Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 83 trang )

GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn
liền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan
hệ trao đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế. Hoạt động tài chính có mặt trong
tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong
doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình
đẳng trước pháp luật. Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung
cấp, khách hàng.v.v. Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm
đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh
toán và mức lợi nhuận tối đa.v.v Vấn đề tài chính trong công ty là vấn đề
quan trọng nhất để công ty có thể tồn tại.Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả
mong muốn đồng thời để hạn chế rủi ro thì doanh nghiệp phải biết rõ tình
hình kinh doanh của công ty mình cũng như tình hình tài chính của công ty.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực
trạng hoạt động tài chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng
đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể
đánh giá tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và
SV: Đặng thị Hạnh - 1 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp
đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài
chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý
luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, tôi đã
chọn chuyên đề “ Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần công
nghiệp Việt Long ”
Nội dung khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương
chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần
công nghiệp Việt Long.
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại
Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, do có sự hạn chế
về thời gian và khả năng thu thập thông tin nên không tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy (cô) giáo để khóa luận được
hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn.
SV: Đặng thị Hạnh - 2 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1. Khái niệm về phân tích tài chính:
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi
lẽ nó trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các
đơn vị cơ sở, nơi trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm quốc dân, mặt khác còn
có tác động quyết định đến thu nhập của các khâu tài chính khác trong
hệ thống tài chính.
Phân tích tài chính là một công cụ sàng lọc khi lựa chọn các “ứng

viên” đầu tư hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về
tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính còn là một công cụ chuẩn đoán
khi đánh giá các hoạt động đầu tư, tài chính và kinh doanh, và là công cụ
đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác.
Phân tích tài chính có thể hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các
số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các
rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và
đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
2. Vai trò, mục tiêu của phân tích tài chính.
a.Vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản
lý tài chính doanh nghiệp, nó giúp các đối tượng quan tâm nắm bắt được
tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời và
đúng đắn. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các loại
SV: Đặng thị Hạnh - 3 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn
ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm
đến tình hình tài chính doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà
cung cấp, khách hàng,…kể cả các cơ quan quản lý Nhà Nước và người làm
công. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên
các giác độ khác nhau.
Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Như đã đề cập
ở trên, phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý nhằm đem lại thông
tin cho nhà quản lý để nhà quản lý có thể ra quyết định. Và mục tiêu của
việc ra các quyết định là nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối
đa hoá giá trị cho chủ sở hữu. Như vậy, thông tin tài chính không những
cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về sức khoẻ tài
chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa các quyết
định đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận kịp thời và đúng đắn.

Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Đối với nhà
đầu tư, cũng như lãnh đạo doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của họ là tối đa
hoá giá trị của chủ sở hữu và thông tin tài chính với các chỉ tiêu giá trị thị
trường của doanh nghiệp và cụ thể hơn là giá trị của cổ phiếu công ty trên thị
trường, nếu doanh nghiệp là công ty có cổ phiếu được giao dịch trên thị
trường chứng khoán; khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư
đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả vào doanh nghiệp.
Phân tích tài chính đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Chủ nợ của
doanh nghiệp luôn quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và thông
tin tài chính, cụ thể là thông tin về khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
của doanh nghiệp sẽ giúp chủ nợ của doanh nghiệp đưa ra các quyết định
cho vay hợp lý với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
SV: Đặng thị Hạnh - 4 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước : Dựa vào các
thông tin tài chính, các cơ quan quản lý của Nhà Nước đánh giá, kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh
nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và pháp luật quy định
không, tình hình hạch toán và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
như thế nào.
Phân tích tài chính đối với người lao động: Người lao động trong doanh
nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đặc
biệt là khả năng sinh lời. Bởi vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có
tác động trực tiếp tới tiền lương của người lao động. Ngoài ra trong những
doanh nghiệp cổ phần người lao động tham gia góp vốn mua cổ phần, như
vậy họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách
nhiệm gắn với doanh nghiệp
Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với
các thành phần khác nhau có liên quan đến doanh nghiệp. Phân tích tài chính
giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn

diện, tổng hợp, khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài
chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu về hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra
những quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
b. Mục tiêu của phân tích tài chính.
Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những
người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các
quyết định tương tự. Thông tin phải dể hiểu đối với những người có nhu cầu
nghiên cứu các thông tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh
SV: Đặng thị Hạnh - 5 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
và về các hoạt động kinh tế. Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các
chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro
của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một công ty, nghĩa
vụ của công ty đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp
vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có thể làm thay đổi các
nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ phân tích tình hình tài
chính
Có thể nói nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
của hai nhân tố chính, cụ thể như sau:
a. Nhân tố chủ quan
Sự đầy đủ và chất lượng thông tin: đây là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định chất lượng phân tích tài chính bởi một khi thông tin sử dụng
không đầy đủ, phiến diện, không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà
phân tích đem lại chỉ là hình thức. Có thể nói, thông tin trong phân tích tài
chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực
tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên
quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể

thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự
đoán xu thế phát triển trong tương lai. Tình hình nền kinh tế trong và ngoài
nước không ngừng biến động tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh
của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian. Do đó, tính kip
thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin.
Thiếu đi sự chính xác, kịp thời, phù hợp thông tin sẽ không còn độ tin cậy và
điều này tất yếu ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích
SV: Đặng thị Hạnh - 6 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ
thống…trung bình ngành. Đây là cơ sở để tham chiếu, trong quá trình phát
triển. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp là cao hay
thấp, tốt hay xấu khi đem nó so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh
nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất, kinh doanh tương tự mà đại
diện ở đây là các chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết đựợc
vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính
doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
mình.
Trình độ cán bộ phân tích: Có được thông tin đầy đủ, phù hợp, chính
xác nhưng tập hợp thông tin như thế nào và xử lý thông tin ra sao để đưa lại
kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều kiện không đơn giản.
Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện phân tích. Từ các
thông tin thu thập được, cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập
các bảng biểu, tuy nhiên đó chỉ là những con số và nếu chúng để riêng lẻ thì
bản thân chúng không nói lên được điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là
phải gắn kết, tạo lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin
về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên
nhân của những điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người
làm cho con số biết nói. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích

taì chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.
Công nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích: Công tác phân tích
đòi hỏi số liệu tập hợp với số lượng lớn, nhiều nguồn, phải kiểm tra mức độ
chính xác, tin cậy nó đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều, có những phép tính
phức tạp, dự báo chính xác, lưu trữ lượng thông tin lớn. Vì thế nếu chỉ đơn
giản làm bằng phương pháp thủ công thì tiến độ phát triển chậm và không
SV: Đặng thị Hạnh - 7 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
đáp ứng được nhu cầu đưa ra các quyết định nhanh chóng trong giai đoạn
kinh tế hiện nay. Chỉ có công nghệ và phần mềm chuyên dụng sử dụng cho
phân tích tài chính mới cho phép phân tích tài chính chính xác, kịp thời đáp
ứng nhu cầu về quản lý kinh doanh
Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích tài chính bởi vì nếu ban lãnh đạo
hiểu được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính thì mới đầu tư
kinh phí, mua sắm các phần mềm phân tích tài chính, bố trí phân công cụ thể
đội ngũ nhân viên phân tích, xây dựng các quá trình phân tích khoa học cho
nhân viên thực hiện, chỉ đạo cho sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc
cung cấp thông tin, hồi âm kết quả, áp dụng các giải pháp mà việc phân tích
tài chính đưa ra để làm tốt hơn quá trình phân tích sau.
Tóm lại trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cần phân tích
đầy đủ các nội dung cần thiết.
b. Nhân tố khách quan
Bao gồm:
- Yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
- Các chính sách của Nhà nước
- Công nghệ
- Tác động của các thị trường như: thị trường tài chính, thị trường tỷ
giá, lạm phát.
4. Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính

Thu thập thông tin: Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông
tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh
nghiệp , phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những
thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và
SV: Đặng thị Hạnh - 8 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị…trong đó các
thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là những thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính
trên thực tế chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Xử lý thông tin: Trong giai đoạn này người ta sử dụng thông tin ở các
góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin
khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra, xử lý thông tin là quá trình
sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so
sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được
phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Dự đoán và quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị
những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu
cầu và đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp phân tích
tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá
giá trị xí nghiệp. Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa
ra các quyết định về tài trợ và đầu tư, đối với các cấp trên của doanh nghiệp
đưa ra quyết định quản lý doanh nghiệp.
5. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và
biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các
chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em
SV: Đặng thị Hạnh - 9 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
chọn một số phương pháp cơ bản sau: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ
số.
- Phương pháp so sánh  so sánh số tuyệt đối, số tương đối.
 so sánh theo quy mô chung
- Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp số chênh lệch
Hiện này, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài
chính là Phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa
ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về
tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường
hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ
cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể
có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như
của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông
qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn
ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ
dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”. Các nhà phân
tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ
trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn
gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so
sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty
trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
Công dụng lớn thứ hai của các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian
đối với mỗi công ty riêng lẻ. Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với
công ty có thể được đối chiếu qua một thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm. Rất hữu
ích nếu ta quan sát các tỷ lệ chính thông qua một vài kỳ sa sút kinh tế trước

SV: Đặng thị Hạnh - 10 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
đây để xác định xem công ty đã vững vàng đến mức nào về mặt tài chính
trong các thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế.
Đối với cả hai phạm trù sử dụng chính, người ta thường nhận thấy rằng
“trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mô tả các kết quả phân tích dưới
dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn phương pháp này để
trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu
thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm
lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của
công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà
chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là:
a. Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo
lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty.
b. Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng
của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn
khi đến hạn.
c. Hiệu quả hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các
nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận.
d. Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang
trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ
hay bán thêm cổ phần. Có hàng loạt tỷ lệ trong mỗi loại nêu trên. Ta sẽ xem
xét tuần tự từng loại và sẽ khảo sát các tỷ lệ chính trong mỗi nhóm.
6. Thông tin sử dụng trong phân tích
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ
mục tiêu của dự đoán tài chính. Trong đó thông tin kế toán là một nguồn
thông tin đặc biệt cần thiết. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ
SV: Đặng thị Hạnh - 11 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được hình thành thông qua

việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là bảng cân đối kế toán và báo cáo thu
nhập (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
Có thể sử dụng nguồn thông tin từ bên ngoài, nhưng phải lưu ý thu
thập những thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh,
chính sách thuế, lãi suất, những thông tin về ngành, các thông tin về pháp lý,
kinh tế đối với doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán.
- Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
- Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới
dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản và
một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế
toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài
sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua
bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử
dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm
lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào
số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các
loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét
SV: Đặng thị Hạnh - 12 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn
đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản

lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét
phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm
pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn
khác nhau.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh
nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về
tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý, nó là bức tranh muôn màu phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghêp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh được chia thành hai phần là phần phản ánh kết quả
hoạt động kinh doanh và phần phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước của doanh nghiệp.
- Phần I: Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh (Lãi, lỗ): Phản
ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ
tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số
phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần này gồm
các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác.
SV: Đặng thị Hạnh - 13 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THƯC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG
1. Giới thiệu tổng quan về công ty.

1.1. Giới thiệu chung.
Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long là công ty kinh doanh thương
mại tổng hợp chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng với việc
thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. Là một
trong những doanh nghiệp xuất sắc của thành phố. Sản phẩm của công ty
làm ra không chỉ thoả mãn nhu cầu khách hàng trong địa bàn Hà nội mà còn
đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các tỉnh lân cận.
Xuất phát từ việc kinh doanh định hướng khách hàng, công ty cổ phần
công nghiệp Việt Long hướng theo phương châm hoạt động “ Sản phẩm
luôn thoả mãn khách hàng “ và coi đó là vấn đề có ý nghĩa then chốt đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển vững chắc của công ty trong tương lai.
Công ty luôn cố gắng cam kết sẽ hoàn thiện các công trình xây dựng và
sản phẩm của mình để đảm bảo cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến khách
hàng.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG.
Tên giao dịch : VIET LONG’S INDUSTRIAL JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt : CÔNG TY VIỆT LONG
Điện thoại : 04.37871307
Fax : 04.37871307
SV: Đặng thị Hạnh - 14 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính : Số 94 Linh Lang, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình,
Thành Phố HÀ NỘI.
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng ( một trăm tỷ đồng việt nam )
Danh sách cổ đông sáng lập ra công ty:
Stt Tên cổ đông Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú
đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ
sở chính đối với tổ chức.
Số cổ

phần
1 LỤC QUANG HÙNG Số nhà B56 dãy BT1A, Mỹ Đình
2, Hà Nội
300.000
2 PHẠM HẢI HÀ Số 33/81 Linh Lang, Cống Vị, Ba
Đình, Hà Nội
500.000
3 LÊ THỊ PHƯƠNG Tổ 21, phường Minh Khai, thị xã
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
200.000
Hiện tại giám đốc công ty là: Ông PHẠM HẢI HÀ.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty đạt hiệu quả cao, chủ
động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh để tự bù đắp chi phí và thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Thực hiện phân công theo lao động, tổ chức tốt đời sống và chế độ
cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
- Chủ động và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh
của công ty thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của công ty theo quy định
hiện hành.
- Tuân thủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
SV: Đặng thị Hạnh - 15 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo đúng quy định của Hiến
pháp và pháp luật hiện hành.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long được thành lập theo quyết
định số 115/QĐ-UB ngày 03/05/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố
Hà Nội.

Số đăng ký kinh doanh: 0103024187
Mã số thuế: 5100172957
Từ khi thành lập năm 2011, công ty cổ phần công nghiệp Việt
Long hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Năm 2005 công ty đón nhận huân chương lao động hạng Nhất
Năm 2007, đón nhận huân chương lao động hạng Nhì
Năm 2011,2004 và 2006 công ty nhận cờ thi đua xuất sắc
Năm 2008 công ty nhận cờ thi đua của tỉnh về tạo việc làm trong
Thành phố
Năm 2009 nhận cờ thi đua của thành phố là doanh nghiệp xuất sắc
trong các doanh nghiệp của thành phố.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long là đơn vị kinh doanh thương
mại tổng hợp với lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng các công trình Công
nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.
Ngoài ra công ty còn:
- Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
SV: Đặng thị Hạnh - 16 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
- Sản xuất, truyền tải phân phối kinh doanh và cung ứng điện với loại
hình phát điện <10MW và vận hành truyền tải lưới điện <110KV.
- Xuất nhập khẩu Nông Lâm sản.
- Khai thác, chế biến quặng kim loại.
- Dịch vụ giám sát, thi công các công trình xây dựng công nghiệp, dân
dụng, giao thông, thuỷ lợi.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty hoạt động trên nhiều
lĩnh vực, công ty đã không ngừng củng cố, điều chỉnh mô hình quản lý gồm
các phòng ban gọn nhẹ, mà vẫn chuyên nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, công ty

cổ phần công nghiệp Việt Long đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình như
sau :
SV: Đặng thị Hạnh - 17 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp

Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TC
hành chính
Phòng TC
Kế toán
Phòng kỹ
thuật
Các đơn vị
trực thuộc

b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Đại hội cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty. Đại hội cổ đông
quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ của công ty quy định.
Đặc biệt đại hộ cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công
SV: Đặng thị Hạnh - 18 - Lớp: K17QT2
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên qua đến mục đích, quyền lợi của

công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng
quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan đại diện cho Đại hội cổ đông
thực hiện giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị gồm 5 người trong đó có 1
chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 ủy viên Hội
đồng quản trị.
Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát của Đại hội cổ đông do Đại hội cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát có quyền thanh tra và giám sát tất cả các hoạt
động của công ty.
Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo bộ máy quản
lý, có quyền ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị, có quyền ủy quyền, ủy nhiệm. Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài
hạn và hằng năm, xây dựng kế hoạch đơn giá tền lương hàng năm, tính quỹ
lương thực hiện hàng năm và xây dựng cơ chế trả lương theo đúng quy định
của pháp luật. Quyết định tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động
hợp lý. Quyết định giá mua, giá bán nguyên vật liệu, hàng hóa. Các biện
pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại khách hàng và các biện
pháp nhằm tăng số lượng hợp đồng kí kết được.Quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỉ luật trưởng các phòng ban chức năng và quản đốc
phân xưởng.
Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền, ủy nhiệm để giải
quyết công việc cần thiết, giúp Giám đốc điều hành công việc được giám
đốc phân công và ủy quyền.
SV: Đặng thị Hạnh - 19 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp : chịu trách nhiệm về việc quản
lý nhân sự của công ty, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo,
bồi dưỡng tuyển dụng, tiếp nhận, kí hợp đồng lao động và bố trí sử dụng lao
động hợp lý. Tham mưu và tổ chức công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật, bổ
nhiệm , miễn nhiệm đối với các chức danh quản lý. Xây dựng và theo dõi
thực hiện công tác định mức lao động- đơn giá tiền lương và phương pháp

trả lương cho người lao động, thoe dõi thực hiện các chế độ chính sách đối
với người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế công ty. Xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra quyết toán công tác bảo
dưởng, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị.
Phòng Tài chính kế toán : Là trung tâm giao dịch và thanh toán của
công ty. Tại đây tất cả các chứng từ được tập hợp để kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ, hướng dẫn và kiểm tra chế độ kế toán trong toàn công ty. Đồng thời,
kiểm tra và tổng hợp số liệu để báo cáo toàn công ty theo đúng pháp lệnh và
chế độ Kế toán Nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Giám đốc
phương hướng và kế hoạch năm tới về mọi khía cạnh tài chính liên quan đên
công tác kinh doanh của toàn công ty. Phòng Tài chính kế toán của công ty
được phân chia theo hình thức kế toán các khoản mục, bao gồm:
- Kế toán vốn, tài sản cố định, công nợ.
- Kế toán hàng tồn kho, nguyên vật liệu.
- Kế toán ngân hàng.
- Kế toán tại các đơn vị trực thuộc.
Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tài sản, máy
móc cũng như các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong công
ty.
SV: Đặng thị Hạnh - 20 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Các đơn vị trực thuộc : Là các đơn vị cơ sở của công ty, có chức
năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động theo các lĩnh vực và theo kế hoạch được
giao.
2. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghiệp Việt
Long.
2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn người ta thường xem xét
sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh
nghiệp trong kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong
những cở sở và công cụ để các nhà quản trị tài chính hoạch định tài chính
cho kỳ tới, bởi lẽ mục đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi: vốn hình
thành từ đâu và được sử dụng vào việc gì? Thông tin mà bảng kê nguồn vốn
và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang phát triển tốt hay gặp khó khăn.
Thông tin này còn rất hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư, họ
muốn biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ.
Để lập bảng này trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán từ đầu đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở
hai cột: Sử dụng vốn và diễn biến nguồn vốn theo nguyên tắc:
+ Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn
tài trợ giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn.
+ Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên
nguồn tài trợ tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn được sắp xếp vào cột
diễn biến nguồn vốn.
SV: Đặng thị Hạnh - 21 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Bảng
1: Bảng biến động diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
(ĐVT: đồng)
SV: Đặng thị Hạnh - 22 - Lớp: K17QT2
Sử dụng vốn Diễn biến nguồn vốn (Nguồnthu)
- Tăng bên phần tài sản
- Giảm bên phần tài trợ
- Giảm bên phần tài sản
- Tăng bên phần tài trợ
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
STT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A. NỢ PHẢI TRẢ 1,035,966,662 8.53 2,880,072,513 19.78 19,590,831,857 32.78 27,610,048,656 49.67 37,849,141,737 60.51
I. Nợ ngắn hạn 1,023,699,475 8.43 2,867,805,326 19.70 7,129,831,857 11.93 14,950,012,656 26.89 37,849,141,737 60.51
1. Vay và nợ ngắn hạn 1,000,000,000 6.87 400,000,000 0.67 1,213,200,000 2.18 0 0
2. Phải trả cho người bán 804,559,238 6.62 1,545,771,570 10.62 1,171,721,010 1.96 1,970,962,431 3.55 2,488,137,492 3.98
3. Người mua trả tiền trước 7,229,045 0.06 2,594,783 0.02 5,422,883,117 9.11 11,486,216,451 20.66 12,117,33,.683 19.37
4.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 54,511,789 0.45 219,861,649 1.51 (11,087,270) -0.02 (22,278,226) -0.04 3,245,163,633 5.19
5. Phải trả người lao động 134,589,434 1.11 36,765,940 0.25 0 551,114,307 0.88
6. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 146,315,000 2.45 301,912,000 0.54
7.
Các khoản phải trả, phải nộp
khác 22,809,969 0.19 62,811,384 0.43 0 0 19,447,391,622 31.02
II. Nợ dài hạn 12,267,187 0.10 12,267,187 0.08 12,461,000,000 20.85 12,660,036,000 22.77 0 0
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 12,267,187 0.10 12,267,187 0.08
SV: Đặng thị Hạnh - 23 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 11,111,727,423 91.47 11,679,464,918 80.22 40,164,790,122 67.22 27,985,032,825 50.34 24,697,611,317 39.49
I. Vốn chủ sở hữu 11,038,524,905 90.87 11,645,767,243 79.99 40,164,790,122 67.22 27,985,032,825 50.34 23,566,068,594 37.68
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,000,000,000 82.32 10,000,000,000 68.68 38,300,000,000 64.09 27,352,600,000 49.20 12,000,000,000 19.19
2. Cổ phiếu ngân quỹ
3. Quỹ đầu tư phát triển 117,888,700 0.97 225,518,370 1.55 5,398,763,434 8.63
4. Quỹ dự phòng tài chính 92,050,180 0.76 105,528,873 0.72 1,319,339,249 2.11
5. Lợi nhuận chưa phân phối 413,866,025 3.41 900,000,000 6.18 1,864,790,122 3.12 632,432,825 1.14 4,546,178,321 7.27
6.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản 301,787,590 0.48
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 73,202,518 0.60 33,697,675 0.23 0 0 0 0 1,131,542,723 1.81
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 73,202,518 0.60 33,697,675 0.23 69,878,653 0.11

2. Nguồn kinh phí 124,245,000 0.20
3.
Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ 937,419,070 1.50
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 12,147,694,085 100 14,559,537,431 100 59,755,621,979 100 55,595,081,481 100 62,546,763,054 100
SV: Đặng thị Hạnh - 24 - Lớp: K17QT2
GVHD: PGS. TS Lê Văn Tâm Khóa luận tốt nghiệp
Nhận xét: Nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, nguồn vốn của công ty luôn thay đổi qua các năm cụ thể
là:
Năm 2008 so với năm 2007 thì nguồn vốn của công ty đã tăng từ
12,147,694,085 đồng lên 14,559,537,431 đồng. Nguyên nhân là do các
khoản mục vay và nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 1,000,000,000 đồng,
khoản phải trả cho người bán đã tăng lên 1,545,771,570 đồng, chiếm tỷ lệ
10.62% trong tổng nguồn vốn. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng
tăng lên một khoảng đáng kể từ 54,511,789 đồng lên 219,861,649 đồng,
chiếm tỷ lệ 1.51%. Bên cạnh đó, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
cũng tăng lên 62,811,384 đồng với tỷ lệ 0.43% trong tổng nguồn vốn.
Về phần nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2008 so với năm 2007 nguồn
vốn chủ sở hữu tăng từ 11,111,727,423 đồng lên 11,679,464,918 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng từ 80.22% lên 91.47%. Là do, quỹ đầu tư phát triển và
khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng, trong đó quỹ đầu tư phát triển
tăng từ 117,888,700 đồng lên 225,518,370 đồng, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối tăng với tỷ lệ từ 3.41% trong tổng nguồn vốn năm 2007 lên 6.18%
tổng nguồn vốn năm 2008.
Năm 2009 vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2008 từ 14,559,537,431
đồng lên 59,755,621,979 đồng. Cụ thể như sau:
Nợ phải trả của công ty tăng từ 880,072,513 đồng (hay 19.78%) lên
19,590,831,857 đồng (hay 32.78%). Trong đó chủ yếu là từ các khoản sau:

người mua đã trả tiền trước cho công ty tăng từ 2,594,783 đồng (năm 2008)
lên 5,422,883,117 đồng (năm 2009), đây là khoản mà công ty chiếm dụng
của người mua đối với khoản này công ty sử dụng miễn phí không phải trả
lãi. Khoản nợ ngắn hạn cũng tăng với một lượng đáng kể.
SV: Đặng thị Hạnh - 25 - Lớp: K17QT2

×