Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
MỤC LỤC
* TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ PHẬN 28
+ VIỆC XÁC ĐỊNH NHU CẦU TẠI CÔNG TY 36
+ HÌNH THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY 37
+ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY 37
+ KINH PHÍ CHO ĐÀO TẠO 38
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp Trường đại học Kinh tế quốc
dân sau một thời gian học tập, với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy, cô giáo bộ
môn khoa Quản trị kinh doanh.
Để giúp cho bản thân tìm hiểu được thực tế sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp và nâng cao sự hiểu biết từ những kiến thức đã học với thực tế để sau này ra
trường sẽ giúp ích cho bản thân rất nhiều khi làm việc và tiếp xúc với xã hội bên
ngoài.
Vì vậy đợt thực tập này em chọn Doanh nghiệp để tìm hiểu là Công ty
TNHH 1 TV Than Dương Huy. Đây là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập
đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.
Công ty TNHH 1 TV than Dương Huy - Doanh nghiệp mà em lựa chọn để
thực tập tốt nghiệp là một Doanh nghiệp khai thác và sản xuất than thuộc Tập đoàn
Than & Khoáng sản Việt Nam. Là một Doanh nghiệp lớn thuộc ngành than với
doanh thu hàng năm trên dưới 400 tỷ đồng và đội ngũ cán bộ, công nhân viên gần
4.000 người, Công ty đã và đang ngày càng phát triển.
Được sự tạo điều kiện thuận lợi của các phòng ban, đơn vị trong Công ty và
với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thắm. Bản thân em đã thu
thập tìm hiểu được một số vấn đề ở Doanh nghiệp được trình bày trong chuyên đề :
''Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH
MTV than Dương Huy '' .
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
- Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH 1 TV than Dương Huy.
- Phần 2: Thực trang công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
công ty TNHH MTV than Dương Huy
- Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH 1 TV than Dương Huy.
Trong điều kiện kiến thức của bản thân còn hạn chế mà yêu cầu của báo cáo
thực tập lại rất lớn nên việc phân tích, đánh giá chưa được sâu. Bản thân em rất
mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn để tiếp tục học
hỏi, tiếp thu để đạt được kết quả cao hơn, tạo điều kiện cho bản thân cho em có
thêm kiến thức chuẩn bị cho việc hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của khoá học.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV
THAN DƯƠNG HUY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Vài nét sơ lược về công ty
Công ty TNHH một thành viên than Dương Huy là một Doanh nghiệp Nhà
nước hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than
khoáng sản Việt Nam.
- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên than Dương Huy
- Trụ sở chính: Phường Cẩm Thạch - TP Cẩm Phả - QN
- Số điện thoại: 033.862.238
- Số Fax: 033.862.494
- Tài khoản: 7310-00125 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cẩm Phả
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH 1 TV than Dương Huy ngày nay tiền thân là Công ty xây lắp
Cẩm Phả được thành lập từ tháng 1 năm 1978 trên cơ sở tách Công ty Xây dựng Mỏ
than (Thuộc Bộ Điện và than) trước đây. Sau 29 năm kể từ ngày thành lập, Công ty
đã trải qua nhiều bước thăng trầm và phát triển nó gắn với những giai đoạn có sự
thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Khi còn chế độ bao cấp Công ty Xây lắp Cẩm Phả là một trong những đơn vị
sản xuất lớn ở vùng than Cẩm Phả, Hòn Gai chịu trách nhiệm trước Bộ Năng lượng
về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp phục vụ cho ngành
khai thác than ở các vùng Cẩm Phả, Hòn Gai, sản phẩm chủ yếu là xây lắp.
Sau năm 1989, do chính sách kinh tế của Nhà nước thay đổi, chuyển từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty
gặp nhiều khó khăn, việc làm thiếu, lực lượng công nhân viên chức đông, thiết bị xe
máy lớn. Đứng trước tình hình đó năm 1990 Công ty đã chuyển dần sang sản xuất
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
than và đổi tên thành Công ty Xây lắp và sản xuất than. Khi đó Công ty cũng có
một lực lượng công nhân viên chức đã từng đào lò XDCB trong những năm qua.
Với mục tiêu ban đầu là vừa xây lắp vừa sản xuất than, đến năm 1995 nhiệm
vụ sản xuất xây lắp ngày càng thu hẹp, do đó Công ty có ý định chuyển hẳn sang
sản xuất than. Được Bộ chủ quản đồng ý Công ty đổi tên thành Công ty than Khe
Tam. Đến năm 1996, để phù hợp với tên địa bàn khai trường sản xuất Công ty lại
đổi tên thành Công ty than Dương Huy và toàn bộ vùng than thuộc địa bàn Dương
Huy do Công ty quản lý phần nhiều.
Đến ngày 01/01/1998, theo Quyết định số 5413/TVN-HĐQT của Hội đồng
quản trị của Tổng Công ty Than Việt Nam, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được
giải thể và hình thành các công trường phân xưởng, Công ty than Dương Huy trở
thành Mỏ than Dương Huy.
Từ một Doanh nghiệp có chức năng quản lý cấp trên có các xí nghiệp trực
thuộc, có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự hạch toán kinh doanh độc lập, chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên về kết quả sản xuất kinh doanh
của Doanh nghiệp. Sau khi thay đổi Công ty trở thành Mỏ, không còn chức năng
quản lý cấp trên mà là cấp trên trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp, không còn các xí nghiệp thành viên trực thuộc mà được tách và thành lập
các phân xưởng trực thuộc, chịu sự điều hành trực tiếp của Mỏ theo kế hoạch sản xuất
kinh doanh do Mỏ đề ra.
Đến năm 2001, thực hiện Quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001
của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam về việc đổi tên các đơn vị thành
viên. Mỏ than Dương Huy được đổi tên thành Công ty TNHH 1 TV than Dương
Huy, Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam
nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức nhiệm
vụ vẫn được giữ nguyên theo mô hình Mỏ.
Từ khi mới thành lập, Công ty Xây lắp Cẩm Phả có số cán bộ CNVC gồm
2.000 người, có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ xây lắp khu vực Cẩm Phả và
các vùng lân cận.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
Qua hơn 29 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã phát triển mạnh các nguồn
lực về tài sản, thiết bị phục vụ cho việc tăng năng lực sản xuất, nguồn lực lao động
đông cả về số lượng và chất lượng. Đầu những năm 1990 số lượng CBCN đã tăng
lên gần 4.000 người và đến nay Công ty có tổng số CBCN viên chức là 3.359
người.
1.2 Đặc điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh
1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tiếp và trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng công trường.
Giúp việc cho Giám đốc là các phòng ban chức năng nghiệp vụ. Ban Giám đốc
Công ty gồm có một Giám đốc và ba Phó Giám đốc.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
GIÁM ĐỐC
PGĐ KINH
DOANH
PGĐ KỸ THUẬT PGĐ SẢN XUẤT
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
1
5
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Giám đốc Công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty, chịu
trách nhiệm chỉ huy toàn bộ Bộ máy quản lý. Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó
Giám đốc, Giám đốc còn chỉ đạo thông qua các trưởng phòng cụ thể như: Phòng
Hành chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổ chức lao động, Phòng TTBV quân sự.
- Phó Giám đốc Công ty có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc và chỉ đạo
các bộ phận được Giám đốc uỷ quyền.
* Các phòng ban:
Mỗi phòng ban có một chức năng nhiệm vụ riêng rẽ, rõ ràng, tuy nhiên đều
có trách nhiệm chung là tham mưu giúp Giám đốc Công ty thực hiện hoàn thành
nhiệm vụ được cấp trên và Nhà nước giao cho.
+ Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch Tổng Công ty giao
xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB, công tác xây dựng giá thành, khoán chi phí,
đơn giá dự toán công trình, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
+ Phòng Tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc quản lý
và tổ chức sắp xếp lao động, làm công tác tuyển dụng, đào tạo, tuyển sinh. Tính
toán và quản lý phân phối quỹ lương, tính định mức lao động và tiền lương cho
công nhân viên, thanh toán các chế độ và chính sách xã hội cho người lao động.
+ Phòng Kế toán tài chính - thống kê: Có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ toàn bộ
thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, điều hành và quản lý các hoạt
động về kinh tế tài chính của Công ty đạt hiệu quả cao. Làm công tác báo cáo tài
chính quý, năm, hạch toán kế toán, tổng hợp tài chính tín dụng. Thanh quyết toán
tài chính quý, năm, làm lương và cấp phát tiền lương trực tiếp đến tay người lao
động.
+ Phòng Vật tư: Cung cấp toàn bộ vật tư thiết bị theo kế hoạch mua sắm
cung ứng cấp phát, quyết toán vật tư.
+ Phòng Tiêu thụ: Làm công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chuẩn bị chân hàng,
công tác tiếp thị quảng cáo, chào hàng, phụ trách công tác bán hàng của Công ty.
+ Phòng KCS: Kiểm tra giám định chất lượng sản phẩm. Điều tiết chất
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
lượng sản phẩm chân hàng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kỹ thuật, quản lý kỹ
thuật, xây dựng các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, phê duyệt, thiết kế bản vẽ kỹ
thuật và tổ chức thi công nghiệm thu kỹ thuật, khối lượng công trình, làm công tác
tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Phòng Cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị cơ điện, lập kế hoạch sửa
chữa lớn, phê duyệt cấp phát vật tư, đấu thầu mua sắm thiết bị và thanh lý tài sản,
công tác định mức kỹ thuật xe máy.
+ Phòng An toàn: Làm công tác phòng chống cháy nổ, công tác an toàn
BHLĐ, phê duyệt các phương án an toàn, giám sát về mặt an toàn trong sản xuất và
thi công công trình. Lập kế hoạch an toàn phòng chống mưa bão.
+ Phòng Đầu tư xây dựng: Lập dự toán các công trình xây dựng cơ bản,
thanh quyết toán các công trình, lập kế hoạch vay vốn ĐTXDCB.
+ Phòng Trắc địa - Địa chất: Có nhiệm vụ tổng hợp, tính toán khối lượng
thực hiện than, đất đá của Công ty, lập bản đồ khai thác.
+ Phòng Chỉ huy sản xuất: Làm công tác điều độ sản xuất, kế hoạch tiến độ
tiêu thụ sản phẩm, điều hành chỉ huy sản xuất, điều độ tác nghiệp tuần, tháng.
+ Phòng Kiểm tra - Bảo vệ - Nội bộ: Làm công tác an ninh trật tự, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ tài sản trong Công ty. Làm công tác thanh tra, kiểm toán nội
bộ về công tác quản lý tài chính, phân phối thu nhập trong Công ty.
+ Phòng Y tế: Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Văn phòng Giám đốc: Tổng hợp công tác hành chính văn thư lưu trữ, công
văn giấy tờ, quản trị, công tác lễ tân khánh tiết hội họp, lập kế hoạch, phê duyệt cấp
phát văn phòng phẩm.
* Các phân xưởng sản xuất:
- 1 phân xưởng khai thác lộ thiên: chuyên khai thác than lộ thiên.
- 9 phân xưởng khai thác hầm lò: chuyên khai thác than hầm lò.
- 3 phân xưởng đào lò XDCB: có nhiệm vụ mở diện đào lò XDCB và lò
chuẩn bị sản xuất phục vụ khai thác than.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
+ Đội xe Benlaz: vận tải bốc đất đá phục vụ khai thác lộ thiên.
+ Phân xưởng vận tải ô tô: vận tải toàn bộ than ra kho, cảng.
+ Phân xưởng vận tải đường sắt: vận tải than qua đường lò tuy nen và nhặt
tạp chất trước khi xuất cho XN tuyển than Cửa Ông.
+ 2 phân xưởng Vận tải phục vụ lò: vận tải than từ các gương lò ra đường
tuy nen.
- 1 phân xưởng cơ điện: sửa chữa xe máy, thiết bị mỏ và gia công vật liệu cơ
khí lò, nhà sàng, lắp máy và điện.
- 1 phân xưởng trạm mạng: quản lý lưới điện và cung cấp điện cho toàn bộ
các phân xưởng.
- 3 phân xưởng sàng tuyển (Sàng tuyển 1, Sàng tuyển 2, Sàng tuyển 3): sàng
tuyển than nguyên khai ra các chủng loại than theo yêu cầu tiêu thụ của Công ty.
- 1 phân xưởng xây dựng và sửa chữa đường mỏ: Xây dựng các công trình,
sửa chữa và làm đường mỏ phục vụ sản xuất.
- Ngành đời sống: Chăm lo phục vụ đời sống cho toàn thể công nhân mỏ
theo các tiêu chuẩn chế độ quy định.
1.2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động
- Sự thay đổi số lượng, cơ cấu lao động
Đối với một tổ chức yếu tố con người là yếu tố quan trọng và then chốt nhất. Nếu
quản lý tốt nguồn lực này thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của công ty và ngược lại.
Công ty TNHH Một thành viên than Dương Huy có số lượng tương đối lớn và ít
biến động. Qua các bảng dưới đây(bảng 1- bảng 4) ta thấy số lượng lao động biến
động theo xu hướng tăng dần: năm 2008 là 62 người, năm 2009 là 70 người, và năm
2010 là 86 người với tỉ lệ tăng tương ứng năm 2009 so với 2008 là 13%, năm 2010
so với 2009 là 23%. Đó là do công ty đang có nhu cầu mở rộng thị trường của mình
vào các tỉnh bắc miền trung. Do tính chất của công việc khai thác, chế biến và kinh
doanh các sản phẩm từ than là tương đối nặng nhọc nên phần lớn lao động trong
công ty là nam giới, tỉ lệ nam trong công ty luôn chiếm trên 90% trên tổng số lao
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
động. Lao động Công ty bố trí phù hợp cho từng bộ phận nên kết cấu hợp lý, không
bị xáo trộn mà vẫn tăng được quân số, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao
động, hàng năm Công ty cũng tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ bằng nhiều hình
thức như cử đi học ở các trường đại học, trường công nhân kỹ thuật , cũng như
việc đào tạo tại chỗ thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, phấn đấu phát huy, tạo
điều kiện phát triển công ty.
BẢNG 1: SỰ THAY ĐỔI VỀ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2008-2010
STT
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tốc độ phát triển liên hoàn
2009/2008 2010/2009
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1 540 547 550 7 0.185 3 0.0055
( Nguồn: P.tổ chức hành chính)
- Sự thay đổi chất lượng lao động
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao (khoảng
50% trên tổng số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên) và ổn định, phần lớn họ
đều được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ
thuật nên khả năng làm việc tốt và hiệu quả cao, phát huy tốt khả năng của mình
cũng như việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
BẢNG 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ GIAI
ĐOẠN 2008-2010
Trình độ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
số lượng
(người)
tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
tỷ lệ (%)
Trên đại học 1 5,8 2 10,5,
Đại học 2 18,2 3 17,6 3 15,8
Cao đẳng 5 45,5 5 29,4 5 26,3
Tại chức 1 9 3 17,6 3 15.8
Trung cấp 3 27,3 5 29,6 6 41,6
Tổng số 11 100 17 100 19 100
( Nguồn: P.tổ chức hành chính)
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
Dựa vào bảng trên ta thấy : Tổng số lao động quản lý của Công ty tăng lên
với một lượng người khá nhiều. Từ lúc công ty không có cán bộ có trình độ trên đại
học, còn 18,2 % là trình độ đại học còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp và phổ
thông là vào năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì số lượng cán bộ có trình độ trên
đại học đã là 10,5 % và 15,8 % là trình độ đại học trên tổng số lao động quản lý của
công ty. Trong những năm tiếp theo, công ty đã có sự tuyển dụng lao động quản lý
chặt chẽ hơn, vì vậy mà số lao động quản lý có trình độ trên đại học đã tăng đáng
kể(so với trình độ chuyên môn của các DN nói chung). Đây là dấu hiệu rất tốt, vì
với một lực lượng như vậy công ty sẽ có thể có những chiến lược quản lý lao động
sản xuất chặt chẽ và hiệu quả hơn. Cũng không thể không nhắc tới lực lượng lao
động quản lý có trình độ đại học, cao đẳng vì họ cũng đóng vai trò rất quan trọng
đến việc quản lý lao động một cách khoa học, năm 2008 chỉ là 11 người nhnưg đến
năm 2009 đã tăng lên 17 người. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến trình
độ và năng lực của lao động quản lý, thắt chặt việc tuyển dụng Có được sự thay đổi
tích cực như vậy là do những năm qua công ty đã chú trọng đến năng lực của người
lao động(cho những người có năng lực đi đào tạo tại các trường đại học để nâng cao
đội ngũ cán bộ của như ngày nay). Sự thay đổi này đã góp phần quan trọng vào
việc hoàn thành kế hoạch sản xuất giúp cho việc phân công lao động có hiệu quả
hơn. Làm cho năng suất của toàn công ty được nâng cao tạo tâm lý tốt cho người
lao động yên tâm làm việc. Công ty cũng không vì thế mà bỏ đi lượng lao động có
trình độ trung cấp, tại chức. Số người thuộc trình độ này vẫn tăng lên qua các năm
nhưng tăng với một lượng rất nhỏ, trong những năm sau công ty nên giảm bớt
lượng ngưòi thuộc trình độ này vì như vậy sẽ tốn kém thêm khoản chi phí về đào
tạo và cho đi học nâng cao trình độ.
1.2.3 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Công ty than Dương Huy là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
Công ty than Việt Nam. Công ty có đầy đủ chức năng, quyền hạn của một Doanh
nghiệp theo quy định của Nhà nước. Là một đơn vị vừa xây lắp các công trình công
nghiệp phục vụ khai thác than, vừa sản xuất than, chức năng chủ yếu của Công ty
bao gồm:
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
- Tổ chức sản xuất và chế biến than.
- Quản lý các mặt kinh tế, xã hội, an ninh trong phạm vi thuộc Công ty quản lý.
- Giao dịch đối ngoại.
- Kinh doanh các mặt hàng sản xuất than như: Xây lắp, vận tải.
Mặt hàng chủ yếu của Công ty:
Với chức năng chính là sản xuất và chế biến than nên mặt hàng chính của Công ty
là các chủng loại than. Các sản phẩm có tính truyền thống được khách hàng trong và
ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ thường xuyên là:
- Than cục xô: cỡ hạt từ 60 - 100mm.
- Than cục 3: cỡ hạt từ 25 - 60mm.
- Than cục 4: cỡ hạt từ 18 - 25mm.
- Than cục 5: cỡ hạt từ 0,6 - 18mm.
- Than cám các loại: Than cám 3, than cám 4A, than cám 4B, than cám 5, than cám
6.
Quy trình công nghệ sản xuất than:
Hiện tại Công ty than Dương Huy vẫn đang duy trì công nghệ khai thác than
cả hầm lò và lộ thiên. Do vậy Công ty áp dụng hình thức công nghệ gián đoạn
không liên tục.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
Quy trình công nghệ sản xuất than lộ thiên
( Nguồn: P. Kĩ thuật )
Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò
Những năm qua, Công ty đã dần dần từng bước đổi mới công nghệ khai thác
than hầm lò, từ công nghệ đơn giản đến áp dụng công nghệ khai thác theo quy trình
đó là đào lò xây dựng cơ bản để mở lò chợ, chủ yếu bằng phương pháp khoan nổ
mìn: dùng gỗ hoặc sắt thép chống lò, xúc đất đá, than bằng máy cào vơ và dùng
goòng vận chuyển ra quang lật, đổ lên ô tô hoặc băng tải vận chuyển về các kho bãi.
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
12
Khoan nổ mìn
Bốc xúc
Vận chuyển
Than nguyên khai
Chế biến
Tiêu thụ
Đất đá
Bãi thải
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
Bảng 3: Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò:
1.2.4 Đặc điểm về thị trường
Để hoà nhập với cơ chế thị trường và cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng
gay gắt thì công ty cũng đang cố gắng dần dần hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng
khắp trên các tỉnh thành miền bắc và miền trung. Thị trường của công ty được chia
thành các khu vực như sau:
-Thị trường Hà Nội: là thị trường lớn của công ty.
-Thị trường Đông bắc bộ: bao gồm các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh
-Thị trường Tây bắc bộ: bao gồm các tỉnh như Sơn La,Lai Châu, Điện Biên,
Lào Cai,Yên Bái
-Thị trường miền Trung (chủ yếu là các tỉnh bắc trung bộ): bao gồm các tỉnh
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
1.2.5 Đặc điểm về tình hình tài chính
Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh:
§¬n vÞ tÝnh : VN§
STT Chỉ tiêu
N¨m 2008 N¨m 2009 N¨m 2010
1 Doanh thu thuần 21.786.564.890 28.951.919.304 59.384.530.662
2 Lợi nhuận sau thuế 346.465.443 410.481.826 697.048.978
3 Vốn vay 13.759.489.043 16.177.118.025 17.847.383.170
4 Vốn chủ sở hữu 30.544.659.530 33.721.695.933 37.051.196.422
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
13
Đào lò
chuẩn bị
Khấu than
Bốc xúc vận
chuyển
Gia công
chế biến
tiêu thụ
Tiêu thụ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
5
Tổng vốn kinh doanh
(5=3+4)
44.304.148.573 49.898.813.958 54.898.579.592
a- Vốn cố định 34.945.635.326 38.960.427.726 41.081.744.598
b- Vốn lưu động 9.358.513.247 10.938.386.232 13.816.834.994
6
Tỷ lệ % VCĐ/VKD
(6=5a/5)
78,88% 78,08% 74,83%
7
Tỷ lệ % Vốn
vay/VKD(7=3/5)
21,12% 32,42% 25,17%
(Nguồn: P. TC-KT)
Qua các chỉ tiêu về sử dụng vốn ta thấy:
Hiêu quả sử dụng vốn của công ty nhìn chung đạt hiệu quả, thể hiện rõ trong 3 năm
2008, 200 và 2010. Nếu năm 2008 cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì
đem lại 0,492 đồng doanh thu, thì tơi năm 2009 nó đã tạo ra thêm 0,088 đồng và
đến năm 2010 thì một đồng vốn bỏ ra kinh doanh đã thu về được 1,082 đồng doanh
thu, tăng 0,502 đồng. Qua đó thấy dược hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh
doanh của công ty. Ta xét cụ thể hơn qua các chỉ tiêu về Vốn cố định và vốn lưu
động.
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận trong chu kì sản xuất. Trong
năm 2008 cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0,623 đồng doanh thu và
0,009 đồng lợi nhuận, tới năm 2009 cứ một đồng vốn cố định bỏ ra đã thu thêm
0,12 đồng doanh thu và 0,002 đồng lợi nhuận so với năm 2008. Và đến năm 2010
thì cứ một đồng vốn có định đã sinh ra 1,446 đồng doanh thu, tăng 0,703 đồng so
với năm 2009 và sinh ra 0,017 đồng lợi nhuận so với năm 2009 tăng 0,006 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 54,55%. Điều đó dã chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn có
định một cách hợp lý và có hiệu quả.
1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2010
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
14
Chuyờn tt nghip GVHD: Th.S Nguyn Th Hng Thm
1.3.1 Kt qu v th trng
Qua cỏc nm hot ng th trng ca cụng ty khụng ngng c m rng. Nhng
ngy u th trng ch yu ca cụng ty l H Ni, qua cỏc nm th trng phõn
phi sn phm ca cụng ty c m rng ra khp cỏc khu vc ụng bc b t cỏc
tnh Hng Yờn, Bc Ninhti Qung Ninh; tõy bc b t cỏc tnh Hũa Bỡnh, Sn
Lati Lo Cai, Yờn Bỏi; nm 2010 cụng ty ó bt u xõm nhp vo th trng
min trung (ch yu l khu vc bc trung b) t cỏc tnh Thanh Húa ti Ngh An,
H Tnh
1.3.2 Kt qu v doanh thu, chi phớ, li nhun
BNG NH GI CHUNG V KT QU SXKD CA CễNG TY(2008-2010)
n v tớnh: VN
Ch tiờu Nm2008 Nm2009 Nm2010
Chờnh lch nm 2009
so nm 2008
Chờnh lch nm 2010 so
vi nm 2009
% %
I. Sn lng tiờu th
( nghỡn tn)
4 5 7 1 25 2 40
II. Doanh thu thun 21,786,564,890 28,951,919,304 59,384,530,662 7,165,354,414 32.89 30,432,611,358 105.11
III. Chi Phớ 21,665,362,886 28,651,805,657 58,803,924,655 6,986,442,771 32.25 30,152,118,998 105.24
IV. Li nhun 1,183,108,218 914,663,090 1,877,299,237 -268,445,128 -22.69 962,636,147 105.24
VI. Quan h vi ngõn sỏch
Thu v cỏc khon phi np
cho nh nc
394,939,206 197,469,603 89,460,010 -197,469,603 -50.0 -108,009,593 -54.7
(Ngun: Phũng TC-KT)
Nhìn vào bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty 2008, 2009 và 2010 ta thấy có sự biến động nh sau :
+ Giá trị sản lợng tăng dẫn đến chỉ tiêu về doanh thu của năm 2009 tăng so
với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm 2009
Ta thấy tổng doanh thu các năm đều tăng, năm 2010 tổng doanh thu đạt đợc
là 59.384.530.662 đồng tăng so với năm 2009 là 30.432.611.358 đồng tơng đơng với
mức tăng là 105,11% và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.165.354.414 đồng t-
ơng ứng với 32,98%. Lý giải cho điều này đó là do công ty nhận đợc nhiều đơn đặt
hàng và điều đó chứng tỏ công ty đã đa ra đợc kế hoạch sản xuất kinh doanh và ph-
SV: V Quang Duy Lp: QTKD tng hp
15
Chuyờn tt nghip GVHD: Th.S Nguyn Th Hng Thm
ơng án thực hiện điều hành sản xuất hợp lý.
Không chỉ vậy, tổng chi phí của Công ty trong năm 2010 so với năm 2009
cũng cao hơn tổng chi phí của Công ty trong năm 2009 so với năm 2008. Nhng xét
về mặt tốc độ tăng của chi tiêu về doanh thu so với chi phí, thì tốc độ tăng về doanh
thu năm 2010 so với năm 2009 nhiều hơn tốc độ tăng về chi phí năm 2010 so với
năm 2009
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của 3 năm thấy tốc độ
tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả và
có lãi. Từ đó cho thấy các chỉ tiêu trên biến động rất tốt.
Lợi nhuận của Công ty là phần thu nhập còn lại sau khi đã bù đắp các khoản
chi phí mà Công ty đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Chỉ tiêu lợi nhuận
là chỉ tiêu quan trọng nhất trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Mục đích của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng vì lợi nhuận. Có lợi nhuận thì
doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển đợc.
Nhìn vào bảng chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy :
+ Năm 2008 , Công ty thu đợc khoản lợi nhuận là: 1.183.108.218 đ
+ Năm 2009 , Công ty thu đợc khoản lợi nhuận là: 914.663.090 đ
+ Năm 2010, Công ty thu đợc khoản lợi nhuận là : 1.877.299.237 đ
Nh vậy, năm 2009 lợi nhuận đạt đợc thấp hơn cả năm 2008, giảm đi
268.445.128 đồng. Nhng tới năm 2010 ta lại thấy đợc một sự nỗ lực vợt bậc của
Công ty với khoản lợi nhuận so với năm 2009 đạt : 105,24%, tăng một số tuyệt đối
là 962.636.147 đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
có hiệu quả.
Về mặt quan hệ ngân sách với Nhà nớc, ở đây Công ty phải nộp các
khoản:thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu năm
2010 giảm so với năm 2009.
Nh vậy với kết quả đã đạt đợc chứng tỏ Công ty Than Dng Huy có một
đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đã làm tốt công
tác hoạch định tài chính, công tác tổ chức và kiểm soát qua các năm.
1.4 Cỏc nhõn t nh hng n cụng tỏc o to v phỏt trin ngun nhõn lc
1.4.1 Cỏc nhõn t bờn trong
SV: V Quang Duy Lp: QTKD tng hp
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
* Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việc tổ chức, sắp xếp, điều phối lực lượng lao
động có khoa học hợp lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô
sản xuất, đặc điểm kỹ thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng
cũng như tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.
* Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật có ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Công tác đào tạo phải gắn với thực tiễn và phù hợp với trình độ sản xuất cững
như hệ thống máy móc thiết bị của công ty.
* Đặc điểm đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Trình độ của lực lượng lao động là cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo phù
hợp.
* Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của công ty
Đây là nhân tố có tính chất định hướng cho công tác đào tạo và phát triển. Việc
xây dựng và triển khai các kế hoạch về nhân lực phải dựa trên cơ sở những
chiến lược về nhân sự mà công ty đã xây dựng.
* Ngân sách cho công tác đào tạo và phát triển
Ngân sách ảnh hưởng tới phương pháp và chất lượng đào tạo. Việc chi ngân sách
hợp lý sẽ thúc đẩy hiệu quả đào tạo ,đồng thời tiết kiệm chi phí cho công ty.
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài
* Môi trường kinh doanh
Có đội ngũ lao động hợp lý là điều kiện đủ cho doanh nghiệp thành công trên
thương trường. Do vậy mức độ phức tạp của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng
đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Nếu môi trường luôn biến động và biến
động nhanh chóng thì có được thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư
chhus trọng vào công tác đào tạo để xây dựng được lực lượng lao động đủ linh hoạt
phản ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
* Yêu cầu từ phía khách hàng
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
Khách hàng luôn đòi hỏi DN phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất .
Chính những yêu cầu đó buộc DN phải có những chính sách đào tạo nguồn nhân
lực sao cho đáp ứng một cách cao nhất nhưng nhu cầu của khách hàng.
* Sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ
thuật kéo theo các chương trình đào tạo cũng phải phù hợp và có ứng dụng từ thành
tựu khoa học kĩ thuật đó.
* Quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì họat động của doanh nghiệp
cũng phức tạp theo. Do đó các nhà quản lý phải xây dựng đội ngũ lao động phù hợp
để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ thì lục lượng lao động cần hết sức linh hoạt, nhạy bén để dễ thay
đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN
DƯƠNG HUY
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
2.1 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
TNHH một thành viên than Dương Huy
Quy trình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty:
Nhu cầu
CBCNV
Định hướng
công ty
Kết quả đánh giá
hiệu lực đào tạo
năm trước
Xác định nhu cầu đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo
Nhu cầu đột xuất Thực hiện đào tạo
Đánh giá hiệu quả đào
tạo
2.1.1 Hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển
Hàng năm dựa theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó, kế hoạch hóa
nguồn nhân lực, tình hình lực lượng lao động thực tế…để xác định nhu cầu đào tạo
thực tế.
- Vào quý I hàng năm, người phụ trách có liên quan cần xác định các nhu cầu
đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý gửi cho trưởng phòng Tổ
chức – Lao động/ Người được ủy quyền. Nhu cầu đào tạo có thể xác định dựa trên
các cơ sở:
+ Nhân viên mới tuyển dụng
+ Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
+ Yêu cầu xuất phát từ hành động khắc phục và phòng ngừa
+ Kết quả xem xét của lãnh đạo
Ngoài các nhu cầu đào tạo được xác định như trên, người phụ tránh có liên
quan có thể đưa ra các nhu cầu đào tạo đột xuất khi thấy cần thiết để đáp ứng nhu
cầu.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn, trong vòng 6 tháng
kể từ ngày tuyển dụng phải được đào tạo các nội dung chủ yếu sau đây.
+ Các quy định, nội quy công ty.
+ Cơ cấu tổ chức của công ty.
+ Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn, thời vụ cho các dự
án, trong vòng 2 tháng kể từ ngày tuyển dụng cần phải được đào tạo các nội dung
chủ yếu sau đây.
+ Các quy định nội quy của công ty.
+ Biện pháp thi công, đảm bảo an toàn.
+ Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
+ Các yêu cầu về kỹ thuật khi thấy cần thiết.
- Căn cứ số lượng, chất lượng lao động hiện có: khối lượng, mức độ phức tạp
của công việc, đặc điểm thiết bị máy móc, yêu cầu kỹ năng và trình độ cần thiết để
lên kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp và đưa ra quyết định về loại hình đào tạo phù
hợp nhất.
Để giải quyết các vấn đề trên thì Công ty dựa vào phân tích công việc và đánh
giá tình hình thực hiện công việc. Để hoàn thành công việc và nâng cao năng suất
lao động với hiệu quả lao động cao, thì tổ chức phải thường xuyên xem xét, phân
tích kết quả thực hiện công việc hiện tại của người lao động thông qua hệ thống
đánh giá thực hiện công việc. Để tìm ra những yếu kém, những thiếu hụt về khả
năng thực hiện công việc của người lao động so với yêu cầu của công việc đang
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu
hụt về kiến thức, kỹ năng của người lao động so với yêu cầu của công việc.
Đào tạo bồi dưỡng và phát triển là một nhu cầu tất yếu và thường xuyên
trong hệ thống nhu cầu của người lao động. Người lao động luôn có nhu cầu về đào
tạo, bồi dưỡng, để họ nâng cao được trình độ, năng lực của bản thân nhằm hoàn
thành tốt công việc được giao, đồng thời giúp họ tự tin, có khả năng điều chỉnh
hành vi trong công việc và chuẩn bị được các điều kiện để phát triển và thích ứng.
Do vậy, khi phân tích để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển Công ty
đã phân tích cả nhu cầu đào tạo cá nhân và khả năng học tập của cá nhân cũng như
hiệu quả vốn đầu tư cho đào tạo.
Xác định nhu cầu đào tạo phải chính xác là điều mà Công ty luôn quan tâm
bởi đây là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình đào
tạo nguồn nhân lực của Công ty. Có nhiều phương pháp để thu nhập thông tin xác
định nhu cầu đào tạo của nhân viên trong Công ty. Nhưng Công ty đã chọn phương
pháp đưa phiếu thăm dò ý kiến cho các nhân viên trong Công ty nhằm mục đích tìm
hiểu nhu cầu, nguyện vọng của họ và cách họ nhìn nhận về khoảng cách chênh lệch
giữa trình chuyên môn nghiệp vụ với yêu cầu thực hiện công việc, về tầm quan
trọng của công tác đào tạo nhân viên. Trên cơ sở này Công ty sẽ đưa ra nội dung,
hình thức, phương pháp sẽ được sử dụng để thiết lập và triển khai kế hoạch đào tạo
nhân viên.
Hiện tại nhu cầu đào tạo của Công ty là rất cần thiết, Công ty đang tiến hành
đào tạo một số cán bộ công nhân viên giỏi, lành nghề để chuẩn bị nguồn nhân lực
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và dự tính mở thêm chi nhánh tại miền nam.
Công ty đã tiến hành đào tạo một số vị trí như: trưởng phòng tổ chức hành chính, kế
toán trưởng, công nhân lắp đặt hệ thống mạng, công nhân cơ điện
Bảng 4: Số lượng nhu cầu đào tạo trong Công ty giai đoạn 2007-2010
stt Chức danh /công việc 2007 2008 2009 2010
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
1 Trưởng phòng tổ chức
hành chính
01
01 01 01
2 Kế toán trưởng 01 01 01 01
3 Công nhân khai thác
90 110 115 150
4 Công nhân cơ điện 25 30 40 48
5 Tổng 117 132 157 200
( Nguồn: P.tổ chức hành chính)
Qua bảng số liệu cho ta thấy số lượng có nhu cầu đào tạo là rất cao. Đào tạo
trưởng phòng, kế toán thì không tăng so với các năm. Nhưng số lượng đào tạo về
công nhân tăng rất mạnh. Năm 2007 là số lượng 90 người có nhu cầu đào tạo công
nhân khai thác nhưng tới năm 2010 thì đã tăng lên 150 người. Năm 2007 số lượng
có nhu cầu về đào tạo công nhân điện là 25 người tới năm 2010 thì tăng là 48 người.
* Hạn chế:
Các doanh nghiệp nhà nước thường không tổ chức đánh giá nhu cầu một cách
chính thức, bài bản mà chỉ làm theo cách tương đối sơ sài. Họ thường chỉ trao đổi
không chính thức với các cán bộ quản lý là chủ yếu, cộng với quan sát của giám đốc
và cán bộ phụ trách đào tạo.
Các doanh nghiệp nhà nước thường bỏ qua các bước cần thiết trong đánh giá
nhu cầu đào tạo như: phân tích công ty, phân tích công việc và phân tích cá nhân.
Do mỗi giai đoạn, mỗi khâu trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo bị bỏ sót hoặc cắt
ngắn lại mà các doanh nghiệp thường không đưa ra được một danh sách nhu cầu
cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết. Thường thì mỗi doanh nghiệp cũng biết
những nét nhu cầu chính cho các nhóm công việc tiêu biểu trong doanh nghiệp, mà
không có được một danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người hoặc từng
người cụ thể. Điều này làm cho công tác đào tạo có thể đi lệch hướng, không thực
sự sát đúng với nhu cầu thực của các doanh nghiệp.
2.1.2 Lập kế hoạch đào tạo
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
* Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo
Để chủ động nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển của Công ty mình
trong từng thời kỳ, Công ty phải hoạch định kế hoạch nguồn nhân lực trên cơ sở
chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã xác định
Lập kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình phân tích và xác định cầu nguồn
nhân lực về số lượng và cơ cấu nghề nghiệp và trình độ chuyên môn với nhiệm vụ
kinh doanh của từng thời kỳ kế hoạch trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả khả
năng lao động của họ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Công ty với
hiệu quả cao nhất
Hàng năm cứ vào đầu tháng 1, phòng nhân sự có nhiệm vụ lập kế hoạch đào
tạo cho cả năm. Phòng nhân sự tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu và phối hợp
với các đơn vị liên quan để xây dựng các chương trình đào tạo, lập kế hoạch đào tạo
cho phù hợp với các đơn vị có nhu cầu đào tạo. Căn cứ trên kinh nghiệm thực tiễn
đã triển khai trong các giai đoạn trước đó mà xây dựng chương trình đào tạo trong
nội bộ công ty hay ngoài công ty. Tuỳ từng ngành nghề đào tạo, với mục đích xây
dựng một chương trình đào tạo tối ưu có nội dung phù hợp với tình hình thực tế mà
xây dựng chương trình đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài. Với những ngành
nghề phải tuân theo các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tay nghề người lao
động và đảm bảo an toàn cho người lao động và xã hội.
Chương trình đào tạo nội bộ của Công ty khuyến khích sự tham gia và đóng
góp của các cán bộ nhân viên nhằm xây dựng một chương trình đào tạo có hiệu quả
và sát thực nhất với thực tế công việc của Công ty mà giúp học viên tiếp thu nhanh
hơn. Tùy theo sự đóng góp của nhân viên nếu nhân viên nào đóng góp ý kiến tốt sẽ
được tuyên dương trước Công ty và được nhận phần quà nho nhỏ để động viên tinh
thần.
Trong lập kế hoạch đào tạo Công ty phải xác định rõ được số lượng đào tạo là
bao nhiêu, đối tượng nào cần được đào tạo, nội dung đào tạo như thế nào, hình thức
đào tạo ra làm sao, địa điểm đào tạo ở đâu cho phù hợp. Dựa vào tình hình công
việc và khả năng của người lao động mà xác định đối tượng đào tạo cho phù hợp.Vì
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Thắm
xác định sai đối tượng cần được đào tạo sẽ gây lãng phí chi phí và thời gian của
Công ty
Khi xác định được đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo
trong kế hoạch đào tạo cũng phải chỉ ra được
+ Thời gian, địa điểm tiến hành đào tạo
+ Các trang thiết bị cần thiết cho quá trình đào tạo
+ Dự trù kinh phí đào tạo
Công ty sẽ sắp xếp thời gian và địa điểm làm sao cho thật phù hợp người lao
động mà không gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của họ. Nếu các lớp đào tạo
nội bộ thì Công ty sẽ tổ chức vào trước lúc nghỉ việc 2 tiếng để các nhân viên tập
trung vào học và đảm bảo thời gian cho nhân viên. Còn các nhân viên ở xa không
về dự học được thì phòng nhân sự có thể phối hợp với các bộ phận để gửu tài liệu
về cho các nhân viên đó tham khảo. Các lớp đào tạo ở bên ngoài Công ty thì Công
ty sẽ hỗ trợ cho các nhân viên đó kinh phí đi lại, ăn uống, và chỗ ở cho các nhân
viên phải học xa nhà làm sao thuận tiện nhất cho nhân viên đi học tốt nhất.
Ngoài ra dự trù kinh phí cũng rất quan trọng vì nó xác định số lượng học viên là bao
nhiêu, và sau khi đào tạo thì mỗi một học viên hết bao nhiêu, toàn khóa học hết bao
nhiêu kinh phí. Qua đó giúp quản lý kinh phí cho công việc đào tạo được hiệu quả
hơn. Trong khi đào tạo mà có thêm các khoản phát sinh sau khi lập kế hoạch thì kịp
thời bổ sung thêm và trình lên phòng kế toán duyệt.
Từ nhu cầu đào tạo công ty xác định mục tiêu đào tạo với mỗi loại nhu cầu đào
tạo khác nhau, công ty có các mục tiêu đào tạo tương ứng.
Dưới đây là bảng mục tiêu đào tạo cho các đối tượng cần được đào tạo của công
ty:
Đối tượng Các loại hình đào tạo Yêu cầu mục tiêu đạt ra
Công nhân trực tiếp sản xuất
và khai thác
Đào tao nâng bậc 100% đạt yêu cầu nâng bậc
Đào tạo mới
Nắm vững được kiến thức và
kỹ năng sau khi được đào tạo
Đào tạo sử dụng trang thiết bị
mới
Nắm vững nguyên lý chuyển
động, cấu tạo của máy, sử dụng
SV: Vũ Quang Duy Lớp: QTKD tổng hợp
24