Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ M.T.L

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.66 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh: 10
Ta có thể đánh giá kết quả kinh doanh của công ty MLT qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh như
sau: 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những mốc
quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc tham
gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương
mại và hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém phần
thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh nghiệp đến
từ các nước khác nhau.
Do sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa việt Nam và các nước trên
thế giới thì một ngành kinh tế được cho là sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển đó là
ngành môi giới vận tải. Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, ổn định
trong những năm qua và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh theo, đây là một tín
hiệu rất tốt cho nghành vận tải vốn đã phát triển, sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong
tương lai.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới và chuyển từ kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường đến nay,ngành giao nhận vận tải nói chung và ngành vận
tải biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực môi giới vận tải với nhiều quy mô khác nhau, mặc dù còn non trẻ so
với bề dày lịch sử của ngành vận tải trên thế giới, song các doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực này đã dần chứng tỏ được sự phát triển nhanh và ổn định
của mình.
MLT là một trong những công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải


được thành lập từ năm 2003, mặc dù còn non trẻ song công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ M.T.L đã có những bước phát triển mạnh, ấn tượng và đang dần khẳng
định vị thế của mình trên thị trường.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ M.T.L
1.Thông tin chung về công ty
- Tên doanh nghiệp :
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ M.T.L, một công ty tư nhân với 100%
vốn trong nước, được thành lập từ năm 2003 theo giấy cấp phép kinh doanh số
4102019936, đăng ký vào ngày 29/1/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ
Chí Minh cấp.
Tên giao dịch tiếng Việt: công ty TNHH Thương mại và dịch vụ M.T.L
Tên giao dịch tiếng Anh : M.T.L Co,LTD (worldwide transport & logistics)
Website : www.mlt-vn.com
Vốn điều lệ : 1.000.000.000 VNĐ
- Trụ sở chính : số 33 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 84-8-8208093
Fax : 84-8-8208091
Email :
- Chi nhánh Hà Nội :
Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà CBC, Số 3B, Đặng Thái Thân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-9333873 ( 4 lines) Fax: 84-4-9333876
Email:
- Chi nhánh Hải Phòng:
Địa chỉ: Km 104 + 200 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đông Hải, Quận Hải
An, Hải Phòng.
Điện Thoại: 84-31-3741074

Email:
- Lĩnh vực kinh doanh.
MTL có thể cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế
như: Vận tải bằng đường biển; Vận tải bằng đường hàng không; Vận tải liên hợp;
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
2
và ngoài ra MTL còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: dịch vụ hải quan, dịch
vụ giám định hàng hoá, dịch vụ chuyển hàng nội địa…
- Tầm nhìn :
Công ty sẽ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải chuyên nghiệp và liên tục với
chất lượng cao nhất và đặt mục tiêu năm 2015 ,MTL sẽ trở thành một công ty giao
nhận vận tải hàng đầu Việt Nam và là đối tác tin cậy của các công ty nước ngoài với
hệ thống đại lý đặt tại nhiều nước trên thế giới
- Triết lý kinh doanh : “Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp”- “You
just request it & We will provide”
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại và
dịch vụ M.T.L
2.1. Lịch sử ra đời:
Cơ sở hình thành : Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển khiến
đòi hỏi về dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng phát triển theo.
Quá trình phát triển :
Công ty TNHH thương mại vận tải MTL là một công ty kinh doanh trong lĩnh
vực môi giới vận tải, được thành lập vào năm 2003, khởi đầu khiêm tốn chỉ với
khoảng 10 nhân viên và văn phòng chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù
mới trải qua hơn 7 năm kinh nghiệm, nhưng với đội ngũ lãnh đạo trên 10 năm kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay ngoài văn phòng chính đặt taị TP
Hồ Chí Minh, MTL còn có thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại Hải Phòng với số
lượng nhân viên lên đến 80 người và tất cả đều đã có được chỗ đứng nhất định
trong thị trường giao nhận vận tải Việt Nam và Thế giới.

MTL có thể cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế
như: Vận tải bằng đường biển; Vận tải bằng đường hàng không; Vận tải liên hợp;
và ngoài ra MTL còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: dịch vụ hải quan, dịch
vụ giám định hàng hoá, dịch vụ chuyển hàng nội địa…
Đối với dịch vụ vận tải bằng đường biển, ngoài dịch cụ xuất nhập hàng
nguyên công FCL (Full container loading),MTL còn cung cấp cả dịch vụ gom hàng
lẻ LCL và thậm chí cả dịch vụ Door to Door.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
3
Hiện tại MTL là đại lý của MAIMEX- là một trong những công ty vận tải
hàng đầu thế giới, cùng với việc đã có những hợp đồng với các hãng hàng không
trong nước, cũng như những mối quan hệ tốt với các hãng tàu trong và ngoài nước
đã giúp cho MTL có thể đáp ứng tốt được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
MTL luôn bảo đảm rằng khách hàng sẽ nhận được những giải pháp tốt nhất cho lô
hàng của họ.
Đặc biệt, trong tháng 7/2009, một tin vui đã đến với MTL, khi công ty chính
thức trở thành thành viên của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế AOP - đây là một
hiệp hội vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Điều này đã tạo ra những cơ hội rất lớn
cho MTL.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty
- Chức năng:
Công ty T.N.H.H M.T.L có chức năng là cung cấp các dịch vụ vè giao nhận
vận tải, cụ thể hơn là môi giới vận tải bằng đường biển, hàng không, vận tải liên
hợp.Nhằm thõa mãn nhu cầu thị trường sử dụng nguồn hàng hợp lý và tổ chức các
mối quan hệ giao dịch thương mại, đảm bảo phân phối hợp lý kênh tiêu thụ,tạo điều
kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn mà tiết kiệm.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng.
+ Kết hợp với phòng tài chính xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho
khách hàng dịch vụ tốt nhất.

+ Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng
đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng.
+ Lên kế hoạch tiếp xúc, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng
trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh.
+ Chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ luật pháp của nhà nước và Bộ Thương
Mại.
+ Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng mua bán và hợp tác kinh doanh
hàng hóa với các tổ chức kinh tế khác.
2.3 Phạm vi hoạt động :
a, Dịch vụ vận tải:
- Vận tải nội địa
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
4
- Đại lý vận tải quốc tế đường biển và đường hàng không
b, Lĩnh vực thương mại:
- Nhập khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu hàng hoá
- Ký kết hợp đồng thương mại
c, Dịch vụ giao nhận:
- Giao nhận hàng hoá nội địa
- Đại lý giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng
không và đường bộ
- Dịch vụ gom hàng
- Dịch vụ thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng chuyển cửa khẩu…
- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy :
Công ty xây dựng theo cấu trúc tổ chức chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận
hay dơn vị đảm nhiệm thực hiện một hay một số chức năng nhiệm vụ của công
ty.Cấu trúc tổ chức theo chức năng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty do nó phản ánh logis chức năng nêu bật vai trò của các chức năng chủ yếu,
phù hợp cơ cấu sản phẩm và trình độ chuyên môn hóa
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
5
Phòng
kinh
doanh
Phòng kế
toán
Phòng dịch
vụ khách
hàng
Bộ phận
hiện
trường
Ban Giám Đốc
3.2 Sự phân công, phân cấp trong bộ máy :
- Cơ cấu nhân sự của công ty MTL – chi nhánh Hà Nội :
+ 1 Giám đốc : Nguyễn Tuấn Anh.
+ 1 Phó giám đốc : Nguyễn Thị Thanh Mai.
+ 1 Trưởng phòng Sea : Tạ Thị Hương Giang.
+ 1 Trưởng phòng Air : Nguyễn Tiến Dương.
+ 16 nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau.
- Các đơn vị kinh doanh :
* Ban giám đốc:
Là cơ quan đầu não của công ty, chỉ đạo trực tiếp và điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật và theo định hướng chiến
lược mà công ty đề ra trong hiện tại và tương lai.
Đối với những vấn đề chung của công ty sẽ có sự bàn bạc của Giám đốc và
Phó Giám đốc. Giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và

hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Phó Giám đốc là người thay
mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ thị trực tiếp của Giám đốc, có trách
nhiệm đôn đốc việc thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ Giám đốc trong quản
lí và hoạch định.
* Phòng kinh doanh :
+ Tìm kiếm , đàm phán và kí kết hợp đồng
+ Kết hợp với phòng tài chính xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho
khách hàng dịch vụ tốt nhất.
+ Kết hợp với phòng dịch vụ lên kế hoạch giao nhận hàng cho khách.
+Lập kế hoạch quảng cáo và xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh cho công ty.
* Phòng tài chính kế toán :
+Thực hiện tất cả công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty.
+ Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài
hạn cho công ty.
+ Quản lý tài sản chung của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán
định kỳ với ngân hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
6
* Phòng dịch vụ khách hàng :
+ Lên kế hoạch xúc tiến, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng
trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh.
+ Giải quyết và làm các chứng từ cần thiết cho các lô hàng xuất nhập khẩu
nhứ: Invoice , Bill of lading , Shipping advise,…
+ Mở các file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành
việc vận chuyển hàng.
* Bộ phận hiện trường :
+ Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ, làm hàng tại các kho của khách hàng, tại kho
của MLT, tại các cảng biển và sân bay.
+ Phối hợp với bộ phận kinh doanh điều động nhân công , hệ thống xe, cần

cẩu, cần trục, palet,
+ Kiểm tra tàu , hâm chứa hàng, khoang hàng…
+ Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng
đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng.
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty :
Tuy chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty là rất lớn.Song trên thức
tế do điều kiện của doanh nghiệp còn hạn chế về công nghệ, tài chính, nhân lực,
kinh nghiệm…nên hoạt động của công ty chỉ đặc biệt chú ý đến một số lĩnh vực
sau:
- Dịch vụ môi giới vận tải:
Đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty.Công ty thực hiện nhiệm vụ liên
kết với các hàng tàu lớn, nắm bắt thông tin về hàng tàu để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.Thực hiện các công việc là bên trung gian với nhiệm vụ là phân phối
hàng hóa, dịch vụ tư vấn, làm thủ tục hải quan, thuê phương tiện vận tải để thõa
mãn nhu cầu của đối tác.Và bao gồm cả hoạt động giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho , lưu bãi và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác.HIện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
7
vực vận tải đều lúng túng và lo lắng về phương tiện chuyên chở hàng hóa cho mình,
làm thế nào để giảm bớt quá trình lưu bãi, làm thế nào để các thủ tục giấy tờ gọn
nhẹ hơn, làm sao để thuê được tàu với giá rẻ… đây là những nỗi lo của các doanh
nghiệp.Hiểu rõ được nhu cầu thiết thực đó của khách hàng mà công ty TNHH
M.T.L được thành lập với vai trò là người trung gian, ngừơi môi giới vận tải để giải
quyết các khúc mắc của khách hàng về dịch vụ vận tải.
- Dịch vụ môi giới hải quan:
Thực hiện hải quan là công đoạn không thể thiếu khi các công ty sản xuất xuất
khẩu có nhu cầu gửi bất kỳ món hàng nào từ nướcnày sang nước khác.Trong nhiều

trường hợp các công ty đó sẽ rất lúng túng không biết phải làm những thủ tục gì để
xuất nhập khẩu lô hàng của mình, nhất là khi công ty đó không có giáy phép xuất
nhập khẩu theo đúng quy định.Hiểu rõ nhu càu thiết thực của khách hàng, từ khi
mới thành lập công ty đã quan tâm xây dựng hệ thống dịch vụ môi giới hải quan
chuyên nghiệp, được cấp phép bởi Tổng Cục Hải quan.Công ty giúp các công ty
xuất nhập khẩu giải quyêt các vấn đề về thủ tục hải quan, cho dù công ty đó là ai-
một thương gia cần xuất nhập những lô hàng, hay một khách du lịch muốn mang về
nước mình món hàng bạn đã sưu tầm được trong thời gian lưu lại đất nước.Công ty
TNHH M.T.L sẽ giúp các công ty đạt được ước nguyện của mình với những bộ hồ
sơ khai quan và các dịch vụ hỗ trợ toàn diện kèm theo thời gian nhanh nhất.
+ Với chất lượng dịch vụ, qua tìm hiểu phân tích dữ liệu sơ cấp trên biểu đồ
cho ta thấy: 40% đánh giá về chất lượng dịch vụ của công ty là tốt, 26% là rất tốt
chỉ có 13,3% là kém.Có thể nói chất lượng dịch vụ của công ty được đông dảo
khách hàng lựa chọn là tốt.Cần phát huy hơn nữ thế mạnh của doanh nghiệp.(Xem
hình BH 2.1 phần phụ lục)
+ Thanh toán dễ dàng: Khách hàng có thể lựa chon một trong ba hình thức
thanh toán sau:Thanh toán tại nhà, thanh toán tại công ty, thanh toán qua thẻ ATM.
Qua biểu đồ cho thấy khách hàng thường sử dụng hình thúc thanh toán qua thẻ
ATM chiếm số lượng lớn nhất là: 43.3 %,thứ hai là thanh toán tại công ty:40% và
cuối cùng là thanh toán tại nhà: 16.7% Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu
thụ :
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
8
4.2 Phân đoạn thị trường:
Đối với công ty TNHH M.T.L công ty tiến hành tìm hiểu thông qua các cán bộ
công nhân viên phụ trách từng đoạn thị trường theo tiêu thức công ty đã phân
đoạn.Công ty đã phân đoạn theo tiêu thức địa dư chia thành:
+ Thị trường khu vực Hà Nội
+ Thị trường khu vực TP hồ Chí Minh
+ Thị trường các khu đô thị lớn trong cả nước

Công ty sử dụng chiến lược marketing tập trung có sự linh hoạt cho các đoạn
thị trường này công ty chỉ tập trung vào nhóm khách hàng tổ chức có hoạt động sản
xuất ổn định, có vị thế và tiếng tăm trên thị trường.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của công ty hiện nay là địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh. Do hai khu cực này tập trung nhiều khách hàng tiềm năng bao gồm nhiều
công ty kinh doanh, các tổ chức Tập khách hàng tổ chức này đều có hoạt động kinh
doanh tốt trên thị trường và có nhu cầu sản phẩm dịch vụ cao trên thị trường.
- Định vị thị trường:
Khái niệm thị trường hiện nay với công ty còn mới mẻ. Công ty chưa có chiến
lược nhằm định vị thị trường mà thuần túy dựa trên quan sát tình thế thị trường và
khả năng kinh doanh của công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH
CỦA CÔNY TY GIAI ĐOẠN 2008-2010
1. Tình hình sản xuất kinh doanh 2008- 2010:
1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Ta có thể đánh giá kết quả kinh doanh của công ty MLT qua bảng báo cáo kết
quả kinh doanh như sau:
( BH2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh)
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu cung cấp dịch
vụ
30,250,450,365 38,436,257,250 50,850,540,290
2. Các khoản giảm trừ 350,452,961 358,654,125 386,956,200
3. Doanh thu thuần cung cấp
dịch vụ

29,899,997,404 38,077,603,125 50,463,584,090
4. Giá vốn cung cấp dịch vụ 24,850,306,210 30,540,260,365 38,265,310,105
5.Lợi nhuận gộp 5,049,691,194 7,537,342,760 12,198,273,985
6. Chi phí cung cấp dịch vụ 1,250,215,350 1,850,369,210 2,259,364,245
7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
850,250,365 1,012,316,851 1,315,240,120
8. Lợi nhuận trước thuế 2,949,225,479 4,674,656,699 8,623,669,620
9. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
825,783,134 1,308,903,876 2,414,627,494
10. Lợi nhuận sau thuế 2,123,442,345 3,365,752,823 6,209,042,126
( Nguồn : Phòng kế toán – MTL Hà Nội)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
10
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MTL ta thấy
rằng trong những năm gần đây doanh thu cũng như là lợi nhuận của công ty MTL
đã không ngừng tăng lên, điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
của MTL. Doanh thu năm 2009 tăng trưởng 27.3%, năm 2010 tăng trưởng 32.5%,
trong khi đó tỷ suất phí luôn giữ được ở mức 7% trong 3 năm qua vì thế lợi nhuận
luôn đạt được mức tăng trưởng rất cao. Đặc biệt là trong năm 2010, MTL đã có
mức tăng trưởng lợi nhuận là 84.5% so với 54.5% năm 2009. Qua nhưng chỉ số trên
ta thấy rằng không những hoạt động kinh doanh của MTL có hiệu quả rất cao mà
hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng rất tốt.
1.2 Thị trường xuất nhập khẩu :
a ) Thị trường xuất khẩu:
Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhất trong lĩnh vực xuất khẩu, luôn chiếm tỉ
trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Năm 2008 đã chiếm tới 25,49%
tổng giá trị xuất khẩu, đến năm 2010 là 33,10%. Hàng năm, công ty đảm nhận dịch
vụ xuất sang thị trường này với lượng hàng hoá rất lớn như là dầu thô, dây điện. dây

cáp điện, sản phẩm chất dẻo, các linh kiện xuất khẩu, hàng dệt may…
Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với phần trăm đáng kể và tăng dần qua
các năm. Ở thị trường này mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cây cảnh, giày dép, quần
áo, gạch … Có thể nói, Nhật Bản và Hàn Quốc là các thị trường rất khó tính, đòi hỏi
cao về chất lượng, mẫu mã, thời gian cung ứng sản phẩm.
Các thị trường khác như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia … cũng mang lại
doanh thu khá cao. Đáng lưu ý là sự tăng trưởng của thi trường Đài Loan từ chiếm
12,39% tổng giá trị xuất khẩu năm 2008 lên 15,07% trong năm 2010.
Năm 2010, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng giá trị xuất khẩu
của công ty ở các thị trường vẫn tăng trưởng cho ta thấy cách thức quản lí và các
chính sách của công ty đưa ra là hợp lí và đúng đắn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
11
Bảng 02: Doanh thu từ các thị trường xuất khẩu của công ty TNHH thương
mại vận tải M.T.L
Đơn vị tính: triệu đồng
Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Nhật Bản 438,25 25,49 688,74 34,60 700,69 33,10
Đài Loan 213,02 12,39 245,58 12,34 318,94 15,07
Thái Lan 193,21 11,24 235,41 11,83 263,98 12,47

Hàn Quốc 365,40 21,25 390,55 19,62 424,41 20,05
Malaysia 163,62 9,52 153,69 7,72 114,98 5,43
Thị trường
khác
345,92 20,11 276,51 13,9 293,64 13,88
Nguồn: Phòng kế toán
1.3. Thị trường nhập khẩu
Nhà nước ta luôn khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu nhưng trên thực
tế những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn nhỏ kim ngạch nhập
khẩu. Cũng chính vì vậy mà doanh thu của hai bảng cơ cấu thị trường lại có số liệu
chênh lệch khá lớn. Doanh thu từ nhập khẩu luôn lớn hơn từ xuất khẩu.
Nhìn chung, thị trường của hai lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu vẫn là những
thị trường cũ. Thị trường Nhật Bản vẫn đóng vai trò là thị trường tiềm năng cả
trong nhập khẩu khi chiếm tới 33,1% giá trị nhập khẩu năm 2010.Doanh thu nhập
khẩu từ các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan
vẫn luôn tăng và mở rộng.
Doanh thu từ các thị trường lớn như thị trường các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ
còn rất hạn hẹp trong khi đây là những thị trường rộng lớn. Vì vậy, công ty cần đặt
ra cho mình câu hỏi làm thế nào để mở rộng quan hệ với những thị trường đó. Có
như vậy thì cơ cấu thị trường mới có thể cân bằng hơn.
Bảng 03: Doanh thu từ các thị trường nhập khẩu của công ty TNHH
thương mại vận tải M.T.L
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
12
Đơn vị tính: triệu đồng
Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhật Bản 1256,38 26,61 1554,48 28,45 1993,95 29,62
Đài Loan 734,51 15,56 768,85 14,07 825,50 12,26

Thái Lan 919,36 19,47 1235,20 22,60 1559,01 23,16
Hàn Quốc 896,67 18,99 995,48 18,22 952,56 14,15
Malaysia 522,578 11,07 436,89 7,99 594,15 8,84
Thị trường
khác
391,272 8,30 473,59 8,67 805,62 11,97
Nguồn: Phòng kế toán
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh và ảnh hưởng của môi trường kinh
doanh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
2.1 Môi trường vĩ mô
Có rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động
kinh doanh của công ty.Chúng tạo ra những cơ hội và cả thách thức cho sự tồn tại
và phát triển công ty.
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, MLT không phải
là một ngoại lệ. Năm 2008, kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng trầm trọng làm cho
giá cả đầu vào của mọi ngành sản xuất và cung ứng dịch cụ đều tăng. Lạm phát tăng
cao để kiềm chế lạm phát lãi suất cơ bản được nâng lên, dữ trự bắt buộc với lãi suất
rất thấp, biện pháp hạn chế tín dụng hà khắc áp đặt lên các NHTM, cắt giảm đầu tư
gây gánh nặng lên Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
đối mặt với tín dụng, lãi suất, giá cả, biến đổi thị trường. Bên cạnh đó, tập khách
hàng của công ty là tập khách hàng tổ chức gồm : doanh nghiệp, công ty kinh
doanh, tổ chức với mặt hàng là dịch vụ môi giới vận tải… Vì vậy đã làm cho chi phí
cung cấp dịch vụ của công ty M.T.L trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 48%.
Năm 2009, kinh tế thế giới dần phục hồi giúp cho mức tăng chi phí cung cấp dịch
vụ của công ty M.T.L trong năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 22,1 %.
Công ty TNHH M.T.L là công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải chính vì vậy
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
13
giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến công ty.Những năm gần đây giá xăng dầu tăng

tới mức kỷ lục đã buộc ngành vận tải cũng đồng thời tăng giá hoạt động môi giới
vận tải của M.T.L bắt buộc phải có giải pháp thích nghi.
- Môi trường chính trị và pháp luật:
Trong năm 2008, Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra các gói kích cầu và những
chính sách kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Nhờ vào đó mà đã làm sống
dậy nền kinh tế Việt Nam, vực dậy nhiều doanh nghiệp đang trên đà phá sản, dẫn
đến sự tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp dù cho nền kinh tế thế giới gặp phải
khủng hoảng. Cũng nhờ vào đó mà trong năm 2008, M.T.L vẫn thu được lợi nhuận
sau thuế là hơn 3,3 tỉ đồng.
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định. Đặc điểm này không chỉ
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta yên tâm tham gia vào các hoạt động sản
xuất – kinh doanh mà nó còn là điểm thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước
ngoài bỏ vốn đầu tư, kinh doanh tại nước ta. Công ty M.T.L đã có được mối quan
hệ giao thương với nhiều nhiều doanh nghiệp khác nhau ở các đất nước khác nhau
trên thế giới một phần là nhờ vào đặc điểm này.
Vì có quan hệ giao thương với nhiều doanh nghiệp trên thế giới nên các quy
định của pháp luật về vận tải, thủ tục Hải quan … trong và ngoài nước luôn được
M.T.L theo dõi và cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên,lĩnh vực vận tải là lĩnh vực bị nhiều sự quản lý của nhà nước với
các điều lệ, quy định, thể chế chặt chẽ nó ảnh hưởng đến quy trình phát triển của
công ty và đòi hỏi công ty phải tăng cường mọi nguồn lực để phát triển và quản
lý.Vì vậy công ty M.T.L cũng bị ảnh hưởng và hạn chế sự phát triển ở nhiều mặt.
- Môi trường xã hội:
Những biến đổi trong các yếu tố xã hội cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho
công ty, nó thường diễn ra chậm và khó nhận biết do đó đòi hỏi công ty phải hết sức
nhạy cảm và có sự điều chỉnh kịp thời.Việt Nam với khoảng 85 triệu người là con
số không nhỏ nó tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, với xu hướng nền văn hóa
hiện đại.Nó cũng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty M.T.L
- Môi trường tự nhiên:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

14
Việt Nam là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đường bờ biển
dài, có nhiều cảng biển lớn và cảng nước sâu tạo điều kiện cho việc thực hiện
chuyển khẩu và tái xuất khẩu. Vì vậy mà Việt Nam nằm trong vị trí hết sức quan
trọng trong giao thông quốc tế bằng cả đường bộ, đường biển và đường hàng
không. Là một công ty vận tải nên M.T.L luôn tận dụng triệt để đặc điểm này; tạo
quan hệ tốt đẹp với nhiều hãng tàu lớn, với các hãng hàng không để đáp ứng nhu
cầu của bất kì khách hàng nào đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
2.2 Môi trường vi mô
2.2.1 Môi trường nội bộ
Ngay từ khi thành lập công ty đã rất chú trọng đến hoạt động marketing, công
ty luôn xây dựng những chiến lược marketing gắn liền với chiến lược chung của
công ty.Mô hình tổ chức mạng marketing của công ty khá hiện đại và nó có quy mô
lớn hơn so với các phòng ban khác trong công ty. Tuy nhiên sự hoạt động của
phòng và sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác đạt hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của công ty mới thực sự là điều cần chú ý và quan tâm.
- Phòng tài chính:
Nhân tố tài chính ngày càng quan trọng trong kinh doanh cũng như hoạt động
marketing. Tất cả các chiến lược hay hoạt động đều lấy tiêu chí tài chính làm cơ
sở.Về mặt tài chính dành cho hoạt động phát triển marketing của công ty TNHH
M.T.L luôn chiếm từ 2-3% doanh số của toàn công ty.
- Nguồn nhân lực:
Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của công ty.Với đội ngũ
nhân sự hiện tại của công ty, nếu phát huy hết khả năng của mỗi người sẽ tạo ra sự
thúc đẩy phát triển rất lớn.Các cán bộ công nhân viên của công ty đều được thực
hành qua các khóa nghiệp vụ ngắn hạn đến dài hạn, nên về cơ bản cũng thực hiện
các nghiệp cụ khá tốt. Tuy nhiên so với các công ty cùng ngành thì đội ngũ nhân sự
của công ty còn khá non trẻ, đặc biệt ở các chi nhánh thì đa số cán bộ công nhân
viên còn thiếu kinh nghiệm.
2.2.2 Môi trường ngành:

- Nhà cung ứng:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
15
Đối với các công ty Thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với
quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hóa cho công ty.Nếu như cung ứng tốt sẽ
đảm bảo cho chất lượng dịch vụ tốt, tăng thêm uy tín cho công ty và ngược lại.Đối
với dịch vụ môi giới vận tải của công ty TNHH M.T.L công ty chỉ làm đại diện
trung gian hoặc đi thuê thì lựa chọn nhà cung ứng có vị trí quan trọng. Hiện nay
công ty có những nhà cung ứng dịch vụ nổi tiếng như:Hapag Loy, China Shipping,
CMA shipping…
- Khách hàng:
Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất
bại của công ty.Khách hàng mục tiêu của công ty M.T.L hướng tới là các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa,là tập khách hàng tổ chức, chính vì thế tình hình kinh
doanh của công ty nói chung và hoạt động Marketing nói riêng cũng phải biến đổi
cho phù hợp với tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh:
Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các công ty
cạnh tranh nhau trong cùng một ngành.Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động
lực cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh chủ yêú của công ty TNHH M.T.L
trên phân khúc cho thuê container và vận chuyển hàng hóa là: Asian frieght(afc),
Vinalink, Chau giang, vvmv,Sunvn, Beelogisti. Đối với dịch vụ môi giới hải quan
thì công ty luôn cảnh giác với đối hủ cạnh tranh như: Sinco, TL. Mỗi công ty này
đều có thế mạnh đặc trưng riêng.
- Công chúng trực tiếp:
Công chúng trực tiếp là lực lượng có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống
lại/gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các nỗ lực marketing để
đáp ứng thị trường. Đối với công ty TNHH M.T.L các công ty trực tiếp tác động
vào hoạt động marketing của công ty thường là:
+ Giới tài chính như: Ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính…hàng năm

M.T.L vẫn phải huy động một số lượng vốn ở giới này để đảm bảo nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh của mình.
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:đài phát thanh, báo chí,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
16
PR…công ty M.T.L đưa dịch vụ môi giới đến gần hơn với khách hàng, đi sâu vào
tâm trí của khách hàng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
17
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
1, Cơ hội, thách thức đối với công ty
1.1 Cơ hội
Đối với nền kinh tế quốc dân, giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy, chỉ riêng hoạt động giao thông vận tải chiếm từ 10-15% GDP của hầu hết các
nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu á -Thái Bình Dương. Mục tiêu cần đạt được của
giao thông vận tải trên bình diện quốc gia là khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi
nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và
những hoạt động khác có liên quan.
Đối với doanh nghiệp, vận tải có vai trò lớn trong việc giải quyết bài toán đầu
vào và đầu ra sao cho hiệu quả. Vận tải có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào
hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ Vận tải
còn giúp giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những năm gần đây, vận tải bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà
nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận trong
và ngoài nước. Các cảng container và sân bay của Việt Nam đã được đầu tư và quy
hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang,
nâng cấp.

Tổng cục hải quan cũng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông
tin, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp. Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai thí điểm tại
một số địa phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007. Các công ty
cung cấp dịch vụ vận hàng đầu thế giới phần lớn đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều
hình thức khác nhau.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
18
1.2 Thách thức
Tuy nhiên hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho vận tải còn yếu kém,
lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang
thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã
hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng nói chung còn thô sơ; hệ thống vận tải
đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế,
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết
về luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải chưa tạo
được sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh
thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong
ngành
Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận
chuyển, tồn kho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá
trình vận tải, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong
quá trình thực hiện vận tải.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và mang tên dịch vụ
vận tải, nhưng doanh nghiệp dịch vụ vận tải thực sự thì không nhiều. Nói một cách
giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ vận trọn gói từ kho đến
kho (Door to Door) cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt
các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi
liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ kho đến kho (DoortoDoor)

2.Tác động gia nhập WTO tới hoạt kinh doanh của công ty TNHH
thương mại vận tải M.T.L
Trải qua gần 12 năm ròng rã với biết bao công sức, trí tuệ cho quá trình đàm
phán cùng với những thành tựu về cải cách kinh tế, cải cách hành chính trong nước,
cuối cùng chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng là gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Ngày 11/01/2007, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên
thứ 150 và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Nói theo
cách ví von thì Việt Nam đã bước vào "sân chơi chung" của thế giới hay con tàu
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
19
Việt Nam đã đi ra biển lớn. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành GTVT nói
riêng và hoạt động của cả bộ máy nhà nước sẽ chịu những tác động nhất định, đòi
hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức đúng đắn để vượt qua thách thức và tận dụng tốt cơ
hội thì mới có thể đưa đất nước phát triển bền vững trong sân chơi toàn cầu với luật
chơi chặt chẽ.
Trước hết là tác động đối với hoạt động quản lý Nhà nước. Gia nhập WTO,
Việt Nam cam kết tuân thủ đa số các hiệp định là nghĩa vụ bắt buộc kể từ ngày gia
nhập, một số hiệp định có thời gian quá độ nhưng không dài. Cam kết này là một
thách thức rất lớn đối với bộ máy nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước nói
chung. Để thực hiện được các hiệp định của WTO chúng ta phải có một cuộc "cách
mạng" để thay đổi tư duy và phong cách làm việc đã tồn tại bao nhiêu năm vì nó đã
trở thành lực cản trong quá trình đổi mới của đất nước và thay đổi được không phải
là điều dễ thực hiện. Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là không phân
biệt đối xử (dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia);
các cán bộ, công chức thuộc các cơ quan nhà nước liên quan đến việc xây dựng
chính sách, xây dựng pháp luật phải nghiên cứu và hiểu rõ về nguyên tắc này để
không vi phạm quy định của WTO. Nguyên tắc minh bạch hóa theo quy định của
WTO cũng là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và của ngành GTVT nói riêng. Hiện tượng dùng hình thức "công văn" để đưa
ra các chính sách, quy định mang tính pháp quy vẫn còn tồn tại trong hoạt động của

các cơ quan nhà nước. Việt Nam đã cam kết bãi bỏ việc sử dụng hình thức công văn
trong các trường hợp nói trên; tuy nhiên, để thực hiện được cam kết này đòi hỏi các
cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền ký văn bản và các công chức nhà nước thực hiện
chức năng tham mưu phải thực sự hiểu và tuân thủ đúng thì cam kết mới được bảo
đảm. Vấn đề minh bạch hóa trong quá trình xây dựng, ban hành chính sách, pháp
luật cũng là điều cần bàn. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định
đầy đủ, chặt chẽ về trình tự, thủ tục lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan và
của đối tượng áp dụng văn bản trong quá trình soạn thảo. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến
đôi khi chỉ là hình thức, kể cả những đối tượng bắt buộc phải tham gia. Đối với
doanh nghiệp và nhân dân, việc tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong quá
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
20
trình xây dựng văn bản hình như chưa trở thành nhu cầu, chỉ khi nào văn bản đã ban
hành và có hiệu lực mà họ bị tác động bất lợi thì mới lên tiếng kêu ca, chỉ trích. Việt
Nam đã cam kết dành ít nhất 60 ngày để các thành viên, cá nhân, hiệp hội, doanh
nghiệp có thể tham gia ý kiến đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định liên
quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ do Quốc hội,
Chính phủ ban hành. Cam kết này đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa của WTO nhưng
cũng là bước ngoặt thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật
của Việt Nam. Cam kết này không chỉ dành riêng cho các thành viên của WTO mà
các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước để
tạo ra những chính sách khả thi, phù hợp với quy định của WTO và tạo điều kiện
cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển, đóng góp vào sự phát triển
chung của đất nước. Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại
của Quốc hội là phải thay đổi tư duy, doanh nghiệp không nên đặt câu hỏi "Nhà
nước đã làm được gì cho doanh nghiệp?" mà phải hỏi "Doanh nghiệp đã cùng Nhà
nước làm được gì?".
Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành GTVT, chúng ta thường nói
đến ba lĩnh vực là vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và công nghiệp
GTVT

Thứ nhất là lĩnh vực vận tải. Theo phân loại của WTO thì vận tải là một ngành
dịch vụ bao gồm các phân ngành: vận tải đường biển (VTB), vận tải đường thủy nội
địa, vận tải hàng không, vận tải bằng kinh khí cầu, vận tải đường sắt, vận tải đường
bộ, vận tải đường ống, dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải và các dịch vụ vận
tải khác; mỗi phân ngành lại chia nhỏ thành nhiều tiểu ngành. Hiện tại pháp luật
Việt Nam mới có quy định về 6 phân ngành trong tổng số 9 phân ngành vận tải nói
trên. WTO là tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh có chức năng thúc đẩy tự do
hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu (gồm thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ), trong đó dịch vụ vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thương
mại hàng hóa quốc tế. Mọi người đều biết rằng vận tải càng nhanh với chi phí càng
thấp thì hiệu quả của thương mại hàng hóa quốc tế càng cao. Chính vì vậy, các nước
thành viên WTO rất quan tâm đến việc tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặc biệt
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
21
là dịch vụ VTB và các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải như dịch vụ xếp dỡ
hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (kể cả dịch vụ giao nhận) và dịch vụ kho
bãi. Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có yêu cầu đàm phán song phương với
Việt Nam thì có tới 11 đối tác yêu cầu đàm phán về dịch vụ vận tải (bao gồm Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nauy, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Canada, úc, New
Zealands, Chinese Taipei). Các đối tác đưa ra yêu cầu rất cao về mở cửa thị trường
dịch vụ vận tải, nhất là dịch vụ VTB cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cam
kết về dịch vụ VTB của Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của
từng cam kết đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc vào tình hình thực
tiễn của thị trường cung cấp dịch vụ đó; ví dụ về vận tải hàng hóa quốc tế bằng
đường biển, chúng ta cam kết "không hạn chế", nhưng xét về thực chất cam kết này
không tác động nhiều đến các doanh nghiệp VTB của Việt Nam vì trên thực tế thị
trường này vẫn do các hãng tàu nước ngoài chiếm thị phần chủ yếu. Các doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đại lý vận tải hàng hóa đường biển và
đại lý tàu biển sẽ bị tác động nhiều nhất do chúng ta cam kết cho phép các công ty
VTB nước ngoài được thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp không quá

51% ngay từ khi gia nhập và được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5
năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các hoạt động liên quan đến hàng hóa do chính
công ty đó vận chuyển bằng đường biển đi, đến Việt Nam nhằm mục đích cung cấp
dịch vụ trọn gói cho khách hàng của họ. Điểm quan trọng của cam kết này là các
công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài do công ty VTB nước ngoài
thành lập chỉ được phép thực hiện các hoạt động phục vụ cho chính công ty mẹ,
không được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác. Các công ty VTB nước
ngoài vận chuyển hàng hóa đi, đến Việt Nam không thành lập hiện diện thương mại
tại Việt Nam thì vẫn phải sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động trong hai lĩnh vực nói trên. Đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước
cần lưu ý khi xem xét dự án đầu tư; đồng thời, khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải
ghi rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng nội dung đã cam kết và tăng
cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Dịch vụ xếp dỡ container cũng là dịch vụ hỗ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
22
trợ VTB được nhiều đối tác quan tâm; cam kết của Việt Nam cho phép nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp không quá 50%
và không có lộ trình mở rộng hơn nữa. Sau khi Việt Nam được kết nạp vào WTO,
đã có nhận xét cho rằng "vào WTO, dịch vụ cảng biển mở toang", hiểu như vậy là
chưa chính xác và không đúng với những gì Việt Nam đã cam kết. Khác với Trung
Quốc (cam kết cho phép thành lập liên doanh với 49% vốn nước ngoài để cung cấp
dịch vụ đại lý tàu biển), Việt Nam không đưa dịch vụ đại lý tàu biển vào Biểu Cam
kết về dịch vụ; như vậy, Việt Nam hoàn toàn có quyền duy trì các quy định chặt chẽ
về dịch vụ đại lý tàu biển để bảo hộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đối với dịch vụ vận tải hàng không, WTO không điều chỉnh về vận tải hàng hóa và
vận tải hành khách bằng đường hàng không mà chỉ điều chỉnh về một số dịch vụ hỗ
trợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không, đặt giữ chỗ bằng máy tính và dịch vụ
bảo dưỡng sửa chữa máy bay. Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ nói trên rất
thông thoáng phù hợp với thực tiễn của ngành Hàng không và nhằm mục tiêu thu

hút đầu tư để phát triển dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay ở Việt Nam. Các phân
ngành dịch vụ vận tải khác như vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường bộ đều
có cam kết tương đối chặt chẽ so với quy định của pháp luật hiện hành. Mục tiêu
của các cam kết này nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ vận tải trong
nước (đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc hộ kinh doanh cá thể) có thời gian để
tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tương tự, dịch vụ vận tải
đường sắt đang thuộc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nay chuyển
sang hướng tự do hóa cung cấp dịch vụ cho mọi thành phần kinh tế nên cũng được
xem xét cam kết ở mức độ thận trọng hơn, cho phép thành lập liên doanh đến 49%
vốn nước ngoài.
Thứ hai là lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Xét về khía cạnh sản
xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của Việt
Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn có thể sẽ càng khó khăn hơn khi các cam kết
trong WTO về dịch vụ xây dựng bắt đầu có hiệu lực. Theo cam kết, Việt Nam cho
phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài và sau 3 năm cho phép thành lập chi
nhánh của công ty xây dựng nước ngoài; hạn chế duy nhất là trong vòng 2 năm kể
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
23
từ khi gia nhập, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ
xây dựng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và dự án có tài trợ của nước
ngoài. Hơn nữa, yêu cầu của WTO về mua sắm Chính phủ ngày càng minh bạch thì
các doanh nghiệp xây dựng giao thông, đặc biệt là các DNNN hoạt động trong lĩnh
vực này càng bị sức ép cạnh tranh rất lớn. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO. Tuy nhiên, gia nhập WTO là
cơ hội cho đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế của Việt Nam tăng lên đòi hỏi
kết cấu hạ tầng giao thông phải đáp ứng. Theo đánh giá chung, thách thức về kết
cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông và thách thức về nguồn nhân lực
là hai thách thức lớn nhất khi Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông cần phải có quy hoạch, chiến lược và chính sách phù hợp thì mới
mang lại hiệu quả thực sự cho nền kinh tế. Trách nhiệm của Bộ GTVT là nghiên

cứu, xây dựng để tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ đưa ra những quyết
định đúng đắn nhất nhằm phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là lĩnh vực công nghiệp GTVT. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực này khác với hai lĩnh vực trên vì không phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
mà là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Cam kết của Việt Nam về thương mại hàng
hóa ít nhiều có tác động đến các doanh nghiệp trong ngành Đóng tàu và ngành
Công nghiệp ôtô. Những sản phẩm đầu vào như trang thiết bị, vật tư, phụ tùng để
đóng tàu, sản xuất ôtô phải nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế xuất nhập khẩu
ngày càng giảm đi; nhưng đồng thời sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra lại
phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác nhập khẩu vào Việt Nam do cam
kết giảm thuế nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO. Một số chính sách ưu đãi
Nhà nước đang áp dụng cho các doanh nghiệp gắn liền với tỷ lệ nội địa hóa hoặc
khuyến khích xuất khẩu sẽ bị bãi bỏ chậm nhất vào ngày11/01/2012.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
24

×