Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó rút ra ý nghĩa và thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.82 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP CÁ NHÂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Trâm
Mã SV: CQ 523899
Lớp: EBBA 2B
HÀ NỘI 11-2011
Câu hỏi: Phân tích nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó rút ra ý nghĩa và thực tế
Bài làm:
Bất cứ một tư tưởng nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành đằng sau
nó, đó chính là tuân theo qui luật hình hành tư tưởng từ gốc đến ngọn, từ hình thức
đến nội dung, bản chất. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài qui luật
đó.
• Bối cảnh lịch sử
Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chính là bối cảnh lịch sử
của Việt Nam cũng như thế giới dưới con mắt của Hồ Chí Minh, là động lực thúc
đẩy cho Người tìm ra một con đường đúng đắn cho dân tộc để đi tới độc lập tự do.
- Trong nước, vào cuối thế kỷ thứ XIX và những năm đấu thế kỷ XX, cả dân tộc
Việt Nam bị đè nén bởi hai tầng áp bức, bóc lột của đế quốc Pháp và chế độ
phong kiến nhà Nguyễn. Không cam chịu kiếp nô lệ, nhân dân Việt Nam đã liên
tiếp đứng lên chống bọn đế quốc thực dân nhưng không thành công. Các sĩ phu
yêu nước đều trăn trở về con đường giải phóng dân tộc như Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám với những cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu
tranh yêu nước chống Pháp , nhưng chỉ có anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã
hành động hết sức sáng tạo mang tính cách mạng. Nguyễn Tất Thành cho rằng,
cần phải tìm hiểu về thế giới, về nước Pháp trước khi lựa chọn con đường cách
mạng cho dân tộc mình. “Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được
thắng lợi phải đi theo một con đường mới”
- Cùng thời điểm đó, Thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến to lớn với sự


thống trị của chủ nghĩa tư bản với sự phát triển của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Bên cạnh các giai cấp trước kia, hình thành them các giai cấp mới nổi bật nhất đó
là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Các phong trào công nhân các nước diễn
ra vô cùng mạnh mẽ với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã
dẫn tới một làn song đấu tranh giai phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Chính trong bối cảnh lịch sử như vậy đã làm động lực to lớn cho Người ra đi
tìm đường cứu nước cũng chính là bắt nguồn cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Người lấy tên Văn Ba, lên
đường sang Pháp với tâm niệm: "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước pháp và các
nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào
chúng ta".
• Tiền đề tư tưởng – lý luận
Nhân tố khách quan
- Để có được một con người vĩ đại cho dân tộc, gia đình – quê hương và trường
học là những nền móng đầu tiên giúp nuôi dưỡng ấp ủ và chắp cánh những hoài
bão của Người. Sông Lam núi Ngự, miền quê Hà Tĩnh với truyền thống lịch sử
với bao chiến công hào hùng đi cùng lịch sử dựng nước và giữ nước trong một gia
đình với truyền thống hiếu học đã vun đắp nhân cách cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc Việt Nam.
- Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quí của dân tộc Việt Nam, nó đã trở thành tiền đề tư
tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tinh thần độc lập
tự cường dân tộc bất khuất bao đời nay chống lại mọi kè thù xâm lược để bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ; là tấm lòng thủy chung khoan dung độ lượng với đức tính cần
cù chịu khó, ham học hỏi của dân ta; là sự thông minh, sáng tạo, tôn trọng nhân tài
khát khao làm giàu cho dân tộc và và nổi bật nhất, thiêng liêng nhất, là cội nguồn
của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam, ấy chính là chủ nghĩa
yêu nước truyền thống. Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ
rất sớm và trở thành một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố
quan trọng nhất, là sức mạnh thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết trí ra đi tìm

đường cứu nước , tìm kiếm những gì hữu ích cho giải phóng dân tộc sau này.
- Nhờ có tinh thần ham học hỏi cùng khả năng tìm tòi khám phá, đặt chân lên
nhiều nên văn hóa khác nhau trên thế giới mà người đã đúc kết được văn hóa của
nhân loại trong tư tưởng của mình. Đối với văn hóa phương Đông, cùng với
những hiểu biết của mình, Bác đã Người đã chắt lọc những gì tinh túy nhất từ mọi
nền văn hóa trên thế giới. HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã
tiếp thu những quan điểm tốt đẹp của Nho giáo, đề cao vai trò của văn hóa tri thức
lễ giáo. Đối với phật giáo, Bác tiếp thu những giáo lý của đạo Phật, có những
điểm thích cực đẻ lại trong tư duy và cách ứng xử của người dân Việt Nam: lối
sống giản dị tương thân tương ái gần gũi với thiên. Ngoài 2 luồng tư tưởng trên
người còn tiếp thu những yếu tố tích cực trong Tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử; Quan niệm về tam cương, ngũ thường của
Đổng Trọng Tử; Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. Cùng với tư tưởng triết
học phương Đông, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của triết học
phương Tây. Là người nhiều năm sống và tham gia các hoạt động cách mạnh ở
phương Tây, Người đã sớm được tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ trong đó nền
văn hóa Pháp cũng như các cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ được người nghiên cứu
chi tiết từ đó rút ra được các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc của .con người. Ngoài ra, còn có tư tưởng của Thiên Chúa giáo về sự
bao dung, đức hy sinh.
- Chủ nghĩa Mác- Lê nin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp,
quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh, “không những là cái kim chỉ nam mà
còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nắm vững
cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập
trường quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải
quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam nhưng theo một cách sáng
tạo, phù hợp với thực tế chứ không dập khuôn cứng nhắc . Chính vì lí do đó mà
các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách mạng
của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ

nghĩa Mác – Lênin là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Nhân tố chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ vượt bậc của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê
phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách
mạng trong nước và trên thế giới. Đây là kết quả của những năm tháng hoạt động
trong nước và bôn ba khắp nơi trên thế giới không ngừng học tập trau dồi hình
thành nên cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực họa
động lí luận của Người.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Trước hết ở Người ta thấy một phẩm chất sáng ngời tính tự chủ độc lập, sáng tạp,
cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong mọi đánh giá nhận xét.
Phẩm chất sáng ngời ấy còn hiện lên trong bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân
dân, khiêm tốn, bình dị ham học hỏi, vô cùng nhạy bén với độ thực tiễn cao để từ
đó khám phá ra một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về
cách mạng Việt Nam. Không chỉ có vậy, ở Người còn có một tâm hồn của nhà
yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và một trái tim yêu nước
thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi sinh cao
nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.
Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển của văn
hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá của phương Đông và phương Tây với
chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự
tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có
phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất Cách Mạng cao đẹp tạo nên. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành Tư tưởng Việt Nam hiện đại.
• Ý nghĩa, thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là kim chỉ nam cho dân tộc tìm được con
đường cứu nước mà còn trang bị cho nhân dân một nhân sinh quan mới, giúp
tìm thấy con đường phát triển của một đất nước còn lạc hậu, kém phát triển

như Việt Nam.
Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng không chỉ diễn ra ở các nước tư bản
phát triển mà còn bao quát hơn ở tất cả các nước chưa phát triển; không chỉ
bao gồm cuộc đấu tranh sống còn giữa giai cấp công nhân với chủ nghĩa tư
bản mà cuộc đấu tranh đã được mở rộng trên tất cả các phạm vi và lĩnh vực
đời sống xã hội; không chỉ là đấu tranh giai cấp với ách áp bức, bóc lột mà cả
đấu tranh xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu, nhằm xây dựng một thế giới mới tốt
đẹp hơn, trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều
lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa Trong bối cảnh mới, tư
tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.
Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại diễn ra nhiều nghịch lý như hiện nay. Thế
giới càng giàu lên thì sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc. Chính
nghịch lý đó đang tạo ra những khủng hoảng về niềm tin, về tâm lý, dẫn đến
nhiều tệ nạn xã hội. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
nhân văn, về đạo đức mới đang có ý nghĩa định hướng cho con người hành
động, cho con người thấy hướng đi đúng đắn.
Không phải ngày nay chúng ta mới thấy được ý nghĩa và giá trị thời đại của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Từ rất lâu, nhân loại tiến bộ trên thế giới, nhất là những
trí thức lớn, những chính khách giàu lòng bác ái, đã từng ca ngợi và bày tỏ sự
khâm phục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng, có thể nói,
trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, đan xen những thời
cơ và thử thách, những tiêu cực và tích cực, những nghịch lý thì ý nghĩa và
giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh càng được tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Với tư cách là một sinh viên của thế kỷ mới, đứng trước nhiều thử thách trước
mắt, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp em rất nhiều trong thực tiễn
học tập, bồi dưỡng thêm lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nâng
cao tinh thần độc lập tự chủ, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất cách mạng để tiếp
bước những người đã đi trước góp phần xây dựng đổi mới và phát triển đất

nước Việt Nam ngày một giàu mạnh.
Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh của văn hóa phương đông,
phương tây; kết tinh các giá trị tinh thần và truyền thống dân tộc Việt Nam; là
đạo lý của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nội dung cốt lõi của Tư
tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
Học tập và vận dụng sáng tạo tthcm là một trong những biện pháp rất quan
trọng để nâng cao dân trí và bản lĩnh con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
HẾT.

×