Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.06 KB, 39 trang )

Bản sơ thảo
Bài tập nhóm Môn Kinh tế
đầu tư I
* * *
Nhóm 5 – Đề tài 1 - Lớp Kinh tế đầu tư I_2
Tên đề tài: Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh
tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Giáo viên: Phạm Văn Hùng
1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÁC
ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
1.1.1 Đầu tư 4
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế 4
1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG &
PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5
1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển: 5
1.2.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883): 5
1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển: 6
1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes: 6
1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại: 9
Chương 2. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 10
2.1 Tổng quan nền kinh tế trước thời kì đổi mới (Năm 1986) 10
2.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì sau đổi mới 11
2.2.1 Những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-
2010 11
2.2.2 Đánh giá tác động nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam giai đoan 2001-2010 14
2.2.3 Đánh giá tác động đầu tư tới tốc độ tăng trưởng kinh tế: 27
Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC


ĐỘNG ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 31
3.1 Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế xã hộiu Việt Nam
đến 2020 31
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010: 31
3.1.2 Phương hướng đầu tư đến năm 2010 32
3.2 Giải pháp nâng cao hiểu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế32
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư
32
3.2.2 Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 33
3.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao
động 35
3.2.4 Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh 35
3.2.5 Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư
36
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai muơi năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều đó thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà
Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế
tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay, có
thể khẳng định rằng Việt Nam đã bước đầu thực hiện thành công quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng vị thế quốc gia lên một tầm cao mới trên trường khu
vực cũng như quốc tế.
Từ năm 2001 – 2011 nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất
trong lịch sử: 8,5%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài. Để tăng trưởng và phát triển
kinh tế xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện quan trọng là phải mở
rộng đầu tư. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới

WTO, Việt Nam đã chứng tỏ được mình là một điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư lớn trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên hết
sức ấn tượng. Nhưng đồng nghĩa với nó là nền kinh tế nước ta đang phải đương đầu với
bài toán lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại.
Thực trạng này như một hồi chuông cảnh báo các nhà kinh tế Việt Nam cần
có một cái nhìn tổng quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với
tăng trưởng và phát triển, nhằm giải quyết bài toán trên. Nhận thức được tính chất quan
trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài: vai tro đầu tư với tăng trưởng và phát triển
kinh tế”, với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư
đến TT&PT kinh tế và ngược lại. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy
tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
3
Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, có thể nói rằng đầu tư nói chung là
sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu
về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
các kết quả đó. Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết
quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu
khi tiến hành đầu tư.
Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện vật”
như máy móc, xây dựng nhà xưởng … nhằm thay thế một phần tài sản đã hao
mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào các hoạt động
nào đó nhằm đem lại lợi ích hoặc mục tiêu, mục đích của chủ đầu tư.
1.1.1.2 Phân loại
Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau

Theo đối tượng đầu tư, theo chủ thể đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư….Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta sẽ phân loại thành:
- Đầu tư phát triển : là đầu tư không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người
chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng
vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ
năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển.
- Đầu tư tài chính: là đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người
đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng
góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung
cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân
phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra.
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô
4
và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ
tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh
sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển:
Các yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế: Theo Ricardo (1772-1823)
nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các yếu tố cơ
bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và
phù hợp với trình độ với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp
với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Trong ba yếu tố này đất đai là
yếu tố quan trọng nhất.
Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: do đất đai là yếu tố quan trọng

nhất nhưng chính đất đai mới là giới hạn của tăng trưởng. Khi sản xuất nông
nghiệp ra tăng trên những đất đai màu mỡ hơn giá lương thực thực phẩm sẽ tăng
lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng tăng lên tương ứng, lợi
nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được rủi ro trong kinh doanh làm cho nền
kinh tế trở nên bế tắc.
Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: Ricardo cho rằng muốn hạn chế giới hạn đó
thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn từ nước
ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp. Muốn vậy,
chúng ta phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng ngành
công nghiệp. Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việc tăng trưởng ngành
nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung.
Hạn chế của lý thuyết: các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do
được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị
trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những
mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới. Như vậy Ricardo
chưa thấy vai trò của chính phủ cũng như các chính sách đầu tư phát triển của
nhà nước. Theo ông chính phủ không có vai trò gì trong tăng trưởng kinh tế
thậm chí hạn chế sự tăng trưởng.
1.2.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883):
Các yếu tố của quá trình tái sản xuất: Theo ông có bốn yếu tố tác động đến
quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ông
đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
5
Sự cần thiết phải tích lũy tư liệu sản xuất cho tái sản xuất: Theo Mark, giữa
cung và cầu của thị trường luôn có một khoảng cách. Để giải quyết vấn đề này
cần phải có tích lũy sản xuất, tích lũy hàng hóa. Đây cũng là hoạt động đầu tư
hàng tồn trữ. Cũng theo ông, sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng có chu kỳ,
để tiếp tục phát triển, các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với
quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh. Để đổi mới được

tư bản cố định, các nhà tư bản cũng nhất thiết cần có hoạt động đầu tư đổi mới
công nghệ.
1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển:
Các yếu tố cấu thành nền kinh tế: Các nhà kinh tế cổ điển đã giải thích nguồn
gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất:
Y = f (K, L, R,T)
Trong đó Y- đầu ra; K: vốn sản xuất; L - lao động; R- tài nguyên; T- khoa
học công nghệ.
Yếu tố vốn qua hàm sản xuất Cobb-Douglas:
g = T + aK + bL + cR
Trong đó:
g : tốc độ tăng trưởng;
a, b, c : tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động, tài nguyên
Qua đó ta thấy sự tăng trưởng của các yếu tố vốn cũng như đầu tư tác động
đến sự tăng trưởng.
Hạn chế lý thuyết: Trường phái này cũng không thấy được vai trò của chính
phủ trong sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của chính phủ là mờ nhạt trong phát
triển kinh tế.
1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes:
1.2.4.1 Quan điểm của Keynes về ảnh hưởng đầu tư đến tổng cung
Keynes đã rất coi trọng đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Dựa vào tư tưởng
này của Keynes, vào những năm 40, hai nhà kinh tế học Harrod ở Anh và
Domar ở Mỹ đã đưa ra mô hình mối quan hệ giữa vốn với tăng trưởng.
Mô hình tăng trưởng của Harrod –Domar mà xuất phát điểm là đầu tư, thể
hiện mối quan hệ giữa đầu tư và sự gia tăng tổng sản phẩm bằng phương trình:
I = K.ΔP và I = S
6
Đẳng thức trên chính là điều kiện để đảm bảo cho sự tăng trưởng của tổng
sản phẩm.
Trong đó: I : toàn bộ nguồn vốn cung ứng cho đầu tư.

S : Vốn tiết kiệm hay phần tích luỹ trong tổng sản phẩm
ΔP : Phần tăng tổng sản phẩm do đầu tư mang lại
K: Hệ số đảm bảo sự cân bằng của nền kinh tế khi có tăng trưởng
K = I/ΔP
Hệ số k nói lên rằng cần phải đầu tư bao nhiêu đồng để tăng thêm được một
đồng tổng sản phẩm
Đặt s = S/P và p = Δ P/P do I = S
Đẳng thức trên có thể được viết lại dưới dạng khác là:
K = s/p Và p = s/K
Trong đó: S : tỷ trọng của tích luỹ trong tổng sảnphẩm
P : tốc độ tăng trưởng sản phẩm
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ trọng tích luỹ trong tổng
sản phẩm (s) và hệ số k.
Hệ số k là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa vốn đầu tư và sự gia tăng tổng
sản phẩm và thường được gọi là chỉ số ICOR hay chỉ số tư bản-đầu ra. Chỉ số
ICOR thấp biểu hiện tình trạng đầu tư nghèo nàn. Chỉ số ICOR quá cao thể hiện
sự lãng phí vốn đầu tư.
Phương trình này có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch.
Nếu xác định được chỉ số k thì vấn đề còn lại của công tác xây dựng kế hoạch
đơn giản chỉ là việc hoặc là ấn định tốc độ tăng trưởng để xác định nguồn vốn
đầu tư cần có là bao nhiêu hoặc là từ nguồn vốn đầu tư có thể quy lại việc xác
định tỷ lệ tăng trưởng có thể đạt là bao nhiêu.
Mô hình Harrod–Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các giai
đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô hình
này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn-vốn là vấn đề chủ yếu nhất để tăng
trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền
tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của viện trợ trong
việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương.
7
Nhược điểm của mô hình Harrod-Domar:

Mô hình đơn giản trên được sử dụng nhiều trong thực tế vì quá đơn giản nên
tất cả vấn đề quy lại ở chỉ số ICOR, trong khi tăng trưởng là kết quả của rất
nhiều yếu tố như lao động, tay nghề, kỹ thuật,….mà mô hình này không đề cập
đến. Tóm lại,nhược điểm của mô hình Harrod-Domar là chỉ quan tâm đến vốn
mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của
chính sách.
1.2.4.2 Quan điểm của Keynes về đầu tư với tổng cầu:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó thấy sản
lượng tăng bao nhiêu khi đầu tư tăng một đơn vị.
Công thức: k= ∆Y/∆I (1)
Trong đó: ∆Y là mức gia tăng sản lượng
∆I là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có: ∆Y= k. ∆I
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng lên số
nhân lần. Trong công thức trên k là số dương lớn hơn 1.
Vì I = S có thể biến đổi công thức (1) thành
Khi đó (1) ta có
MPSMPC
C
Y
CY
Y
S
Y
I
Y
k
1
1

1
1
1
=

=



=
∆−∆

=


=


=
Trong đó : MPC : khuynh hướng tiêu dùng biên
MPS : khuynh hướng tiết kiệm biên
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng
lớn. sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
Thực tế, việc gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản
xuất (máy móc thiết bị, nguyên vật liêu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai
yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế.
8
Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập với tăng đầu tư. Theo
ông, mỗi sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng về nhu cầu bổ sung công
nhân, nâng cao về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng tiêu dùng, tăng giá bán

hàng, làm tăng việc làm làm cho công nhân và tất cả đều có thu nhập.
Tóm lại đầu tư làm tăng tổng cầu kéo theo sự tăng lên thu nhập và tăng
trưởng kinh tế nói chung.
1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại:
Trường phái kinh tế học hiện đại đã xây dựng một lý thuyết kinh tế hỗn hợp
trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế
nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị
trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự gần nhau của học thuyết kinh tế Tân
cổ điển và học thuyết của trường phái Keynes.
Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển về xác
định các yếu tố tác động đến tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đất đai, tài
nguyên, khoa học. Y = f (K, L, R, T). Tuy nhiên, Samuelson cho rằng tầm quan
trọng của các yếu tố là như nhau. Như vậy, trường phái hiện đại cũng cho rằng
vốn là một trong những yếu tố làm tăng trưởng kinh tế.
Yếu tố vốn qua hàm sản xuất Cobb-Douglas:
g = t + aK + bL + cR
Trong đó:
g : tốc độ tăng trưởng
a, b, c : tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động, tài nguyên
Như vậy tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và khi kinh tế tăng
thì lại tăng quy mô vốn đầu tư.
Dựa vào mô hình Harrod Domar: g = s/k với k là hệ số ICOR chỉ ra được
quan hệ của vốn đầu tư đối với vốn sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
9
Chương 2.THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Tổng quan nền kinh tế trước thời kì đổi mới (Năm 1986)
61 năm kể từ ngày Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, mặc dù trải qua 30 năm kháng chiến, chiếm một nửa thời gian

từ khi Cách mạng thành công đến nay, lại mất nhiều năm hàn gắn vết thương
chiến tranh và mất hàng chục năm tìm tòi cơ chế, cùng với những thành tựu về
chính trị, về phát triển xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế, nhất là sau Đổi mới năm 1986.
Trước Cách mạng tháng Tám, kinh tế nước ta là một nền nông nghiệp lạc
hậu. Hầu hết ruộng đất nằm trong tay địa chủ, thực dân; hệ thống đê được hình
thành trong lịch sử, nhưng do không được thường xuyên tu bổ, nên cứ cách vài
ba năm lại vỡ đê một lần; hệ thống thuỷ lợi chỉ bảo đảm nước tưới cho 15% diện
tích canh tác, còn tới 85% phải dựa vào nước trời. Năng suất, sản lượng cây
trồng năm 1944 còn rất thấp.
Các giai đoạn thăng trầm kinh tế
Cách mạng tháng Tám thắng lợi chưa được bao lâu, thì đất nước lại phải trải
qua cuộc kháng chiến 9 năm, nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề; chỉ có nông
nghiệp tăng trưởng chút ít (tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1955 so với
năm 1939 tăng 23,9%, bình quân 1 năm tăng 1,3%, sản lựơng lúa chỉ tăng 318
nghìn tấn, đậu tương giảm 3,9 nghìn tấn, chè búp khô giảm 4,4 nghìn tấn, cao su
tăng 4 nghìn tấn, lạc tăng 12,1 nghìn tấn, số lượng trâu tăng 210 nghìn con, bò
tăng 114 nghìn con, lợn tăng 790 nghìn con ).
Còn công nghiệp bị sút giảm mạnh (năm 1955 so với năm 1939, giá trị tổng
sản lượng công nghiệp giảm 60,1%, sản lượng xi măng giảm 14,4%, than giảm
74,4%, muối giảm 33,5%, rượu giảm 65,3% ).
Hoà bình được lập lại, nhưng đất nước lại bị chia cắt làm 2 miền và trải qua
gần 20 năm chiến tranh, mãi đến năm 1976 mới thống nhất. Tuy nhiên, do so
với năm 1955 là năm sau chiến tranh có điểm xuất phát quá thấp, nên năm 1976
một số chỉ tiêu kinh tế vẫn tăng lên so với năm 1955. Giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp năm 1976 tăng 96% (tăng 3,3%/ năm). Sản lượng lúa năm 1975
tăng 72,2% (tăng 2,8%/năm).
Một số nông sản khác tăng khá hơn, như lạc, cà phê nhân, chè; riêng đậu
tương không tăng, cao su còn bị giảm. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm
1976 gấp 20 lần năm 1955 (tăng 15,3%/năm, chủ yếu do tăng từ không đến

có)
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây
dựng và phát triển kinh tế vì tiềm năng kinh tế của 2 miền sẽ bổ sung cho nhau
và có thuận lợi cơ bản là có hoà bình. Song, do xuất phát điểm của nền kinh tế
quá thấp, hậu quả của chiến tranh nặng nề, cùng với những hạn chế trong việc
tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và những
10
vấp váp sai lầm trong các chính sách kinh tế, đặc biệt là "giá - lương - tiền", nên
cuộc khủng hoảng tiềm ẩn từ những năm cuối 80 và đã bùng phát từ năm 1985.
Từ năm 1976 đến 1985, thu nhập quốc dân tăng rất thấp, có năm còn bị
giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm
1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ
tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sút giảm
mạnh; năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm
1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7%, bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/ năm;
bình quân thời kỳ 1977-1985 chỉ tăng 3,7%/ năm.
Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 80-90% thu nhập
quốc dân sử dụng, chẳng những không có tích luỹ trong nước mà còn không đủ
tiêu dùng. Toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào viện trợ
và vay nợ nước ngoài.
Trong những năm 1976 - 1980, thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngoài
chiếm 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng số thu trong nước, tương
ứng thời kỳ 1981 - 1985 là 22,4% và 28,9%. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài
lên đến 8,5 tỷ Rúp và 1,9 tỷ USD. Sản xuất tăng chậm và thực chất không có
phát triển, nên lạm phát ngầm diễn ra với mức độ ngày càng cao, lại gặp sai lầm
"giá - lương - tiền" 1985, nên siêu lạm phát diễn ra vào năm 1986 với tốc độ phi
mã, lên tới 774,7% và kéo dài cho tới những năm 1990, 1991.
2.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì sau đổi mới
2.2.1 Những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2001-2010

2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và ổn định trong nhiều năm.
Nếu không kể khoảng thời gian năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng đáng kể
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhìn chung, chúng ta đã duy trì được tốc độ
tăng trưởng nhanh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung
bình của giai đoạn 2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai
đoạn 2001 – 2005 là 7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%. Như
vậy, nếu xét về góc độ quy mô và tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đã thành công
trong duy trì tăng trưởng trong dài hạn.
11
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khởi sắc và khá cao từ năm 2001 – 2005
với tỉ lệ tăng trưởng GDP cho năm 2005 là 8.4% sau khi điều chỉnh lạm phát.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 đạt 8,5%, như vậy đây là
năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%.
Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu
tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi
nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm
qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD.
Trong khi đó, tính đến năm 2007, vốn hoá thị trường chứng khoán đạt
43% GDP (hai năm trước mới đạt 1,5% GDP). Mức dự trữ ngoại hối đã tăng từ
10 tỷ lên 21,6 tỷ USD, tương đương 30,2 % GDP hay 3,3 tháng nhập khẩu.
Xuất khẩu (không tính dầu thô) tăng 27%, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu
đạt 48,5 tỷ USD, đạt hơn 68% GDP.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng trị
giá kinh tế mặt hàng gạo chỉ chiếm 4% trên tổng số xuất khẩu của Việt Nam khi
gộp chung giá trị của các sản phẩm dầu khí vào.
Trong 3 mặt hàng chiến lược chiếm tỉ trọng giá trị cao nhất – ngoài khu vực
dầu khí - gồm có hàng may mặc, giày da, và thuỷ sản với tỉ trọng lần lượt 15%,
9.4% và 8.4%. Ba ngành kỹ nghệ này thu hút hàng triệu lao động của nền kinh
12

tế nhưng trị giá gia tăng mà các ngành kỹ nghệ này mang lại vẫn còn thấp, vẫn
dựa vào lợi thế sức lao động là chính.
Hơn nữa nguồn nguyên liệu cho may mặc và giầy da hầu hết phải nhập khẩu
từ nước ngoài rồi gia công thành phẩm thay vì tự cung cấp tự sản xuất như kỹ
nghệ may mặc da giầy của Trung Quốc – và đây là một trong những lý do tại
sao giá trị gia tăng trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ
vào khoảng 25% và chỉ giá trị kinh tế này được tính vào GDP.
Trị giá một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam (triệu đô la Mỹ, 2001-2005)
Nguồn: IMF
Tuy nhiên, nền kinh tế cũng xuất hiện một số vấn đề “nóng bỏng” như
lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức
tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường
bất động sản đang tạo ra nguy cơ “bong bóng”. Điều đó đã được minh chứng
bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 khi mà tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam giảm sút đáng kể xuống còn 6,23% năm 2008 và 5,32%
năm 2009, nhưng Việt Nam vẫn là những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
trên thế giới và khu vực.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng
tăng trưởng thấp. Điều này có thể thấy rõ qua tình trạng hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực thấp, cấu trúc tăng trưởng chưa hợp lý, năng lực cạnh tranh quốc gia
kém và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng.
2.2.1.2 Cấu trúc tăng trưởng có dấu hiệu đúng xu thế hơn.
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành thời kì 2000-2009
13
Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê 2005,2006 và báo cáo thực
hiện KH2007
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp gần như ổn định
trong suốt 7 năm liền, năm 2009 có dấu hiệu khôi phục sau khi bị suy giảm khá
nhiều ở năm 2007 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy hai năm 2007 và
2009, tốc độ tăng trưởng bị sụt giảm nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng

ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng hơn cả. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có
xu hướng giảm khá nhiều theo thời gian. Do có sự thay đổi tích cực trong tốc độ
tăng trưởng kinh tế theo ngành, nên cơ cấu ngành kinh tế nước ta có dấu hiệu
chuyển dịch theo xu thế tích cực, trong đó: tủ trọng khu vực công nghiệp tăng
lên, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống, ngành dịch vụ bắt đầu có dấu
hiệu gia tăng tỷ trọng cả GDP và lao động.
2.2.2 Đánh giá tác động nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam giai đoan 2001-2010
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhìn chung, tổng số vốn
đầu tư huy động được tăng dần qua các năm kể từ 2001 cho đến 2010 phù hợp
với sức tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng của vốn
đầu tư trong giai đoạn này mang dấu hiệu rất khả quan. Cụ thể: năm 2001, tổng
số vốn huy động được chỉ đạt được 170,5 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2009, con
số này là 704,7 nghìn tỷ đồng tức tổng vốn đầu tư tăng gấp 4 lần trong vòng 9
năm và năm 2010 là 830,3 nghìn tỷ đồng , tăng 17,1% so với năm 2009 . Điều
này phản ánh dấu hiệu lạc quan trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư phát triển) trong
nền kinh tế Việt Nam.
14
Xét về cơ cấu vốn, nếu như trong các năm 2001 và 2002, vốn đầu tư được chú
trọng đến khu vực kinh tế nhà nước chiếm lần lượt 60% và 57% trên tổng số vốn đầu
tư, thì bắt đầu tư năm 2003 trở đi, cơ cấu vốn đã có sự chuyển dịch. Tức là quan tâm
rót vốn vào 2 khu vực kinh tế còn lại (khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài) nhưng chưa rõ rệt. Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo
giá thực tế ước tính tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu
vực nhà nước tăng 40,5%; khu vực ngoài nhà nước tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ
ngân sách nhà nước chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, đạt 106,8% kế hoạch
năm. (bảng 1)
Bảng 1: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần

kinh tế
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm
Tổng số vốn
Cơ cấu
Tổng số vốn đầu

So với tổng sản
phẩm
Trong nước
Kinh tế nhà
nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
2001 170,5 102,0 38,5 30,0 35,4
2002 200,1 114,7 50,6 34,8 37,4
2003 239,3 126,6 74,4 38,3 39,0
2004 290,8 139,8 109,8 41,2 40,7
2005 343,1 161,6 130,4 51,1 40,9
2006 404,7 185,1 154,0 65,6 41,5
2007 521,7 208,1 184,3 129,3 45,6
2008 580 257 180 143 41.3
2009 704.2 363 207 134.7 42.8
2010 830,3 316,3 299,5 214,5 38,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
15
2.2.2.1 Tác động nguồn vốn đầu tư trong nước tới tăng trưởng kinh tế

a. Nguồn vốn từ khu vực nhà nước
• Vốn từ ngân sách nhà nước
Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Thường chiếm
một tỉ trọng nhất định trong toàn bộ khối lượng đầu tư, giữ một vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thường
được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Đây là
nguồn cung quan trọng để xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các
doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế. Nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn
cần sự trợ giúp của nhà nước
Năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 163 nghìn tỷ đồng,
chiếm trên 21,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn trái phiếu chính phủ ước đạt
48 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,8%; vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân
ước đạt 223,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 31,7%. . Còn đối với năm 2010
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ đồng , giảm so với năm
2009
• Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển
từ hình thức cấp phát vốn ngân sách sang hình thức tín dụng đối với các dự án
có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đây là hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất
thấp hơn lãi suất thị trường tín dụng nên nhà nước phải dành ra một phần ngân
sách để trợ cấp bù lãi suất. Có tác dụng giảm chi ngân sách nhà nước và nâng
cao trách nhiệm của người sử dụng vốn. Đồng thời có vai trò đáng kể trong việc
phục vụ công tác quản lí và điều tiết kinh tế vĩ mô. Do mang tính ưu đãi nên nhà
nước chủ động định hướng dòng chảy của nguồn vốn này theo chiến lược quy
hoạch đã vạch sẵn để thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo,
giáo dục, y tế …

• Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn này chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại của
doanh nghiệp nhà nước, thường chiếm 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,
chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại
hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước là
16
thành phần chủ đạo của nền kinh tế và nắm giữ một lượng lớn nguồn vốn của
đất nước. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước là hoạt động then chốt của
nền kinh tế nó và góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục
hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và
tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói
giảm nghèo, chống lạm phát
Đánh giá tác động vốn đầu tư trong nước đối với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
- Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam
Khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm
2001-2005 vào khoảng 840 nghìn tỷ đồng (theo mặt bằng giá năm 2000) tương
đương khoảng 60 tỷ USD, bằng 1,5 lần tổng vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1996-
2000; trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3.
Vốn đầu tư trong nước giai đoạn 1995-2010
(Nguồn: tổng cục thống kê)
- Nguồn vốn trong nước được
tập trung đầu tư cho những ngành
quan trọng nhằm tăng cường sự ổn
định đồng thời giúp nền kinh tế tăng
trưởng bền vững ,phát triển một cách
toàn diện giữa các ngành, các vùng và
các địa phương khác nhau:

Đầu tư trong nước là công cụ định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh ,trong những năm gần đây thự hiện chủ
trương của Đảng là thực hiện “công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước”vì vậy,
Năm Tổng vốn đầu tư
1995 50447
1996 64694
1997 78070
1998 92834
1999 108500
2000 124011
2001 140485
2002 165350
2003 200946
2004 249585
2005 292033
2006 339108
2007 402065
2008 426065
2009 527643
2010 615772
17
vốn đầu tư trong nước cũng có những bước chuyển biến hết sức căn bản và
mạnh mẽ về cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực ngành nghề theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng vốn dành cho đầu tư phát triển các dự án công nghiệp nặng, công
nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và hiện đại hóa công nghiệp nhẹ, trong đó
chú trọng đến công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
Nguồn vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế giai đoạn2000-2006
(đơn vị:tỉ đồng)
Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006

NLNN- thủy
sản
15938 12945 24130 14706 15962 18412
CN-XD 45155 62805 69325 80388 90516 104575
Dịch vụ 540156 72183 73359 94225 107453 120319
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001-2005 tương đối cao và đạt mục
tiêu đề ra. Trong ba khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất với mức tăng 10,24%/năm (công
nghiệp tăng 10,12%; xây dựng tăng 10,75%); khu vực dịch vụ tăng bình quân
hàng năm 6,96%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,83%/năm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao hơn các khu vực khác
nên đóng góp của khu vực này vào tốc độ tăng chung của tổng sản phẩm trong
nước cũng lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế. Sau khu vực công nghiệp và xây
dựng là đóng góp của khu vực dịch vụ. Khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản
đóng góp thấp nhất. Trong 5 năm 2001-2005, hàng năm đóng góp của khu vực
này thường không vượt qua mức một điểm phần trăm.
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng
Tổng sản phẩm trong nước 2001 – 2005 (%)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước
6,89 7,08 7,34 7,79 8,43
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 0,69 0,93 0,79 0,92 0,82
Công nghiệp và xây dựng 3,68 3,47 3,92 3,93 4,19
Dịch vụ 2,52 2,68 2,63 2,94 3,42
- Nguồn vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính hiệu quả,
18
nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng vững

chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
Một trong những vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trong nước là ổn
định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Điều đó thể hiện rất rõ trong các Dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ
tầng của đất nước.Sau hơn 20 năm đổi mới, từ một hệ thống kết cấu hạ tầng yếu
kém cả về số lượng và chất lượng, đến nay kết cấu hạ tầng đã đạt được kết quả
đáng kể trong các lĩnh vực như sau:

- Đường bộ có khoảng
Trong đó: Quốc lộ có khoảng
: 310.000 Km
: 21.000 Km
- Đường sắt : 3.200 Km
- Năng lực thông qua cảng thuỷ nội địa : 96 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng biển khoảng : 187 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng hàng không
khoảng
: 63 Triệu tấn
- Công suất thiết kế hệ thống cấp nước đô
thị khoảng
:5,5 Triệum
3
/ngày
- Công suất thực tế hệ thống cấp nước đô thị
khoảng
: 4,5 Triệu m
3
/ngày
- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị khoảng : 80%
- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại hai đô thị đặc

biệt của vận tải hành khách công cộng
khoảng

: 20%
b. Vốn khu vực ngoài nhà nước
Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh là nguồn đầu tư lớn thứ hai kể từ
năm 1998. Năm 2007, vốn của khu vực ngoài quốc doanh tăng vọt và đạt 184,3
nghìn tỷ VN. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đã và đang chứng tỏ vai trò
ngày càng quan trọng và tiềm năng to lớn của khu vực này trong phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước thời kỳ trước 2002 chỉ chiếm dưới
25% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước; từ 2003- sau khi Luật Doanh
nghiệp có hiệu lực được 2 năm- đã chiếm trên 1/3 tổng vốn, với đỉnh cao đã đạt
38,5% vào năm 2007; năm 2009 bị giảm xuống còn 33,9%, nhưng năm 2010 đã
tăng trở lại đạt 36,1%.
Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của khu vực dân cư,
phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Trong giai đoạn
2001 – 2005 vốn đầu tư của dân cư va khu vực tư nhân chiếm khoảng 26% tổng
19
vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy
động được của hệ thông ngân hàng. Tiềm năng vốn của khu vực này là rất lớn,
nếu có thể huy động triệt để thì sẽ tạo ra được số vốn khổng lồ phục vụ cho nhu
cầu đầu tư của cả nền kinh tế. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Đây là
khhu vực năng động, nhạy bén, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết vấn đề
thất nghiệp, thất nghiệp thời vụ tại các vung nông thôn, phát huy được các lợi
thế của địa phương
2.2.2.2 Tác động nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế
a .Vốn FDI

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty
Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát
triển kinh tế Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của
nền kinh tế Việt Nam.Cụ thể:
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ.
Đến năm 1991, ĐTNN đạt được 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ
USD trong đó tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy
nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với
tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do
nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một
nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa
được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi
hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân
công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao. Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố
bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy
dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong
các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các
nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển.
20
Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ
nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu
lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-
po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời

kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1].
Trong khoảng thời gian 1991-1996,. Là giai đoạn bùng nổ ĐTNN tại VN
và được coi là làn sóng ĐTNN đầu tiên vào Việt Nam với 1.781 dự án được cấp
phép với tổng vốn cấp mới là 28.3 tỷ USD. FDI đóng một vai trò quan trọng
trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã
có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Trong giai đoạn 1997-1999, Là giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á
(năm 1997), đã làm giảm ĐTNN tại VN. Thời kỳ đó chỉ đạt được 961 dự án
được cấp phép với tổng vốn 13 tỷ USD. Có nhiều dự án được cấp phép trong
những năm trước phải tạm ngưng triển khai hoạt động.Việt Nam đã trải qua một
giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm
1998 và 59% năm 1999. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu
vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình.
Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã
buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng
hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu
Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam
Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án
tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng
các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc
kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2007:
* Tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) qua các năm

Năm 00 01 02 03 04 05 06 07
Tỷ USD 2,01 2,59 1,82 1,95 4,2 5,8 10,2 20,3
21
Thu hút đầu tư có dấu hiệu phục hồi trở lại nhưng còn chậm. Năm 2000
và 2001 đầu tư nước ngoài tại VN tăng nhẹ, năm 2002 & 2003 giảm nhẹ, năm
2004 & 2005 có xu hướng tăng nhanh.

- Giai đọan 2006-2007: Là giai đoạn đặc biệt. Dòng vốn ĐTNN tăng rất
nhanh. Năm 2006, ĐTNN đạt 10,2 tỷ tăng 75,4% so với năm 2005.
- Tính đến cuối năm 2007, có hơn 8.590 dự án ĐTNN còn hiệu lực hoạt
động tại VN với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khỏang 83,1 tỷ USD. Năm 2007
đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua với 20,3 tỷ USD tăng gấp đôi so với năm
2006. Đây được xem là làn sóng ĐTNN lớn thứ 2 đổ vào VN từ trước đến nay.
- Năm 2008 tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước năm 2008
đạt 64,011 tỉ USD, tăng 199,9% so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay.
Tổng số dự án được cấp mới của cả năm là 1.171 dự án. Vốn giải ngân đạt 11,5
tỉ USD, tăng 43,2% so với năm trước. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thu
hút 572 dự án với 32,6 tỉ USD, dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4
tỉ USD, số dự án và vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư rất nhỏ. Malaysia
trở thành nhà đầu tư đứng đầu tại VN với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỉ USD.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 24,5 tỉ
USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đây cũng là khu
vực có kim ngạch nhập khẩu rất lớn (28,5 tỉ USD). Đây là kết quả đáng khích lệ
đối với các nhà hoạch định chính sách FDI, là thành quả của Chính phủ trong nỗ
lực chỉ đạo, điều hành, của các cơ quan quản lý hoạt động FDI từ Trung ương
đến địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở,
minh bạch và thông thoáng, phù hợp với cam kết quốc tế về giảm thiểu các khó
khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn là sự tích cực, chủ động
trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản thủ tục
hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp
phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ
và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp
Tuy chỉ bằng 30% năm 2008, nhưng FDI vào Việt Nam năm 2009 đạt con
số 21,48 tỷ USD cũng vẫn là kết quả khả quan. Mặc dù khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong năm nay, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ USD.
Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn

đăng kí là 16,34 tỷ USD bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung
vốn với tổng vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD bằng 98,3% so với năm 2008. Riêng
tháng 12, Việt Nam có 1,78 tỷ USD vốn đăng kí và bổ sung
TT Ngành Số dự
án mới
Vốn đăng
ký cấp
Số
lượng
Vốn
đăng ký
Vốn đăng ký
cấp
22
mới
(triệu
USD)
dự án
tăng
vốn
tăng thêm
(triệu
USD)
mới và tăng
thêm
(triệu USD)
1 Dvụ lưu trú và ăn uống 32 4.982,6 8 3.811,7 8.794,2
2 KD bất động sản 39 7.372,4 4 236,1 7.608,5
3 CN chế biến,chế tạo 245 2.220,0 131 749,3 2.969,2
4 Xây dựng 74 388,3 11 99,2 487,4

5 Khai khoáng 6 397,0 0 0,0 397,0
6 Nghệ thuật và giải trí 12 291,8 0 0,0 291,8
7
Bán buôn,bán lẻ;sửa
chữa
115 191,7 14 46,5 238,2
8 Vận tải kho bãi 26 109,8 5 74,8 184,6
9
SX,pp
điện,khí,nước,đ.hòa
16 129,0 1 27,9 156,9
10
HĐ chuyên môn,
KHCN
148 89,0 7 10,9 99,9
11
Thông tin và truyền
thông
63 67,6 17 25,5 93,1
12
Nông,lâm nghiệp;thủy
sản
16 62,4 8 22,5 84,9
13 Giáo dục và đào tạo 8 5,2 3 23,7 28,9
14 Dịch vụ khác 22 14,9 5 7,9 22,7
15
Cấp nước;xử lý chất
thải
5 8,4 0 0,0 8,4
16 Y tế và trợ giúp XH 6 7,4 1 0,9 8,3

17
Hành chính và dvụ hỗ
trợ
5 7,9 0 0,0 7,9
18
Tài chính,n.hàng,bảo
hiểm
1 0,0 0 0,0 0,0
Tổng số 839 16.345,4 215 5.136,7 21.482,1
Nguồn số liệu: bộ kế hoạch và đầu tư
Còn đối với năm 2010

TT Ngành Số
dự
án
cấp
mới
Vốn
đăng
ký cấp
mới
(triệu
Số
lượt
dự
án
tăng
Vốn
đăng ký
tăng

thêm
(triệu
Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)
23
USD) vốn USD)
1 KD bất động sản 27 6.710,6 6 132,1 6.842,7
2 CN chế biến,chế
tạo
385 4.032,2 199 1.048,9 5.081,2
3 SX,phân phối
điện,khí,nước,điều
hòa
6 2.942,9 2 9,8 2.952,6
Nguồn: Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư phát triển (%). Nguồn:
Tổng cục Thống kê
Đánh giá tác động nguồn vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
*Về mặt kinh tế:
-ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu
cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của ĐTNN
trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào
năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong
giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm
2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn
đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (Theo Niên giám Thống
kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực ĐTNN năm 2003 là 16%, năm

24
2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%, ước năm 2007 đạt
trên 16%).
- ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng
cao năng lực sản xuất công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao
hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH),
tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua
các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm
2006).
- ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ
ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam,
phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm
dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy
Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án
sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v)
Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam giai đoạn 1990-nay
(Một số số liệu Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt cấp đăng ký)
thực phẩm chiếm: 10,14%
- Hóa – Mỹ phẩm
- Công nghiệp chiếm: 50,93%
- Công nghiệp: 10,35%
- Điện – Điện tử - Bưu chính viễn thông: 13,45%
- Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 3,51%
- Xây dựng – Vật liệu xây dựng: 4,10%
- Dịch vụ: 5,40%
- Khác: 2,12%

- Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong
nền kinh tế:
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng
các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác
động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa
25

×