Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng quảng lý tài chính công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY
LỢI – I 3
1.1. Tên đơn vị thực tập, địa chỉ 3
1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xây
Dựng Thuỷ Lợi I 3
1.3. Bộ máy quản lý và điều hành 3
1.4 Ngành nghề kinh doanh 7
Phần 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG THỦY LỢI - I 10
2.1 Tình hình tài sản - Nguồn vốn Công ty CP Xây dựng Thủy
lợi I 10
2.1.1 Về phần tài sản 10
2.1.2. Về phần nguồn vốn 13
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 15
2.3 Nhận xét tổng quát hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần xây dựng Thủy lợi I 19
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIÊN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 20
3.1 Một số ý kiến đề xuất đối với công ty 20
3.2 Một số ý kiến đề xuất đối với Nhà trường và Khoa 21
KẾT LUẬN 22
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 23
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 24
1
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
Sau hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự tạo dựng được
một bộ mặt mới năng động, hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đã
từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài


nước. Nhưng để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt không phải là điều dễ dàng. Điều đó bắt
buộc các doanh nghiệp không ngừng phát huy những lợi thế của mình, nghiên
cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để đưa ra được các phương án sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế nghĩa là không chỉ đảm bảo bù đắp được chi phí sản
xuất mà còn đem lại lợi nhuận cao.
Là sinh viên Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội chỉ học
lý thuyết thôi thì chưa đủ mà phải biết vận dụng một cách khoa học và hợp lý
giữa lý thuyết của các Thầy cô giảng dạy với thực tế. Do vậy em đã chọn
công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I làm cơ sở để thực tập
Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần
chính:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I
Phần 2: Thực trạng quảng lý tài chính công ty cổ phần Xây dựng Thủy lợi I
Phần 3: Một số ý kiến đề xuất và kiến nghị
2
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
THỦY LỢI – I
1.1. Tên đơn vị thực tập, địa chỉ.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi I
Tên tiếng Anh: Hydraulic Contruction Joint Stock Company N
o
.1.
Địa chỉ: Khu 2 Đường Trần Hưng Đạo- Phường Đại Phúc – Thành phố Bắc
Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoại: 02413.821.351. Thường trực Fax: 02413.821.611.
Mã số thuế: 2300101482.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xây Dựng Thuỷ
Lợi I

Công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi I. Thuộc Tổng Công ty Cơ điện –
Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
là Doanh nghiệp cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước theo
Quyếtđịnh số: 4473/QĐ/BNN-TCBC. Ngày 09/02/2004 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, chính thức công bố chuyển đổi và đi vào hoạt động
ngày 02/11/2005.
Công ty là một trong những đơn vị thi công đầu tiên của Bộ Thủy lợi,
tiền thân là Công ty xây lắp 2. Được thành lập theo Quyết định số :
483.TL/QĐ, ngày 15/7/1965. Theo thông báo số 35.TB, ngày31/12/1992, của
Văn phòng Chính Phủ và Quyết định số 93.QĐ/TCCBTL, ngày 15/3/1993.
Thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty xây dựng thủy lợi I,
và được xếp là doanh nghiệp nhà nước loại I.
1.3. Bộ máy quản lý và điều hành.
3
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

4
Đội
XD
1
Đội
XD
21
Đội
XD
31
Phòng tổ chức – hành
chính
Nhà

máy
250-1
Đội
XD
2
Đội
XD
42
Phòng kỹ thuật kinh
doanh
Đội
XD
32

nghiệp
xây
dựng
TL11

nghiệp
xây
dựng
TL14
Đội
XD
41
Đội
XD
25
Ban kiểm soát


nghiệp
xây
dựng
TL12
Đại hội đồng cổ đông
Phòng kế toán tài
chính

nghiệp
xây
dựng
TL13
Phân
xưởng
150
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc điều hành
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
chỉ dẫn sơ đồ : : Quan hệ giám sát, kiểm tra trực tiếp, không
mang tính chất lãnh đạo
5
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp
: Quan hệ lãnh đạo và chỉ đạo qua lại trực tiếp
* Chức năng, quyền hạn của từng bộ phận.
a) H ộ i đồ ng qu ả n tr ị : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ tổ chức
điều hành mọi hoạt động của công ty: đề ra các nghị quyết, các chủ
trương phát triển sản xuất, phát triển nguồn lực con người và các nguồn
lực khác; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty.
b) Ban giám đốc điều hành: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê
giám đốc điều hành trực tiếp quản ly các phòng ban, nghiệp vụ, các xí
nghiệp công trường cấp dưới; có nghĩa vụ thực hiện các nghị quyết mà
hội đồng quản trị đề ra, tổ chức điều hành sản xuất toàn công ty.
c) Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra, có trách nhiệm giám sát mọi
hoạt động của hội đồng quản trị, ban điều hành về mọi hoạt động chấp
hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực hiện
các nghị quyết mà hội đồng quản trị đã đề ra của công ty cổ phần; có
nghĩa vụ báo cáo kết quả giám sát trựớc hội đồng cổ đông.
d) Phòng kế toán tái chính: Có nhiệm vụ quản ly thu chi tài chính của
doanh nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán theo chế độ
hiện hành, lập kế hoạch chi tiêu, ghi chép phản ánh trung thực mọi hoạt
động kinh tế phát sinh và tham mưu cho các nhà quản ly, hội đồng
quản trị, ban điều hành trong lĩnh vực quản ly tài chính.
e) Phòng kỹ thuật kinh doanh: Lập kế hoạch tién độ sản xuất cho toàn
công ty; quản ly kỹ thuật, lập hồ sơ đấu thầu, lập biện pháp tổ chức thi
công cho các đơn vị, công trình; điều động xe máy, xe ôtô, thiết bị phục
vụ cho các đơn vị, công trình thi công. Bộ phận này có nhiệm vụ can in
bản vẽ, tính toán khối lượng, lập trù vật tư, kinh phí cho các công trình
thep tiến độ; nghiệm thu kỹ thuật, làm hồ sơ thanh toán khối lượng xây
dựng cơ bản hoàn thành, lập hồ sơ hoàn công và bàn giao công trình
cho chủ đầu tư; Tham mưu cho các nhà quản lý về biện pháp tổ chức
thi công và quản lý kỹ thuật, quản l sản xuất.
f) Phòng tổ chức quản lý: Quản lý nhân sự toàn công ty; Tiếp nhận luân
chuyển và đề bạt cán bộ, điều động công nhân, làm các thủ tục liên
6
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
quan đến chế độ chính sách người lao động. Tổ chức theo dõi thanh tra,
thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các công việc nội vụ cơ quan. Tổ chức

thi nâng lương bậc cho cán bộ công nhân đến hẹn. Tham mưu cho các
lãnh đạo về tổ chức nhân sự, bố trí dây chuyền tổ chức quản lý sản
xuất.
g) Các xí nghiệp, nhà máy công trường: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội
đồng quản trị, ban điều hành và các phòng chức năng chuyên môn
nghiệp vụ của công ty; Có trách nhiệm tổ chức sản xuất và duy trì sản
xuất theo nhiệm vụ được giao hoặc đứng ra nhận khoán gọn công trình
và hạng mục công trình, chịu trách nhiệm về tiến độ, kỹ thuật trực tiếp
tổ chức các dây chuyền sản xuất và chịu trách nhiệm trước công ty về
mọi chế độ chính sách của người lao động với Nhà nước; có nghĩa vụ
nộp % chi phí quản ly cho công ty; tổ chức nghiệm thu sản phẩm hoàn
thành, lập phiếu giá và cùng công ty thanh toán với chủ đầu tư theo tiến
độ công trình hay điểm dừng kỹ thuật.
h) Các phân xưởng và đội xây dựng: Quan hệ trực tiếp với giám sát thi
công lập kế hoạch xây dựng theo tiến độ công trình hoặc điểm dừng kỹ
thuật.
1.4 Ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh chính chủ yếu của công ty chủ yếu là chuyên
xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, như đê đập, kè cống, hồ chứa
nước, trạm bơm, hệ thống tưới tiêu kênh mương, công trình trên kênh, san lấp
mặt bằng, xây dựng giao thông, bến cảng, công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, xây lắp điện từ 35 kv trở xuống, lắp đặt kết cấu công trình, thiết
bị điện nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi
Ngoài ra công ty còn khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, chế tạo cơ
khí, kinh doanh phụ tùng, sửa chữa thiết bị bánh xích và xe máy thi công các
loại.
7
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Những năm qua công ty đã thi công, xây dựng hàng trăm công trình
lớn nhỏ khắp 15 tỉnh phía Bắc và Miền trung, Tây nguyên. Trong đó có

những công trình chất lượng cao như :
- Hồ chứa nước Yên lập, Hồ chứa nước Chúc bài sơn, Hồ chứa nước Đá
bạc.
- Trại lốc, Bến châu, Tràng vinh, Cao vân tỉnh Quảng ninh.
- Trạm thủy điện Cấm sơn, Hồ chứa nước Suối ven làng thum, Hồ chứa
nước
- Suối nứa, Cống ngọ khổng thuộc Tỉnh Bắc giang.
- Trạm bơm kênh vàng, Đặng xá, Trạm bơm Tân chi, kè sông Đuống, kè
sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Thủy điện Bản Quyền, hồ chứa nước Cao lan thuộc tỉnh Lạng sơn.
- Đập chắn sỉ, kênh nước thải, nhà máy nhiệt điện Phả lại thuộc tỉnh Hải
Dương.
- Cống điều tiết nước Lân 2, kè Hà xá, Vũ bình thuộc tỉnh Thái Bình.
- Trạm bơm Cổ đam, trạm bơm Lạc tràng thuộc tỉnh Hà Nam.
- Trạm bơm Yên Thái thuộc tỉnh Ninh Bình.
- Hồ chứa nước Kim giao, Cửa đạt thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Hồ chưa nước Vĩnh thành, tràn xả lũ Thanh lanh, thuộc tỉnh Vĩnh phúc.
- Hồ chứa nước Bản muông, cầu máng thuộc tỉnh Sơn la.
- Hồ chứa nước Hồng khếnh, hồ Sái lương thuộc tỉnh Điện biên.
- Công trình thủy điện Ba hạ thuộc tỉnh Phú yên.
- Công trình thủy điện Kanak- An khê thuộc tỉnh Gia lai.
- Công trình thủy điện Sơn động thuộc tỉnh Bắc Giang
Và bề dày truyền thống trên 40 năm kinh nghiệm xây dựng chuyên
dụng như :
- Xây lắp công trình.
- Đắp hồ chứa nước.
- Xây dựng công trình thủy điện.
- Xây dựng trạm bơm tưới tiêu.
Với bề dày truyền thống trên 37 năm với các ngành nghề :
- Đắp đê, xây đúc cống qua đê.

- Lắp đặt kết cấu cơ khí thủy lợi.
- Sửa chữa trung đại tu máy bánh xích, máy xây dựng, ô tô cầu trục.
- Chế tạo cơ khí
Với bề dày kinh nghiệm trên 17 năm với các ngành nghề :
8
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
- Bê tông hóa kênh mương.
- Làm kè chắn sóng chống sói lở sông biển.
- Thả rồng gia cố chân đê
Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, trước đây Công ty có trên
1200 cán bộ công nhân viên. Có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề hùng
hậu, có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, quản ly
sử dụng tốt các loại thiết bị xe máy thi công hiện đại của các nước như : Liên
xô, Đức, Pháp, y, Nhật, Thụy điển
Năng lực có thể làm được, đắp được 1,5 triệu m
3
đất đá, đào được 800
ngàn m3 đá, xây lát 20.000 m3 bê tông /năm. Để phù hợp với xu thế chung
của xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với quy mô của
Doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa xong Doanh nghiệp còn lại 400 cán bộ
công nhân viên, trong đó có : 90 lao động gián tiếp gồm 30 kỹ sư, 12 cử nhân
kinh tế, 48 cao đẳng và trung cấp, còn lại là lao động các ngành nghề như: Lái
xe, lái máy 70 công nhân, thợ điện 12 công nhân, thợ sửa chữa 28 công nhân,
thợ gò hàn 29 công nhân, thợ tiện 18 công nhân, thợ phay bào 18 công nhân,
thợ rèn nguội 18 công nhân, thợ mộc 25 công nhân, thợ nề bê tông 65 công
nhân, thợ sắt kết cấu 27 công nhân…
Bên cạnh về lao động Công ty còn trang bị nhiều máy móc thiết bị mới
hiện đại để thi công các công trình, các dự án lớn…
Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng 10 huân chương lao động các
loại cho tập thể và các cá nhân như sau :

- Tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty gồm 4 huân chương trong
đó có 2 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng
nhì và một huân chương lao động hạng 3.
- Tập thể các bộ công nhân viên 4 đơn vị trực thuộc gồm 4 huân chương
lao động hạng 3 và 2 cá nhân gồm 2 huân chương lao động hạng 3.
Nhiều công trình và hạng mục công trình được Bộ Thủy Lợi cũ, Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp giấy chứng nhận đạt kết quả cao.
9
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Phần 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI - I
2.1 Tình hình tài sản - Nguồn vốn Công ty CP Xây dựng Thủy lợi I
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
( Đơn vị : triệu đồng)
TÀI SẢN
2011 2010 2009
So sánh
2011/2010 2010/2009
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
13231
8 79506
6127
4
1,66 1,30
1. Tiền và các khoản tương đương
tiền 34071 6386 4840
5,34 1,32
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 2
3. Các khoản phải thu 70316

4848
3
4611
6
1,45 1,05
4. Hàng tồn kho 25298 21650 8586
1,17 2,52
5.Tài sản ngắn hạn khác 2633 2987 1731
0,88 1,73
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 14533
1969
3 20563
0,74 0,96
1 Tài sản cố định 13969
1968
2 20293
0,71 0,97
2. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 557
3. Tài sản dài hạn khác 7 12 270
0,57 0,04
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
14685
1
9919
9
8183
7
1,48 1,21
NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 129800
8381
4 68027
1,55 1,23
1.Nợ ngắn hạn
11423
1
6487
9 48982
1,76 1,32
2. Nợ dài hạn 15569
1893
6 19045
0,82 0,99
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 17050
1539
4
1381
0 1,11 1,11
1. Vốn chủ sở hữu 17022 15027
1339
6 1,13 1,12
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 28 367 413
0,08 0,89
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
14685
1 99208
8183
7
1,48 1,21

( Theo báo cáo tài chính năm 2009, 2010,2011)
2.1.1 Về phần tài sản
10
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Qua các năm hoạt động tài sản của Công ty cổ phần xây dựng Thủy
lợi I đều tăng đặc biệt tăng nhanh trong năm 2011 là 47.651triệu đồng
(tương ứng 48%). Cụ thể: (dựa vào bảng 1)
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng
tài sản của doanh nghiệp, đều tăng từ 74,8% năm 2009 lên trên 90% năm
2011 chủ yếu là do các khoản phải thu (năm 2010 tăng 5,13% so với năm
2000; năm 2011 tăng 45% so với năm 2010) và hàng tồn kho (năm 2010
tăng 152.6% so với năm 2009; năm 2011 tăng 16,84% so với năm 2010).
+ Các khoản phải thu ở năm 2009 chiếm 56,35% so với tổng tài sản, năm
2010 chiếm 48,87% so với tổng tài sản và năm 2002 chiếm 47,88% so
với tổng tài sản. Tỉ lệ này giảm qua hàng năm nhưng vẫn khá cao. Điều
này cho thấy Công ty cũng đã có cố gắng trong công tác thu hồi công nợ
và thực hiện khá tốt qua từng năm, tuy nhiên việc thu hồi công nợ còn gặp
nhiều khó khăn, Công ty đã bàn giao công trình mà chưa được khách hàng
thanh toán hết. Bên cạnh đó là do chính sách thanh toán tiền hàng trước
của công ty nhằm giữ mối quan hệ tốt với bên bán hàng. Hiện tượng này
chứng tỏ rằng vốn của Công ty bị chiếm dụng. Công ty cần phải chú ý tích
cực trong việc thu hồi công nợ với khách hàng và không để cho khách
hàng chiếm dụng vốn vì nợ đọng lâu dài trong khi Công ty phải đi vay
vốn kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của
doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho đầu ở năm 2009 chiếm 10.49% so với tổng tài sản, năm
2010 chiếm 21,82% so với tổng tài sản và năm 2011 chiếm 17,22% so với
tổng tài sản. Đi sâu vào tìm hiểu thì thấy việc hàng tốn kho tăng chủ yếu
là do chi phí sản xuất dở dang, điều này cũng có thể coi là phù hợp đối
với một doanh nghiệp xây dựng bởi vì sản phẩm xây dựng là các công

trình xây dựng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất
đơn chiếc và có thời gian sản xuất dài. Việc chi phí sản xuất dở dang tăng
còn chứng tỏ Công ty ngày càng trúng thầu được nhiều công trình. Số còn
lại là của nguyên vật liệu tồn kho ở năm 2010 là 2.110 triệu đồng nhưng
đến năm 2011 đã được sử dụng hết điều này cho thấy Công ty đã có kế
hoạch sử dụng nguyên vật liệu và bám sát vào tình hình biến động của thị
trường nguyên vật liệu vì nếu trong năm trên thị trường nguyên vật liệu có
11
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
biến động như tăng giá hay nguồn cung cấp nguyên vật liệu giảm thì chắc
chắn Công ty sẽ có kế hoạch dự trữ. Mặt khác, do các công trình xây dựng
thường đặt cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất thì di
chuyển theo địa điểm đặt công trình nên nguyên vật liệu thường được mua
ngay tại địa điểm xây dựng công trình, việc này sẽ giảm được chi phí vận
chuyển, phí lưu kho lưu bãi … Công cụ, dụng cụ trong kho năm 2011
được đầu tư thêm 5.221 triệu đồng cũng có thể là tốt nếu Công ty có ý
định mở rộng sản xuất, ngược lại nếu mua về mà chưa cần dùng thì không
nên, vì hiện tại Công ty vẫn còn phải đi vay vốn ngắn hạn đầu tư sản xuất
Công ty sẽ giảm được một lượng vay ngắn hạn. Việc mua công cụ, dụng
cụ không phải là khó khăn nếu khi cần ta có thể xuất tiền mua ngay.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì có phần giảm sút, ở năm 2009
chiếm 24,79% so với tổng tài sản nhưng đến năm 2010 giảm còn chiếm
19,84% so với tổng tài sản và sang năm 2011 chỉ còn 9,51% so với tổng
tài sản. Qua đây ta cũng chưa thể kết luận được là Công ty đã chưa chú
trọng vào việc đầu tư TSCĐ vì đối với một doanh nghiệp xây dựng máy
móc thiết bị thường đắt tiền và không phải công trình nào cũng sử dụng
cùng một loại máy móc nếu đầu tư mua thì sẽ rất lãng phí, nhận thức rõ
điều này khi cần đến loại máy gì Công ty thường đi thuê ngoài. Mặt khác
Công ty xây dựng Thủy lợi có thể tham khảo tỷ trọng TSCĐ của một số
doanh nghiệp khác cùng ngành để xác định mức độ hợp lý về cơ cấu tài

sản của doanh nghiệp mình.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Tỷ suất đầu tư vào
tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư
vào tài sản ngắn hạn
Cơ cấu tài sản
Năm
2009
20.562
81.836
= 0,251 lần
61.274
81.836
= 0,749 lần
61.274
20.562
= 2,98
Năm
2010
19.693
99.199
= 0,196 lần
79.505
99.199
= 0,804 lần
79.505
19.693
= 4.03 lần

12
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Năm
2011
14.532
146.850
= 0,091 lần
132.317
146.850
= 0,909 lần
132.317
14.532
= 9,1lần
Bảng cơ cấu tài sản cho thấy khi doanh nghiệp sử dụng bình quân
một đồng vốn kinh doanh năm 2009 doanh nghiệp đã dành ra 0,749
đồng để hình thành TSLĐ và 0,251 đồng để đầu tư vào TSCĐ, năm
2010 doanh nghiệp đã dành ra 0,804 đồng dể hình thành TSLĐ và 0,196
đồng để đầu tư vào TSCĐ, còn ở năm 2002 doanh nghiệp đã dành ra
0,909 đồng để hình thành TSLĐ và 0,091 đồng để đầu tư vào TSCĐ. Tỷ
suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lớn hơn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài
hạn năm 2000 là 2,98 lần; năm 2001 là 4,03 lần; năm 2002 là 9,1 lần
cho thấy mức độ tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp
đang sử dụng vào kinh doanh là đang thấp dần. Nhưng đối với một
Công ty chuyên ngành về xây dựng như Công ty xây dựng Thủy lợi đây
thì các tỷ số này không hẳn là xấu vì các máy móc thiết bị dùng cho xây
dựng rất đắt có khi một số máy móc ở công trình này là quan trọng
nhưng công trình khác lại không cần thiết, nhận thức rõ điều này nên
trong quá trình xây dựng nếu cần máy móc gì Công ty thường đi thuê.
2.1.2. Về phần nguồn vốn
Qua bảng 1 cho thấy, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm

đều tăng cả về số tuyệt đối và tương đối, năm 2010 tăng 1.584 triệu
đồng (tương ứng 11,14%) so với năm 2009 và năm 2011 tăng 1.656
triệu đồng (tương ứng 10,76%) so với năm 2010. Nhưng về tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn lại giảm xuống (năm 2009 chiếm 16,87% so với
tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 15,51% so với tổng nguồn vốn và đến
năm 2011 chỉ còn 11,61% so với tổng nguồn vốn). Trong khi đó, nợ
phải trả qua các năm tăng nhanh (năm 2010 tăng 23,21% so với năm
2009 và năm 2011 tăng 54,86% so với năm 2010) và tăng chủ yếu là do
nợ ngắn hạn, đặc biệt là khoản người mua trả trước tăng lên cao cả về
giá trị tuyêt đối và giá trị tương đối. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp
đã chiếm dụng nợ của các đơn vị khác, điều này là rất tốt nếu Công ty
13
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
sử dụng tiền nợ trong thời gian cho phép còn nếu ngoài thời gian cho
phép mà chưa thanh toán là Công ty đã làm sai nguyên tắc tài chính dễ
xẩy ra mâu thuẫn khiếu kiện.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu Hệ số nợ Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu
Năm
2009
129.800
81.836
= 83,12%
13.809
81.836
= 16,8%
Năm
2010
83.814
99.208

= 84,48%
15.393
99.208
= 15,52%
Năm
2011
129.800
146.850
= 88,39%
17.050
146.850
= 11,6%
Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu tài chính này ta thấy:
- Trong một đồng vốn kinh doanh ở năm 2009 có 0,8312 đồng hình
thành từ vay nợ bên ngoài, năm 2010 có 0,8448 đồng hình thành từ vay
nợ bên ngoài, còn ở năm 2011 thì có 0,8839 đồng hình thành từ nợ bên
ngoài. Hệ số nợ cao như vậy ta cần phải xem xét nguồn trả nợ của
doanh nghiệp mới có đánh giá chính xác. Mặt khác căn cứ thêm vào
bảng 3 (phân tích cơ cấu nguồn vốn) các khoản nợ phải trả của Công ty
tăng chủ yếu do nợ ngắn hạn trong đó phần Công ty chiếm dụng được
của các nhà cung cấp là chủ yếu, điều này là tốt nếu Công ty chiếm
dụng vốn trong thời gian thanh toán. Do đặc tính của ngành xây dựng
quá trình để tạo ra được một sản phẩm xây dựng phải mất một thời gian
dài và quan trọng là phải có vốn. Thường đối với một công trình xây
dựng phải sau khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư thì mới nhận được
thanh toán, mà trong một năm Công ty có rất nhiều công trình cùng
song song xây dựng nên Công ty thường phải đi chiếm dụng vốn của
các nhà cung cấp.
- Còn đối với tỷ suất tự tài trợ lại đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Mà tỷ suất tự tài trợ

14
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
của Công ty giảm dần qua các năm và rất thấp chứng tỏ Công ty có ít
vốn tự có, không có tính độc lập cao đối với các chủ nợ vì Công ty bị
ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Đối với các chủ nợ, họ
thường mong muốn tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt vì họ thường
nhìn vào tỷ số này để tin tưởng một sự đảm bảo cho các món nợ vay
được hoàn trả đúng hạn.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 4: Báo cáo kết quả họa động kinh doanh các năm 2009, 2010,
2011
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
2011
Năm
2010
Năm
2009
So sánh
2011/2010 2010/2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp d?
ch vụ.
162418 161317 113524
1,01 1,42
2. Các khoản giảm trừ.
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp
DV.
162418 161317 113524
1,01 1,42

4. Giá vốn hàng bán.
152867 152732
10498
3
1,00 1,45
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp DV.
9551 8585 8541
1,11 1,01
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
259 198 51
1,30 3,86
7. Chi phí tài chính
1403 2588 3103
0,54 0,83
8. Chi phí bán hàng.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4862 2723 2586
1,79 1,05
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh.
3545 3473 2903
1,02 1,20
11. Thu nhập khác.
848 348 2187
2,43 0,16
12. Chi phí khác.
626 239 1794
2,62 0,13
13. Lợi nhuận khác.

222 109 393
2,03 0,28
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
3767 3582 3296
1,05 1,09
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
459 501 0
0,91
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
3308 3080 3296
1,07 0,93
Qua bảng 4 ta có một số nhận xét sau:
- Trong năm 2010 Doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp tăng
khá cao 42,10% điều này khẳng định mức độ tăng trưởng cao của doanh
nghiệp. Nhưng bên cạnh đó tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 45,48%
15
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
trong năm 2010 cho thấy cách quản lý của Công ty chưa tốt vì tốc độ
tăng doanh thu chưa bằng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Sang năm
2011 Doanh thu thuần lại tăng rất ít 0.68% còn giá vốn hàng bán lại
không tăng.
- Lợi nhuận trước đều tăng qua các năm nhưng không cao, năm 2010 là
8%, nawmh 2011 là 5%. Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2010 lại giảm
so với năm 2009 bởi năm 2009 Công ty được miễn thuế TNDN, năm
2011 có tăng trở lại.
* Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ
HĐSXKD
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD = Tổng doanh thu – Các khoản
giảm trừ – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý

doanh nghiệp.
Đối tượng phân tích:
∆L = Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
11
– Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
10

= 3.545– 3.472= 73( triệu đồng)
Như vậy, trong năm 2011 lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của Công ty xây
dựng số 2 đã tăng 73 triệu đồng là do các yếu tố sau:
- Ảnh hưởng của doanh thu:
Do doanh thu của năm 2011 tăng so với năm 2010
∆DT = Tổng doanh thu
11
– Tổng doanh thu
10
= 162.417– 161.316= 1.101(triệu đồng)
Tổng doanh thu tăng 1.101triệu đồng làm tăng trực tiếp vào lợi nhuận
thuần từ HĐSXKD của Công ty.
- Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán:
Do giá vốn háng bán năm 2011 tăng so với năm 2010
∆Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng bán
11
– Giá vốn hàng bán
10
=152.866– 152.731= 135(triệu đồng)
16
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Giá vốn hàng bán tăng 135 triệu đồng làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận
thuần từ HĐSXKD của Công ty.

- Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Do chi phí quản lý của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010
∆C
QL
= Chi phí quản lý doanh nghiệp
11
– Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10
= 4.861 – 2.587 = 2.138(triệu đồng)
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2.138 triệu đồng làm giảm trực tiếp
đến lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của Công ty.
Vậy ta có:
∆L = 1.101 - 135- 2.138= - 1.172(triệu đồng)
Kết luận: Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của Công ty năm 2011
giảm 1.172 triệu đồng tương đương 20% do giá vốn hàng bán tăng 135
triệu đồng tương đương 11,52% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
2.138triệu đồng tương đương 182,39%.
Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ HĐSXKD của
năm 2010 so với năm 2009 được làm tương tự ta có nhận xét sau: Lợi
nhuận thuần từ HĐSXKD của năm 2010 giảm 93triệu đồng tương
đương 1,58% là do giá vốn hàng bán tăng 47.748 triệu đồng tương
đương 512,54 lần và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 137 triệu đồng
tương đương 147,08%.
* Phân tích khả năng sinh lời
• Tỷ suất LNST trên doanh thu (doanh lợi tiêu thụ sản phẩm)
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế

x 100%
Doanh thu thuần
Năm 2009 =
3.296
x100% = 2,9%
113.524
Năm 2010 = 3.080 x 100% =1,9 %
17
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
161.316
Năm 2011 =
3.308
x100% = 2 %
162.417
Như vậy bình quân trong 1 đồng doanh thu năm 2000 có 0,029 đồng
LNST, năm 2010 có 0,019 đồng LNST còn ở năm 2011 đạt cao hơn,
hiệu quả hơn: có tới 0,02 đồng LNST.
• Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Năm 2009 =
3.296
x 100% = 23,87%
13.809
Năm 2010 =
3.080
x 100% = 20%
15.393

Năm 2011 =
3.308
x 100% = 19,4%
17.050
Doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua các năm vẫn khá
cao, tuy nhiên đang giảm dần từ 23,87% năm 2009 còn 19,4% năm
2011, điều này chắc chắn sẽ làm các nhà đầu tư thấy lo lắng bởi Tăng
ROE là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
• Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
x100%
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
18
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Năm 2009 =
3.308
x 100% = 4,02%
81.836
Năm 2010 =
3.080
x 100% = 3,1%
99.208
Năm
2011
=
3.296
x 100 % =2,25%
146.850

Tỷ suất sinh lợi tài sản của doanh nghiệp cũng đang giảm dần do
tổng tài sản tăng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng rất chậm.
Bảng 5: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ suất LNST trên doanh thu 2,9% 1,9% 2%
Tỷ suất sinh lợi của vốn CSH
(ROE)
23,87% 20% 19,4%
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 4,02% 3,1% 2,25%
2.3 Nhận xét tổng quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần xây dựng Thủy lợi I
Sau khi nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ
phần xây dựng Thủy lợi I, ta có thể rút ra một số đánh giá khái quát về
tình hình hoạt động sản xuất của Công ty trong ba năm qua như sau:
* Những kết quả đạt được:
- Công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính đồng thời kế toán
viên được thường xuyên nâng cao trình độ sử dụng. Chính việc cơ giới
hoá công tác kế toán này đã giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ,
và việc khai thác số liệu kế toán thuận tiện hơn rất nhiều. Đây là tiền
đề để tiến hành phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.
- Công ty có doanh thu ngày càng tăng, có lợi nhuận ổn định.
19
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
- Hiệu quả sử dụng một đồng vốn lưu động của Công ty qua các năm
tăng lên, đây là điều tốt cho Công ty.
* Những tồn tại:
- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số sinh lợi của tài sản
(ROA) đang giảm dần. So sánh giữa các năm với nhau, cho thấy hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có những vấn đề.
- Chi phí quản lý của công ty tăng khá cao.

- Tình hình tự chủ vốn của Công ty còn quá thấp.
- Tình hình hệ số công nợ của các năm quá cao đặc biệt là các khoản nợ
ngắn hạn.
- Các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh chủ yếu là do các khoản
phải thu của khách hàng, do vậy Công ty cần có biện pháp quản lý các
khoản phải thu của khách hàng. Tỷ trọng các khoản phải thu trong số
vốn lưu động còn quá cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài
chính của Công ty.
- Hàng tồn kho của Công ty cao chủ yếu là do chi phí phí sản xuất dở
dang, do đó Công ty cần có các biện pháp thúc đẩy sản xuất để sớm
hoàn thành quyết toán công trình và đốc thúc nghiệm thu thanh toán với
chủ đầu tư.
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIÊN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Một số ý kiến đề xuất đối với công ty
20
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
- Công ty cần cơ cấu lại tổ chức để giảm thiểu chi phí tránh lãng phí.
Tuyên truyền động viên toàn thể cán bộ công nhân viên phát huy quyền
làm chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, nâng cao năng
suất lao động, phấn đấu giảm dần chi phí tiền lương trong giá thành sản
phẩm. Đây là mục tiêu quan trọng và là sự tồn tại và phát triển của công
ty.
- Đẩy nhanh việc thu hồi và thanh toán các khoản nợ.
- Cần tìm các biện pháp hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của
công ty đảm bảo phù hợp với mô hình công ty Cổ phần. Động viên khai
thác tốt mọi khả năng tiềm tang hiện có ( kể cả về tài sản và lao động )
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên quản lý cũng
như công nhân kỹ thuật để đảm bảo có một trình độ đáp ứng được yêu

cầu sản xuất kinh doanh trong những năm tới.
3.2 Một số ý kiến đề xuất đối với Nhà trường và Khoa
a, Chương trình đào tạo của Nhà trường và Khoa
Chương trình đào tạo hợp lý, các môn học được sắp xếp hợp lý và
bám sát thực tế. Các chủ trương đào tạo của Nhà trường đúng đắn, giúp
các sinh viên ra trường được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm
để học tập và công tác tốt.
b, Công tác giảng dạy của Giáo viên
Giáo viên tân tụy giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu.
c, Cơ sở học tập
Trang thiết bị đầy đủ để sinh viên có thể tiếp thu bài giảng hiệu
quả nhất.
21
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế hoạt động ở Công ty cổ phần xây
dựng Thủy lợi I đã giúp em hiểu được nhiều hơn về hoạt động kinh doanh
trong công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp là nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi sinh viên
thực tập, phản ánh những kết quả học hỏi được trong quá trình thực tập.
Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thiện luận văn tốt nghiệp
Công ty cổ phần xây dựng Thủy lợi I. Mặc dù có nhiều biến động về môi
trường kinh doanh, có nhiều sự cạnh tranh trên thị trường song công ty vẫn
không ngừng phát triển nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dựa trên sự tổ
chức hoạt đông ngày càng hoàn thiện song bên cạnh đó vấn đề còn tồn tại
chưa hợp lý cần có hướng khắc phục.
Do thời gian thực tập không được dài và chưa có kinh nghiệm thực tế
nên có thể có những hạn chế trong nội dung báo cáo. Vì vậy em rất mong thầy
cô và cán bộ Công ty góp ý để được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp của ban Giám đốc, phòng kế toán

Công ty cổ phần xây dựng Thủy lợi I, cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của
thầy Lê Văn Hưng đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành báo cáo này.
22
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP














23
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN















24

×