Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Kênh phân phối Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………… ……………………………….1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG VÀ CNTT
HỒNG QUANG …………………………………… …… ……………… 3
I. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ……… …………… 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty …………………… ……… 3
2. Tổ chức bộ máy và phạm vi hoạt động ………………………… …… 4
2.1. Tổ chức bộ máy ……………………………………………………….…4
2.1.1. Cơ cấu tổ chức …………………………………………………… … 4
2.1.2. Chức năng của các phòng ban ……………………………… ……… 6
2.2. Phạm vi hoạt động ……………………………………………… …… 9
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh ……………………………………… …… 9
2.2.2. Các lĩnh vực hoạt động chính ……………………………………… 10
a. Tích hợp hệ thống, dịch vụ và phát triển phần mềm …………… ………10
b. Cung cấp các sản phẩm, giải pháp CNTT và Truyền thông … ………….11
c. Cung cấp giải pháp hệ thống nguồn ……………………………… …… 11
d. Cung cấp giải pháp Intranet ………………………………………………12
e. Giải pháp sao lưu phục hồi dữ liệu ………………………………… … 12
g. Dịch vụ phát triển phần mềm 13
f. Dịch vụ hạ tầng truyền thông …………………………………………… 14
3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật 14
3.1. Thị trường phân phối sản phẩm 14
1
3.2. Đặc điểm khoa học - công nghệ …………………………….………… 17
3.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ………………………………………… ….18
PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ………….………… …20
I.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh năm 2010………………………….20
a. Lạm phát trên thị trường………………………………………………… 21
b. Tỷ giá tên thị trường Việt Nam………………………………………… 23


1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức quản lý hệ thống kênh phân phối… 24
1.1 Các nhân tố bên trong………………………………………………… 25
1.1.1 Những mục tiêu của kênh phân phối…………………………… ……25
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm CNTT…………………………………… …25
1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp……………………………………… ….25
1.2 Các nhân tố bên ngoài……………………………………………………27
1.2.1 Đặc điểm thị trường mục tiêu………………………………………….27
1.2.2 Các đặc điểm môi trường marketing…………………………… … 28
1.2.3 Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh………………………… ……28
2. Thực trạng kênh phân phối của công ty……………………………… …29
2.1 Lập kế hoạch kênh phân phối……………………………………… ….29
2.2 Thiết kế quá trình phân phối của công ty………………………… ……30
2.3 Tổ chức kênh phân phối theo sản phẩm…………………………… … 31
2.4 Đánh giá các giải pháp mà công ty đã thực hiện…………………… ….33
3. Đánh giá các công tác phân phối của công ty………………………… …34
3.1 Ưu điểm…………………………………………………………….……34
2
3.2 Nhược điểm……………………………………….…………………… 34
3.2.1 Hệ thống đại lý còn thiếu và yếu………………………………………34
3.2.2 Việc phân phối các loại sản phẩm chưa hợp lý….…………………….35
3.2.3 Quản lý kênh hiệu quả chưa cao………………… ………………… 35
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI… 36
1. Định hướng phát triển kênh phân phối của công ty……………………….36
1.1 Kế hoạch ngắn hạn……………………………………………………….36
1.2 Kế hoạch dài hạn…………………………………………………………
37
2. Các chiến lược phát triển …………………………………………………37
2.1. Quản trị hiệu quả kênh phân phối……………………………………….37
2.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo…………………………………………38
3. Giải pháp chủ yếu để hoàn thiện phương pháp……………………………38

3.1 Nghiên cứu và khai thác nhu cầu khách hàng………………………… 38
3.2 Hoàn thiện hoạt động lập kế hoạch………………………………………40
3.3 Tìm kiếm nhà cung ứng………………………………………………….40
3.4 Hoàn thiện công tác sau bán hàng……………………………………….41
4. Kiến nghị với doanh nghiệp………………………………………………41
5. Một số kiến nghị với Nhà nước……………………………… …………42
KÊT LUẬN……………………………………………………………… 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… ….45
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh
nghiệp Việt Nam đang có xu hướng chuyển mình để đầu tư phát triển mạnh
vào các ngành viễn thong vì nhu cầu của con người ngày càng cao nên nhu
cầu đó càng lớn dần lên. Vì vậy, hệ thống kênh phân phối là cầu nối giữa
doanh nghiệp và người tiêu dùng nó như huyết mạnh của một cơ thể sống, nếu
thiếu hệ thống kênh phân phối thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại và phát
triển. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ
phải có một kênh phân phối được xây dựng và quản trị tốt. Việc xây dựng và
hoàn thiện kênh phân phối giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế
cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Cho nên, việc tổ chức và quản lý hệ thống
kênh phân phối hiệu quả là vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong nước
cũng như các đối thủ nước ngoài và Công ty TNHH Viễn thông và CNTT
Hồng Quang cũng không phải ngoại lệ.
Từ thực tiễn với những gì đã học tập tại trường em đã chọn đề tài:
“Kênh phân phối Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang” để
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Qua đó, dể phân tích đánh giá các đặc
điểm của hệ thống kênh phân phối của công ty trong một số năm gần đây từ
đó phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp nhằm phát

huy và khắc phục các điểm mạnh điểm yếu đó.
Nội dung chuyên đề gồm các phần sau:
4
Phần I:Tổng quan về Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang.
Phần II: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua.
Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em tập thể công ty
TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang và sự chỉ dẫn thầy ThS. Đặng Ngọc
Sự đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừ qua để em hoàn thành bài viết
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
KHỔNG DUY NGHỊ
5
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG
VÀ CNTT HỒNG QUANG
I. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Từ những năm 2000 Trung tâm đào tạo Công nghệ Viễn thông và
CNTT đã ra đời với nhiều năm nỗ lực và phát triển, đến tháng 5 năm 2005 đã
thành lập Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang và chính thức đi
vào hoạt động. Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang có tên giao
dịch quốc tế là Hong Quang VN Co.,Ltd. Chuyên kinh doanh dự án, cung cấp
các giải pháp tổng thể cho khách hàng. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công
ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang bao gồm tích hợp hệ thống thông
tin, cung cấp giải pháp tổng thể, tư vấn và chuyển giao công nghệ, kinh doanh
các thiết bị âm thanh, hội thảo, thiết bị chiếu sáng, kinh doanh các thiết bị Tin
học (phần cứng, phần mềm), dịch vụ bảo trì. Ngoài ra chúng tôi đã tham gia

và đã khẳng định đuợc uy tín trong các lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử,
thiết bị viễn thông, tự động hoá, đo lường điều khiển, công nghiệp, điện, các
loại máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế và các loại thiết bị văn phòng.
Đặc biệt Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang đã đầu tư
xây dựng các giải pháp tổng thể cho các hệ thống nguồn dự phòng, hệ thống
DCS (Departure Control System), hệ thống xử lý đọc passport, thẻ ngân hàng,
hệ thống Backup, lưu trữ, xử lý các loại dữ liệu, tài liệu,…được sử dụng các
6
công nghệ tiên tiến hàng đầu của các hãng sản xuất rất nổi tiểng ở trên Thế
giới.
Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang có số vốn pháp định
là 10 tỷ đồng và số vốn lưu động ngày càng lớn để thích hợp với sự tăng
trưởng không ngừng của quy mô kinh doanh, đến nay ngoài số vốn pháp định,
công ty chúng tôi còn có số vốn lưu động khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, công
ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang đã xây dựng được chiến lược
kinh doanh đúng đắn là tập trung hoàn thiện chất lượng dịch vụ, không ngừng
nghiên cứu phát triển công nghệ để có thể phục vụ các Quý khách hàng ngày
càng tốt hơn. Với chiến lược kinh doanh này, chúng tôi đã và đang được rất
nhiều khách hàng ủng hộ trong đó có các khách hàng quan trọng như các Bộ,
Ban ngành nhà nước, các tổ chức quốc tế, các khối Tổng công ty
2. 2. Tổ chức bộ máy và phạm vi hoạt động:
2.1. Tổ chức bộ máy:
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp:
7
2.1.2. Chức năng của các phòng ban:
8
Kinh doanh Dự án
- Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.
Đại hội đồng cổ đông được tở chức theo định kỳ hàng năm hoặc được triệu

tập bất thường theo Luật định hoặc theo qui định của Điều lệ công ty để giải
quyết những vấn đề chỉ thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị: Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, làm
việc theo nhiệm kì và xử lí những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình
theo quy định cụ thể trong điều lệ công ty.
- Ban giám đốc: Quản lý trong công ty được thực hiện theo nguyên tắc
thủ trưởng: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về
mọi hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách hệ thống tài chính,
phòng tổ chức nhân sự.
Các phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc giải quyết các vấn đề chủ
yếu trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban phân xưởng có
liên quan.
Phó giám đốc kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kỹ thuật
và phụ trách hệ thống kỹ thuật.
Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh
doanh và phụ trách hệ thống kinh doanh và phòng hành chính.
- Hệ thống kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh dự án: Xây dựng hồ sơ giới thiệu năng lực Công
ty cho khách hàng; cập nhật hồ sơ Công ty, quảng bá năng lực Công ty; tham
gia chuẩn bị hồ sơ khi Công ty tham gia vào các đề án, dự án, giao dịch,
marketing với khách hàng; nghiên cứu các giải pháp CNTT và xây dựng các
giải pháp tổng thể cho các đối tượng khách hàng; quan hệ với các hãng sản
xuất để cập nhật các sản phẩm cũng như các giải pháp công nghệ; Cung cấp
thiết bị, các dịch vụ hệ thống, các phần mềm hệ thống.
9
+ Phòng Tư vấn giải pháp: Nghiên cứu các giải pháp CNTT và xây
dựng các giải pháp tổng thể cho các đối tượng khách hàng khi phòng Kinh
doanh gửi yêu cầu. Nghiên cứu các công nghệ truyền dẫn, viễn thông, đo, âm
thanh, ánh sáng, điều khiển để xây dựng các giải pháp cho một số đối tượng
khách hàng. Khảo sát, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin cho khách

hàng. Cung cấp tư vấn cho khách hàng sử dụng thiết bị, các dịch vụ hệ thống,
các phần mềm hệ thống… Xây dựng các giải pháp tổng thể về phần mềm ứng
dụng cho hệ thống thông tin cho một số đối tượng khách hàng. Tư vấn thiết bị
và giải pháp cho các đối tượng khách hàng.
+ Phòng Đào tạo và chuyển giao công nghệ: Nghiên cứu các giải pháp,
các sản phẩm công nghệ. Chuẩn bị các giáo trình, tài liệu liên quan đến việc
dào tạo chuyển giao khi phòng Tư vấn giải pháp thực hiện. Chịu trách nhiệm
về đào tạo hướng dẫn cho khách hàng. Chuyển giao toàn bộ tài liệu đào tạo và
công nghệ cho khách hàng. Đáp ứng các yêu cầu phát sinh của khách hàng khi
chuyển giao.
- Hệ thống kỹ thuật:
+ Phòng Triển khai dự án: Tham gia khảo sát thiết kế các hệ thống
thông tin và các hệ thống khác cho khách hàng. Trực tiếp triển khai, thi công
các hệ thống nói trên cho khách hàng. Hỗ trợ vận hành và hướng dẫn sử dụng
cho khách hàng theo yêu cầu phòng Đào tạo và chuyển giao công nghệ.
+ Phòng Hỗ trợ khách hàng: Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc
của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của Công ty phát sinh trong quá trình
giao dịch. Tham gia tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng.
+ Phòng bảo hành và dịch vụ bảo trì: Trực tiếp bảo hành, sửa chữa
thiết bị, thực hiện đúng các cam kết của Công ty đối với khách hàng. Liên hệ
với các hãng sản xuất để thay thế vật tư hoặc thiết bị nhằm đảm bảo quyền lợi
10
cho khách hàng. Cung cấp dịch vụ sửa chữa thay thế, thiết bị cho khách hàng.
Cung cấp dịch vụ bảo trì cho khách hàng khi có yêu cầu.
- Hệ thống Tài chính:
+ Phòng Vật tư, xuất nhập khẩu: Đảm bảo việc nhập hàng hoá thiết bị
phụ vụ cho Phòng kinh doanh Dự án. Tiến hành các thủ tục làm hợp đồng đặt,
nhập hàng và giao nhận hàng với các đối tác nước ngoài.
+ Phòng Kế toán ngân hàng, thuế và xuất nhập quỹ: Quản lý tài chính.
Chuẩn bị tài chính cho công ty đảm bảo thực hiện các hợp đồng với khách

hàng. Thực hiện các báo cáo tài chính và các thủ tục thanh quyết toán thuế
theo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi quản lý các công nợ, thu chi và
quỹ của công ty.
- Hệ thống Tổng hợp tổ chức hành chính:
+ Phòng Tổ chức nhân sự: Quản lý các hồ sơ nhận sự của công ty.
Quản lý, theo dõi thực hiện các hợp đồng lao động giữa công ty ký với các
cán bộ làm việc tại công ty. Theo dõi chấm công đề xuất Ban giám đốc xử lý
các trường hợp vi phạm các quy định của công ty.
+ Phòng Hành chính, công đoàn: Tổ chức các công việc đoàn thể. Tổ
chức việc tham quan, nghỉ mát, thăm hỏi cán bộ, gia đình. Tổ chức chuẩn bị
các phòng trào liên hoan văn nghệ, thể thao,…
+ Phòng Lễ tân: Tiếp nhận điện thoại, các giao dịch trực tiếp khi Quý
khách đến liên hệ làm việc với công ty. Phụ trách các công việc gửi nhận các
tài liệu giao dịch của công ty. Chỉ dẫn tạp vụ, bảo vệ đảm bảo vệ sinh an toàn
của công ty theo đúng quy định.
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phạm vi hoạt động:
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh:
11
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử, tin học, thông tin;
- Buôn bán thiết bị điện: điện gia dụng, điện lạnh, điện công nghiệp;
- Buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế trong lĩnh vực điện,
điện tử;
- Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điều
khiển tự động hóa;
- Buôn bán, sửa chữa, bảo hành trong lĩnh vực các thiết bị bưu chính
viễn thông, thiết bị tin học và các thiết bị điều khiển tự động hóa;
- Sản xuất, buôn bán, thiết bị, máy móc, vật tư công nghiệp, thiết bị
công nghệ thông tin, thiết bị giáo dục trường học, thiết bị y tế, thiết bị điện
lạnh, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị vận tải hàng không, thiết bị âm

thanh nghe nhìn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh, thiết bị máy
quay camera giám sát, thiết bị điện tử, tin học, thiết bị thang máy, đồ chơi (trừ
những loại Nhà nước cấm).
- Mua bán, sản xuất, xuất nhập khẩu phần mềm tin học, máy móc trong
hệ thống tự động hoá phục vụ công tác quản lý, thí nghiệm và sản xuất;
- Sản xuất và lắp ráp máy tính thương hiệu Việt nam;
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, công
nghệ thông tin, bưu chính viễn thông;
- Thi công, lắp đặt các hệ thống mạng máy tính và điện tử viễn thông;
- Tư vấn và đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nghề điện, điện tử, tin học;
- Tư vấn lập dự án, hồ sơ mới thầu, thực hiện các công trình trong lĩnh
vực điện, điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông;
- Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị điện - điện tử, thiết bị bưu
chính viễn thông, thiết bị tin học và các thiết bị điều khiển tự động hoá.
12
Bên cạnh đó các bộ phận như hệ thống kinh doanh bao gồm Trung tâm
kinh doanh tích hợp hệ thống, Trung tâm phát triển phần mềm, Trung tâm tư
vấn và chuyển giao công nghệ, Trung tâm dịch vụ bảo trì và hỗ trợ khách
hàng ra đời đã không ngừng mở rộng hoạt động của Công ty trong lĩnh vực
Điện tử, Tin học, Viễn thông phục vụ cho công tác ứng dụng công nghệ cao,
nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, hiệu chuẩn, trắc địa, âm thanh, ánh sáng,
giảng dạy và đo lường tự động….
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo công nghệ viễn thông
và CNTT, đến nay Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang đã
trưởng thành với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ cao, chất lượng, quy
mô hoạt động kinh doanh lớn và đa dạng. Chúng tôi đã trở thành nhà phân
phối độc quyền của Hãng Rochford Thomson về cung cấp các giải pháp và
thiết bị pasport, các thiết bị sử dụng cho Ngân hàng,… và các Hãng IER,
UNIMARK, Zebra về cung cấp các thiết bị, giải pháp cho ngàng Hàng Không
và là đại lý chính thức của nhiều hãng sản xuất thiết bị có tên tuổi trên Thế

giới.
2.2.2. Các lĩnh vực hoạt động chính:
a. Tích hợp hệ thống, dịch vụ và phát triển phần mềm:
Trên quan điểm nghiên cứu, tích hợp và phát triển các thành tựu mới
nhất của nền công nghệ trên thế giới, trên cơ sở phát triển của ngành CNTT
Việt Nam, Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang có khả năng
cộng tác tốt với khách hàng để nắm bắt và đáp ứng mọi nhu cầu về xây dựng
các giải pháp tổng thể (Global Solutions) tích hợp hệ thống thông tin, các yêu
cầu triển khai thiết bị kỹ thuật và giải pháp trên diện rộng đạt các tiêu chuẩn
13
yêu cầu kỹ thuật về tính đồng bộ, tính mở, tính chuẩn mực, độ bền và an toàn
cũng như các giải pháp về khắc phục và xử lý sự cố.
b. Cung cấp các sản phẩm, giải pháp CNTT và Truyền thông:
Công ty TNHH Viễn thông và CNTT
Hồng Quang cung cấp hầu hết các sản
phẩn CNTT của các hãng hàng đầu thế
giới: HP, IBM, DELL, ACER,
TOSHIBA, SONY, FUJITSU,
UNIMAX, IER, Rochford Thomson,
AdPOS, APC, ETAN, Cisco, 3COM,
SMC, Microsoft, Oracle, Cegelec,
CNIM, DEF
Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng Quang cũng là một trong
các công ty tin học hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp cũng như tích hợp
các hệ thống thông tin cho khách hàng có uy tín và chất lượng cao.
c. Cung cấp giải pháp hệ thống nguồn:
Bằng các đội ngũ kỹ thuật cao cấp và đông
đảo, được các Tập đoàn, Hãng nổi tiếng trên
thế giới đào tạo, Công ty TNHH Viễn thông
và CNTT Hồng Quang đã xây dựng và đáp

ứng hầu hết các yêu cầu cao của các khách
hàng về cung cấp hệ thống nguồn mang tính
ổn định và an toàn cao nhất.
14
AdPoS là nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ cung cấp dòng điện liên tục
(UPS) cho những ứng dụng công nghiệp tinh vi cũng như những hệ
thống máy tính.
- Hệ thống cung cấp dòng điện liên tục
- Hệ thống đo lường và phân tích điện
- Thiết bị Đo lường, Điều khiển và phân tích nguồn điện
d. Cung cấp giải pháp Internet:
Công nghệ Internet ngày nay trở
thành một nhu cầu bức thiết đáp ứng
các mục tiêu chiến lược của các tổ
chức và doanh nghiệp. Công ty
TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang đã tích hợp các mô hình giải
pháp chuẩn nhằm ứng dụng công
nghệ Intranet để đáp ứng các yêu cầu
khác nhau của nhiều tổ chức và các
doanh nghiệp trong nước, liên doanh
và nước ngoài tại Việt nam.
e. Giải pháp sao lưu phục hồi dữ liệu.
Dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất của các Hãng công
nghệ thông tin hàng đầu thế giới, Công ty TNHH Viễn
thông và CNTT Hồng Quang đã đưa ra các giải pháp, mô
hình sao lưu và phục hồi dữ liệu àn toàn và tối ưu đáp ứng
hầu hết các nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.
f. Dịch vụ hạ tầng truyền thông:
15

Cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục
vụ xây dựnghệ thống hạ tầng
thông tin đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng về: Mạng thông tin
cục bộ (LAN) trên cơ sở các công
nghệ Switching, Fast Ethernet,
Gigabit Ethernet, FDDI cùng các
hệ điều hành MS Windows
NT/2000/2003 Server, Novell
Netware, UNIX, Sun Solaris,
Xây dựng mạng thông tin diện
rộng (WAN) trên cơ sở các đường
truyền điện thoại thường, đường
thuê bao tốc độ cao (leased line
64/128/256, E1, T1), mạng truyền
số liệu X25, các dịch vụ ISDN,
ADSL, Frame Relay, ATM và sự
hỗ trợ của các thiết bị Core
Router, Access Server,
Multi-Port, MUX, NTU, Modem. Tư vấn
xây dựng các hệ thống thông tin ứng dụng
mạng không dây (Wire Less).
Để đảm bảo tất cả các hệ thống thông tin đã được triển
khai lắp đặt được hoạt động tối ưu nhất và có tính ổn
định cao, Công ty TNHH Viễn thông và CNTT Hồng
Quang cung cấp đầy đủ các dịch vụ hoàn hảo về hệ thống
phần cứng, phần mềm bao gồm: khảo sát thiết kế, lắp đặt,
chuyển dịch và nâng cấp hệ thống với các hình thức từ
xa, tại chỗ để đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.
g. Dịch vụ phát triển phần mềm :

16
Cung cấp các sản phẩm phát triển trên công nghệ
CDROM
Cung cấp các sản phẩm quản lý tri thức bao gồm: quản
lý văn bản, tự động hoá văn phòng, thư viện điện tử
Cung cấp các giải pháp của Microsoft, Oracle, Lotus
Notes, tư vấn Cơ sở dữ liệu và Công cụ phát triển
Cung cấp các khoá đào tạo
Phát triển phần mềm ứng dụng theo yêu cầu khách
hàng
3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật:
3.1. Thị trường phân phối sản phẩm.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước trong tiến trình đổi mới đang có những biến đổi to lớn và “tăng tốc”
mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông với tư cách
ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước phải phát triển mạnh hơn, với
chất lượng ngày càng cao hơn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới. Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin
- Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột
phá toàn diện. Ngoài ra, sự bùng nổ về đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ở
lĩnh vực này cũng như các cơ quan Chính phủ, khối doanh nghiệp Việt Nam
cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của mình đã làm
cho các sản phẩm của ngành CNTT – Viễn thông được chú trọng và ngày
càng trở nên quan trọng trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường CNTT – Truyền thông năm 2011,
nhóm doanh nghiệp phần mềm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt. Đặc biệt,
17

nhóm sản xuất và gia công phần mềm và dịch vụ CNTT xuất khẩu hứa hẹn
tương lai rộng mở. Trong khi đó, khối bán lẻ, sản xuất phần cứng và cung cấp

dịch vụ tích hợp hệ thống đang ở giai đoạn khó khăn.
Thị trường CNTT toàn cầu năm 2010 đã tăng nhanh trở lại, đạt tỷ lệ
5,9% và dự báo 7,1% trong năm 2011. CNTT ngày càng đóng vai trog quan
trọng hơn trong quản lý và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung,
ngành CNTT Việt Nam năm 2010 vẫn phát triển đạt doanh thu trên 7 tỷ USD,
tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2009. Tuy nhiên nếu xét đến yếu tố lạm
phát thì mức tăng này thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Bối cảnh thị trường nhiều biến
động đã ảnh hưởng tới khối doanh nghiệp CNTT thể hiện qua mức độ tăng
trưởng không đồng đều giữa các lĩnh vực như phần cứng, bán lẻ, phần mềm
Lĩnh vực
Tỷ lệ số công ty tăng
trưởng về doanh số so với
năm trước
Hạ tầng và dịch vụ viễn thông – Internet 100%
Phân phối, bán lẻ phần cứng 64%
Tập đoàn đa ngành 60%
Phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm,
dịch vụ nội dung số
56%
Tích hợp hệ thống và dịch vụ CNTT –
Truyền thông
50%
Đào tạo – Huấn luyện 38%
Sản xuất, lắp ráp phần cứng 33%
18
(Nguồn: Hội tin học TP.HCM)
Nhóm doanh nghiệp phần mềm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
khoảng 25% so với năm 2009. Số các hợp đồng gia công phần mềm bắt đầu
tăng nhanh trong năm 2010 và tăng vọt vào đầu năm 2011, dự báo có thể đạt
mức tăng 40% trong năm 2011. Gia công phần mềm cũng đi theo chiều hướng

chuyên sâu, với giá trị tăng cao.
Tổng doanh thu ngành phần cứng năm 2010 ước tăng khoảng 15%. Các
doanh nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt doanh số năm 2010 tiếp tục
sụt giảm nhiều so với năm trước. Nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt của
các thương hiệu toàn cầu, mặt khác do sức ép của việc nhập khẩu linh kiện rời
để sản xuất phải chịu thuế trong khi nhập khẩu máy tính nguyên chiếc thì mức
thuế suất lại bằng 0.
Các doanh nghiệp bán lẻ điện tử và thiết bị CNTT tuy tổng doanh thu
có tăng khoảng 15% nhưng nếu xét trong tương quan lạm phát thì mức tăng
này thấp hơn tỷ lệ lạm phát rất nhiều, điều này cho thấy khả năng sinh lời
trong kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ năm 2010 là rất thấp.
Lĩnh vực cung cấp giải pháp và tích hợp hệ thống, doanh thu của các
doanh nghiệp cũng tăng trưởng chậm lại so với năm trước, mức tăng chỉ
khoảng 5%, có nhiều daonh nghiệp mức tăng trưởng âm. Điều này cho thấy
tiến độ triển khai các dự án tin học hóa tại các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp đều có dấu hiệu bị chậm lại hoặc bị cắt giảm đáng kể do ảnh hưởng
của lạm phát và chính sách thắt chặt chi tiêu nhằm kiềm chế lạm phát của
Chính phủ.
3.2. Đặc điểm khoa học - công nghệ:
19
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang
phát triển ở Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút
ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách
giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường công
nghiệp hoá (CNH). Trong đó, vai trò thúc đẩy của công nghệ đóng vai trò cốt
lõi của mọi quá trình. Có thể hiểu Công nghiệp là tổng hợp các giải pháp cũng
như công cụ để chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động
của con người thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của
xã hội. Chính công nghệ là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả trong việc sử

dụng tài nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài
người đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa công nghệ và phát triển
bằng việc tăng cường áp dụng công nghệ, xã hội loài người đã từng bước
chuyển dịch vị thế của mình từ thế giới tự nhiên sang thế giới nhân đạo…
Công nghệ cũng chính là yếu tố quyết định sự thịnh vượng hay suy vong của
một quốc gia.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã
và đang trở thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ
bằng pháp luật. Những tiến bộ như vũ bão của KH-CN trong hai thập kỷ qua,
đặc biệt là trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ Nano, tự động hoá đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước.
Không ai còn có thể hoài nghi về vai trò của công nghệ trong phát triển kinh
tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Trong xu thế ấy, bất kỳ quốc gia nào hay địa
phương nào khi xây dựng chính sách trong chiến lược phát triển CNH cũng
phải chú ý tới vai trò đặc biệt của công nghệ và mối quan hệ mật thiết của
chúng với cơ cấu kinh tế với mô hình đầu tư và Thương mại.
20
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh nước ta đang được phát triển mạnh, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Tuy nhiên, phần lớn công nghệ, thiết bị đang có ở các địa phương, vùng sâu
vùng xa còn lạc hậu so với các nước phát triển, chỉ đạt mức trung bình so với
khu vực và trong nước. Vì vậy, ứng dụng khoa học công nghệ phải được tập
trung chú trọng, tạo mặt bằng phát triển đồng đều giữa các vùng miền, cũng
như với thế giới.
3.3. Đặc điểm nguồn nhân lực:
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin
(CNTT) ngày càng tăng cao do có sự bùng nổ về đầu tư của các tập đoàn đa
quốc gia ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hiện tại các cơ quan Chính phủ, khối
doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt
động của mình. Nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin hiện nay

đang thiếu ,chất lượng đào tạo CNTT ở Việt Nam không đáp ứng được với
nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này là các
chương trình đào tạo bậc Đại Học trong lĩnh vực CNTT hiện tại đang quá
nặng về lý thuyết và thiếu tính thực tiễn. Kết quả giám định kỹ năng kỹ sư
công nghệ thông tin cơ bản căn cứ vào tiêu chuẩn của Nhật Bản tại Trung tâm
sát hạch và hỗ trợ đào tạo VITEC thuộc Bộ Khoa học công nghệ, từ năm 2001
đến 2005, trong 2.285 kỹ sư tham gia thi chỉ có 367 người được cấp chứng
chỉ, chiếm tỷ lệ 16,06%.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - viễn thông,
từng cho rằng: “Đào tạo nguồn nhân lực cao cấp ở các trường đại học trong
nước là chưa đạt yêu cầu. Nói là đào tạo nhân lực cao cấp, nhưng thực tế
chúng ta mới đào tạo ở mức phổ cập đại trà. Kỹ sư công nghệ thông tin ra
21
trường làm gì liên quan đến công nghệ thông tin cũng được, nhưng về chuyên
môn thì chưa đủ chất lượng so với nhu cầu về nguồn nhân lực”.
Bên cạnh đó, lĩnh vực CNTT thay đổi như vũ bão, đòi hỏi người dạy và
học phải không ngừng cập nhật và đổi mới, trong khi thực tế là rất nhiều
trường đào tạo CNTT tại Viêt Nam không hề đổi mới giáo trình trong một
thời gian dài.
Một dấu hiệu đáng lo ngại trong năm 2010 và đầu năm 2011 là tổng
doanh thu của nhóm đào tạo CNTT giảm khoảng 15% so với năm 2009. Việc
tăng trưởng chậm lại của lĩnh vực đào tạo CNTT là một cảnh báo cần đặc biệt
quan tâm.
22
PHẦN II
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh năm 2010:
Theo báo cáo tài chính hằng năm của công ty, ta thấy tình hình kinh
doanh của công ty năm 2010 như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU

số
Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
01 45.668.933.195 46.218.933.195
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ ( 10=01- 02)
10 45.668.933.195 46.218.933.195
4. Giá vốn hàng bán 11 42.136.183.100 41.836.183.100
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
20 3.532.750.095 4.382.750.095
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 33.234.570 750.234.570
7. Chi phí tài chính 22 348.235.217 1.388.235.217
8. Chi phí bán hàng 24 771.166.472 901.166.472
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.300.662.180 2.612.662.180
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
(30= 20+(21-22)-(24+25)
30 145.920.796 230.920.796
11. Thu nhập khác 31 16.687.000 149.687.000
12. Chi phí khác 32 5.679.221 179.679.221
23
13. Lợi nhuận khác( 40=31-32) 40 11.007.779 -29.992.221
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50=30+40)
50 156.928.575 200.928.575
15. Chi phí thuế TNDN 51 27.462.501 50.232.144
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51-52)
60 129.466.074 150.696.431
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010)
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty, ta có
thể nhận thấy rằng, các chỉ tiêu năm 2010 đều khả quan so với năm 2009.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 1,2% so với
năm 2009; doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 22 lần so với năm
2009; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 58,6% so với năm 2009
và thu nhập khác tăng gấp 9 lần so với năm 2009.
Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng về doanh thu cũng như lợi nhuận, chi
phí của công ty cũng tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng gấp gần 4 lần so với
năm 2009, chi phí bán hàng tăng 16,9% so với năm 2009, chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng 13,5% so với năm 2009.
* Tình hình kinh tế trong nước năm 2010: Năm 2010, kinh tế của Việt
Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu.
a. Lạm phát và giá cả trên thị trường.
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng
8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối
thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng
Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI
tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng
tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra
24
sẽ không thực hiện được
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên

nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng
hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại
càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ
hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới
tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của
nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá
làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng
theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam
những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công
và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn.
Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập
25

×