Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh và liện hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.26 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh và liện hệ với thực tiễn Việt
Nam hiện nay
“Đảng ta là một đảng cầm quyền.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng,thật sự cần kiệm liêm chính,chí công vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”.
1
I.Đặt vấn đề
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và về
vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền.Mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thật sự cần kiệm liêm chính,chí công
vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Có thể nói, bản Di chúc nói chung và câu nói trên của Bác nói riêng là kết tinh những
quan điểm cốt lõi nhất của tư tưởng cảu Bác, là tài sản tinh thần vô giá, là nguồn sức
mạnh lớn để Đảng ta và nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức hoàn
thành mọi nhiệm vụ trong từng giai đoạn Cách mạng.
Để hiểu rõ về luận điểm trên ta có thể chia làm 3 ý lớn đó là:
-Đảng ta là một đảng cầm quyền.
-Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thật sự cần
kiệm liêm chính,chí công vô tư.
-Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân.
II.Giải quyết vấn đề
1.Đảng ta là 1 Đảng cầm quyền
“Đảng ta là một đảng cầm quyền” ta có thể hiểu đó chính là một lời khẳng định, một
sự nhắc nhở của Bác mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ghi nhớ và thực
hiện. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta liên tiếp thực hiện và giành
thắng lợi nhiều cuộc cách mạng, giành độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.
Đó là sứ mệnh lịch sử mà cũng là công lao của Đảng mà tất cả chúng ta không thể
phủ nhận.Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), với đường lối cách


mạng đúng đắn, mục tiêu cách mạng rõ ràng, phương thức đấu tranh phù hợp, sức
mạnh của toàn dân tộc được phát huy cao độ.Trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể,
Đảng đã có những khẩu hiệu phù hợp để tập trung được đông đảo lực lượng nhất, có
tinh thần đoàn kết cao nhất để tạo thành sức mạnh lớn nhất. Nhờ đó, Đảng đã làm nên
cuộc Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất, chẳng những giải phóng nhân dân ta
khỏi ách nô lệ, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mà còn
mở màn cho phong trào giải phóng khỏi ách thực dân cũ của các dân tộc trên toàn thế
giới.Tiếp đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai cuộc kháng chiến, nước ta
2
tuy chỉ là một nước nhỏ nhưng đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc xâm lược lớn là
Pháp và Mỹ và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc của nhân
dân ta.Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của một đảng cầm quyền, nhân dân ta đã giành
thắng lợi vang dội trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm giữ nước, trở thành
biểu tượng cho ý chí quật cường, được nhiều dân tộc trên thế giới học tập. Thắng lợi
trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam còn là động lực để nhiều nước châu Phi, châu
Mỹ Latinh vùng dậy, phá tan xích xiềng nô lệ, góp phần chấm dứt chế độ thực dân cũ
trên toàn thế giới và giáng những đòn chí tử vào chủ nghĩa thực dân mới.
Chính vì vậy, Đảng ta xứng đáng là một đảng cầm quyền và phải giữ cho được vị thế
là một đảng cầm quyền. Đó là sự khẳng định của Hồ Chí Minh, không phải cho bản
thân mình, mà cho tất cả đồng bà, đồng chí đã không quản ngại hy sinh đi theo Đảng,
một lòng một dạ trung thành với Đảng. Từ bỏ vai trò cầm quyền chính là phủ định
công lao của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ đã chiến đấu vì mục tiêu cao đẹp của
Đảng, từ ngày thành lập cho đến nay.Giữ cho được là đảng cầm quyền cũng không
phải là để cho Đảng mà là cho nhân dân, cho dân tộc. Để giữ cho được là đảng cầm
quyền Đảng ta đã thực hiện rất thiết thực theo lời căn dặn của Bác bằng Điều 4 của
Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng
sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”.

Tuy nhiên, cũng cần hiểu đầy đủ lời của Bác: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Vì
là “một đảng cầm quyền” nên có thể phát sinh những vấn đề do chỉ có một đảng nắm
quyền, nhất là khi nắm quyền liên tục trong một thời gian dài. Là đảng duy nhất cầm
quyền, ở đỉnh cao quyền lực, rất có thể nội bộ Đảng nảy sinh những trì trệ, thậm chí
sai lầm, không phát huy và mở rộng dân chủ, không lắng nghe phản ánh từ nhân dân,
không tiếp thu các ý kiến phản biện thì rất có thể Đảng tự xây cho mình một “tháp
ngà” tự cách biệt mình với nhân dân. Nghiêm trọng hơn, chính những điều đó nảy
sinh quan liêu, xa dân, tham nhũng, thậm chí độc đoán, dần đánh mất lòng tin của
nhân dân.Vì vậy, Đảng phải luôn đổi mới để tồn tại để có thể lãnh đạo được nhân dân
và lãnh đạo nhân dân có hiệu quả. Sự trì trệ, bảo thủ hoặc sự đổi mới không kịp thời
đều có thể dẫn đến nguy cơ mất vai trò cầm quyền.
Là “một đảng cầm quyền”, Đảng ta phải có những thích ứng kịp thời. Bác đã căn dặn:
“Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.Mỗi người có công
việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc lớn, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ
được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Sự thực, có làm được người cao
thượng thì mới có thể lãnh đạo được quần chúng nhân dân.
3
Thực trạng
*Ưu điểm
- Đảng đã chủ động và coi trọng việc nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
của công cuộc đổi mới, diễn biến mới của tình hình thế giới,giá trị khoa học,cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;tập trung vào tổng kết và bổ
sung, phát triển Cương lĩnh, chiến lược và các văn kiện khác trình Đại hội của Đảng.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới Chủ động hơn trong
đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình”, bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên
truyền của các thế lực thù địch.
- Công tác tổ chức, cán bộ được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ.Tổ chức bộ
máy của cơ quan đảng, nhà nước các cấp được sắp xếp , kiện toàn theo hướng tinh

gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
- Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đạt được một số kết quả; chú trọng hơn xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, chú ý vùng sâu,
vùng xa, những loại hình mới; điều chỉnh quy chế hoạt động của các loại hình tổ chức
cơ sở đảng. Quan tâm công tác phát triển Đảng, nhất là ở những nơi có ít hoặc chưa
có đảng viên.
- Công tác tổ chức, cán bộ được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ và có một số
đổi mới về nội dung và cách làm. Giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân
chủ, quyết định tập thể.Triển khai tương đối đồng bộ và đổi mới cách làm trong các
khâu của công tác cán bộ: Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố
trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác luân chuyển và quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, quản lý đã có chuyển biến tích cực. Quan tâm hơn về công tác bảo vệ
chính trị nội bộ, làm rõ và kết luận nhiều hơn hợp vi phạm về lịch sử chính trị và
chính trị hiện nay.
- Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đã đạt được một số kết quả nhất định; chú trọng
hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có
nhiều khó khăn. Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng được xác
định cụ thể, phù hợp hơn. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên
được quan tâm chỉ đạo. Việc quy định và thực hiện chủ trương đảng viên làm kinh tế
tư nhân đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm chỉ đạo và coi trọng, chất lượng, hiệu
quả được nâng lên. Đã chú trọng kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương, Điều
lệ Đảng và trong công tác cán bộ; kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và có trọng
tâm, trọng điểm. Qua kiểm tra đã xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các tổ chức
đảng và đảng viên vi phạm.
4
- Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo

của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ
thống chính trị.
* Khuyết điểm
- Công tác chính trị, tư tưởng còn nhiều hạn chế, thiếu sót: Công tác nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn vẫn chưa làm sang tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tính chiến đấu, tính thuyết
phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh
chống “Diễn biến hoà bình”. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình tham nhũng, quan liêu,
lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, làm tăng bức xúc trong nhân dân và giảm lòng
tin của nhân dân đối với Đảng.Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn có biểu hiện hình
thức.
- Tổ chức của một số cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội chưa thực
sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa rõ ràng; mới giảm
được đầu mối trực thuộc Trung ương nhưng đầu mối bên trong và biên chế không
giảm, thậm chí còn tăng lên.
- Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; thiếu những cơ chế, chính sách cụ thể để
thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ; chậm đổi mới cơ chế, phương pháp
và quy trình đánh giá , bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức đối với cán bộ; đánh giá cán
bộ vẫn là một khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, huân
chương chưa được ngăn chặn, đẩy lùi
- Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Nhiều khuyết điểm, sai
phạm của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện; chưa chưa ngăn
chặn, đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.Tình trạng thiếu trách nhiệm,
cơ hội, suy thoái đạo đức lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm; sự đoàn kết, nhất
trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt.
- Công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa thành nền nếp, tự

phê bình và phê bình yếu. Việc xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, vai trò của tổ chức đảng mờ
nhạt. Động cơ phấn đấu vào Đảng của một số người còn có biểu hiện lệch lạc, xem
việc vào Đảng là một hình thức để tiến thân.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ. Chức năng, nhiệm vụ của đảng
đoàn, ban cán sự đảng trên một số mặt chưa được xác định cụ thể nên hoạt động còn
lúng túng. Phong cách, lề lối làm việc đổi mới chậm; hội họp còn nhiều; nói chưa đi
5
đôi với làm. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Giải pháp:
-Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị
-Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận
-Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
-Tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị
-Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên
-Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ
-Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
2.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,thật sự
cần kiệm liêm chính,chí công vô tư
Đạo đức cách mạng được Bác nói tới ở đây chính là cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư.
Cần là thường xuyên cố gắng, luôn chăm chỉ, trong suốt cả cuộc đời. Cần còn là biết
chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi dưỡng tinh thần và
lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao. Cần còn được hiểu là tăng năng
suất trong công tác. Cần là phải chống bệnh chây lười biếng nhác, ỷ lại, thụ động, vô
kỷ luật
Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho có ích nhất,

hiệu quả nhất. Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
trong sản xuất và đời sống. Tiết kiệm theo Hồ Chí Minh hoàn toàn trái ngược với bủn
xỉn. Người nói: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có
việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù hao bao nhiêu công, tốn
bao nhiêu của cũng vui lòng”.
Theo Hồ Chí Minh, liêm là “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước,
của nhân dân”, “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ
hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người nói: “Những
6
người ở các công sở, từ làng cho đến Chỉnh phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài,
hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất
hết cả danh giá mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng”. Vì vậy cán bộ, công
chức trong các công sở trước hết phải giữ lấy chữ liêm làm đầu.
Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn. Theo Hồ Chí Minh: trong xã hội, tuy
có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia ra làm 2 thứ: việc
chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Cán bộ, công
chức là những người làm việc công cho nên chính còn là sự công tâm, công đức khi
giải quyết công việc. Hồ Chí Minh nói: chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem
người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân,
tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng người có tài
năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ
mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Người còn nhấn mạnh, cán bộ,
công chức phải tự mình “chính” trước mới giúp được người khác “chính”, nếu mình
không “chính” mà muốn người khác “chính” là vô lý.
Chí công vô tư: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại. Chí
công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ
thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người nhấn mạnh, thực
hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Ở đây Bác còn chỉ ra mối quan hệ giữa các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn

đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng
thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều đức tính tốt
khác.
Trong nhiều bài nói, bài viết của mình, Bác luôn nhắc nhở, người cán bộ, đảng viên
phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì trách nhiệm trước nhân dân chính là một
trong những thước đo quan trọng về phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, đảng
viên.Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác không chỉ luôn nhắc
nhở cán bộ, đảng viên phải quan tâm rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản thân
Bác chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.Bác khẳng định: “Người
cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới
là người cán bộ cách mạng chân chính”.
Thực trạng
*Ưu điểm
Thấm nhuần lời dạy của Người, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên
mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là người
chiến sỹ xung phong có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng được quần chúng
tin yêu, mến phục. Những cán bộ, đảng viên đó đã “lấy lời dạy của Bác làm phương
châm hành động: Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và
7
chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù
nào cũng đánh thắng”.
*Khuyết điểm
Bên cạnh những tấm gương hy sinh quên mình trên vẫn còn không ít cán bộ, đảng
viên thoái hoá, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Họ chưa thực hiện
nghiêm túc những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: nhiều chuẩn mực, nguyên tắc
được Người nêu ra đã không được thực hiện trong cuộc sống. Văn kiện Đại hội X của
Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối
sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn diễn ra nghiêm trọng”

1
.Những sai phạm đó đã và đang đưa lại những tổn thất rất lớn cho sự nghiệp cách
mạng. Điều đáng lo ngại là những sai phạm đó đã không những làm thiệt hại lớn đến
kinh tế của Nhà nước mà còn làm suy giảm niềm tin trong nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ ta.
Để chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn thực trạng đó, thiết nghĩ rằng Đảng ta cần phải
tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay.
*Giải pháp
- Đảng ta phải tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Muốn giáo dục đạo đức có hiệu quả, trước hết người cán bộ lãnh đạo quản lý phải là
tấm gương cho quần chúng noi theo.
- Người cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức.
3.Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
Đảng phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân không phải là một câu khẩu hiệu, mà là sự phản ánh mối quan hệ gắn bó mật
thiết trong một chỉnh thể thống nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt
Nam. Điều đó được thể hiện tập trung trên những nội dung: thứ nhất, “Đảng ta không
phải trên trời rơi xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”
2
, lý do ra đời, tồn tại và mục tiêu
của Đảng là vì độc lập tự do và hạnh phúc của nhân dân; thứ hai, nguồn sức mạnh bất
tận và vô địch của Đảng là từ nhân dân, trong nhân dân; thứ ba, Đảng là của dân, vì
dân, dân một lòng một dạ theo Đảng, Đảng quan tâm chăm lo đến dân, dân sống chết
1
Đ.C.S.V.N Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X của Đảng, Nxb CTQG,H 2006, 48
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 5, tr. 262.

8
chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, đó là nhân tố cơ bản, động lực to lớn quyết định
những lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Là người lãnh đạo, Đảng phải có đủ trí tuệ và bản lĩnh chính trị, đề ra đường lối, chủ
trương đúng đắn, đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên; dẫn dắt nhân dân
đi đúng hướng, phát huy vai trò của nhân dân, quan tâm, chăm lo đến hạnh phúc của
nhân dân.Bác có nhắc nhở Đảng ta: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển
kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”
3
. Nếu
giành được độc lập rồi mà dân vẫn cứ đói, rét thì vai trò lãnh đạo của Đảng chưa thể
nói là đã thực hiện tốt. Độc lập tự do, hạnh phúc, đời sống vật chất - tinh thần của
nhân dân là thước đo trình độ lãnh đạo của Đảng; là tiêu chí đánh giá sự quan tâm và
năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, cũng như của cán bộ, đảng viên đối với quần
chúng nhân dân.
Là người đầy tớ, Đảng và từng cán bộ, đảng viên phải phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân vô điều kiện; cán bộ, đảng viên không được đòi hỏi đất nước và nhân dân
cho mình cái gì, mà phải tự vấn mình đã làm gì cho Tổ quốc, cho nhân dân. "Suốt đời
tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(4)
4
, lời
tâm sự ấy của Bác như nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên phải thật sự là người đầy tớ
trung thành của nhân dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; việc gì có lợi cho dân
phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Tư tưởng “ông chủ”, “bề
trên”, “quan cách mạng” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là đối lập về nguyên
tắc với tư tưởng cán bộ, đảng viên là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, cần
phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, loại trừ.
Vai trò người lãnh đạo và vai trò người đầy tớ quan hệ chặt chẽ và thống nhất với
nhau trong bản chất cách mạng, mục tiêu lý tưởng, trong phương thức lãnh đạo của
Đảng, trong tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cả hai vai trò đều

được Bác đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình xây dựng Đảng, trong giáo dục và
rèn luyện đảng viên, và được Bác nhấn mạnh, nhắc nhở trước khi đi xa. Thực hiện tốt
vai trò lãnh đạo cũng có nghĩa là Đảng đã thực hiện tốt vai trò đầy tớ; đồng thời, thực
hiện tốt vai trò đầy tớ cũng có nghĩa là vai trò lãnh đạo của Đảng và của cán bộ, đảng
viên đã được thực hiện tốt. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên là người có
chức, có quyền thì mối quan hệ thống nhất trên rất dễ bị vi phạm, ảnh hưởng tiêu cực
đến sự lãnh đạo và uy tín của Đảng, vì vậy càng cần phải thực hiện tốt hai vai trò này.
Để có thể là người lãnh đạo và là người đầy tớ của nhân dân, Bác giáo huấn: mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thầm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Không thầm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính,
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 12, tr. 511.
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 12, tr. 512.
9
chí công vô tư thì không thể xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân.
Thực trạng
*Ưu điểm
Tuân theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta làm nên những thắng lợi vĩ
đại; không ngừng nâng cao đời sống, chăm lo đến việc học hành, miếng cơm manh
áo, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Các thế hệ cán bộ, đảng viên luôn nêu cao
tính tiền phong, gương mẫu, vào sống ra chết giành độc lập tự do cho Tổ quốc và
chăm lo hạnh phúc của nhân dân, sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, được
nhân dân tin tưởng và yêu mến.
*Khuyết điểm
Tuy nhiên, hiện nay trước sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là từ mặt
trái của kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch, một bộ phận cán
bộ, đảng viên đã bị suy thoái, không xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung

thành của nhân dân. Đại hội X của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng”
5
; “Nhiều
tổ chức cơ sở đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề
phức tạp nẩy sinh”
6
. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là một vấn đề nhức nhối, làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự vĩ đại và uy tín của Đảng, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng và đối với cán bộ, đảng viên.
Tham nhũng và sự kém hiệu quả trong đấu tranh chống tệ nạn này là một nguyên
nhân quan trọng làm xấu đi hình ảnh của người cán bộ, đảng viên, làm suy giảm lòng
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào bản chất tốt đẹp của chế độ mới.
Tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hiện nay còn diễn ra ở một số nơi ảnh hưởng xấu
đến công tác xây dựng Đảng, đến việc làm lành mạnh hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Những người “chạy chức, chạy quyền” mang nặng chủ nghĩa cá nhân, chỉ vì lợi ích
ích kỷ, không thể là người lãnh đạo chân chính, không thể là người đầy tớ trung thành
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr.
65.
6
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr.
65.
10
của nhân dân, phải kiên quyết loại ra khỏi tổ chức đảng và hệ thống chính trị đất
nước.
*Giải pháp
-Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là phải kiên quyết khắc phục sự suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; thấm nhuần
hơn nữa lời căn dặn: phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Nâng cao lập trường cách mạng, bản chất giai cấp công nhân của Đảng; ra sức học
tập đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh; đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng;
nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và cấp uỷ các cấp trong đấu tranh khắc phục sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên; nêu cao tính đảng, tính tiền phong gương mẫu trong quá trình tự tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
-Đảng phải có chính sách hợp lòng dân, được hiện thực hoá trong đời sống hàng ngày
của mọi người dân.Các chính sách của địa phương, cơ sở phải sát dân, thực sự vì dân;
phải hết sức làm những việc gì có lợi cho dân, phải hết sức tránh những việc gì có hại
cho dân.
III.Kết luận
Đảng ta là một đảng cầm quyền cho nên Bác muốn Đảng thực hiện tốt sứ mệnh cao
cả mà nhân dân giao phó là làm cho đtá nước được độc lập,nhân dân được tự do,mọi
người có cuộc sóng ấm no hạnh phúc .Triết lý sâu xa trong lời căn dặn của Bác đối
với chúng ta là đúc kết lại là muốn Đảng ta thực sự xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, thì phải giữ gìn và xây dựng Đảng thật
trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ; mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Trách nhiệm
của tất cả các thế hệ của con người Việt Nam hôm nay là phải làm cho mệnh đề:
Đảng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân được hiện thực
hoá hơn nữa và thấm sâu hơn nữa trong thực tiễn, mà mỗi người dân đều cảm nhận
được một cách rõ ràng và cụ thể trong đời sống hiện thực.
11

×