Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích sự phân chia lợi nhuận giữa các tâp đoàn tư bản. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tế.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.15 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề bài: Phân tích sự phân chia lợi nhuận giữa các tâp đoàn tư bản. Từ đó rút
ra ý nghĩa thực tế.
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của Việt Nam cũng như của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN)
khác được đánh dấu bằng sự chuyển hướng trong tư tưởng, nhận thức của các Đảng
và Nhà Nước về Chủ Nghĩa Xã Hội(CNXH) và con đường đi lên CNXH. Ở Việt
Nam, từ sau những năm đổi mới đến nay mới chỉ có hơn 25 năm, đó thực sự chỉ là
một khoảng thời gian rất ngắn so với lịch sử phát triển của một dân tộc, một đất
nước.
Tuy nhiên, trong 25 năm đó, Việt Nam đã có những sự thay đổi và phát triển vượt
bậc. Từ một nước nghèo đói và thiếu ăn quanh năm, luôn phải trông chờ vào các
khoản viện trợ, trợ giúp của các nước khác, Việt Nam đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Các nghành sản xuất Công-Nông
Nghiệp và Dịch Vụ đã đạt được những thành quả đáng kể, đời sống của nhân dân
được cải thiện vv... Có được sự phát triển đó, chính là nhờ sự đổi mới trong nhận
thức, tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH. Trong số những nhận thức đó,
đặc biệt quan trọng, là sự đổi mới trong nhận thức về của lợi nhuận mà một khía
cạnh là nhận thức rõ bản chất sự phân chia lợi nhuận của các tập đoàn tư bản. Từ sự
phân chia đó để nhận định rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước. Việt Nam đang hội nhập sâu hơn với quốc tế, đặc biệt
là chủ nghĩa tư bản phương Tây. Hiểu rõ bản chất lợi nhuận và cách phân chia lợi
nhuận trong thế giới tư bản không những giúp chúng ta định hướng đúng con đường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn giúp chúng ta hội nhập sâu
sắc và luôn tìm được hướng đi đúng đắn và có lợi cho sự phát triển đất nước.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong phạm vi cho phép của bài viết và do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết này
khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ
của thầy giáo để em có được những nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


Phần I: Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận.
Học thuyết kinh tế của Mác xét về hoàn cảnh ra đời đã có một số ưu thế thuận lợi
hơn các học thuyết kinh tế trước đó. Ra đời trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của
CNTB vì vậy học thuyết kinh tế của Mác không chỉ giải thích được nguồn gốc, bản
chất của lợi nhuận mà còn thấy được những hình thái biểu hiện khác của lợi nhuận.
Sở dĩ như vậy là do cùng với quá trình phát triển của mình,CNTB không ngừng
tăng cường sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong xã hội. Do vậy, nếu trước kia
trong xã hội chỉ tồn tại tư bản trong lĩnh vực sản xuất Công nghiệp thì nay đã được
phân chia ra cả các lĩnh vực khác như Thương nghiệp, tín dụng và cả trong Nông
nghiệp nữa. Trên cơ sở sự phân chia đó của tư bản, học thuyết của Mác cũng đã chỉ
ra được sự phân chia tương ứng của lợi nhuận. Nếu trước đây, toàn bộ phần giá trị
thặng dư bị nhà Tư bản Công nghiệp chiếm đoạt hết thì nay phần giá trị thặng dư đó
lại được chia cho các lĩnh vực khác nữa và từ đó dẫn tới sự hình thành của lợi nhuận
Thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô Tư bản Chủ nghĩa.
Tuy nhiên, mặc dù lợi nhuận Công nghiệp, lợi nhuận Thương nghiệp, lợi tức cho
vay và địa tô Tư bản Chủ nghĩa đều có cùng nguồn gốc là phần giá trị thặng dư do
lao động không công của người lao động tạo ra, đều là các hình thức biểu hiện khác
nhau của lợi nhuận nhưng mỗi một hình thức lại có một số đặc điểm riêng khác biệt
với các hình thức khác. Để thấy rõ được điều này, sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu,
xem xét lần lượt từng hình thức này.
a/ Lợi nhuận Công nghiệp và lợi nhuận Thương nghiệp:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước tiên, xét trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa ta sẽ thấy tồn tại
hai dạng tư bản là tư bản Thương nghiệp và tư bản Công nghiệp và tương ứng với
chúng là hai hình thức lợi nhuận, lợi nhuận Thương nghiệp và lợi nhuận Công
nghiệp. Không phải chỉ tới CNTB thì mới tồn tại hai dạng tư bản cũng như hai hình
thái lợi nhuận này. Nhưng trong các xã hội trước CNTB thì hai dạng tư bản này
hoàn toàn độc lập với nhau. Nhà tư bản sau khi sản xuất ra sản phẩm rồi phải tự
mình mang sản phẩm ra thị trường để tiêu thụ do đó toàn bộ tư bản của họ ban đầu

không chỉ được đầu tư vào mỗi quá trình sản xuất mà còn phải chi phí cho cả quá
trình bán hàng do vậy lợi nhuận của nhà tư bản Công nghiệp sẽ bị giảm đáng kể.
Còn tư bản Thương nghiệp trong giai đoạn này,hay còn được gọi là Thương nghiệp
cổ xưa với chức năng lưu thông hàng hoá dựa trên cơ sở “mua rẻ, bán đắt” và vì vậy
lợi nhuận Thương nghiệp lúc này thực chất là kết quả của việc “ăn cắp và lừa đảo”.
Ta có thể thấy rõ điều này qua quan điểm của trường phái trọng thương, cho rằng
lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, cho rằng “không một người
nào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác”.
Nhưng trong giai đoạn TBCN, do nhu cầu của sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá
thì Công nghiệp và Thương nghiệp hay nói rộng hơn là quá trình sản xuất và lưu
thông không thể tách biệt độc lập mà đã trở nên phụ thuộc, gắn kết lẫn nhau. Lúc
này thì tư bản Thương nghiệp, thực chất “là một bộ phận của tư bản Công nghiệp
tách rời ra, phục vụ qúa trình lưu thông hàng hoá của nhà tư bản Công nghiệp”. Khi
đó, với sự hình thành của tư bản Thương nghiệp thì cả tư bản Công nghiệp và tư
bản Thương nghiệp đều thu được những lợi ích mà được thể hiện ra là lợi nhuận
Công nghiệp và lợi nhuận Thương nghiệp. Đối với tư bản Thương nghiệp, mặc dù
chỉ tham gia vào lĩnh vực lưu thông, tức là chỉ tham gia vào việc thực hiện giá trị,
trong đó có giá trị thặng dư, chứ không hề tham gia vào quá trình sản xuất ra giá trị
nhưng vẫn thu được một phần lợi nhuận. Phần lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận
Thương nghiệp. Nếu chỉ xét tới vai trò của tư bản Thương nghiệp là thực hiện giá
trị của hàng hoá mà tạm thời bỏ qua chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh
vực lưu thông của nó thì đúng là tư bản Thương nghiệp không hề tạo ra giá trị và
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giá trị thặng dư do vậy nhìn bề ngoài có thể lầm tưởng lợi nhuận Thương nghiệp là
do mua rẻ, bán đắt mà có. Tuy nhiên, lợi nhuận Thương nghiệp thực chất, “là một
phần giá trị trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản
Công nghiệp nhường cho nhà tư bản Thương nghiệp”.
Sở dĩ nhà tư bản Công nghiệp chịu nhường và phải nhường một phần của thặng dư
mà mình chiếm đoạt được hay một phần lợi nhuận của mình cho nhà tư bản Thương

nghiệp là do:
Thứ nhất, với việc hình thành bộ phận tư bản Thương nghiệp chuyên trách việc
lưu thông hàng hoá thì tư bản Công nghiệp đã thu được nhiều lợi nhuận hơn so với
khi mà tư bản Công nghiệp phải đảm nhiệm cả việc lưu thông hàng hoá. Ngay cả
khi phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho tư bản Thương nghiệp thì phần lợi nhuận
còn lại vẫn nhiều hơn cho nên nhà tư bản có thể nhường một phần lợi nhuận nhằm
duy trì bộ phận tư bản Thương nghiệp.
Thứ hai là, như trên đã phân tích, nếu chỉ xét tư bản Thương nghiệp với vai trò
thuần tuý là thực hiện giá trị thì tư bản Thương nghiệp không hề tạo ra một chút giá
trị nào, tức là hoạt động đó sẽ không mang lại một chút lợi nhuận nào cho nhà tư
bản Thương nghiệp. Do vậy,nếu muốn tư bản Thương nghiệp tiếp tục đảm nhiệm
việc tiêu thụ hàng hóa, thực hiện gia trị thì nhà tư bản Công nghiệp buộc phải
nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản Thương nghiệp.
Ngoài ra, sự chuyên môn hoá này còn góp phần mở rộng qui mô tái sản xuất, mở
rộng thị trường, tạo điều kiện cho Công nghiệp phát triển. Hơn nữa, tuy không trực
tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng tư bản Thương nghiệp lại góp phần làm tăng năng
suất lao động, tăng lợi nhuận và do đó, làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội
tăng.
Như vậy, khái quát lại thì lợi nhuận Thương nghiệp có nguồn gốc từ phần giá trị
thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên lợi nhuận đó được thực
hiện như thế nào? Do tư bản Thương nghiệp chỉ tham gia vào quá trình lưu thông
cho nên lợi nhuận Thương nghiệp chính là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua
hàng hoá. Nhưng nói thế không có nghĩa là nhà tư bản Thương nghiệp phải mua
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng hoá với đúng giá trị của nó để rồi bán cao hơn giá trị nhằm thu lợi nhuận
chênh lệch. Mà thực chất thì nhà Tư bản Thương nghiệp sẽ mua hàng hoá thấp hơn
giá trị và bán đúng bằng giá trị của hàng hoá. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
sự hình thành một tỉ suất lợi nhuận bình quân mới là bình quân các tỉ suất lợi nhuận
của hai nghành Công nghiệp và Thương nghiệp. Ta có thể thấy rõ điều này khi phân

tích ví dụ sau:
Một nhà Tư bản Công nghiệp có một lượng tư bản là 800 với cấu tạo: 700c +
100v với tỉ suất giá trị thặng dư: m’ = 100% => giá trị hàng hóa là: 700c + 100v +
100 = 900
Tỉ suất lợi nhuận nghành Công nghiệp sẽ là:
P’CN = 100/800 * 100% = 12,5%
Bây giờ, nếu có thêm một nhà tư bản Thương nghiệp bỏ ra 200 để mua hàng hoá
=>lúc đó ta có tỉ suất lợi nhuận bình quân sẽ bằng:
100 *100% = 10%
800 + 200
Theo tỉ suất lợi nhuận chung mới này thì phần lợi nhuận Công nghiệp và lợi nhuận
Thương nghiệp tương ứng sẽ bằng:
LnCN = 800 * 10% = 80
LnTN = 200 * 10% = 20
Khi đó nhà tư bản Thương nghiệp sẽ mua hàng hoá từ nhà tư bản Công nghiệp với
giá thấp hơn giá trị:
800 + 80 = 880 (<900)
và sẽ bán với giá đúng bằng giá trị và thu được lợi nhuận Thương nghiệp:
880 + 20 = 900
Như vậy là, với sự hình thành tỉ suất lợi nhuận chung giữa hai ngành Công
nghiệp và Thương nghiệp thì lợi nhuận Thương nghiệp đã được thực hiện. Với sự
xuất hiện của lợi nhuận Thương nghiệp trong xã hội tư bản, đã hình thành nên hai
loại giá cả sản xuất là giá cả sản xuất Công nghiệp và giá cả sản xuất thị trường. Nó
cũng góp phần che dấu thêm một mức nữa quan hệ bóc lột TBCN.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b/ Lợi tức cho vay và lợi nhuận ngân hàng:
Như trên đã phân tích, tư bản Thương nghiệp là một bộ phận tư bản Công nghiệp
tách ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của nhà tư bản Công nghiệp. Còn tư
bản cho vay, thực chất cũng là một bộ phận của tư bản Công nghiệp được tách ra

nhưng là để, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu về tư bản, mặt khác là để thoả mãn sự
thèm khát lợi nhuận của nhà tư bản. Sau đây, ta sẽ tiến hành xem xét nguồn gốc
hình thành của tư bản cho vay để làm rõ thêm điều đó.
Trước hết, cần phải thấy rằng trong quá trình chu chuyển của tư bản, có nhiều
lúc, nhà tư bản Công nghiệp hoặc Thương nghiệp có một số tư bản tiền tệ nhàn rỗi,
ví dụ như tiền trong quỹ khấu hao tái sản cố định, tiền dùng để mua nguyên nhiên
liệu, vật liệu nhưng chưa tới kỳ mua.... Nếu nhà tư bản chỉ để tiền ở dạng nhàn rỗi,
không hoạt động như vậy thì lượng tiền đó sẽ không mang lại cho nhà tư bản một
thu nhập nào. Mà đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền, bất cứ một đơn vị tư
bản nào cũng phải mang lại lợi nhuận. Do vậy mà nhà tư bản nẩy sinh ý định đem
lượng tư bản nhàn rỗi đó cho người khác vay để kiếm lời.
Mặt khác, cũng chính trong những thời gian đó, lại có những nhà tư bản lại đang
rất cần tiền, ví dụ như đang cần mua nguyên nhiên vật liệu để tiếp tục sản xuất
nhưng lại chưa bán được hàng hoá, cần tiền để đổi mới tài sản cố định nhưng quỹ
khấu hao không đủ... Do đó, những nhà tư bản này tất yếu có nhu cầu vay tư bản
của người khác.
Như vậy là cùng một lúc vừa có những nhà tư bản có nhu cầu đi vay lại vừa có
những nhà tư bản có nhu cầu cho vay. Và tất yếu sẽ hình thành nên mối quan hệ tín
dụng TBCN và nhà tư bản Công nghiệp có tư bản nhàn rỗi sẽ trở thành nhà tư bản
cho vay.
Vậy tư bản cho vay "là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một
người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó". Đặc điểm
nổi bật của tư bản cho vay là nó không thuộc sở hữu của nhà tư bản sử dụng nó vào
sản xuất. Có nghĩa là khi nhà tư bản cho vay cho người khác vay một lượng tư bản
tiền tệ là chỉ cho người đó quyền sử dụng lượng tư bản tiền tệ đó chứ không cho
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quyền sở hữu lượng tư bản đó. Do vậy mà ở tư bản cho vay thì quyền sử dụng và
quyền sở hữu được tách rời nhau, đây cũng là sự khác biệt căn bản của tư bản cho
vay với tư bản Công nghiệp và tư bản Thương nghiệp.

Như trên đã phân tích, nhà tư bản cho vay cho người khác sử dụng lượng tư bản
tiền tệ nhàn rỗi của mình không phải do lòng tốt hay vì một cái gì khác mà chỉ đơn
thuần là để kiếm lời. Chính vì vậy mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho
vay một số tiền nào đó, khoản tiền này được gọi là lợi tức và nó dược trích từ phần
lợi nhuận thu được của nhà tư bản đi vay sau khi anh ta sử dụng lượng tư bản đi
vay vào quá trình sản xuất.
Vậy lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho
nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư
bản đi vay sử dụng. Như vậy thì xét cho cùng nguồn gốc của lợi tức chính là phần
giá trị thặng dư mà nhà tư bản Công nghiệp chiếm đoạt của người lao động.
Với sự hình thành của tư bản cho vay và tương ứng với nó là lợi tức cho vay thì
lúc này phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản Công nghiệp và tư bản Thương
nghiệp thu được không còn thuộc hoàn toàn về họ mà phần lợi nhuận bình quân đó
được chia ra thành lợi tức cho vay là khoản đem trả cho nhà tư bản cho vay, phần
còn lại sau khi trả lợi tức được gọi là thu nhập của chủ xí nghiệp. Lượng lợi tức
đem trả nhiều hay ít tuỳ theo quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và nó phụ thuộc
vào tỉ suất lợi tức, là tỉ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và tổng số tư bản tiền tệ
cho vay.
Nếu kí hiệu lợi tức là Z còn tỉ suất lợi tức là Z’ thì ta có:
Z’ = ( Z/tư bản cho vay) * 100%
Phần lợi tức cao hay thấp là do tỉ suất lợi tức quy định, đến lượt nó thì tỉ suất lợi
tức lại bị quy định bởi các yếu tố:
Giới hạn cao nhất của tỉ suất lợi tức chính là tỉ suất lợi nhuận bình quân do vậy mà
sự thay đổi của tỉ suất lợi nhuận bình quân cũng dẫn tới sự thay đổi thuận chiều
tương ứng của tỉ suất lợi tức. Cũng chính vì vậy cho nên, vì tồn tại quy luật giảm
dần của tỉ suất lợi nhuận do đó tỷ suất lợi tức cũng có xu hướng giảm dần.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỉ suất lợi tức phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
Nói tóm lại, xuất phát từ việc nảy sinh mối quan hệ tín dụng TBCN cho nên đã

nảy sinh các nhu cầu cho vay và đi vay đã dẫn tới sự hình thành tư bản cho vay và
lợi tức cho vay. Tuy nhiên, quan hệ tín dụng TBCN ở thời kỳ này mới chỉ ở dạng
đơn giản mang tính trực tiếp, tức là nhà tư bản cho vay thiết lập trực tiếp mối quan
hệ tín dụng với nhà tư bản đi vay. Nhưng cùng với sự phát triển của CNTB thì nhu
cầu đi vay và cho vay ngày càng nhiều, các quan hệ tín dụng trong xã hội tư bản trở
nên trồng chéo, phức tạp. Do vậy đã đòi hỏi phải xuất hiện một tổ chức đóng vai trò
trung gian để đơn giản hoá các quan hệ tín dụng này. Đó chính là ngân hàng TBCN,
là một tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, đóng vai trò môi giới giữa người đi vay và
người cho vay. Ngân hàng thực hiện chức năng môi giới này thông qua hai nghiệp
vụ cơ bản của nó là nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ nhận gửi. Với nghiệp vụ nhận
gửi, ngân hàng thu hút tiền vốn vào quỹ của nó bằng cách tập hợp các tư bản và thu
nhập nhàn rỗi không hoat động. Còn với nghiệp vụ cho vay, ngân hàng cho các nhà
tư bản trực tiếp kinh doanh, tức là các nhà tư bản Công nghiệp và tư bản Thương
nghiệp vay tư bản tiền tệ để sử dụng hay nói khác đi nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ
phân phối và sử dụng những tư bản ngân hàng có được qua nghiệp vụ nhận gửi.
Trong nghiệp vụ nhận gửi, để huy động được các nguồn tư bản nhàn rỗi, Ngân
hàng trả một khoản lợi tức nhận gửi cho các khoản gửi. Đồng thời, trong nghiệp vụ
cho vay, Ngân hàng lại thu một khoản lợi tức cho vay của những người đi vay. Và
như mọi tổ chức kinh doanh TBCN khác, mọi hoạt động của Ngân hàng cũng phải
nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận. Chính vì vậy, dựa trên việc quy định lợi tức nhận
gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh của mình. Khoản lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận Ngân hàng, nó chính là
khoản chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi đã trừ đi những
khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ Ngân hàng và cộng với các khoản thu nhập
khác về kinh doanh tiền tệ. Khác với lợi tức vận động theo quy luật tỉ suất lợi tức
giảm dần, lợi nhuận ngân hàng hoạt động theo quy luật tỉ suât lợi nhuận bình quân
giảm dần, có nghĩa là lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.
8

×