Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty CPĐT&PT Thái Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 48 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Bộ máy tổ chức của công ty Error: Reference source not found
BẢNG
MỞ ĐẦU
Con người được coi là nguồn lực và là 1trong những nhân tố quan trọng quyết
định đến sự hưng vong của bất cứ một tổ chức nào. Tại sao vậy? Bởi khi một công
nhân không đủ trình độ được thuê một cách thiếu thận trọng vì lựa chọn kém thì anh
ta trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có được một đội ngũ
lao động tốt trong mỗi doanh nghiệp, để có thể đưa tổ chức của mình đi đến thành
công thì công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng.
Để hiểu biết rõ thêm về tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và đào tạo
lao động trong doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện
công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty CPĐT&PT Thái
Dương”.
Mục đích của đề tài trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng
của công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công ty, phát hiện ra những
ưu điểm và những mặt còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực, giúp cho doanh
nghiệp có được đội ngũ lao động chất lượng cao.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về công ty CPĐT&PT Thái Dương.
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ở
công ty CPĐT&PT Thái Dương những năm gần đây.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào
tạo nguồn nhân lực ở Công ty CPĐT&PT Thái Dương
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Thị Hoài Dung đã giúp
em hoàn thành chuyên đề này. Cảm ơn các phòng ban Công ty CPĐT&PT Thái
Dương đã giúp đỡ trong thời gian thực tập tại công ty.
1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐT&PT THÁI DƯƠNG
I.Thông tin chung về công
1.Tên gọi :
-Tên thương mại : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương
- Tên Tiếng anh:THAI DUONG DEVELOPMENT AND INVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: Thái Dương. JSC
2. Hình thức pháp lý: công ty cổ phần
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có
các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông
trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
3. Địa chỉ giao dịch:
KCN Phố Nối A, Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: (84-321) 3990799 Fax: (84-321) 3990798
Website: www.thaiduongcorp.com
4.Ngành nghề kinh doanh : Công ty CP ĐT &PT Thái Dương là một doanh
nghiệp chuyên sản xuất và in ấn bao bì PP, BOPP, PE, HDPE… Công ty đang hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất thương mại nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty
còn kinh doanh rất nhiều ngành nghề như:
- Dịch vụ lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, giao thông
vận tải

2
- Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghiệp
- Kinh doanh sắt thép
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải hàng hóa
- Sản xuất, mua bán hóa chất, vật tư phân bón và thức ăn chăn nuôi gia súc,
gia cầm
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực in, sản xuất bao bì
- Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự, ma tít và sản xuất mực in.
- Bán buôn, bán lẻ mực in các loại
- Bán buôn sơn và vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng
- Bán lẻ sơn và thiết bị lắp đặt trong xây dựng
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá (không bao gồm cho thuê kho bãi)
- Sản xuất nông sản, vật liệu xây dựng
- Sản xuất, mua bán và gia công bao bì
- Sản xuất, mua bán hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa
- Sản xuất, mua bán các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ ngành in
- In và các dịch vụ liên quan đến in
II.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đầu tư và phát triển
Thái Dương có thể chia làm 2 giai đoạn :
1.Giai đoạn 1: Năm 2003 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và tồn tại
của công ty vào nền kinh tế Việt Nam với tên gọi là Công ty TNHH Kỹ Nghệ Thái
Dương, trụ sở chính tại: Km70, Tam Điệp, Thanh Trì, Hà Nội. Chức năng chủ yếu
là in ấn bao bì PP, công suất khoảng 5triệu vỏ bao/năm và mô hình hình sản xuất
chủ yếu là thủ công.Khi mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn về tài chính,
nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém.
* Giai đoạn 2: Năm 2005 Công ty chuyển nhà máy về Mai Lâm- Đông Anh
–Hà Nội và mở rộng them mảng sản xuất các loại bao bì.Đây là một địa điểm sản

xuất kinh doanh thuận lợi vì nó nằm trên đường quốc lộ 3 tiếp giáp với nhiều tỉnh
3
như : Hưng Yên, Bắc* Ninh, Thái Nguyên nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và
lưu thông hàng hoá.Đến tháng 3 năm 2011 đổi tên thành công ty CP Đầu tư và phát
triển Thái Dương và chuyển về Lạc Đạo – Văn Lâm – Hưng Yên.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của công ty đạt trên 30%, mức thu nhập bình
quân của CB-CNV trong công ty Thái Dương là 2.600.000 đồng/tháng
III.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP ĐT&PT Thái
Dương trong 1số năm gần đây
1.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT:triệu đồng
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
Chỉ tiêu Năm :2009/2008 Năm :2010/2009
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%
1 2 3 4 5=(3-2) 6=(5/2)x100 7=(4-3) 8=(7/3)x100
1. Doanh thu bán hàng
và CCDV
40.010 41.514 37.967 1.504 3,76 (3.547) (8,54)
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
8 12 18 6 50 5 (41,77)
3. DTT về bán hàng
và CCDV

40.002 41.502 37.950 1.500 3,75 (3.552) (8,56)
4. Giá vốn hàng bán 29.024 28.604 26.876 (420) (1,45) (1.728) (6,04%)
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và CCDV
10.978 12.897 11.073 1.920 17,49 (1.824) (14,15)
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
321 396 324 75 23,36 (73) (18,31)
7. Chi phí tài chính 15 79 60 64 5,33 (19) (23,53)
8. Chi phí bán hàng 1713 1.983 1.678 271 15,83 (305) (15,39)
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
1.610 2.390 3.728 780 48,45 1338 55,98
10. Lợi nhuận thuần 7.961 8.841 5.931 880 11,054 (2.910) (32,91)
11. Thu nhập khác 10 10 39 0 0,00 29 294,29
12. Chi phí khác 0 0 15 0 0,00 15
13. Lợi nhuận trước
thuế
7912 8.852 5.955 940 11,88 (2.897) (32,72)
14. Lợi nhuận sau
thuế
7568 8.332 5.518 764 10,09 (2.814) (33,78)
(Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
và phát triển Thái Dương năm 2008-2010)
4
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+Năm 2008 , doanh thu bán hàng của công ty là 40.010 triệu đồng .Công ty
đạt mức lợi nhuận trước thuế là 7.912 triệu đồng , do đóng góp rất lớn của hoạt
động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với số lợi nhuận là 7.961 triệu
đồng . Lợi nhuận do hoạt động khác là không đáng kể.

+Năm 2009 , doanh thu tăng 1.504 triệu đồng tăng 3,76% do đây là năm
chính phủ đã có chính sách kích thích tiêu dùng của người dân bằng cách đưa ra
những gói kích cầu làm lợi nhuận công ty tăng theo. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng
thêm 940 triệu đồng tương đương 11,88% , nhờ lợi nhuận bán hàng tăng 1.920 triệu
đồng (17,49%) và do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 75 triệu đồng (23,36%).
Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động tài chính cũng tăng lên 64 triệu đồng do giá cả
hàng hoá tăng và doanh thu từ hoạt động khác không tăng.
Giá vốn hàng bán giảm 420 triệu đồng tương đương 1,45% điều này
chứng tỏ công ty đã tìm ra được nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước giảm được
chi phí vận chuyển cũng như chi phi nhập khẩu nguyên liệu từ nước khác. Làm tăng
lợi nhuận cho công ty.
Chi phí bán hàng tăng 271 triệu đồng (15,83%) , chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng 780 triệu đồng (48,45%). Trong đó chủ yếu do công ty thực hiện chính
sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng , chính sách lương theo kết quả kinh
doanh để tạo đông lực cho người lao động cũng như mong muốn đạt được kết quả
cao hơn.
+Năm 2010 , Nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động đã tác động đáng kể
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp : giá nguyên vật liệu đầu
vào tăng bất thường , lạm phát gia tăng , … làm cho doanh thu của công ty năm
2010 có giảm đôi chút so với năm 2009 là 3.547 triệu đồng ( 8,54%)
5
Bảng2 : Bảng thu nhập bình quân đầu người/tháng
(ĐV: triệu đồng)
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Chênh
lệch
Tỉ lệ %
Chênh
lệch
Tỉ lệ
%
Thu nhập BQ
1người/tháng
2,3 2,4 2,6 0,1 4,3 0,2 8,3
+ Do lợi nhuận hay kết quả kinh doanh của công ty ngày càng cao, công ty
ngày càng lớn mạnh nên đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện
đáng kể. Năm 2009 thu nhập bình quân của 1 nhân viên trong công ty là
2,3trđ/tháng, sang năm 2010thu nhập bình quân đã tăng lên 2,4trđ/tháng, tăng
100nđ/tháng, tăng 4,3% so với năm 2009. Năm 2011 thu nhập bình quân đã tăng lên
8,3 % so với năm 2010, đạt 2,6 trđ/tháng.
2.Nhận xét:
Qua 2 bảng trên ta nhận thấy: doanh thu của công ty tăng nhưng năm 2010 do
công ty mua và lắp đặt 2 máy sản xuất vải không dệt, mở rộng quy mô sản xuất
cộng thêm với đó là sự khó khăn chung của nền kinh tế và những biến đổi bất
thường của thị trường đã tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh cũng
như lợi nhuận của công ty. Trong hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế công ty vẫn
mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô đến năm 2011 công ty đã có
nhiều đơn hàng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó,
tiền lương tăng do đó thu nhập của nhân viên cũng tăng lên đảm bảo đời sống cho
người lao động, mức tăng tiền lương không làm ảnh hưởng đến mức tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã
và đang đạt hiệu quả và chất lượng công tác quản trị nhân sự cũng ngày càng được
nâng cao hơn.


6
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CP ĐT&PT THÁI DƯƠNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực tại công ty CP ĐT&PT Thái Dương
1. Đặc điểm về sản phẩm :
Nói đến sản phẩm bao bì thông dụng thì chắc hẳn mọi người chúng ta đều
không thấy lạ, công ty CPĐT&PT Thái Dương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực
này. Sản phẩm của công ty là bao bì PP dệt, bao bì PE, bao bì BOPP đã được khá
nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và đặt hàng với mẫu mã đẹp, chất
lượng tốt. Với sản phẩm này công ty chỉ cần tuyển dụng lao động phổ thông làm
trong nhà máy và một số quản lý có trình độ chuyên môn để quản lý và giải quyết
công việc. Không chỉ dừng lại ở đây công ty đã mua và thuê chuyên gia nước ngoài
lắp đặt thiết bị vải không dệt, một sản phẩm khá mới mẻ ở Việt Nam và góp phần
bảo vệ môi trường. Với công nghệ mới sản phẩm mới ban lãnh đạo công ty đã phải
tuyển dụng thêm công nhân viên để không chỉ đảm bảo đúng tiến độ đơn hàng mà
còn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó phải đào tạo tay nghề cho
nhân viên khi tiếp xúc với công nghệ mới.
2. Đặc điểm về thị trường khách hàng
Trải qua quá trình hoạt động Công ty đã không ngừng nỗ lực cố gắng xây
dựng lòng tin đối với khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh đồng thời tuân theo các quy định của pháp luật. Công ty đã không ngừng đổi
mới thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, đẩy
mạnh công tác nghiệm thu thanh toán để thu hồi công nợ nhờ vậy cho đến nay Công
ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Công ty đã có uy tín trong
lĩnh vực sản xuất bao bì thông dụng và có khá nhiều khách hàng trong và ngoài
nước như : Minh Tâm, Pháp Việt, Newhope, Hồng Hà, Đại Uy, Plastic Chemical,
Jampoo Corporration-Taiwan, Lotte Corporation, Vina pack… và nhiều đối tác

thương mại khác hợp tác cùng phát triển.
7
3. Đặc điểm về nhân sự
Bảng3: Phân bố lao động và trình độ lao độngcủa công ty
ĐVT: Người
TT các chỉ tiêu
Năm 2010 năm 2011
so sánh năm 2011
với 2010
số lđ tỷ trọng số lđ tỷ trọng
số tuyệt
đối
tỷ lệ (%)
I Tổng số lđ 386 100 634 100 248 64,25
1 Lđ gián tiếp 66 17,1 92 14,51 26 6,73
2 lđ trực tiếp 320 82,9 542 85,49 222 57,52
II Theo trình độ
1 Đại học 26 6,73 32 5,04 6 1,55
2 Cao đẳng 54 13,98 90 14,2 36 9,33
3 Trung cấp 56 14,5 100 15,77 44 11,39
4 Lđ phổ thông 250 64,79 412 64,99 162 41,98
( Nguồn: phòng hành chính nhân sự công ty CPĐT&PT Thái Dương)
Con người là yếu tố góp phần tạo nên sự thành bại của công ty,chính vì thế
công ty đã tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động,
nhiệt tình, tạo môi trường làm việc thân thiện kích thích khả năng sáng tạo của nhân
viên và tăng hiệu quả trong công việc.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy được tình hình phân bổ lao động của công ty,
cụ thể là: tổng số lao động của công ty tăng nhanh, năm 2011 tăng 248 người tương
đương 64,25% so với năm 2010. Trong đó:
+Lao động gián tiếp năm 2010 là 66 người chiếm 17,1% trong tổng số lao

động của công ty , sang năm 2011 lực lượng này có tăng thêm 26 người với tỷ lệ
8
tăng 6,73%. Sở dĩ có sự tăng số lượng lao động trực tiếp là do công ty đã triển khai
thành lập một phân xưởng mới, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
+Lao động trực tiếp có số lượng chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Năm
2010 là 320 người chiếm 82.9% so với tổng số lao động của công ty, do mở rộng
quy mô sản xuất nên năm 2011 số lượng lao đông trực tiếp tăng lên đáng kể là 222
người với tỷ lệ tăng 57,52%.
Trình độ học vấn của nhân viên trong công ty cũng được nâng cao: Năm 2010
số lượng nhân viên có trình độ đại học là 26 người chiếm 6,73% so với tổng lao
động của công ty, nhân viên có trình độ cao đẳng là 54 người chiếm 13,98 % so với
tổng lao động của công ty, nhân viên có trình độ trung cấp là 56 người chiếm
14,5%so với tổng lao động của công ty , lao động phổ thông chiếm số lượng khá
lớn trong tổng lao động của công ty là 250 người chiếm 64,79% . Đến năm 2011 số
lượng trình độ nhân viên tăng : nhân viên có trình độ đại học tăng 6 người với tỷ lệ
1,55% , nhân viên có trình độ cao đẳng tăng 36 người với tỷ lệ 9,33% , nhân viên có
trình độ trung cấp tăng 44 người với tỷ lệ 11,39%, lao động phổ thông tăng 162
người với tỷ lệ 41,98%.
Trong công ty, mọi nhân viên đều do giám đốc sắp xếp công việc, tuỳ theo
trình độ của từng người và giám đốc bổ nhiệm vào các vị trí công tác phù hợp. Tuỳ
thuộc vào yêu cầu và đòi hỏi của từng công việc cụ thể mà nhân viên được sắp xếp
vào từng vị trí riêng. Như đối với ban giám đốc, cán bộ phải có trình độ đại học và
trên đại học về nghiệp vụ mà mình phụ trách, ngoài ra phải có trình độ quản lý kinh
tế, trình độ ngoại ngữ và sự hiểu biết về pháp luật. Đối với các trưởng phòng cũng
cần phải có trình độ đại học, trình độ ngoại ngữ khá và trình độ hiểu biết về chuyên
ngành mình phụ trách, các nhân viên làm việc trong phòng cũng phải có trình độ từ
trung cấp trở lên.
Ngoài các yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn, các cán bộ công nhân
viên của công ty cũng phải có sức khoẻ, có lòng nhiệt tình và có trách nhiệm đối với
công việc để đảm bảo thực hiện công việc một cách tốt nhât và có hiệu quả cao

nhất.
Bảng 4: Kết quả sử dụng lao động của công ty
9
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch
TL%
Chênh
lệch
TL%
1. Doanh thu Trđ 41.514 37.967 73.560 (3.547) (8,54) 35.593 93,74
2. Lợi nhuận Trđ 8.841 5931 11.693 (2910) (32,91) 5.762 97,15
3. Tổng lao
động
Người 350 386 634 36 10,28 248 64,25
4. NSLĐ
bình quân
Trđ/ng 118,61 98,36 116,02 (20,25) (17,07) 17,66 5417,95
5.Lợinhuận
bình quân
Trđ/ng 25,26 15,36 18,44 (9,9) (39,19) 0,08 0,52
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty theo năng suất lao động:
Ta có công thức: W = M/T
Trong đó:
- W: Là năng suất lao động trong 1 năm

- M: Là doanh thu của doanh nghiệp trong 1 năm
- T: Là tổng số lao động của công ty trong 1 năm
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Trong 3năm doanh thu của công ty có tăng , chỉ có năm 2010 doanh thu có
giảm đi so với năm trước là do nền kinh tế biến đổi không ngừng, giá cả leo thang
làm cho cung cầu mất cân bằng, lạm phát gia tăng, công ty cũng không tránh khỏi
nhưng tác động của nền kinh tế. Vì vậy,kéo theo lợi nhuận của công ty giảm, năng
suất lao động bình quân giảm. cụ thể :
+Nếu năm 2009 doanh thu của công ty đạt 41.514 triệu đồng và tổng lao động
chỉ là 350 người làm cho NSLĐ bình quân 1 người trong 1 năm là 118,61triệu đồng
10
, có nghĩa là doanh thu bình quân của mỗi nhân viên trong 1 tháng đóng góp cho
công ty là 9,88triệu
+Nhưng đến năm 2010 cùng với khó khăn chung của nền kinh tế các đối tác
cũng cắt giảm các hợp đồng do người dân thắt chặt chi tiêu hơn. Công ty vẫn duy trì
hoạt động doanh thu đạt 37.967 triệu đồng và tổng lao động là 386 người làm cho
NSLĐ bình quân 1 người trong 1năm là 98,36 triệu, có nghĩa là doanh thu bình
quân của mỗi nhân viên trong một tháng đóng góp cho công ty là 8,19triệu đồng. so
với năm 2009, năm 2010 doanh thu đã giảm 3.547 triệu đồng, giảm 8,54%. Kéo
theo năng suất lao động bình quân giảm 20,20triệu đồng/năm, giảm 17,07%. Mặc
dù thế nhưng nhìn tổng thể năm 2010 công ty làm ăn vẫn có lãi vàcông ty đã sử
dụng lao động có hiệu quả.
Đến năm 2011, công ty đã đầu tư mua máy móc thiết bị, mở thêm nhà xưởng
sản, xuất sản phẩm mới là vải không dệt thân thiện với môi trường. Do đó, công ty
đã tuyển dụng thêm lao động nâng số lượng lao động lên là 634 người, doanh thu
đạt 73.560 triệu đồng, NSLĐ bình quân 1người trong năm là 116,02 triệu đồng,
nghĩa là doanh thu bình quân trong 1tháng của mỗi nhân viên đóng góp vào công ty
là 9,66 triệu đồng. So với năm 2010 doanh thu đã tăng 35.593 triệu đồng, tăng
93,74%. NSLĐ bình quân trong năm cũng tăng 17,66 triệu đồng , tăng 17,95%
Có thể nói, qua 3 năm tỷ lệ tăng hay giảm doanh thu vẩn còn cách xa với tỷ lệ

tăng hay giảm NSLĐ bình quân cho thấy ở một khâu nào đấy việc sử dụng lao động
của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty theo lợi nhuận:
Ta có công thức: H = L/T
- H: là lợi nhuận bình quân/1 lao động
- L: là lợi nhuận thu được trong 1 năm
- T: là tổng số lao động của công ty trong 1 năm
Như phân tích ở trên, doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm theo vào
năm 2010. Cụ thể:
+Năm 2009 lợi nhuận của công ty đạt 8.841 triệu đồng, lợi nhuận bình quân
đạt 25,26 triệu đồng trên mỗi nhân viên
11
+ Năm 2010 lợi nhuận của công ty là 5.931 triệu đồng, giảm 2.910 triệu đồng
so với năm 2009. Lợi nhuận bình quân trên mỗi nhân viên cũng giảm theo, giảm 9,9
triệu đồng.
Đến năm 2011 lợi nhuận toàn công ty tăng 5.762 triệu đồng so với năm 2010,
tổng lao động cũng tăng lên 248 người, tăng 64,25% làm cho lợi nhuận bình quân 1
lao động tăng 0,08 triệu đồng, tăng 0,52% so với năm 2010.
Như vậy mặc dù cả tổng lợi nhuận tăng và tổng lao động cũng tăng đều qua
các năm , riêng năm 2010 doanh thu có giảm nhưng lợi nhuận vẫn không phải là
quá thấp) làm cho lợi nhuận bình quân cũng tăng cao và chứng tỏ hiệu quả sử dụng
lao đông của công ty là khá tốt.
4. Đặc điểm về công nghệ : Bên cạnh yếu tố con người thì cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu và uy tín cho công ty.
Trong những năm gần đây công ty liên tục mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm thiết
bị, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến mẫu mã, phấn đấu cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty có 2 nhà
máy ( 1nhà máy sản xuất bao bì thông dụng và 1nhà máy sản xuất vải không dệt)
với dây truyền sản xuất hiện đại,công nghệ tiên tiến.
Trong nhà máy các thiết bị máy móc bao gồm:

•Máy kéo chỉ: 04 chiếc
•Máy dệt: 102 chiếc
•Máy tráng màng: 02 chiếc
•Máy ghép màng: 01 chiếc
•Máy cắt: 06 chiếc
•Máy gấp bao: 02 chiếc
•Máy in Flexo: 05 chiếc
•Máy in ống đồng: 01 chiếc
•Máy may: 45 chiếc
Để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng công ty đã mua thêm 2 máy sản xuất vải
không dệt, mời chuyên gia nước ngoài về lắp ráp và vận hành máy.
Một số hình ảnh về nhà máy sản xuất của công ty:

12
Hệ thống máy kéo sợi
Hệ thống máy dệt

Hệ thống máy in
13
Hệ thống máy gấp Hệ thống máy thổi ghép

Hệ thống máy may
Quá trình sản xuất của Công ty cũng chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ.
Nhập khẩu các dây truyền sản xuất tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Qua trình lắp đặt và sản xuất dựa trên quy trình
14
công nghệ chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Phương pháp quy trình sản xuất của Công ty
kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn. Mỗi công đoạn
được trang bị máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công đoạn đó.
5. Đặc điểm về tài chính

Bảng 5: Khái quát cơ cấu tài sản của công ty
Chỉ
tiêu
Năm so sánh
09 10 11
10/09 11/10
Số
tiền
(trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
(trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ (%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=(8/2)x100 10=6-4 11=(10/4)x100

TSDH 16.490 78,01 18.710 68,14 15.343 51,93 2.220 13,46 (3367) (18)
TSNH 4.648 31,86 8.748 31,86 14.201 48,07 4.100 88,2 5.453
62,33
TTS 21.138 100 27.458 100 29.554 100 6.320 29,9 2.086 7,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái
Dương năm 2008- 2010)
Bảng6 : Khái quát cơ cấu nguồn vốn của công ty
Chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So Sánh
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
ST
(trđ)
TT
(%)
ST
(trđ)
TT
(%)
ST
(trđ)
TT
(%)
ST
(trđ)
Tỷ lệ % ST
(trđ)
Tỷ lệ %
1 2 3 4 5 6 7 8= 4-2 9=(8/2)x100 10=6-4 11=(10/4)x100

A.Nợ
phải trả
12148 57,47 14448 52,62 16484 55,79 2300 18,93 2036 14,09
B. Vốn
CSH
8990 42,53 13010 47,38 13060 44,21 4020 46,71 50 0,38
Tổng
NV
21138 100 27458 100 29544 100 6320 29,90 2086 7,60
(Nguồn: Trích bảng báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát
triển Thái Dương)
Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy:
+ Về cơ cấu tài sản: Năm 2009 công ty đã đầu tư vào tài sản dài hạn là 12.148
triệu đồng chiếm 78,01% trong tổng tài sản và đến năm 2010 đầu tư vào tài sản dài
hạn là 18.710 triệu đồng chiếm 68,14% trong tổng tài sản là do công ty mua thêm
thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu
15
cầu khách hàng cũng như cung ứng sản phẩm cho thị trường nước ngoài về sản
phẩm mới đó là vải không dệt. Năm 2011 công ty chú trọng vào sản xuất với công
nghệ mới nên việc đầu tư vào tài sản dài hạn có giảm 3.367 triệu đồng , giảm 18%
so với năm 2010. Để đảm bảo cho sản xuất và chất lượng sản phẩm công ty đầu tư
vào các tài sản ngắn hạn vì thế mà năm 2010 công ty đầu tư 8.748 triệu đồng chiếm
31,86% trong tổng tài sản thì đến năm 2011 công ty đầu tư 14.201 triệu đồng chiếm
48,07% trong tổng tài sản, tăng 5.453 triệu đồng tăng 62,33% so với năm 2010.
+Về cơ cấu nguồn vốn: nhìn chung 3 năm nợ phải trả luôn lớn hơn vốn chủ sở
hữu điều đó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn nợ bên
ngoài là chủ yếu. Số nợ phải trả tăng dần qua các năm là do công ty phải đầu tư để
đảm bảo sản xuất và đồng thời mở rộng ngành nghề kinh doanh để không chỉ đảm
bảo doanh thu cho công ty mà còn đảm bảo cho đời sông của cán bộ công nhân viên
trong công ty. Bên cạnh đó ta lại thấy, nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm

điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả, năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu
tăng 4.020 triệu đồng tăng 46,71% so với năm 2009, đến năm 2011 vốn chủ sở hữu
tiếp tục tăng 50 triệu đồng tăng 0,38% so với năm 2010.
6. Đặc điểm về tổ chức bộ máy
Công ty CP ĐT & PT Thái Dương được thực hiện theo phương pháp trực tiếp,
tập trung dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty
được chia thành các phòng ban và các phân xưởng sản xuất như sơ đồ dưới đây:

16
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty




(Nguồn:Phòng hành chính)
a. Giám đốc: Là chủ sở hữu công ty, là người có quyền điều hành cao nhất
trong công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung trong toàn công ty, đại diện cho công ty
trong các mối quan hệ đối nội , đối ngoại. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm duy
17
trì và phát triển sản xuất , thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
lao động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc đạt kết quả cao
nhất.
b. Phó giám đốc: Giúp cho Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công ủy
quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
c. Phòng hành chính nhân sự: thực hiện những công việc liên quan đến hoạt
động nhân sự trong công ty:
+ Thực hiện tuyển dụng lao động, phân công lao động, đảm bảo đủ số lượng
lao động cho sản xuất.

+ Quản lý theo dõi thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Soạn thảo, lưu trữ tài liệu, công văn của công ty.
+ Tổ chức đón tiếp khách hàng với công ty.
+ Phổ biến và duy trì việc thực hiện nội quy , quy chế của công ty đối với
người lao động.
d. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kế toán, tài
chính, tiền lương, phản ánh với Giám đốc liên tục về tất cả các loại tiền vốn , vật tư
và mọi hoạt động kinh doanh của kinh tế tài chính. Thực hiện những báo cáo tài
chính của công ty trong mỗi kỳ hạn nhất định, làm việc với cơ quan thuế trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty.
e. Phòng kế hoạch kinh doanh: Giúp Giám đốc hoạch định kế hoạch xuất kinh
doanh, tiến độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất. Cân đối
kế hoạch thu mua, thăm dò thị trường, bán thành phẩm. Lập kế hoạch hoạt động
trong những năm tiếp theo, ký hợp đồng mới, giao kế hoạch kinh doanh cho từng
phân xưởng một cách hợp lý.
f. Phân xưởng sản xuất: Bao gồm các Tổ sản xuất, trực tiếp sản xuất ra các
sản phẩm do phòng kế hoạch kinh doanh chuyển xuống, sản xuất đảm bảo chất
lượng,tiến độ và kế hoạch được giao.
g. Phòng kỹ thuật công nghệ: Sửa chữa bảo dưỡng máy móc hỏng, chuyển
giao thiết bị công nghệ và quy trình sản xuất cho những sản phẩm mới. Thực hiện
đổi mới công nghệ cho việc sản xuất của công ty.
18
h. Bộ phận KCS: Thực hiện kiểm tra tất cả nguyên vật liệu đầu vào kiểm tra
quá trình hoạt động của các tổ chức sản xuất và kiểm tra sản phẩm khi xuất dùng có
đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng không.
II.Tình hình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
1. Công tác đào tạo bồi dưỡng bổ nhiệm ở Công ty
Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay
đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của
khoa học kỹ thuật thì mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo

và phát triển nhân sự.
Nhận thức đúng đắn được vấn đề này công ty CPĐT&PT Thái Dương đã có
một số sự quan tâm nhất định tới công tác này.
Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình
sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự.
Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong công ty là nhằm khắc phục các tồn tại
nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động chuyên
môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn
nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong
kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được
mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có
thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công việc.
Do xác định được như vậy nên công ty thường xuyên tiến hành công tác đào
tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ
chuyên môn kỹ thuật cho người công nhân.
Hàng năm Công ty thường cử ra những công nhân ưu tú, những cán bộ quản lý
có năng lực, có đạo đức đi đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ của công nhân và
cán bộ quản lý. Tất cả các cán bộ quản lý của Công ty đều đã được qua đào tạo cơ
bản và nâng cao. Thời gian vừa qua Công ty đã liên tục mở các lớp đào tạo tay nghề
tại chỗ cho công nhân của công ty, nhiều công nhân sau khi đào tạo đã được nâng
bậc thợ và nâng bậc lương.
Chính sách đào tạo:
19
Về công tác cán bộ: thường xuyên bồi dưỡng nâng cao và cử đi đào tạo tại các
trường đại học. Hàng năm mỗi phòng của công ty đều có 2 người đựơc đi học về
nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, tại chức và văn bằng 2.
Về công tác đào tạo nâng bậc công nhân: với hình thức đào tạo ngay tại chỗ
làm việc có kèm cặp bởi một người công nhân bậc cao hơn, hàng năm công ty đều

có tổ chức nâng bậc cho công nhân theo quy định đề ra như sau: từ bậc 1 lên bậc 2
hoặc từ bậc 2 lên bậc 3 phải có 2 năm công tác tại công ty và từ bậc 4 trở lên phải
có 2 năm công tác.
*Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân
của công ty
-Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất cho nên tất cả các công nhân kỹ thuật trực
tiếp sản xuất sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ít nhất 1 tháng ngay tại công
ty về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động…
-Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có tay nghề vững, bậc
thợ cao sẽ kèm cặp chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình
độ thấp hơn.
-Hàng năm công ty có tổ chức thi tay nghề: Tất cả mọi người đều phải thi, ai
tiến bộ sẽ được tăng bậc thợ và tăng lương.
*Đào tạo nâng cao năng lực quản trị
áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên
cấp cơ sở.
Một số phương pháp được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị trong công
ty
-Cán bộ cao cấp trong công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao
trình độ quản lý.
-Cử kế toán trưởng đi học lớp kế toán trưởng và tham gia các khoá học để nắm
bắt được các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nước.
-Quản đốc các phân xưởng- các quản trị viên cấp cơ sở được cử đi học các lớp
bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý .
2. Công tác tuyển dụng và hợp dồng lao động ở Công ty
20
Chính sách tuyển dụng:
Đối với cán bộ quản lý: ưu tiên con em cán bộ công nhân viên có bằng cấp
được tuyển thẳng vào công ty, sẽ được bố trí công việc phù hợp. Đối với cán bộ chủ
chốt sẽ được đề bạt, thăng cấp từ chính cán bộ trong công ty, còn nhân viên khác

khi cần thiết sẽ tuyển thẳng từ các nguồn bên ngoài, ưu tiên người có kinh nghiệm.
Đối với công nhân sản xuất: tổ chức tuyển dụng rộng rãi, không cần thiết phải
là người có tay nghề cao, khi được tuyển sẽ được đào tạo thêm.
Khi Công ty cần tuyển chọn tăng thêm người lao động để phù hợp với nhu cầu
sản xuất kinh doanh của công ty, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm thông báo
đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và trách nhiệm của người lao
động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc, giấy khám sức khoẻ, sơ
yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ có liên quan…
Phòng tổ chức xét nếu thấy phù hợp thì soạn thảo hợp đồng lao động đệ trình
Giám đốc công ty. Sau khi đã giao kết hợp đồng lao động, người lao động được
công ty điều động về các đơn vị trong công ty và phải tuân thủ đúng theo các điều
khoản đã giao kết trong hợp đồng lao động.
3. Thông báo tuyển dụng.
Phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành thông báo trên các báo ví dụ như: báo
lao động, báo mua bán…, hoặc trên các trang web tuyển dụng nhưng chủ yếu là
thông báo rộng trong toàn công ty và dán thông báo tại cổng công ty.
Nội dung của mỗi hồ sơ theo mỗi vị trí khác nhau. một hồ sơ nội dung gồm:
- Số người và vị trí cần tuyển
- Kinh nghiệm: với mỗi vị trí khác nhau thì đòi hỏi kinh nghiệm khác nhau.
- Học vấn: trình độ trung cấp trở lên
- Ngoài ra là các giấy tờ văn bằng khác…
Trong bảng thông báo còn ghi rõ thời gian bắt đầu nhận hồ sơ, hạn cuối nhận
hồ sơ, địa điểm nhận hồ sơ.
21
4. Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ
Sau khi thông báo phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành thu nhận hồ sơ. Việc
thu nhận hồ sơ sẽ dừng khi đã thu nhận được đủ số hồ sơ như dự tính. Trong quá
trình thu nhận hồ sơ phòng sẽ xếp phân loại hồ sơ theo các vị trí mà ứng cử viên
đăng ký.
Nội dung của mỗi hồ sơ theo mỗi vị trí khác nhau một hồ sơ nội dung gồm:

- Đơn xin việc: trong mỗi đơn này có các phần: họ và tên, ngày tháng năm
sinh, trình độ, kinh nghiệm trước đây, do công ty thảo ra và các ứng cử viên phải
điền đầy đủ thông tin vào đó.
- Ảnh và số CMND
- Phiếu khám sức khoẻ
- Các văn bằng, chứng chỉ photo công chứng
- Sơ yếu lí lịch cá nhân: Nêu tóm tắt lí lịch, hoàn cảnh cá nhân và gia đình.
Phòng tổ chức hành chính sẽ nghiên cứu các hồ sơ sau khi đã thu nhập và loại
dần các hồ sơ không đạt yêu cầu.
5. Phỏng vấn thi tuyển:
Công ty sẽ chia làm 2 đối tượng: Với những vị trí tuyển dụng là cấp lãnh đạo,
quản lý thì sẽ phỏng vấn qua 2 vòng còn với những vị trí như kế toán hay công nhân
lao động sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ và thi tuyển.
* Phỏng vấn sơ bộ:
Đối với tất cả các hồ sơ được lọt vào vòng này. Trưởng phòng tổ chức hành
chính sẽ phỏng vấn tất cả người này và sẽ phân loại vào phỏng vấn sâu hay thi
tuyển. Trưởng phòng tổ chức hành chính sẽ loại bỏ dần các hồ sơ không đạt.
Nếu đã đầy đủ về số lượng thì phòng tổ chức hành chính sẽ thông báo ngày biết kết
quả và ngày giờ đến phỏng vấn lần 2 hay thi tuyển. Còn nếu không đủ hồ sơ thì phải tổ
chức chọn thêm hồ sơ để đủ về số lượng theo như kế hoạch tuyển dụng đã đề ra.
* Phỏng vấn sâu:
Khi đã có danh sách phỏng vấn hai lần danh sách này sẽ được đưa lên cho
giám đốc và phó giám đốc trực tiếp phỏng vấn. Giám đốc hay phó giám đốc sẽ có
22
sẵn một loạt các câu hỏi hay bài thi trắc nhiệm cho các ứng cử viên này. Qua quá
trình này sẽ chọn ra được những người có thiện chí với công ty, làm việc nhiệt tình
và chất lượng với công việc của công ty.
* Thi tuyển.
Công ty sẽ xây dựng lên một bài thi tuyển để có thể đánh giá thực chất và
kiểm tra kiến thức, tay nghề của ứng viên.

Bài thi vào vị trí kế toán sẽ thiên về kiến thức, kỹ năng làm việc của một
người kế toán.
Bài thi vào vị trí lao động sản xuất thường là bài thi thực hành, thi tay nghề.
Qua hình thức này, công ty sẽ chọn ra người có năng lực thực sự.
Sau tất cả các bước trên, công ty sẽ thống nhất và đưa ra kết quả cho phòng tổ
chức hành chính. Nếu các ứng viên được giữ lại quá ít, không đủ yêu cầu của việc
tuyển dụng thì công ty sẽ nhận tiếp hồ sơ và bắt đầu thực hiện theo các quy trình
trên.
6. Đánh giá và quyết định tuyển dụng:
- Đánh giá: Để đánh giá các ứng viên một cách toàn diện và chính xác nhất,
mỗi ứng cử viên sẽ được đánh giá trên 1 bảng đánh giá. Bảng đánh giá này sẽ là sự
kết hợp cho điểm theo các tiêu chí, chỉ tiêu ở các vòng phỏng vấn trước đó hay bài
chấm điểm thi tuyển để chọn ra số người có tổng số số điểm cao nhất, chính xác
nhất để làm việc trong công ty theo các vị đã tuyển.
Công ty sẽ thành lập hội đồng đánh giá gồm giám đốc hoặc phó giám đốc,
trưởng phòng tổ chức hành chính những người trực tiếp phỏng vấn ứng cử viên.
Ngoài ra là 1 số cán bộ chuyên môn đang phụ trách, lãnh đạo vị trí cần tuyển. Từ đó
sẽ đưa ra các thông tin, kết hợp lại và đánh giá giám lựa chọn để đưa ra quyết định
tuyển dụng.
- Quyết định tuyển dụng
Quyết định tuyển dụng sẽ do giám đốc và trưởng phòng tổ chức hành chính
quyết định dựa vào hồ sơ và bảng đánh giá tổng hợp cuối cùng của ứng cử
viên.Thông báo kết quả của công tác tuyển dụng tới người lao động và phòng tổ
chức hành chính sẽ sắp lịch cho các ứng cử viên mới đến thử việc tại các bộ phận
của công ty, bản kế hoạch đó sẽ được trình lên giám đốc và phải được giám đốc kí
23

×