Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.1 KB, 14 trang )

Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí
Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những năm
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người đều thấy rõ, trước khi học thuyết
Mac-LeNin du nhập vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam
chống thực dân Pháp liên tục nổ ra nhưng đều thất bại chính là do bế tắc về đường
lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho
sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên
không thấy giai cấp trung tâm lúc bấy giờ là gia cấp công nhân- giai cấp đại biểu cho
một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới
phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và của thời đại, nên
không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt
Nam. Chỉ đến khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường
cứu nước, giải phóng dân tộc thì sự nghiệp giải phóng dân tộc của chúng ta mới thực
sự đi đến thành công. Trong quá trình đó Người đã được học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài, và đã tìm ra hướng đi đúng đắn cho dân tộc mình và đã dẫn dắt cách
mạng Việt Nam đi đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
“Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp” là một vấn đề được
Người hết sức quan tâm, nó là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong
việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc
tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước
thuộc địa nói chung. Chính vì tầm quan trọng của mối quan hệ này nên chúng ta cần
tìm hiểu rõ vấn đề để có thể vận dụng tốt vào việc xây dựng đất nước ta.
A-MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Trong một cộng đồng dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và các tầng lớp
xã hội khác nhau cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả các giai
cấp, các lực lượng xã hội sống trong cộng đồng ấy. Mỗi một giai đoạn phát triển cụ
thể của lịch sử, giai cấp nào có lợi ích gắn liền với phương thức sản xuất thống trị sẽ
trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.


Tuy nhiên, trong xã hội và những phương thức sản xuất tồn tại dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản suất, lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của dân
tộc không phải khi nào cũng thống nhất, thậm chí nhiều lúc trái ngược và đối lập với
lợi ích dân tộc. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phương thức sản xuất dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất thuộc về quyền sở hữu chung của cả
SV: Lương Thị Duyên
1
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
xã hội, khi ấy lợi ích giai cấp cơ bản phù hợp với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc.
Đương nhiên, sự phù hợp thể hiện trong quá trình giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn.
Ngày nay, khi trong xã hội còn giai cấp đối kháng và đấu tranh giai cấp thì vấn đề
quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết
vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ
Chí Minh thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh
đạo duy nhất của Đảng cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam, chủ trương đại
đoang kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp
trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để
chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, thiết lập chính quyền nhà nước của
nhân dân, do dân và vì dân, gắn kết mục tiêu dộc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

B-VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐIA THEO CÁC QUẢN ĐIỂM KHÁC
I- MAC ANGHEN
SV: Lương Thị Duyên
2
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Vai trò giai cấp đối với dân tộc:
Quan hệ giai cấp xét cho cùng quy định sự hình thành dân tộc, xu hướng, bản chất xã
hội, tính chất quan hệ giữa các dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, nguyên nhân của áp

bức dân tộc.Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc.
Vai trò dân tộc đối với giai cấp
Vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cách mạng vô sản. Áp bức dân tộc tác động
mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức
giai cấp.Đấu tranh dân tộc tác động mạnh mẽ tới đấu tranh giai cấp. Dân tộc là cơ sở
của giai cấp, nuôi dưỡng đấu tranh giai cấp, tạo cơ sở sức mạnh giai cấp
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mac –Engels đề cập đến vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp như sau:
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì
phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại
đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không
phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy,
Mac-Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết
vấn đề dân tộc vì:
- Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối
kháng: tư sản và vô sản.
- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.
- Vào thời của Mac, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc
lập chưa phát triển mạnh.
Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công
nhân. Mac-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân
tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai
cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng
thời mất theo". Như vậy theo Mac-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước
hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm,
là điều kiện
để giải phóng dân tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx so với vấn đề giai cấp vô
sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi.
II- L ÊNIN

Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách
mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có
SV: Lương Thị Duyên
3
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận.
Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được
thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ
đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại."
Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn
mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ
nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu
hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Tóm lại, Mac - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu
của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp,
vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung
cho toàn thể giai cấp vô sản".
C- THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
I-KHÁI QUÁT CHUNG
Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lênin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái
của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp
và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.
Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và
Việt Nam:
Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng:
"Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng
lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.

Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử"
của chủ nghĩa Mac bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Marx ở thời mình
không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Mac về cơ sở lịch sử
của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu
tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn
Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây
thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như
ở đây…".
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa
phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi
trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô
SV: Lương Thị Duyên
4
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh
sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc
như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng
được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không
còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện
được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII,
năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt
dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ
phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được."
II- TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ
DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ ĐẢM BẢO
THÀNH CÔNG CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM, MỘT TRONG NHỮNG ĐÓNG GÓP
XUẤT SẮC CỦA NGƯỜI VÀO KHO TÀNG LÝ LUẬN CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA
MAC-LENIN
Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lenin, xác định

con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản tức là Người đã tiếp thu
lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lenin, thấy rõ mối quan
hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản.
Nhưng xuất phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo
và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin về vấn đề dân tộc.
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng vấn đề
dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng
giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
Tháng 5-1941, Người cùng với trung ương Đảng khẳng định: “ trong lúc này
quyền lợi cuẩ bộ phận,của giai cấp cũng phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc
gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đoic được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc
gia daant ộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp cũng đến
vạn năm cũng không đòi được”.
Người còn khẳng định: ''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô
lệ''; rằng: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định
một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới,
SV: Lương Thị Duyên
5

×