Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.67 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
MỤC LỤC
Ơ
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
• QHKH : Quan hệ khách hàng
• DVKH : Dịch vụ khách hàng
• DPRR : Dự phòng rủi ro
• PGD : Phòng giao dịch
• NHNN : Ngân hàng Nhà nước
• TD : Tín dụng
• KH Khách hàng
• NHTM : Ngân hàng thương mại
• HĐV : Huy động vốn
• DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• TPKT : Thành phần kinh tế
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn
nhưng cũng không ít những thách thức. Các Ngân hàng thương mại cũng không
nằm ngoài sự cạnh tranh mãnh liệt đó. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
phải nỗ lực không ngừng để cải thiện về số lượng và chất lượng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV (Bank Investment and Developing of
Việt Nam) là một ngân hàng khá lâu đời, đi vào hoạt động từ năm 1957 đã không
ngừng cố gắng, phát triển và trở thành ngân hàng có vị trí top đầu trong hệ thống
Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô được thành lập ngày
31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tại địa chỉ số 14 Láng Hạ, quận Ba


Đình, Hà Nội. Đây chính là điều kiện thuận lợi để một sinh viên chuyên ngành
Ngân hàng tìm hiểu về các hoạt động của Ngân hàng thương mại, được thực hành
kiến thức đã học và tích lũy kinh nghiệm thực tế cho quá trình học tập và làm việc
sau này.
Vì thời gian tiếp xúc với Ngân hàng có hạn, nên trong bản báo cáo này, em
chỉ mô tả tổng quan về ngân hàng cũng như các hoạt động của nó trong thời gian
gần đây.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo BIDV chi
nhánh Đông Đô, các anh chị phòng Quan hệ khách hàng 2, phòng Kế toán, phòng
Thanh toán quốc tế, phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng, Quầy Giao dịch BIDV
chi nhánh Đông Đô và giáo viên hướng dẫn TS.Phạm Hoài Bắc đã giúp đỡ em
hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Hà Nội tháng 3 năm 2012
Sinh viên:
Phạm Thị Ngọc Hân
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
1
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ.
1.1-Quá trình hình thành và phát triển BIDV Đông Đô.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đông Đô được thành lập trên cơ
sở nâng cấp Phòng giao dịch số 2 (14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày
31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi
đầu trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, chú trọng triển khai
nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách
hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp
vụ Ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hóa Ngân
hàng Việt Nam hiện nay.

Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đông Đô phù hợp
với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và
phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ
đầu tư phát triển; đa dạng hóa khách hàng thuộc mợi thành phần kinh tế, phát triển
và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ
thống theo đòi hỏi của kinh tế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho
việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Phòng giao dịch số 2 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lập
năm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. Sau hơn một năm thành lập đến
nay Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Trụ sở chính đặt trên
đường Láng Hạ vắt đường Láng và Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng Võ
cùng với 08 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các
sản phẩm Ngân hàng đến từng người dân.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là Phòng giao dịch
số 2 đã được TW chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình
HĐH đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuận
tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
2
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh BIDV Đông Đô.
Sơ đồ 1: Cơ cấu, tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.
Sơ đồ trên thể hiện mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Đông Đô. Được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa Ngân hàng, theo hướng
đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Chi nhánh.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
3
Phó giám đốc 1
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc 2

Phòng dịch
vụ khách
hàng
Phòng
thanh toán
quốc tế
Phòng tín
dụng 1, 2
Tổ Ngân
quỹ
Phòng Kế
hoạch
Nguồn vốn
Phòng Thẩm
định và quản
lý tín dụng
Tổ điện
toán
Phòng Tài
chính - Kế
toán
Phòng Tổ
chức hành
chính
Tổ kiểm tra
kiểm toán
nội bộ
Khối trực tiếp kinh
doanh
Phòng

GD1, GD2,
GD3
Khối hỗ trợ kinh
doanh
Khối Quản lý nội
bộ
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
1. Điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đông
Đô là Giám Đốc chi nhánh.
2. Giúp việc Giám đốc điều hành Chi nhánh có 02 Phó Giám đốc, hoạt động
theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh theo quy định.
3. Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đông Đô được tổ
chức thành 3 khối gồm khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và
khối quản lý nội bộ.
1.3- Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô giai đoạn
2009-2011.
1.3.1- Tình hình huy động vốn.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của BIDV Đông Đô giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Số
Tiền
Tỷ
trọng(%)
Số

Tiền
Tỷ
trọng(%)
Số
Tiền
Tỷ
trọng(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tổng HĐV
4.120 100 5.113 100 5.709 100 993 24,10 596 11,66
Phân theo loại
hình hoạt động
-Huy động dân
cư 1.607 39 1.789 35 2.797 49 182 11,3 1008 56,3
-Huy động
TCKT 2.513 61 3.324 65 2.912 51 811 32,27 -412 -12,4
Phân theo tiền
gửi
-VND 3.502 85 4.474 87,5 5.138 90 972 27,8 664 14,8
-Ngoại tệ
618 15 639 12,5 571 10 21 3,4 -68 -10,6
Phân theo thời
gian huy động

- Không kỳ hạn
700 17 920 18 1.085 19 220 31,4 165 18
- Có kỳ hạn
3.420 83 4.193 82 4.624 81 773 22,6 431 10,3
( Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp – BIDV Đông Đô)
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy Tổng HĐV của BIDV Đông Đô giai
đoạn 2009-2011 có xu hướng tăng. Cụ thể là tổng nguồn vốn huy động năm 2010
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
4
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
là 5113 tỷ đồng, tăng 24,10% so với năm 2009. Sang năm 2011, tổng HĐV đạt
5709 tỷ đồng, tăng 596 tỷ đồng tương ứng tăng 11,6% so với năm 2010. Tuy nhiên
con số này còn tăng quá chậm, nguyên nhân là do trong 3 năm qua, nguồn vốn huy
động từ các TCKT và huy động bằng ngoại tệ của BIDV Đông Đô có xu hướng
giảm. Trong các năm tiếp theo, BIDV Đông Đô cần chú trọng hơn nữa đến công
tác HĐV, nên đa dạng và phát triển hơn các sản phẩm dịch vụ và hình thức HĐV
để mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích và sự hài lòng hơn về những dịch vụ.
1.3.2- Tìm hiểu tình hình cho vay của BIDV Đông Đô giai đoạn 2009-2011.
Bảng 2 : Kết quả dư nợ.
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số

tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ tăng
giảm(%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ tăng
giảm(%)
Tổng dư nợ
2.610 100 2.843 100 3.164 100 233 9 321 11,3
Phân theo TPKT
- Dân cư 75 3 242 8,5 411 13 167 222,6 169 70
-Các TCKT
2.535 97 2.601 91,5 2.753 87 66 2,6 152 6
Phân theo loại
tiền gửi
-VND 1.920 73,6 2.360 83 3006 95 440 23 646 27,4
-Ngoại tệ 690 26,4 483 17 158 5 -207 -30 -325 -67,3
Phân loại theo
thời gian
-Ngắn hạn
1.253 48 1.621 57 1.962 62 368 29,4 341 21
-Trung dài hạn
1.357 52 1.222 43 1.202 38 -135 -10 -20 -1,6
(Nguồn : Báo cáo tổng kết Phòng kế hoạch tổng hợp)
Dựa vào bảng số liệu trên đây nhận thấy Tổng dư nợ của BIDV Đông Đô có
sự tăng trưởng, năm 2010 Tổng dư nợ đạt 2.843 tỷ đồng, tăng 9% so với năm

2009. Sang năm 2011, con số đó tăng lên 11,3% so với năm 2010. Trong đó cho
vay theo VND tăng dần qua từng năm với số lượng tăng tương đối lớn, năm 2009
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
5
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
cho vay theo VND đạt 1.920 tỷ đồng, sang năm 2010 con số đó tăng thêm 440 tỷ
đồng và tiếp tục tăng 646 tỷ đồng ở năm 2011. Bên cạnh đó thì cho vay theo ngoại
tệ lại có xu hướng giảm, năm 2010 giảm 30% so với năm 2009 và tiếp tục giảm
67,3% ở năm 2011 so với năm 2010.
Ngoài ra tổng dư nợ phân theo TPKT cũng có xu hướng tăng. Trong đó cho
vay các TCKT chiếm tỷ trọng cao.
Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay ngắn hạn cũng có sự thay đổi. Năm
2010 tăng 29,4 % so với năm 2009 nhưng sang năm 2011, cho vay ngắn hạn chỉ
tăng 21% so với năm 2010. trong khi đó cho vay trung và dài hạn có xu hướng
giảm.
1.3.3- Các hoạt động khác.
- Công tác kinh doanh thẻ : Trong vài năm trở lại đây, thị trường thẻ
Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên với chính sách hoạt động kinh
doanh thẻ của BIDV Đông Đô có tốc độ phát triển cao. Tính đến thời điểm
31/12/2010 Chi nhánh đã phát hành 28.031 thẻ, tăng 4.473 thẻ so với năm 2009.
Số lượng thẻ phát hành tiếp tuc tăng trong năm 2011, với lượng phát hành đạt
33.178 thẻ, tăng 5.147 thẻ so với năm 2010.
- Về kinh doanh ngoại tệ : trong 2 năm 2010 và 2011, kinh doanh ngoại
tệ có sự tăng đột biến. Cụ thể là : năm 2011 đạt 4,3 tỷ đồng, tăng 3,1 tỷ đồng so với
năm 2010.
- Về bảo lãnh : thu từ bảo lãnh cũng có xu thế tăng, năm 2010 đạt 16,3
tỷ đồng, tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 2009.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
6
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN

1.3.4- Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 3 : Tình hình hoạt động kinh doanh BIDV Đông Đô năm 2009-2010.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm 2011
So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tuyệt đối Tương
đối(%)
Tổng HĐV 4.120 5.113 5.709 993 24,10 596 11,6
Tổng dư nợ 2.610 2.843 3.164 233 9 321 11,3
Tổng thu 1.436 1.626 1.850 190 13,23 224 13,77
Tổng chi 1.296 1.462 1.658 166 12,8 196 13,4
Chênh lệch
thu-chi 140 164 192 24 17,14 28 17,07
Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm đều
tăng và đạt kết quả tốt. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng trưởng, cụ thể từ
4120 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2010 đã lên 5113 tỷ đồng, tăng 993 tỷ đồng,
tương ứng với tốc độ tăng là 24,10%. Và tăng 11,6 % ở năm 2011
Tổng dư nợ tín dụng cũng có xu hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng của tổng dư
nợ tín dụng năm 2010 so với năm 2009 đã tăng 9% tương ứng với 233 tỷ đồng và
tiếp tục tăng trong năm 2011, cụ thể là năm 2011 đạt 5.709 tỷ đồng, tăng 596 tỷ
đồng so với năm 2010 tương ứng với 11,6%.
Tổng thu nhập trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 cũng đã tăng, Cụ thể là : năm
2009 đạt 1.436 tỷ đồng, sang năm 2010 con số đó đã tăng lên 1.626 tỷ đồng, tức

tăng 13,23% so với năm 2009. Năm 2011 tăng thêm 224 tỷ đồng so với năm 2010
và đạt mức 1.850 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng chi qua 2 năm cũng có sự thay đổi.
Năm 2010 đạt 1.462 tỷ đồng, tăng lên 166 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với
tốc độ tăng trưởng là 12,8%. Sang năm 2011, con số đố tăng thêm 196 tỷ đồng, đạt
1.658 tỷ đồng. Như vậy, ta thấy qua bảng số liệu trên, tốc độ tăng trưởng của tổng
chi so với tổng thu của Chi nhánh qua các năm là thấp hơn chứng tỏ Ngân hàng
BIDV Đông Đô đã có những biện pháp hiệu quả trong việc cân bằng thu chi tài
chính để giảm chi phí và tăng lợi nhuận từng năm cho Chi nhánh.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
7
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Có thể kết luận rằng 3 năm qua Chi nhánh Đông Đô của Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển đều có lãi, lợi nhuận năm 2010 là 164 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với
năm 2009. Năm 2011, lợi nhuận là 192 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng so với năm 2010.
Nhìn chung, hoạt động của Chi nhánh có kết quả tốt mặc dù thời gian qua có nhiều
biến động trong nền kinh tế trong và ngoài nước.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
8
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DNVVN TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ
2.1- Tình hình DNVVN trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền KT thị trường hiện nay, DNVVN đối mặt với không ít những khó
khăn và thách thức, một trong số đó là khó khăn về nguồn vốn.Có thể nói trong
một số năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhờ vào tín dụng từ
hệ thống ngân hàng. Các DNVVN do khả năng tích lũy thấp, nên các phương án
đầu tư thường cũng chủ yếu dựa vào vay tín dụng của các Ngân hàng hoặc các tổ
chức tín dụng dưới nhiều hình thức. Một khó khăn đặt ra đối với DNVVN là khó
khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng của Ngân hàng bởi sức cạnh tranh của sản phẩm
của DNVVN còn thấp, do đó khó có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ. Tất yếu

dẫn đến lợi nhuận thấp, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dẫn đến hành vi
gian lận thương mại, kinh doanh trái với quy định của pháp luật. Đây là một trong
những yếu tố tiềm ẩn gây rủi ro cho ngân hàng khi cho vay.
2.2- Cơ sở pháp lý cho vay DNVVN.
- Khi vay vốn các DNVVN phải có đủ tư cách theo quy định tín dụng hiện
hành của NHCT Việt Nam. Nếu là chủ thể vay vốn DNNN và DNPNN khi vay
vốn tín dụng của ngân hàng tối thiểu phải có 30% vốn tự có tham gia vào phương
án sản xuất kinh doanh, có thể bằng tiền, máy móc, thiết bị nhà xưởng, đất đai.
- DNVVN có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi
có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Các DNVVN cần phải có tài sản đảm bảo.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
9
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
2.3- Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại BIDV Đông Đô.
2.3.1- Dư nợ tín dụng đối với DNVVN.
Bảng 4 : Kết quả dư nợ cho vay đối với DNVVN giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư
nợ 2.610 100% 2.843 100% 3.164 100% 9% 11,3%
DN vừa và

nhỏ 750 28,7% 965 34% 1244 39,3% 28,6% 29%
(Nguồn : Tổng hợp dư nợ các năm, Phòng tín dụng BIDV Đông Đô)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, năm 2009 dư nợ cho vay đới với DNVVN
đạt 750 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng dư nợ, 2 năm tiếp theo đạt 965 tỷ đồng và 1244
tỷ đồng tương ứng chiếm 34% và 39,3% tổng dư nợ. Có thể nói tỷ trọng dư nợ
DNVVN chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ, cho thấy BIDV Đông Đô vẫn
đang chú trọng cho vay các đối tượng khách hàng khác, bao gồm DN có quy mô
lớn. Các NHTM thường ưu tiên đối tượng khách hàng là DN lớn vì khả năng tài
chính vững mạnh hơn, TSĐB hợp pháp và lành mạnh, đồng thời các DN lớn có u
tín lâu năm trong mối quan hệ với ngân hàng, đó là những yếu tố hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy, tuy không chiếm tỷ
trọng cao trong tổng dư nợ, nhưng dư nợ cho vay DNVVN giai đoạn 2009-2011 có
xu hướng tăng. Đó là tín hiệu đáng mừng và cần phát huy hơn nữa vì BIDV Đông
Đô đang bắt đầu quan tâm hơn tới các DNVVN.
2.3.2- Chất lượng tín dụng đối với DNVVN.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
10
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Bảng 5 : Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại Chi nhánh giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
Dư nợ
DNVVN 750 965 1244 +215 +28,6% 279 29%

Nợ quá hạn
15 15,7 17 0,7 +4,67% 1,3 8,3%
Tỷ lệ nợ quá
hạn/TDN 2% 1,6% 1,4% -0,4% -20% -0,2% -12,5%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn/TDN giai đoạn
2009-2011 có xu hướng giảm. Cụ thể là : năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn/TDN ở mức
1,6% tổng dư nợ, giảm 0,4% so với năm 2009. Năm 2011 đạt mức 1,4% tổng dư
nợ, giảm 0,2% so với năm 2010. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm chứng tỏ chất lượng tín
dụng của Chi nhánh được cải thiện. Chi nhánh đang thực hiện tốt phương châm “
Mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”. Tuy nhiên, trong thời
gian tới cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, Chi nhánh
phải chú trọng việc quản lý sao cho duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đồng thời
phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại
nợ và tiến hàng cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
11
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
2.3.3- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN.
Bảng 6 : Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNVVN.
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi
nhuận
Tỷ
trọng
(%)
Lợi
nhuận
Tỷ trọng
(%) Lợi

nhuận
Tỷ trọng
(%)
Lợi nhuận
trước
thuế(=chênh
lệch thu chi –
DPRR)
105 100% 114 100% 147 100% 8,6% 30%
Lợi nhuận hoạt
động TD 36,75 35% 45,6 40% 61,74 42% 24,1% 35,4%
Lợi nhuận hoạt
động TD đối
với DNVVN 7 19% 10 22% 15,4 25% 42,8% 54%
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với
DNVVN tuy không chiếm tỷ trọng cao trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
nhưng một điều dễ dàng nhận thấy là con số này có xu hướng tăng. Cụ thể là: Năm
2010, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN đạt 10 tỷ đồng, chiếm 22%
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nhưng tăng 42,8% so với lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng đối với DNVVN năm 2009. Sang năm 2011, xu hướng này tiếp tục thay
đổi tích cực, lợi nhuận hoạt động TD đối với DNVVN đạt 15,4 tỷ đồng, chiếm
25% lợi nhuận hoạt động TD và tăng 54% so với lợi nhuận hoạt động TD đối với
DNVVN năm 2010.
2.4- Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại BIDV Đông Đô.
2.4.1- Những kết quả đạt được.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã có sự tăng trưởng về nguồn vốn và tín
dụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị khách
hàng tiền gửi, khách hàng tiền vay lớn có uy tín để thu hút nguồn tiền gửi. Cơ cấu
tăng trưởng đúng hướng, Chi nhánh đã lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng thúc đẩy
phát triển dịch vụ. Công tác xử lý nợ xấu được thực hiện quyết liệt. Và Chi nhánh

Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
12
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
đã chỉ đạo được sát sao những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các
DNVVN , cụ thể là:
- Số lượng DNVVN có quan hệ với tín dụng với NH đã tăng lên.
- Công tác thẩm định tín dụng thực sự trở thành căn cứ cho quyết định cho
vay loại trừ hầu hết phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.
Tỷ lên nợ quả hạn trong giới hạn cho phép.
- Chi nhánh tích cực cải tiến công nghệ ngân hàng, nâng cấp thiết bị phục vụ
tốt nhu cầu của khách hàng giao dịch tại Chi nhánh.
2.4.2- Hạn chế và nguyên nhân.
2.4.2.1- Hạn chế.
Thời gian qua, với hướng đi đúng đắn và sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán
bộ, hoạt động cho vay DNVVN của BIDV Đông Đô đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động này còn hạn chế. Hạn chế này
được biểu hiện thông qua nhiều mặt khác nhau của hoạt động cho vay DNVVN.
Bao gồm:
- Số lượng DNVVN chiếm ưu thế trong tổng số DN có quan hệ tín dụng
với Chi nhánh, tuy nhiên do hạn mức tín dụng của mỗi DN này thường thấp nên
doanh số cho vay không cao tương ứng. Vì vậy để gia tăng tỷ trọng cho vay
DNVVN, Chi nhánh cần nâng cao số lượng DNVVN sử dụng vốn vay của NH
mình.
- Tỷ trọng cho vay DNVVN đã được cải thiện và ngày càng tăng nhưng %
tỷ trọng chưa ở mức cao cho thấy việc mở rộng cho vay còn nhiều hạn chế.
- Mặc dù nợ quá hạn của DNVVN trong phạm vi cho phép nhưng với số
tiền nợ quá hạn trên dưới 8 tỷ thì chất lượng tín dụng đối với các DNVVN chưa
thực sự tốt.
2.4.2.2- Nguyên nhân.
2.4.2.2.1- Nguyên nhân chủ quan.

- Chính sách khách hàng của Chi nhánh thiếu linh hoạt và thực hiện chưa
hợp lý.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
13
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Chính sách bảo đảm tiền vay đối với DNVVN còn nhiều bất cập, hầu hết
các khoản vay của DNVVN đều phải có TSĐB và chi phí tương đối lớn.
- Chính sách lãi suất và phí tín dụng của Chi nhánh còn cứng nhắc.
- Chính sách thời hạn và kì hạn nợ. Hiện nay chi nhánh còn nghiêng về cho
vay ngắn hạn đơi với DNVVN, trong khi nhu cầu vay trung và dài hạn của các DN
này là rất lớn.
2.4.2.2.2- Nguyên nhân khách quan.
- DNVVN thiếu hiểu biết về các thủ tục và dịch vụ của NH.
- DNVVN hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung khiến NH khó tiếp
cận với DN.
- Tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao.
- Khả năng lập dự án còn yếu và thiếu tính thuyết phục.
- Các DNVVN hiện nay không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, tự
do cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng do năng lực cạnh tranh
còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên hạn chế khả năng phát triển của DN.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
14
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ
3.1- Mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với
DNVVN tại BIDV Đông Đô.
Trong dài hạn, Chi nhánh luôn hoạt động với mục tiêu : Tăng trưởng bền
vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn.
Trên cơ sở phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh tiếp tục thực

hiện các hoạt động của một ngân hàng hiện đại, phục vụ tốt cho các đối tượng
khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, chi nhánh cần kiểm soát
tốc độ tăng trưởng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên.
Đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới và tăng thêm kênh phân phối sản phẩm
ngân hàng.
3.2- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại BIDV
Đông Đô.
3.2.1- Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lí.
Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và
giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách về thời hạn và kì hạn nợ, chính
sách về TSĐB.Để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lí cần:
- Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng.
- Xây dựng chính sách lãi suất tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Đổi mới chính sách bảo đảm tiền vay.
3.2.2- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện
đạo đức nghề nghiệp.
Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo tại chỗ và phối hợp với các trung
tâm đào tạo trong và ngoài ngành làm tốt nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ tín dụng và
các lĩnh vực có liên quan. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề
nghiệp và quản lý tốt cán bộ, hạn chế rủi ro tiêu cực xảy ra.
3.2.3- Đơn giản hóa thủ tục cho vay.
Một trong những nguyên nhân cản trở DNVVN tìm đến với NHTM là do
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
15
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
thủ tục cho vay vốn của NH còn quả rườm rà. Tình trạng này đặc biệt phổ biến
trong các NHTM quốc doanh. Hiện nay quy trình cho vay của toàn hệ thống NH
ĐT & PT gồm 6 bước đã được thay đổi phù hợp tuy nhiên vẫn tồn tại những thủ
tục không cần thiết.

3.2.4- Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng
tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN.
Để cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, đòi hỏi chi nhánh
Đông Đô phải tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN. Đó là sự chuyên
môn hóa từ quy trình cho vay, công tác thẩm định và quan hệ khách hàng. Đồng
thời bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giả quyết kịp thời những bất cập
trong hoạt động cho vay DNVVN, từ đó đưa ra chiến lược phát triển thị trường.
3.3- Một số kiến nghị.
3.3.1- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
- Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành
phần kinh tế.
- Tăng cường hỗ trợ thông tin với DNVVN.
- Nên lập các khu công nghiệp tập trung cho DNVVN để dễ hỗ trợ cho
DNVVN về cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết
khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNVVN.
3.3.2- Đối với NHNN Việt Nam.
- NHNN cần có những quy định thông thoáng hơn trong vấn đề bảo đảm tiền vay.
- NHNN cần ban hành một số quy định cụ thể về chính sách tín dụng đối với
DNVVN , là căn cứ để các NH lập và đưa ra thể chế cho vay với đối tượng khách
hàng này, tạo sự linh hoạt và hành lang hoạt động cho cán bộ tín dụng.
3.3.3- Đối với BIDV.
- BIDV cần xây dựng chính sách tín dụng cho vay DNVVN. Trong đó cần
ban hành quy trình cho vay cho đối tượng khách hàng này, cùng với những chính
sách ưu đãi cụ thể.
- Cần thành lập các tổ chức chuyên trách về cho vay DNVVN đẻ chỉ đạo
công tác cho vay DNVVN.
- BIDV cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của các Chi nhánh.
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
16
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN

KẾT LUẬN
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động của chi nhánh vận
dụng những vấn đề lý luận được học ở trường vào thực tế đã giúp em hiểu sâu hơn,
đồng thời hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức thực tế rất cần cho quá trình
công tác sau này.
Trong thời gian thực tập tại BIDV Đông Đô, em đã nhận được sự hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn –TS.Phạm Hoài Bắc và các cán bộ, nhân
viên tại chi nhánh, đặc biệt là các anh chị phòng Quan Hệ Khách Hàng 2 đã giúp
em hoàn thiện bài báo cáo thực tập của mình.
Vì thời gian thực tập ngắn và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế, em mong
muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và cán
bộ, nhân viên trong Chi nhánh để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 3/2012
Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
17
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
NHẬN XÉT CỦA BAN LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC TẬP


















Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
18
Báo cáo thực tập ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















Phạm Thị Ngọc Hân_TC13.21 MSV:08A12987
19

×