ du lịch ngày

càng tăng lên, vì vậy du lịch đã và đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu
quả cao và thân thiện với môi trường. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác
định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” và đề ra mục tiêu
“phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ I, 2001) và “phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp
phần thực hiện công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước” . Nam định là một tỉnh
có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt có Vườn Quốc gia Xuân Thủy là
một địa điểm được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết tới. Trong
chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã định hướng “Phát triển nhanh du
lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường đầu tư phát triển du
lịch, mở thêm các tour du lịch trong và ngoài nước. Coi trọng công tác đào tạo
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, tăng cường
giữ gìn trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh đó hiệu quả
của việc khai thác du lịch còn rất hạn chế và còn nhiều mặt yếu kém. Đó là cơ
sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lượng khách du lịch chưa cao, chiến lược phát
triển chưa có tầm nhìn xa.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “ Đánh giá phát triển du lịch bền
vững ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy ( Nam Định )” làm nội dung nghiên
cứu cho báo cáo thực tập của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích đề tài của em nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát
triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Trên cơ sở lí luận và
6
thực tiễn đó báo cáo đưa ra các đánh giá, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
hơn nữa việc phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới để đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện
các nhiệm vụ cơ bản sau đây.
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển du lịch theo hướng

bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy – Nam Định
+ Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011.
- Tình hình nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài chủ yếu năm trong phạm vi
của các cán bộ nhân viên của Ban quản lí Vườn Quốc Gia như:
+ Báo cáo thực trạng phát triển du lịch – tác giả Trần thị Trang và Nguyễn
Viết Cách.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích
vấn đề một cách khoa học, khách quan.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài này đã đánh giá được thực trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc Gia
7
- Quá quá trình nghiên cứu, đề tài thấy được những ưu điểm cần phát huy
cũng như những tồn tại còn mắc phải trong quá trình phát triển du lịch ở
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy.
- Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra giải pháp để phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn Vườn Quốc Gia Xuân Thủy nói riêng và
của tỉnh nói chung.

- Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
nghiên cứu vấn đề này.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về đơn vị thực tập và nhật kí thực tập
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG Xuân
thủy trong thời gian từ 2007 đến nay
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQG Xuân Thủy
8
Nội Dung
Chương 1: Khái quát về đơn vị thực tập và nhật kí thực tập
1.1. Khái quát về ban quản lí vườn quốc gia xuân thủy
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1995, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp &PTNT) phê duyệt
Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân
Thuỷ; để sau đó UBND tỉnh Nam Hà quyết định thành lập Ban quản lý Khu
bảo tồn thiên nhiên trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Nam Hà. UBND tỉnh
Nam Định đã thành lập ban quản lý khu bảo tồn vào ngày 01/10/1995. Sau
đó, các hạng mục quản lý đã được chỉnh sửa, nâng cấp từ khu bảo tồn thiên
nhiên lên VQG theo Quyết định Số 01/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
2/01/2003. Hiện tại, VQG Xuân Thuỷ thuộc sự quản lý của UBND tỉnh
Nam Định. Ngày 20/10/2003, bản kế hoạchđầu tư mới cho VQG đã được
UBND tỉnh Nam Định phê duyệt theo Quyết đinh số 2669/QĐ-UB. Ban quản
lý VQG hiện có 6 cán bộ, một trụ sở và thuộc sự quản lý của Sở NN&PTNT
NamĐịnh (Nguyễn Viết Cách, Giám đốc VQG Xuân Thuỷ 2003 đến nay).
1.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Chức năng hoạt động của vườn quốc gia Xuân Thuỷ là:
- Bảo tồn đa dạng sinh học (các loài chim di cư,sinh vật biển,…)
- Trồng rừng, cải tạo đất và phòng hộ bờ biển,bảo vệ rừng.

- Quản lý việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Phát triển du lịch nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương
Đào tạo cán bộ bảo vệ rừng và giáo dục ý thức bảo tồn, phát triển tài
nguyên sinh học cho cộng đồng dân cư
Nghiên cứu các loài chim và các loài sinh vật biển.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
- Đứng đầu vườn quốc gia là giám đốc vườn quốc gia: là người đại diện
cho VQG và của nhà nước do chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm su đó có tham
khảo ý kiến của các nghành chức năng hữu quan. Giám đốc VQG có nhiệm
vụ tuân thủ các nhiệm vụ của nhà nước trong mối quan hệ với tổ chức Đảng,
9
đoàn thể và tuân thủ các chương trình hoạt động của VQG. Giám đốc có
quyền tổ chức hoặc giải tán một số bộ phận trực thuộc của đơn vị mình quản
lí.
- VQG có từ 1-2 phó giám đốc có khả năng thay mặt giám đốc thực hiệ một
số nhiệm vụ chuyên môn do giám đốc giao.
- Các bộ phận khác của VQG bao gồm: Phòng kinh tế tổng hợp, phòng khoa
học kĩ thuật, phòng quản lí bảo vệ, phòng du lịch
1.1.4. Tình hình hoạt động trong 3 -5 năm vừa qua
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước như:Trung tâm nghiên cứu
rừng ngập mặn(CRES),hiệp hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên(VNPPA),tổ chức bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
đặc biệt(Ramsar),tổ chức bảo tồn và phát triển cộng đồng,liên minh bảo tồn
thiên nhiên quốc tế(IUCN),rừng ngập mặn cho tương lai(MFF),…Để nghiên
cứu bảo tồn đa dạng sinh vât.
- Hợp tác và giúp đỡ sinh viên nước ngoài(Hà Lan,Thuỵ Điển,Anh,Pháp,…)
đến học tập,nghiên cứu.
- Tổ chức các buổi vệ sinh môi trường do Ban quản lí VQGXT phối hợp với
huyện đoàn giao thuỷ cùng các tổ chức sinh viên trong nước và quốc tế tham
gia.

Ban quản lí
vườn quốc gia
xuân thủy
Phòng tổng
hợp
Phòng khoa
học kĩ thuật
Phòng bảo vệPhòng du lịch
Kế toán Tài vụ
Hướng dẫn
viên du lịch
10
- Tham gia nhiều hội thảo khoa học như: Hội nghị Toàn cầu lần thứ hai về
Nông nghiệp, An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu, hội thảo kỷ niệm 40
năm ra đời Công ước di sản thế giới,Hội nghị tham vấn xây dựng Quy chế
quản lý Khu DTSQ Châu thổ Sông Hồng, Hội tháo tham vấn kết quả ban đầu
về chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi trồng thuỷ sản, hội thảo tập
huấn “Thích ứng với Biến đổi khí hậu trong khu dự trữ sinh quyển”,kỷ niệm
53 năm thành lập Ngành du lịch và 2 năm Hiệp hội du lịch tỉnh Nam Định
- Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng ở VQG
Xuân Thuỷ,đặc biệt là xã Giao Xuân đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp và thu
hút được sự tham gia của khách du lịch.
1.1.5. Chiến lược phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
1.1.5.1. Tính toàn diện
Quy hoạch quản lí bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thủy phải đạt yêu cầu
toàn diện, Trên cơ sở tiếp cận phương pháp quản lí mới : Quản lí tổng hợp,
nhằm sử dụng không khéo và bền vững tài nguyên đất ngập nước. Giải quyết
hài hòa các mối quan hệ về lợi ích giữa các bên liên quan, đồng thời giảm
thiểu các rủi do không lường hết và các yếu tố phát sinh. Làm sao cho các
nghành ở trên cùng một địa bàn quản lí cùng phát triển mà không triệt tiêu lẫn

nhau. Quy cách phải bao quát được toàn diện các lĩnh vực liên quan đến bảo
tồn và phat triển VQG để phát huy hết những mặt mạnh của hệ sinh thái đa
dạng và trù phú này thỏa mãn mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.5.2. Tính trọng tâm trọng điểm
Tất cả các dự án đầu tư cho khu vực VQG xuân Thủy đều phải nhằm đền
mục đích bảo tồn tốt vùng lõi của VQG. Vì nó đóng vai trò trung tâm, định
hướng cho các hoạt động khác. Nếu bảo vệ tốt vùng lõi của VQG sẽ là đảm
vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của toàn khu vực. Từ đó có thể xay
dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng về sử
dụng tài nguyên – môi trường cho đời sống hiện tại và lợi ích chính đáng của
các thế hệ tương lai. NHư vậy, trước tiên phải tăng cường nhân lực cho ban
quản lí VQG. Sau đó nâng cao nhân thức và hỗ trợ cho cộng đồng dân vùng
11
đệm để họ có được các sinh kế hiệu quả và thân thiện với môi trường. Sau
cùng là phát triển mô hình du lịch sinh thái nhằm phát huy hết những ưu thế
tuyệt vời của VQG.
1.1.5.3. Về không gian và thời gian
- Không gian của quy hoạch được xác định bao gồm toàn bộ vùng lõi và
vùng đệm của VQG. Về lâu dài ( theo tiêu trí của khu dự trữ sinh quyển thế
giới, mà VQG đang đóng vai trò là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của
khu dự trữ sinh quyển ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng mới được
UNESCO công nhận tháng 10/2004 ) cần phải tính đến vùng chuyển tiếp ,
bao gồm các xã có giáp giới với vùng đệm của VQG.
- Về thời gian : Luân kì của quy hoạch được xác định từ 2004 – 2020. Trong
đó được chia ra các giai đoạn cụ thể gồm :
+ Giai đoạn 1( là giai đoạn khởi động ) từ : 2002 - 2007
+ Giai đoạn 2 ( là giai đoạn định hình ) từ : 2008 – 2010
+ Giai đoạn 3 ( là giai đoạn phát triển ) từ : 2011 – 2020
1.2. Nhật ký thực tập ( từ ngày 01/07 đến ngày 30/07/2013 )
Tuần 1:

Thứ Công việc
2 Làm quen với cơ sở thực tập
3 Thăm bảo tàng VQG Xuân Thuỷ
4 Làm quen sinh viên nước ngoài đến nghiên cứu,đi thăm
khu nuôi trồng thuỷ sản.
5 Đi ra rừng thăm chim cùng với HDV điểm,thăm quan cồn
Lu,cồn Ngạn.
6 Tìm hiểu tài liệu tại trụ sở VQG Xuân Thuỷ
Tuần 2:
Thứ Công việc
2 Ra thăm quan ngọn hải đăng,đài xem chim,tới thăm đồn
biên phòng 84.
3 Đi thực tế thăm quan cách làm du lịch cộng đồng tại xã
Giao Xuân.
4 Tham gia chiến dịch làm sạch môi trường do đoàn xã Giao
12
Xuân tổ chức cùng với đoàn sinh viên nước ngoài.
5 Tham gia chiến dịch làm sạch môi trường do đoàn xã Giao
Xuân tổ chức cùng với đoàn sinh viên nước ngoài.
6 Tìm hiểu tài liệu du lịch tại xã Giao Xuân.
Tuần 3:
Thứ Công việc
2 Giúp sắp xếp dọn dẹp lại khu bảo tàng
3 Tham gia phát tờ rơi tuyên truyền môi trường tại xã Giao
Thiện
4 Giao lưu văn nghệ tuyên truyền bảo vệ môi trường tại
VQG
5 Nghiên cứu tài liệu tại phòng du lịch của VQG
6 Tham gia trồng rừng ngập mặn
Tuần 4:

Thứ Công việc
2 Đọc tài liệu,tham gia đêm giao lưu văn nghệ giữa sinh viên
nước ngoài với người dân địa phương tại xã Giao Xuân.
3 Thăm quan khu nuôi trồng ngao,xem cách khai thác ngao
của người dân địa phương.
4 Thăm bãi thuyền,bãi cá và thăm quan khu làm mắm tại xã
Giao hải.
5 Thăm quan nhà thờ Sa Nam,nhà thờ Phú Thọ,chùa Giao
Thiện.
6 Thăm trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn,thăm mô hình
du lịch sinh thái tại xã Giao Xuân.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG
Xuân Thủy
2.1. Tình hình chung
Trong những năm qua, hoạt động quản lý tài nguyên và phát triển du lịch
sinh thái tại VQG Xuân Thuỷ có những chuyển biển rõ rệt. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên được quản lý và bảo vệ tốt, số lượng khách du lịch có xu hướng
tăng và đang chuyển dần sang hình thức du lịch sinh thái. Đặc biệt, năm 2008
là năm VQG Xuân Thuỷ chính thức ra mắt là vùng lõi của khu dự trữ sinh
13
quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận vào năm
2004 và tổ chức thành công hội nghị thường niên của khu dự trữ sinh quyển.
Chính điều đó đã mở ra nhiều cơ hội và vị thế mới cho sự phát triển của VQG
Xuân Thuỷ, theo đó hoạt động du lịch sinh thái cũng phát triển hơn. Tuy
nhiên, để thu hút ngày càng đông lượng khách đến tham quan, VQG Xuân
Thuỷ cần có các giải pháp thích hợp để phát huy hơn nữa tiềm năng sẵn có
của mình.
2.2.Tiềm năng phát triển du lịch của VQG Xuân Thủy
2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên
Hệ sinh thái đất ngập nước ở VQG Xuân Thuỷ đạt được ba điều nhất đó là:

“Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất đồng thời cũng là hệ
sinh thái nhạy cảm nhất”. Khu RAMSAR Xuân Thuỷ có hệ thực vật khá
phong phú đa dạng. Từ kết quả điều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài
thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện
sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3000ha và
gần 100ha rừng phi lao chạy dọc trên các giồng cát ở đảo Cồn Lu. Có nhiều
loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặnnhư cây trang
(Kandelia candel), sú (Aegicenia lannata), bần (Sonneratia caseolairis), mắm
(Avicennia lanata), cóc kèn (Derris trifoliata) Hệ sinh thái rừng ở VQG
Xuân Thuỷ là những sinh cảnh đặc trưng cho kiểu rừng ngập mặn ở ven biển
Bắc Bộ Việt Nam, đó là hệ sinh thái cửa sông ven biển. Điều này cũng tạo ra
một tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Tiêu biểu nhất cho Xuân
Thuỷ là khu hệ chim. Từ VQG Xuân Thuỷ đã ghi nhận trên 220 loài chim,
trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài chim nước và có tới 09 loài nằm trong
sách đỏ quốc tế. đó là: Cò thìa (Platalea minor), Rẽ mỏ thìa (Eurynorynchus
pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipanmatus), Choắt đầu
đốm (Tringastagnatinis), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te vàng
(Vavielluscinereus), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer), Mòng bể mỏ ngắn
(Larussaundersi). Bồ nông (Penecanus Philippen sis). Số lượng chim lúc đông
đúc lên tới 30-40 ngàn cá thể; ở Việt nam hiện nay hầu như chỉ có thể dễ dàng
14
bắt gặp Cò thìa và Rẽ mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ (có thời điểm số lượng cá
thể Cò thìa ở đây đã chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới).
Hàng năm, cứ đến dịp đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm
sau, vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ
ngơi, trú đông, kiếm mồi tích luỹ năng lượng cho cuộc hành trình dài từ
Xibêri, Trung Quốc, Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại.
Vào thời điểm đông nhất, có từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng chân
nghỉ ngơi, trú đông (Nguyễn Huy Thắng,1999). Những đàn chim rợp trời kết
hợp với sinh cảnh rừng ngập mặn bao la giao hoà với biển đã và đang thu hút

sự quan tâm rất lớn của các nhà điểu học cũng như du khách trong nước và
quốc tế. Là vùng đất ngập nước, tính đa dạng của Xuân Thuỷ còn được nhân
lên bởi sự tham gia của các loài động thực vật thuỷ sinh (500 loài), tiêu biểu
là các loài thuỷ hải sản. Những mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản mang đậm
nhân văn ở khu vực vừa mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương
đồng thời là những điểm tham quan thú vị đối với du khách.
Về thú có trên một chục loài thú, trong đó có 3 loài quý hiếm là: Rái cá
(Lura lutru), Cá heo (Lipotes vixillifer), Cá đầu ông sư (Neophocaera
phocaennoides).
2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn
Khu vực VQG Xuân Thuỷ là vùng đất mới với lịch sử của quá trình lấn
biển mở mang bờ cõi, mang những sắc thái riêng đã tạo lên sự hấp dẫn đối
với du khách. Trước hết là kiến trúc nhà ở (nhà bổi), nhà thờ Thiên chúa giáo
và chùa chiền mang nhiều dáng dấp dân gian được xây dựng trên những làng
quê thanh bình trù phú phù hợp với khí hậu vùng ven biển vẫn còn được bảo
tồn và lưu giữ. Những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của nền văn
minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu
vật… trong các lễ hội cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn
kết mọi người với nhau trong mối quan hệ mật thiết “tình làng nghĩa xóm”.
Sống ở miền quê được thiên nhiên ưu đãi, người dân miền biển cũng chất
phác, nhân hậu, cởi mở và mến khách.
15
2.2.3. Điều kiện, dịch vụ và cơ sở vật chất kĩ thuật
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
Hiện nay VQG Xuân Thuỷ đã có cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến
tham quan. Với 04 phòng đôi và 02 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy
đủ. Ngoài những trang thiết bị cơ bản như: giường ngủ, chăn ga, gối, đệm, tủ,
bàn làm việc… còn có Tivi, Điều hoà nhiệt độ, nước nóng. Còn lại là những
phòng nghỉ trung bình (dùng chung công trình phụ). Hệ thống phòng nghỉ tại
VQG Xuân Thuỷ có thể phục vụ được khoảng 20-30 khách/ đêm. Điều thú vị

nữa là: trong chuyến tham quan VQG Xuân Thuỷ, du khách có thể nghỉ tại
nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê.
Tại xã Giao Xuân có 07-12 phòng nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo
có thể phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 16 khách và cao nhất là 30 khách.
Những người dân tham gia phục vụ khách du lịch đã được tham gia những
khoá tập huấn về nghiệp vụ du lịch, có khả năng đón tiếp khách chu đáo.
2.2.3.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống
Đến tham quan VQG Xuân Thuỷ, du khách có cơ hội được thưởng thức
những món ăn mang đậm hương vị biển. Đó là những món ăn được chế biến
từ những loại thuỷ hải sản do người dân địa phương khai thác được trong khu
vực VQG như: tôm, cua, cá, ngao, mực … Món ăn không chỉ ngon, rẻ, đảm
bảo vệ sinh mà cách trang trí cũng hết sức được chú trọng. Tại VQG đã có
một phòng ăn rộng, có thể phục vụ được nhiều thực khách trong cùng một
thời điểm. Hơn thế nữa, du khách còn có thể được thưởng thức các món ăn
được chế biến từ các sản phẩm do chính VQG phối hợp với Viện Tài nguyên
duyên hải Á Châu (CORIN- Asia) tại Việt Nam hỗ trợ cộng đồng, như: các
món ăn chế biến từ nấm tươi hay khô (Sản phẩm của Dự án phát triển sinh kế
trồng nấm); mật ong (sản phẩm của Dự án hỗ trợ nghề nuôi ong), các loại hoa
quả như: nhã trái mùa, vải muộn, thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, (sản phẩm
của Dự án hỗ trợ phát triển VAC)
2.2.3.3. Hệ thống giao thông
- Giao thông đường bộ
16
Giao thông từ tất cả các nơi tới VQG khá thuận lợi. Khoảng cách từ trung
tâm Hà Nội tới Vườn khoảng 150km, thời gian đi mất khoảng 3 giờ. Tuy
nhiên từ ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG thì đường rất xấu, chỉ
có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 04km là con đường giao thông huyết
mạch của Ban quản lý VQG. Con đường này đã và sẽ được cải tạo nâng cấp.
Xe ôtô nhỏ (tối đa 7 chỗ ngồi) có thể lưu thông trên con đường này. Đây cũng
là con đường độc đạo mà cộng đồng sử dụng

- Giao thông đường thuỷ
Có thể nói giao thông đường thuỷ trong vùng cũng khá thuận tiện, từ Hà
Nội du khách có thể đi tàu xuống VQG. Trong VQG có sông Vọp, sông Trà
và nhiều sông kênh nhỏ, du khách có thể đi thuyền nhỏ len theo các dòng
chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu
vực còn rừng ngập mặn tốt nhất vùng châu thổ sông Hồng.
2.2.4. Các tuyến du lịch
2.2.4.1. Tuyến du thuyền cửa sông.
Tuyến này dành cho du khách muốn tìm hiểu khái quát về VQG Xuân
Thuỷ. Xuất phát từ trụ sở VQG XuânThuỷ đi dọc sông Vọp ra cửa Ba Lạt
(cửa sông Hồng). Du khách có thể ghé thăm ngọn Hải Đăng (Tiền Hải - Thái
Bình), đài quan sát Cồn Ngạn và thăm Cồn Xanh - một đảo cát pha mới bồi.
Sau đó du khách nghỉ trưa, thăm thú đảo Cồn Lu và quay về thăm các cánh
rừng ngập mặn ở cửa sông. Nếu may Nếu may mắn du khách có thể được
ngắm nhìn những đàn chim di trú đang bình thản kiếm mồi ở đầu sông Trà.
2.2.4.2. Tuyến xem chim.
Tuyến này dành cho du khách có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát
chim muông và chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất
ngập nước cửa sông ven biển. Xuất phát từ Văn phòng VQG du khách đi
thuyền hoặc canô theo sông Vọp đến Cồn Ngạn, cuối Cồn Lu. Đây là vùng
chim quan trọng của VQG – là nơi trú ngụ của các loài chim nước quý hiếm.
Đây cũng là khu vực người dân địa phương nuôi vây ngao quảng canh khá
hùng vĩ. Du khách có thể tiếp tục đi dọc theo các giông cát ở má ngoài Cồn
17
Lu để quan sát rừng phi lao, xem các loài chim rừng và chim ven biển sau đó
quay về trụ sở VQG.
2.2.4.3. Tuyến điền dã.
Du khách đi bộ qua các sinh cảnh tự nhiên gồm các cánh rừng và các đầm
tôm (mô hình kinh tế - sinh thái của người dân địa phương). Du khách có thể
ghé thăm các đầm tôm, xem tập quán canh tác theo phương thức quảng canh

cải tiến của các chủ đầm tôm, đồng thời có thể quan sát các loài chim hoang
dã kiếm mồi và nghỉ.
2.2.4.4. Tuyến du khảo đồng quê.
Tuyến này áp dụng cho du khách có nguyện vọng khám phá đới sống của
người dân địa phương. dọc theo các giông cát ở má ngoài Cồn Lu để quan sát
rừng phi lao, xem các loài chim rừng và chim ven biển sau đó quay về trụ sở
VQG. khám phá cuộc sống của người dân địa phương ngơi tại khu vực. Vào
mùa chim di trú, du khách dễ dàng bắt gặp Cò thìa và nhiều loài chim nước
khác đang chung sống rất tự nhiên với con người trong các đầm tôm của
người dân địa phương. Xuất phát từ trụ sở VQG Xuân Thuỷ đi qua các làng
mới Tân Hồng và Điện Biên. Du khách tiếp tục khám phá đời sống tấp lập
của các ngư dân Bến cá Giao Hải, thăm làng dệt lưới, làm nước mắm và chợ
quê. Trên đường trục chạy dọc trung tâm các xã vùng đệm, du khách có thể
ghé thăm các công trình kiến trúc độc đáo như: Nhà Bổi, chùa chiền, Nhà thờ
công giáo…Nếu may mắn gặp dịp lễ hội, du khách có thể chiêm ngưỡng các
nét văn hoá dân gian thú vị và đặc sắc (hát chầu văn, bơi chải ) của một vùng
quê giàu đẹp và yên bình. Với nguồn tài nguyên phong phú, các tuyến du lịch
hấp dẫn, Xuân Thuỷ là nơi lý tưởng để thu hút khách du lịch trong tương lai
không xa.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại VQG Xuân Thủy
2.3.1. Hiện trạng khách du lịch
2.3.1.1. Khách du lịch quốc tế
Năm 2007 2008 2009
Lượt khách 219 183 196
18
Bảng 1. Bảng thống kê số lượng khách quốc tế tới thăm VQG Xuân Thủy
qua các năm 2007-2009
Qua Bảng 1, có thể thấy số lượng khách quốc tế đến Xuân Thuỷ có xu
hướng giảm, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế.
Hàng năm, tại Xuân Thuỷ trung bình có khoảng 30-40 đoàn khách du lịch đến

từ 30 quốc tịch khác nhau, đông nhất vẫn là khách đến từ nước Anh, chiếm
gần 30% tổng số khách đến VQG Xuân Thuỷ trong 03 năm, tiếp theo là Mỹ,
Nhật, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch… Đặc biệt trong vài năm gần đây số lượng
khách Đông Nam Á tăng lên đáng kể. Những năm trước, phần lớn du khách là
những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim, rừng ngập mặn và thuỷ
sinh) nhưng hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, lượng khách đến VQG để
quan sát chim chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%). Khách thường đến vào mùa
chim di trú (tháng 9, 10 năm trước – tháng 3, 4 năm sau), theo thông tin trên
mạng Internet hoặc qua các công ty lữ hành như Sài Gòn Tourist, Dalat
Tourist, Vido Tour, Sao Mai, Hoàn Kiếm Nhìn chung lượng khách quốc tế
còn nhỏ và ít có khách đi theo Tour du lịch sinh thái. Số lượng khách nêu trên
mới chỉ là những đối tượng có đăng ký tạm trú ở VQG, còn khoảng 60-70%
đối tượng khách quốc tế đến VQG thông qua đối tác khác, chỉ thăm thú và
làm việc trong ngày, không đăng ký tạm trú nên VQG không có số liệu thống
kê báo cáo đầy đủ về các đối tượng này.
2.3.1.2. Khách du lịch nội địa
Năm 2007 2008 2009
Lượt khách 4.907 5.802 6.010
Bảng 2. Bảng thống kê số lượng khách du lịch nội địa tới thăm VQG Xuân
Thủy qua các năm 2007-2009
Như vậy số lượng khách nội địa thường chiếm trên 90% tổng số khách đến
VQG và chủ yếu là khách đi du lịch thiên nhiên chứ chưa phải đã có động cơ
du lịch sinh thái chính thức. Thông thường khách nội địa đến tham quan
19
nghiên cứu là học sinh, sinh viên, cán bộ nhân viên đến từ khối các cơ quan
nhà nước và con em địa phương đi xa về thăm quê. Số lượng khách hàng năm
thường từ 4000 – 6000 lượt khách, khoảng 200 đoàn/ năm. Từ các kết quả
trên có thể thấy số lượng khách đến VQG Xuân Thuỷ là quá nhỏ bé so với
tiềm năng sẵn có ở đây. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du
lịch là rất cần thiết.

2.3.2. Những ưu điểm
- Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ở VQG Xuân Thủy rất phong phú. Đội ngũ
cán bộ ở vườn có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự bảo tồn thiên nhiên. Sự
quan tâm của các cấp các nghành hữu quan từ trung ương tới địa phương và
cộng đồng quốc tế với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở
VQG ngày càng được trú trọng và bắt đầu có hiệu quả.
- Ưu thế đặc biệt của một vùng đất mở ở cửa sông lớn nhất miền bắc đã tạo
lên VQG Xuân Thủy giàu có về đa dạng sinh học, tươi đẹp về cảnh quan và
trù phú về kinh tế. Sau trên mười năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên
nhiên của một vùng đất trẻ đội ngũ cán bộ công chức của đơn vị đã tích lũy
được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều
đối tác trong nước và quốc tế. Tạo ra sự hâu thuẫn rất đắc lực cho qua trình
thực hiện các chương trình mục tiêu cửa Vườn. Xu thế tất yếu của xã hội là
phát triển bền vững. Cùng sự tăng trưởng của đất nước , sự quan tâm tới lĩnh
vực bảo vệ tài nguyên – môi trường của các cấp các nghành ngày càng thiết
thực hơn. Đồng thời với việc thực hiện cam kết của Chính Phủ, cộng đồng
quốc tế ( bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ) sẽ thêm tin tưởng
để trợ giúp hiệu quả hơn cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên ở khu Ramsar
quốc tế Xuân Thủy. Nếu quy hoạch và tổ chức thực thi tốt mô hình quản lí
bảo tồn và phát triển VQG sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diên ,
đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lại.
- Trong thời gian gần đây hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của nhiều
tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi khách đến Vườn.
Nhiều cuốn phim, tờ gấp giới thiệu về tiềm năng của VQG đã đến với du
20
khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên Website của mình.
Do vậy muốn thu hút khách, việc quảng bá tuyên truyền cần được quan tâm.
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Đối với việc phát triển du
lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên thì sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò
rất quan trọng. Nằm trong quy luật chung đó, cộng đồng vùng đệm VQG

Xuân Thuỷ đã tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nơi
đây. Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến đây là sự thân thiện, mến khách của
người dân. Đây chính là điều tạo ấn tượng ngay từ phút đầu đối với du khách,
làm cho du khách có cảm giác gần gũi, thân quen. Trong những năm gần đây
được sự quan tâm của Ban quản lý VQG và các tổ chức phi chính phủ như
Hội chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC), Bird life International, Trung tâm nghiên
cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC) đã tổ chức các đợt giáo dục môi
trường. Họ cũng đã tổ chức các đợt sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, tham quan
bảo tàng động thực vật rừng ngập mặn cho học sinh khá giỏi các trường
Trung học cơ sở miền biển, đã phát hành cuốn sách “Rừng ngập mặn của
chúng ta” để giảng dạy trong các trường Trung học cơ sở vùng ven biển…
Nhờ những hoạt động giáo dục môi trường mà nhận thức của người dân ở đây
về môi trương , về tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái
rừng ngập mặn trong những năm gần đây đã có những tiến bộ rõ rệt. Đó là
tiền đề quan trọng không chỉ cho công tác bảo tồn mà còn phục vụ cho mục
tiêu cho phát triển du lịch ở khu Ramsar Xuân Thuỷ.
2.3.3. Hạn chế
- Cơ sở vật chất yếu kém : Cơ sở vất chất của khu bảo tồn được xây dựng từ
năm 1992 bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã xuống cấp
trầm trọng, không thể phục vụ nhu cầu đa chức năng của một VQG. Đường
giao thông thủy bộ còn hoang sơ và kém chất lượng nên đi lại rất khó khăn.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hầu như chưa có gì. Trang thiết bị phục vụ
công tác quản lí bảo tồn thiên nhiên còn lạc hậu.
21
- Năng lực của đội ngũ nhân viên ( một phần cán bộ của VQG và một phần
của cán bộ địa phương ) chưa đáp ưng nhu cầu nhiệm vụ. Vì còn thiếu các
chuyên gia và các kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên sâu của nghiệp vụ bảo
tồn thiên nhiên như: chủ trì các công trình nghiên cứu khoa học, phát triển
cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái Đội ngũ cán bộ địa phương chưa có
đủ tri thức về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nên việc hợp tác

quản lí VQG cũng như phát triển vừng đệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.
- Thể chế quản lí còn nhiều bất cập. Trong hoàn cảnh đó sức ép về khai thác
tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của VQG
ngày càng gay gắt và phức tạp: Cơ chế quản lí đặc biệt là thể chế và bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước còn nhiều điểm chưa hợp với thực tiễn quản lí ở
VQG. Trong khi năn lực pháp lí của ban quản lí ở VQG hiện tại còn rất hạn
chế. Hoạt động khai thác tài nguyên – môi trường quá mức của cộng đồng địa
phương như hiện tại sẽ tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái, làm sai hỏng
mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước
ở khu vực VQG. Nhưng việc khai thác là một thức tế khách quan, do chúng ta
chưa có được giải pháp quản lí thích hợp. Trong khi nhu cầu sống, nhu cầu về
công việc ăn làm của cộng đồng địa phương ngày một gia tăng cùng với tốc
độ tăng trưởng của dân số và xu thế phát triển chung của xã hội hiên đại.
- Mặc dù đã tạo ra một số đíều kiện tốt cho khả năng phát triển du lịch ở nơi
đây nhưng chính cộng đồng địa phương đã gây ra không ít khó khăn cho Ban
quản lý, đặc biệt là cho công tác bảo tồn. Do dân số ở các xã vùng đệm khá
đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn
lợi thuỷ hải sản diễn ra khá rầm rộ, thậm trí là khai thác huỷ diệt. Những hoạt
động này của họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến
tính đa dạng sinh học. Điều đó chính là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên du lịch.
Một số người dân đã tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch nhưng
không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp. Nhiều người dân cũng
chưa có hiểu biết thấu đáo về DLST ở VQG Xuân Thuỷ.
- Hiệu quả của các dự án đầu tư còn thấp, dàn trải và lãng phí.
22
Như vậy quy hoạch quản lí và bảo vệ phát triển VQG cần phát huy tối đã
mặt mạnh, đồng thời cũng phải lo nhưng giải pháp thích hợp để giải quyết các
mặt yếu, từng bước tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng VQG thành mô hình
sử dụng khôn khéo và bền vững hệ sinh thái ngập nước tiêu biểu của vùng
ven biển châu thổ Sông Hồng.

Chương 3. Giải pháp phát tiển du lịch bền vững ở VQG Xuân Thủy
3.1. Các định hướng phát triển du lịch VQG Xuân Thủy
- Hợp tác đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học với các tổ chức trong
nước và quốc tế.
- Tham gia các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế học hỏi và rút ra kinh
nghiệm trong việc bảo tồn,phát triển tài nguyên sinh học,cũng như tài nguyên
du lịch.
23
- Tổ chức các buổi học tập nâng cao,giáo dục ý thức cho người dân về việc
bảo vệ rừng và các loại tài nguyên.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch,xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn.Phát
triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng giúp nâng cao đời sống
của cộng đồng dân cư địa phương,đồng thời có những biện phát để phát triển
du lịch bền vững.
- Sử dụng rừng để phát triển du lịch bền vững.Tăng cường lao động cộng
đồng tham gia quản lý và phát triển du lịch.
- Giảm bớt sức ép khai thác,tàn phá môi trường. Thực hiện nhiệm vụ “Xây
dựng và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đáp ứng yêu cầu của hiện tại,
đồng thời thoả mãn các mong ước tốt đẹp của thế hệ mai sau”.
3.2. Dự báo về phát triển Du Lịch Sinh Thái và nghiên cứu khoa học giáo
dục môi trường
Nếu bảo vệ tốt các sinh cảnh tự nhiên của VQG Xuân Thủy sẽ tạo ra
tiềm năng rất phong phú cho việc phát triển mô hình Du Lịch Sinh Thái ở khu
vực. Trong trào lưu chung trong sự phát triển của kinh tế xã hội: Ngày nghỉ
dài hơn và nhận thức đa số của người dân về vớ cội nguồn tự nhiên, cùng với
ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của cộng đồng được nâng cấp, sẽ là cơ
hội rất tốt để phát triển Du Lịch Sinh Thái ở VQG Xuân Thủy. Tài nguyên
động vật hoang dã như: Đàn chim di trú quý hiếm cùng với thiên nhiên trù
phú khoáng đạt. Trong tương lai gần, sẽ là địa chỉ hấp dẫn đối với du khách
yêu thích thiên nhiên ở cả trong nước và quốc tế.

Đối với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên VQG Xuân Thủy sẽ duy trì tốt
chức năng là hiện trường nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đầy tiềm
năng. Đồng thời cung tạo ra mô hình giáo dục môi trường rất thíc hợp với
cộng đồng địa phương và du khách.
3.3. Đề xuất một số định hướng cho phát triển du lịch bền vững tại VQG
Xuân Thủy
3.3.1. Bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên
24
3.3.1.1 Bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên ở VQG Xuân Thủy, xây dựng
và thực thi phương án bảo vệ đa dạng sinh học
- Bảo vệ các quần xã thực vật tiêu biểu trên 100 loài của vùng cửa sông ven
biển Bắc Bộ hiện có trong VQG Xuân Thủy. Đây cũng là cơ sở để bảo tồn
nguồn gen động thực vật quya hiếm và tạo điều kiện để các loài vật khác tái
đinh cư vào khu vực.
- Tái tạo hoặc tái tạo lại các quần xã thực vật tiêu biểu của đồng bằng châu
thổ Sông Hồng nhưng chưa có ở VQG. Xây dựng vườn thực vật rộng 16 ha
gần khu giưã Cồn Ngạn, bao gồm các loài cây gập mặn tiêu biểu của Việt
Nam và động vật nhằm tạo cảnh quan tươi đẹp cho VQG phục vụ tốt cho mục
đích nghiên cứu khoa học và thăm quan du lịch.
- Bảo vệ nguồn gen động vật quý hiếm, cụ thể là 9 loài chim đã được nghi
trong sách đỏ quôc tế, thông qua việc bảo vệ khu cư trú của các loài này .
Điều tra các loài động vật quý hiếm khác.
3.3.1.2. Quản lí bền vững nguồn lợi thủy sản trong VQG. Tạo điều kiện để
nhân dân địa phương tham gia tích cực vào việc quản lí Nguồn Lợi Thủy Sản
khu vực
- Quản lí và bảo vệ tốt môi sinh môi trường nhằm thỏa mãn các điều kiện sinh
thái của nguồn lợi thủy sản. Đa dạng hóa, duy trì và nâng cao năng suất thủy
sản để tăng nguồn thu nhập cho cư dân địa phương.
- Xã hội hóa việc quản lí bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm thực hiện tốt
khuyến cáo của công ước Ramsar là sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập

nước, kết hợp hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển.
3.3.1.3 Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lí điều tiết chế độ
thủy văn
- Kiểm soát chất lượng môi trường nước, đảm bảo môi sinh phù hợp với điều
kiện sống của các quần xã thực vật và các loài động vật hoang dã ở VQG.
- Xây dựng hẹ thống cầu cảng, đường đi bộ và nạo vét sông lạch nhằm lưu
thông điều hòa nguồn nước và phục vụ tốt công tác điều tra bảo vệ và thăm
quan du lịch.
25

×