Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân chủ trong Đường lối chủ trương của Đảng giai đoạn (1930 -1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.08 KB, 18 trang )

Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang được sống trong một kỷ nguyên mới của sự phát
triển lịch sử dân tộc, đó là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, kỷ nguyên: hòa bình, độc lập, thống nhất, ấm no và hạnh phúc. Kỷ nguyên
lịch sử của dân tộc được mở ra từ thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945
và sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là một mốc son chói lọi
trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Nhân tố tạo nên thắng lợi to lớn của
cách mạng Việt Nam đó chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng dân
tộc dân chủ trong giai đoạn 1930 - 1945. Đường lối cách mạng sáng suốt đó
chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn và thành công khoa học cách mạng của giai
cấp công nhân là chủ nghĩa Mác Lênin với nghị lực chiến đấu phi thường và
sáng tạo vô tận của nhân dân ta, với những tinh hoa của truyền thống dân tộc
Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội
nghị hợp nhất Đảng thông qua đã đề ra chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, thu phục công nhân và
nông dân, liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nông, trung, tiểu địa chủ và tư
sản bản xứ nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh đổ chủ nghĩa Đế quốc Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập. Có thể nói Cương lĩnh của
Đảng đã kết hợp biện chứng yếu tố dân tộc và giai cấp, trong đó nổi bật lên là
yếu tố dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội - đó là tư tưởng cốt
lõi của Cương lĩnh. Em chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân
chủ trong Đường lối chủ trương của Đảng giai đoạn (1930 -1945) ”làm tiểu
luận để phân tích và hiểu rõ hơn về những đường lối của Đảng và nhà nước
đã áp dụng để giúp Việt Nam có được những hướng đi đúng đắn và giữ được
thế ổn định như ngày nay


Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
1
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
1. NỘI DUNG
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ TRONG
ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN (1930-1945)
1.1. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1930 -
1931)
1.1.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và dân chủ.
Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện vĩ đại, đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mở đầu thời kỳ cách
mạng do giai cấp công nhân và chính Đảng của nó lãnh đạo. Ngay sau khi ra
đời, Đảng Cộng sản Việt Nam liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết
và lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp. Trong cương lĩnh mùa xuân năm 1930 đã thể hiện rõ tư tưởng của
Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc, theo quan điểm của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc là vấn đề giải phóng thuộc địa, đánh đổ chủ nghĩa thực
dân, đưa dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ, giải phóng mọi năng lực và tiềm
năng của dân tộc, của mọi tầng lớp cư dân, mọi giai cấp bị sự kiềm chế của
chủ nghĩa đế quốc, để phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thắng lợi của cách mạng thuộc địa trong
thời đại mới có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng
giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc
đã lý giải vấn đề dân tộc theo quan điểm của người cộng sản, người mác - xít
để xác định trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với dân tộc, coi nhiệm vụ giải
phóng dân tộc không thể tách rời nhiệm vụ giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động. Hơn thế nữa, đó là điểm xuất phát, là điều kiện rất quan
trọng là sự mở đường hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) ở Nguyễn Ái Quốc tương đồng với chủ nghĩa
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
2
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
yêu nước, nó bao hàm những nội dung và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu
nuớc Việt Nam; Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự tôn dân tộc.
Con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đã chấm dứt
thời kỳ khủng hoảng về đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam. Đó là
con đường gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách
mạng vô sản. Cách mạng Việt Nam phải bắt đầu từ giải phóng dân tộc, qua đó
tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Cách mạng giải
phóng dân tộc không nhất thiết phải chờ cách mạng vô sản ở chính quốc, các
dân tộc bị áp bức hoàn toàn có khả năng chủ động tiến hành công cuộc tự giải
phóng và giành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản “chính quốc” giành chính
quyền. Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, là nhiệm vụ chiến lược trung tâm của Đảng.
Đường lối, chủ trương của Đảng ta về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
dân chủ đã được vạch rõ: “Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”. Các nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao
hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhưng nổi
bật lên nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng phải tập hợp đại
bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải đoàn
kết được đại đa số nông dân, phải dựa vào nông dân nghèo, phải lãnh đạo nông
dân nghèo làm thổ địa cách mạng “đánh trúng bọn đại địa chủ và phong kiến”,
Đảng phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ về phía
vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản Việt
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa làm cho họ trung
lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”

Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo, đọc tại Hội
nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10/1930) cũng đã
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
3
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
khẳng định trong giai đoạn đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc
cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) do giai
cấp công nhân lãnh đạo. Nhiệm vụ cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc và
phong kiến địa chủ, lập chính quyền công nông, tịch thu tất cả ruộng đất của
địa chủ ngoại quốc và bản xứ giao cho dân cày, sung công các sản nghiệp lớn
của bọn tư bản ngoại quốc. Hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong
kiến có quan hệ khăng khít với nhau vì: “có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa
mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa thắng lợi; mà phá
tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Về bước tiến
của cách mạng, Luận cương xác định: “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ
dự bị để làm xã hội cách mạng (tức cách mạng xã hội chủ nghĩa)” (trích Văn
kiện Đảng 1930 – 1935). Khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, nền
chuyên chính công nông được củng cố, với sự giúp đỡ của vô sản chuyên
chính các nước khác, cách mạng Đông Dương sẽ “bỏ qua thời kỳ tư bản chủ
nghĩa mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
1.1.2. Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ
Năm 1930 là năm đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mùa
xuân năm đó đã diễn ra hai biến cố lớn. Một là, cuộc bạo động Yên Bái của
Việt Nam quốc dân Đảng nổ ra (09/02/1930) và bị dập tắt, chấm dứt hẳn sự
chi phối của hệ tư tưởng tư sản đối với cuộc vận động cách mạng Việt Nam.
Hai là, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), đánh dấu bước ngoặt
lịch sử vĩ đại, từ đó giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo cách
mạng (thông qua đội tiên phong của mình) đưa quần chúng lao động bị áp bức
bóc lột và các tầng lớp yêu nước ra đấu tranh, thực hiện cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối công nông liên minh đã
được hình thành. Đó là nhân tố đảm bảo quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng
trong cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam, cũng là đảm bảo cho sự thắng lợi
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
4
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
của cách mạng Sau khi Đàng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào dân tộc,
dân chủ ngày càng phát triển sâu rộng suốt từ Nam chí Bắc.
Trong giai đoạn 1930 - 1931, trước khí thế của quần chúng, Đảng ta đã
phát động phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn khắp nơi trong cả nước.
Những cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân và nông dân từ ngày
01/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã mở đầu cho cao trào cách mạng
1930-1931 mà tiêu biểu là Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Phong trào công
nông 1930-1931 (đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh) đã xác định vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam. Nó cũng chứng tỏ rằng:
dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nông dân là hai lực lượng chủ yếu
của cách mạng Việt Nam, có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc phong
kiến, xây dựng một cuộc sống mới. Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa
quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam sau
này. Phong trào đã khẳng định đường lối cách mạng do Đảng đề ra là đúng
đắn, mở đầu cho giai đoạn cách mạng đi theo đường lối sáng tạo trên cơ sở lý
luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phong trào
đã khẳng định quyền lãnh đạo trọn vẹn của giai cấp công nhân đối với cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
1.2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1936 -
1939)
1.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và dân chủ.
Từ giữa những năm 30, những thay đổi của tình hình thế giới và trong

nước đã tác động đến phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam. Tháng 7-
1936, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí
Lê Hồng Phong chủ trì, đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh thích
hợp với tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị đã đề cập: “Nhiệm vụ chiến lược
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
5
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và phong kiến. Nhưng để
phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu
tranh chống chế độ phản động thuộc địa chống phát xít và chiến tranh đòi tự
do, dân chủ, cơm áo vả hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân
Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa nêu “Đánh đổ đế quốc Pháp” và
“Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, mà nêu “Tự do, dân chủ,
cơm áo và hòa bình”.
1.2.2. Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân
chủ
Cuộc vận động dân chủ thời kỳ 1936 - 1939 đề ra mục tiêu đấu tranh
đòi dân sinh, dân chủ, tự do cơm áo và hoà bình. Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh
chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính sách cai trị của
chính quyền thực dân, nhưng phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản Đông
Dương lãnh đạo hoàn toàn không có tính chất cải lương.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 bằng sức mạnh đoàn kết của quần
chúng buộc chính quyền thực dân phải chấp nhận những yêu sách cụ thể trước
mắt. Trên cơ sở đó, trong điều kiện thuận lợi mới, sẽ tiếp tục đẩy phong trào
lên cao hơn, triệt để hơn, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Trong điều kiện
nước ta lúc này, dưới ách thống trị của chính quyền thực dân không có tự do
dân chủ, những cuộc đấu tranh của quần chúng đòi tự do, dân chủ, cơm áo,
hoà bình là một hình thức đấu tranh cách mạng trong một giai đoạn cụ thể để
thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cuọc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

ở nước ta.
Từ tháng 7-1936, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi các uỷ ban
hành động ở khắp nơi để tập hợp lực lượng quần chúng thu thập dân nguyện,
chuẩn bị cho việc thành lập Đại hội Đông Dương. Đây là một phong trào
quần chúng rộng rãi, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
6
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
tưởng. Nó thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và diễn ra công khai trong
phạm vi cả nước. Phong trào thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công
nhân, trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai cấp
công nhân đã liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân. Khối liên minh công
nông là cơ sở cho khối đoàn kết toàn dân theo cương lĩnh Mặt trận dân chủ.
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
liên minh với một số đảng, nhóm chính trị trong Mặt trận dân chủ. Khẩu hiệu đòi
dân chủ, tự do, cơm áo, hoà bình do Đảng Cộng sản đưa ra trong một chừng
mực nhất định phù hợp với yêu cầu của các tầng lớp trí thức tiến bộ, tiểu tư sản,
trung, tiểu địa chủ và một bộ phận tư sản dân tộc. Tuy nhiên, Đảng đã xác định
rõ sự liên minh ấy chỉ tạm thời, ở một số sự việc nhất định, trong một thời gian
nhất định. Đảng cộng sản Đông Dương đã phân hoá, tranh thủ lực lượng trung
gian dù tạm thời, bấp bênh để phục vụ cho mục tiêu cách mạng.
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cách mạng, điểm nổi bật của giai
đoạn này là đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. Phong trào đã thu được những
thắng lợi cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Chính
quyền thực dân buộc phải thả nhiều chính trị phạm, ban hành luật báo chí, cải
thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân viên chức.
Phong trào đấu tranh quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa
Mác-Lênin. Đảng đã đề ra được mục tiêu đấu tranh sát hợp, cương lĩnh Mặt
trận đúng đắn, hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt. Phong trào dân chủ
1936 - 1939 được Đảng ta đánh giá là cuộc diễn tập thứ hai cho Tổng khởi

nghĩa tháng Tám 1945.
1.3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ (giai đoạn 1939 - 1945)
1.3.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và dân chủ.
Ngày 06/11/1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng được
triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). Hội nghị do Tổng bí thư Nguyễn
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
7
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
Văn Cừ chủ trì. Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách
mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc
Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. “Cách mệnh phản đế
và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải
quyết được cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế.
Trái lại không giải quyết được cách mạng phản đế thì không giải quyết được
cách mệnh điền địa – Cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được,
nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được
nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc”. Đây là sự chuyển
hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược. Để phù hợp với sự chuyển
hướng đó, khẩu hiệu cách mạng cũng được thay đổi. Hội nghị chủ trương tạm
gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của
đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống to cao, chống lãi nặng.
Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu
hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
Để tập trung mọi lực lượng của dân tộc vào nhiệm vụ chủ yếu là chống
chiến tranh đế quốc và ách thống trị phát xít thuộc địa, Đảng cộng sản Đông
Dương chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương thay cho Mặt trận dân chủ không còn phù hợp trong tình hình và
nhiệm vụ mới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đánh
dấu bước chuyển hướng quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng

của Đảng, đánh dấu sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng.
Nghị quyết này góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Hội nghị Trung ương tháng Đảng tháng 11-1940 ở Đình Bảng (Bắc
Ninh), dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh, đã khẳng định chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do hội nghị Trung ương 6 đề ra, có thể nói
là sự chuẩn bị tốt nhất để đồng chí tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
8
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
CMGPDT khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt
Nam. Bằng chứng sinh động của sự tiếp thu này thể hiện ở Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 (5-1941) do đồng chí soạn thảo dưới sự hướng dẫn của
Bác. Nghị quyết nêu lên những quan điểm cơ bản về CMGPDT Việt Nam:
Thứ nhất, cuộc cách mạng này phải do Đảng cộng sản lãnh đạo vì Đảng
tiêu biểu cả tinh thần cách mạng của giai cấp và dân tộc, đủ lý thuyết, năng
lực lãnh đạo cho toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, đi đến thực hiện chủ nghĩa
cộng sản.
Thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là GPDT, tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tiến hành giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng
đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Nghị quyết nêu rõ: “Trong
lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được
độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng không đòi lại được”.
Thứ ba, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận
thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương …
Khi thời cơ đến với lực lượng sẵn có, ta có thẻ lãnh đạo một cuộc khởi
nghĩa từng phần, mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mỗi ngày một lan rộng, tính ác liệt

của nó ngày càng tăng. Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định về
nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 28/01/1941,
Người đặt cơ quan tại Pắc Bó (Cao Bằng). Sau một thời gian nắm tình hình và
chuẩn bị, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành Trung ương Đảng ở Pắc Bó từ ngày mồng 10 đến ngày 19/5/1941. Hội
nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia
ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”; chia lại ruộng đất cho công
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
9
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
bằng; giảm địa tô, giảm tức. Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị lần thứ 6 (11/1939). Tính chất
của cuộc cách mạng hiện tại ở Đông Dương: không phải là cuộc cách mạng tư
sản dân quyền, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp: “dân
tộc giải phóng”. Những tư tưởng và đường lối đó có ý nghĩa quyết định chiều
hướng phát triển của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, dẫn đến
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Hội nghị Trung ương 8 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, quyết định
đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, góp phần khẳng định và phát
triển lý luận về CMGPDT.
Đầu năm 1943, tình hình thế giới và trong nước thay đổi mau lẹ, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 đến ngày 28/02/1943 ở Võng
La (Đông Anh, Hà Nội) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới. Hội
nghị nhận định: “Năm 1943 này là phe dân chủ sẽ đánh phe phát xít một cách
quyết liệt hơn đẻ sửa soạn điều kiện cho bước thắng lợi cuối cùng” (trích Văn
kiện Đảng 1930-1945). Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân
tộc thống nhất và thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít Nhật ở Đông
Dương, nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống phát xít. Hội nghị xác định
toàn bộ công tác cuau Đảng phải nhằm vào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng
8/1944, Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi toàn dân “Sắm vũ khí, đuổi thù
chung”.
Từ tháng 7/1944, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về nước, Người nhận
định: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hoà bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ
toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng
hình thức chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát
động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu
tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
10
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì
mới có thể đầy phong trào tiến lên” (Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường
lịch sử, NXB Văn học, H, 1977, tr. 130).
1.3.2. Quá trình thực hiện mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ
Sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ không lâu, ngày 29-9-1939, Trung
ương Đảng gửi thông cáo cho các cấp bộ Đảng, nêu một số phương hướng và
biện pháp cần kíp trước mắt nhằm chuyển hướng các mặt hoạt động của
Đảng. Thông cáo xác định một vấn đề quan trọng trong sự chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải
phóng”.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương được triệu tập từ
ngày mồng 6 đến ngày mồng 9/11/1940 tại làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh đã đề ra chủ trương của Đảng trong tình hình mới. Hội nghị
nhận định: do ách áp bức bóc lột của Pháp - Nhật, mâu thuẫn giữa chúng và
nhân dân Đông Dương ngày càng trở lên sâu sắc. “Một cao trào cách mạng
nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng
lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy
quyền tự do, độc lập”.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 họp từ ngày 10 đến
19/5/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng), đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm tính chất
của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và nhận định: phe phát xít sẽ thất bại,
phe đồng minh chắc chắn sẽ giành được thắng lợi; từ khi bùng nổ chiến tranh,
các tầng lớp nhân dân Đông Dương đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai
cấp đều bị cướp giật. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải là nhiẹm vụ
riêng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân mà là nhiệm vụ chung của
toàn thể nhân dân Đông Dương. Tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu
hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “tịch
thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
11
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ BCH Trung ương Đảng ra chỉ thị:
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nhận định
rằng cuộc đảo chính đã tạo nên một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc,
nhưng những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. Đối tượng của cách
mạng có chỗ thay đổi, khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp, Nhật” được thay bằng
khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Hình thức đấu tranh “có thể bao gồm từ
bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao hơn như
biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng
khởi nghĩa một khi có đủ điều kiện”.
Giữa tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ, Hội nghị nhận định” :Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên
trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này”.
Ngày 13/78/1945, Hội nghị Toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào
(Tuyên Quang), Hội nghị quyết định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo
toàn dân khởi nghĩa và thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh.
Ngày 16/8/1945, đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp
tại Tân Trào (Tuyên Quang). đại hội đã ủng hộ chủ trương tổng khởi nghĩa

của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; quyết định thành
lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng khởi
nghĩa đã nổ ra “đúng lúc cần phải nổ”, giành đựơc thắng lợi hoàn toàn trong
thời gian tương đối ngắn, đống góp cho kho tàng cách mạng thế giới những
kinh nghiệm quý giá. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của cách mạng
Việt Nam dựa vào công nông và diễn ra cả ở thành thị và nông thôn mà đòn
quyết định là ở thành thị. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân
chủ cộng hoà, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân độc lập,
tự do, làm chủ nước nhà.
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
12
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
II. Ý nghĩa mối quan hệ dân tộc và dân chủ của Đảng giai đoạn
(1930-1945)
2.1. Ý nghĩa lý luận
Ngay từ khi được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: Nếu cách mạng ở các nước tư bản phát triển là cách
mạng vô sản - cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì cách mạng ở các nước thuộc
địa lạc hậu trước hết phải là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực chất
bao gồm trong đó hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc làm
nhiệm vụ phản đế để giành độc lập cho dân tộc, và cách mạng dân chủ làm
nhiệm vụ phản phong kiến, nhằm đem lại ruộng đất cho dân cày, dân chủ cho
nhân dân. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm trước hết giải phóng
dân tộc, từ đó đi đến giải phóng xã hội tức là giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Ở đây, quyền lợi của giai cấp gắn liền với quyền lợi dân
tộc, phải phục tùng quyền lợi dân tộc; vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ phải
được giải quyết trên lập trường cách mạng triệt để của giai cấp vô sản. Luận
cương chính trị (10/1930), tiếp tục khẳng định, trong cách mạng tư sản dân

quyền phải đồng thời tiến hành chống đế quốc và phong kiến hai nhiệm vụ đó
gắn bó chặt chẽ với
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam là con
đường cách mạng vô sản, con đường phát triển liên tục từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đó, xác định
cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn đó quan hệ chặt chẽ
với nhau, thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước
mắt của cách mạng giải phóng dân tộc; đánh đổ đế quốc thực dân xâm lược từ
bên ngoài để khẳng định quyền làm chủ đất nước và quyền phát triển của dân
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
13
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
tộc, sự thống nhất lãnh thổ với chủ quyền quốc gia. quá trình đấu tranh thực
hiện độc lập dân tộc cũng chính là quá trình tạo ra những tiền đề về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội để chuẩn bị cho giai đoạn mới xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với hoà bình, đi tới tự do hạnh phúc cho mọi
người dân.
Như vậy, chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm
vụ đánh đế quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là hoàn toàn
đúng với thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng yêu cầu giải quyết
mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam: giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với đế quốc tay sai; phù hợp với nguyện vọng bức thiết của đông
đảo quần chúng nhân dân. Thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt
nhiệm vụ chống đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất; được thể hiện qua ba Hội nghị Trung ương
6,7 , 8 (1939-1941). Đảng đã có đường lối chỉ đạo thực hiện đúng đắn và đưa
cách mạng giành thắng lợi

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng
tháng Tám đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam,
như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ lần này là lần đầu tiên trong lịch sử
của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành
công, đã nắm chính quyền trong toàn quóc”.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (05/1941) khẳng
định: nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân
tộc. Đảng ta đã xác định: hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa
từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa và xác định chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm
vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân; xây dựng lực lượng chuẩn bị nắm bắt
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
14
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Đặc biệt Đảng ta coi trọng và nhấn
mạnh: một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giành chính quyền thắng
lợi là phải đoàn kết toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh. Trên cơ sở đường
lối đúng đắn đã được xác định Đảng đã lãnh đạo toàn dân triển khai thực hiện
mọi công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
Tháng tám (1945) cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển lên đỉnh cao
khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Từ ngày 13 đến 18/08/1945 Hội
nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào đã nhận định: điều kiện khởi nghĩa
đã chín muồi. Đảng chủ trương đã phát động Tổng khởi nghĩa trước khi quân
Đồng Minh vào Đông Dương. Đêm 13/08/1945 Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc
phát lệnh: Tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn hai mươi triệu
nhân dân, đã nhất tề đứng lên giành chính quyền thắng lợi trong cả nước, chỉ
với thời gian trong vòng nửa tháng. Đây là thắng lợi to lớn, toàn diện và triệt
để, ít tổn thất, thực sự mẫu mực hiếm có trong cách mạng giải phóng dân tộc

trên thế giới.
Sự kiện lịch sử trọng đại nhất trong Cách mạng Tháng Tám là ngày
02/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố
trước toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á. Thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó trước hết
và trực tiếp là chủ trương kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến; nêu cao nhiệm vụ chống đế quốc tay sai giải phóng dân tộc lên
hàng đầu. Đảng ta đề ra chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đặt
nhiệm vụ đánh đế quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, không chỉ đúng với
thực tiễn tình hình cách mạng thế giới, thực tiễn Việt Nam mà đó cũng là thể
hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào
hoàn cảnh Việt Nam của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
15
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc dân chủ trong đường lối, chủ trương
của Đảng giai đoạn (1930 - 1945) được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu;
nhiệm vụ chống phong kiến và các nhiệm vụ khác phải rải ra thực hiện từng
bước, phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc.
- Phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết quyền lợi của giai cấp; lợi
ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động là thống
nhất, nhưng lợi ích của các giai cấp, các bộ phận chỉ có thể được giải quyết
khi lợi ích của dân tộc được bảo đảm.
- Đoàn kết rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc vào trận tuyến đấu tranh
chống đế quốc là nhiệm vụ cốt yếu của Đảng, là trách nhiệm lịch sử của giai
cấp công nhân.
- Vấn đề dân tộc trước hết phải được giải quyết trong phạm vi từng

nước trên nguyên tắc tôn trọng tự nguyện dân tộc, tự quyết dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi và sự ra đời của Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bền bỉ
của nhân dân ta trong ngót một thế kỷ, đặc biệt trong vòng 15 năm (1930 -
1945) dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình và sáng suốt của Đảng. Thắng lợi
của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng
đã đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét, giải quyết vấn đề
dân tộc, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc - dân
chủ và dân tộc - quốc tế. Đường lối chủ trương của Đảng về vấn đề cách
mạng dân tộc dân chủ trong giai đoạn này đã được khẳng định ngay trong
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930, đó là: “Gắn liền giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp và xã hội, gắn liền mục tiêu độc lập dân chủ với chủ
nghĩa xã hội”.
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
16
Trường Đại học Lao động Xã hội Khoa lý luận chính trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, 1958-1945, Đinh Khánh Lâm (chủ
biên), NXB Giáo dục, 2002.
- Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.3, 1930-1995 (xuất bản lần thứ hai), NXB
Chính trị Quốc gia, H, 1995.
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2008.
- Những chặng đường lịch sử, Võ Nguyên Giáp, NXB Văn học, H,
1977.
Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: LTĐ4KT1
17

×