Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

TÌM HIỂU VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.77 KB, 67 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________________________
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP
Trong thời gian vừa qua Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconsult
có tiếp nhận sinh viên Vũ Thị Thanh Hằng - lớp 52kd4 - khoa Kiến trúc và
quy hoạch - Trường Đại học Xây Dựng về việc thực tập tại cơ quan từ ngày
21/11/2011 đến ngày 24/12/2011.
Trong thời gian này công ty sẽ tạo điều kiện để sinh viên hoàn thành tốt
đợt thực tập.
Hà nội, ngày 21 tháng 11năm 2011
CÔNG TY CP TVXD VINACONSULT
Giám đốc
……………………………….
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________________________
BẢN THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi :
- Ban lãnh đạo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconsult
- Ban giám hiệu trường Đại học Xây Dựng
- Khoa Kiến trúc và quy hoạch
- Bộ môn Quy hoạch
Tên em là : Vũ Thị Thanh Hằng - Lớp 52KD4 , khoa Kiến trúc và quy
hoạch trường Đại học Xây Dựng niên khoá 2007-2012.
Theo lịch thực tập Tốt nghiệp của nhà trường ,trong thời gian từ 21/11
đến 24/12 em có thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconsult.
Được sự giúp đỡ của ban giám đốc, các anh các chị trong công ty em đã hoàn


thành bản báo cáo của mình với những nội dung như sau :
1. Tìm hiểu cơ cấu, nhiệm vụ chức năng của một công ty tư vấn về Kiến
trúc .
2. Tiếp cận các kiến thức thực tế trong công việc của một Kiến trúc sư.
3. Tham gia làm việc cùng các anh chị trong công ty.
4. Tham gia tìm hiểu một số đồ án thiết kế mà Công ty cổ phần tư vấn xây
dựng Vinaconsult đang thực hiện.
5. Tham khảo các tài liệu kiến trúc dân dụng và quy hoạch, các báo cáo
nghiên cứu khả thi, đồng thời nghiên cứu đề tài chuẩn bị cho đồ án Tốt
nghiệp.
6. Thực hiện thu thập tài liệu về các lĩnh vực liên quan đến đề tài Tốt
nghiệp.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Với thời gian thực tập ngắn và hạn chế trong kiến thức , bản báo cáo này
sẽ không thể hoàn thiện nếu không có sự giúp đỡ rất nhiệt tình của ban
giám đốc và anh chị trong công ty.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2011
Người viết bản thu hoạch
Sinh viên
Vũ Thị Thanh Hằng
Nhận xét của cơ quan thực tập:








Hà nội, ngày 24 tháng 12 năm 2011
CÔNG TY CPTVXD VINACONSULT
Giám đốc
……………………………….
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
LỜI NÓI ĐẦU
Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng những kiến thức học
được qua gần 5 năm trên giảng đường Đại học , ban lãnh đạo trường nói chung
và khoa Kiến trúc quy hoạch nói riêng đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho
sinh viên khoa Kiến trúc và quy hoạch từ ngày 20/11/ 2011 đến 24/12/2011.
Đây là 1 cơ hội tốt và mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên năm cuối
như em
Em xin chân thành cám ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, khoa Kiến
trúc - Kiến trúc và quy hoạch đã tạo điều kiện cho chúng em trong đợt thực
tập này.
Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn :TS.KTS Lê
Quỳnh Chi . Người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành thực
tập và nghiên cứu chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp.Em đã có dịp được tìm hiểu về
các dự án và cơ cấu tổ chức của một công ty kiến trúc và có cơ hội làm việc và
học hỏi các chuyên gia và Kiến trúc sư đã có kinh nghiệm.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn tới các anh,các chị trong Công ty cổ phần
tư vấn xây dựng Vinaconsult nơi mà em thực tập.
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước,ngành kiến trúc Việt Nam
trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Trong công cuộc
công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,ngành kiến trúc đã góp phần không nhỏ
thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên. Qua quá trình thực tập, được tiếp xúc với công
việc và tìm hiểu các dự án, em đã thu thập được một số tài liệu về công trình xây
dựng và các dự án của công ty. Vì thời gian gian có hạn cũng như kiến thức còn
chưa hoàn thiện nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong được

các thầy cô giúp đỡ chỉ bảo ,để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BO CO THC TP TT NGHIP KTS KHểA 52KD - HXD
H Ni, 24 thng 12 nm 2011
Sinh viờn
V Th Thanh Hng
Lp 52kd4 - MSSV : 20827.52

N I DUNG BO CO
- Phần I : Tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của một Công ty T
vấn Thiết kế Kiến trúc.
- Phần II : Tìm hiểu về Luật Xây Dựng, các thông t, nghị định h-
ớng dẫn về phơng pháp lập dự án đầu t và thiết kế xây dựng công trình của Bộ
Xây Dựng.
- Phần III: Nghiên cứu về hớng của đề tài tốt nghiệp, tìm Dự án,
các tài liệu có liên quan đến đề tài tốt nghiệp một công trình kiến trúc, các tiêu
chuẩn quy chuẩn hiện hành của Bộ Xây Dựng về hớng của đề tài tốt nghiệp.
- Phần IV: Các công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập.
- Phần V: Kt lun
PHN I
TèM HIU V CHC NNG NHIM V V C CU T CHC
CA CễNG TY T VN THIT K KIN TRC.
SVTH : V Th Thanh Hng -Lp 52KD4 MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MỘT CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN
TRÚC.
I.1. CHỨC NĂNG CỦA MỘT HÃNG TƯ VẤN.
I.1.2 Các chức năng cơ bản:
• Quản lý điều hành
Công tác quản lý của một hãng tư vấn bao gồm hai nội dung chính: kế

hoạch và điều hành. Kế hoạch bao gồm việc đề ra các mục đích mục tiêu, xác
định cơ cấu và dự trù số lượng nhân viên.Việc điều hành bao gồm việc tổ chức
lãnh đạo, phụ trách hướng dẫn và theo dõi hoạt động của hãng.
• Phát triển kinh doanh hay hoạt động tiếp thị
Hoạt động phát triển kinh doanh bao gồm việc tập hợp, phân tích các
thông tin, tìm kiếm các cơ hội để có thể có các chiến lược kinh doanh như lựa
chọn thị trường, định giá các loại dịch vụ và xác định vị trí của dịch vụ trên thị
trường.
Hoạt động này bao gồm cả việc xây dựng uy tín cho hãng trước khách
hàng.
• Quản lý dự án
Chức năng hay bộ phận này có nhiệm vụ quản lý dự án và quan hệ với
khách hàng. Bộ phận này có trách nhiệm giám sát chung việc lên kế hoạch và
thực hiện hiệu quả các kế hoạch đề ra.
• Tư vấn
Tư vấn là một hoạt động kỹ thuật đơn giản về mặt điều hành. Hoạt đông
tư cấn bao gồm việc thảo luận của một hay nhiều thành viên của hãng với khách
hàng để đưa ra lời khuyên có tính chất nghề nghiệp về các vấn đề kỹ thuật. Hoạt
động này thường do các thành viên có nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn
của hãng đảm nhận.
• Nghiên cứu và chuẩn bị báo cáo
Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình hoạt động của một hãng tư
vấn. Phạm vi hoạt động của bộ phận này rất rộng bao gồm các dự án thử
nghiệm, xác định địa điểm, trình bày đánh giá các tác động của môi trường, các
phân tích đánh giá, các nghiên cứu có giá trị, thông qua việc thu thập số liệu,
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
nghiên cứu về mặt kinh tế kỹ thuật, xem xét, phân tích dự trù giá cả và đưa ra
các ý kiến đề xuất. Kết quả được trình bày thành các văn bản, bổ sung bằng các
hình vẽ, biểu đồ trao lại cho khách hàng.

• Thiết kế
Quy trình thiết kế được tiến hành tại bộ phận kỹ thuật của hãng tư vấn.
Quy trình này có thể chia làm 3 giai đoạn: thiết kế sơ phác là thiết kế được dựa
trên lý thuyết, thiết kế kỹ thuật với tổng dự toán và thiết kế thi công với dự toán
chi tiết.
Thông thường có thể kết hợp các giai đoạn này với nhau thành hai hay
thậm chí một giai đoạn.
• Giai đoạn đấu thầu
Hoạt động này được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ với khách hàng
hay với các luật sư theo hợp đồng giao việc nhà tư vấn thường giúp đỡ khách
hàng chuẩn bị hợp đồng. Các công việc này thường được tiến hành ở bộ phận tư
vấn hay tại văn phòng của khách hàng.
• Giai đoạn xây dựng.
Hoạt động này xảy ra khi hợp đồng với khách hàng có điều khoản phải
chịu trách nhiệm trong suốt giai đoạn thực hiện dự án. Một phần công việc này
được thực hiện ở hãng và một phần được thực hiện ở hiện trường. Tại hãng
người kỹ sư tư vấn xác định các sửa đổi, lý giải các quy cách kỹ thuật và giải
quyết các công việc có liên quan khác. Ở ngoài hiện trường các kỹ sư tư vấn
phải khảo sát địa điểm, giám sát tại hiện trường, xem xét các tài liệu của dự án,
giải thích kế hoạch và quy cách kỹ thuật.
• Khảo sát
Việc báo cáo, thiết kế và xây dựng cần phải có công việc khảo sát. Công
việc thay đổi tùy thuộc vào tính chất của dự án. Hoạt động khảo sát được tiến
hành tại hiện trường trừ việc viết báo cáo và phân tích thí nghiệm.
• Thử nghiệm và vận hành dự án
Công việc thử nghiệm yêu cầu người kỹ sư tư vấn phải đi đến công
trường để kiểm tra quy trình hoạt động của các thiết bị, kết cấu.
Vận hành dự án là thuộc một loại dịch vụ hết sức đa dạng. Chúng có thể
bao gồm việc chuẩn bị sách hướng dẫn hoạt động, lập và chỉ đạo các chương
trình đào tạo cho nhân viên của khách hàng, cử một kỹ sư tại dự án để giám sát

SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
hoạt động tư vấn cho khách hàng. Một phần hoạt động này có thể tổ chức tại
hãng.
I.1.3. Những chức năng hỗ trợ
Ngoài các bộ phận chức năng chính nêu trên trong một hãng tư vấn còn có
một số bộ phận chức năng hỗ trợ khác. Chúng có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả
của các chức năng chính.
Dịch vụ văn phòng:
Dịch vụ văn phòng trong một hãng tư vấn kỹ thuật bao gồm: bộ phận tiếp
đón, bộ phận thư ký, và bộ phận thông tin quản lý hồ sơ.
1. Bộ phận tiếp đón: Đây là bộ phận quan trọng của một hãng tư vấn, nơi
đây gây ra ấn tượng đầu tiên với khách hàng.
2. Bộ phận thư ký: Có nhiệm vụ giải quyết thư từ của một hay nhiều kỹ
sư, tiết kiệm thời gian qua việc sắp xếp các lịch một cách hợp lý, tiếp đón khách,
trả lời điện thoại, thu lượm thông tin, phân loại thư từ, hồ sơ, soạn văn bản để
trình ký.
3. Thông tin và quản lý hồ sơ: Hồ sơ cần phải được đảm bảo quản trong
trung tâm bảo quản hoặc phân tán theo các bộ phận. Hệ thống tin học cho phép
nâng cao hiệu quả của việc thu thập và bảo quản thông tin trong hãng.
4. Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc đối với người tư vấn bao gồm
điện thoại (nội bộ hoặc bên ngoài), bưu thiếp, telex, fax.
5. Thư viện: trông các hãng tư vấn lớn, dịch vụ tham khảo và thư viện tập
trung có thể gồm những tạp chí xuất bản định kỳ, sách, tài liệu tham khảo. Công
tác thư viện có thể kết hợp với các công tác khác.
Ngoài ra trong một hãng tư vấn còn có các dịch vụ đảm bảo cho việc đi
lại, mua sắm trang thiết bị, bảo quản tài sản, duy trì công trình, dịch vụ in ấn và
một số các dịch vụ đặc biệt khác.
I.2 NHIỆM VỤ CỦA MỘT CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ KIẾN
TRÚC

Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng là các tổ chức nghề nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân, có đăng kí kinh doanh về đầu tư và xây
dựng theo quy định của pháp luật (Nghị định số 52/1999/NĐCP)
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Các tổ chức tư vấn xây dựng được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây
dựng để hoạt động trong phạm vi cả nước.
Thời gian hoạt động có giá trị của chứng chỉ tùy theo điều kiện thực tế
của tổ chức tư vấn xây dựng và chứng chỉ được cấp có giá trị từ 3 đến 5 năm.
3 thỏng trước khi hết hạn, tổ chức tư vấn phải làm thủ tục ra hạn hoặc
đăng kí lại.
Các tổ chức tư vấn xây dựng nước ngoài được cấp giấy phép khảo sát
thiết kế theo từng dự án. Khi hành nghề tư vấn của dự án khác, tổ chức tư vấn
xây dựng nước ngoài phải nộp hồ sơ xin giấy phép mới.
Trong quá trình hoạt động, tổ chức tư vấn xây dựng có quyền xin điều
chỉnh nội dung hoặc ra hạn chứng chỉ hành nghề tư vấn.
I.2.1. Nội dung hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng
Cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, về cơ chế chính sách
đầu tư và xây dung, lập các dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, thiết kế, soạn
thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi
phí xây dựng, nghiệm thu công trình.
Tổ chức tư vấn này có thể ký hợp đồng lại với các tổ chức tư vấn, đầu tư
và xây dựng khác để thực hiện một phần nhiệm vụ của công tác tư vấn (Nghị
định số 52/1999/NĐ-CP )
* Một tổ chức tư vấn thiết kế có nhiệm vụ:
1. Lập dự án đầu tư
a. Nghiên cứu tiền khả thi và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
b. Nghiên cứu khả thi và lập báo cáo nghiên cứu khả thi các công trình có
vốn đầu tư trong nước. Giúp chủ đầu tư xác định chủ trương đầu tư, điều tra tiếp
cận thị trường, khảo sát kinh tế kỹ thuật để lập dự án khả thi theo nội dung quy

định tại phần B thông tư số 02 UB/TT ngày 22-2-1995 của UBKHNN “Hướng
dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư”
c. Lập dự án đầu tư cho các công trình thuộc dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài theo thông tư hướng dẫn số 215 UB/LXT ngày 8-2-1995 của UBNN
và của Nghị định 191/CP của Chính phủ ngày 28-12-1994.
2. Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập hồ sơ, tổ chức đấu thầu quốc tế, đấu
thầu trong nước các công việc:
+ Thiết kế.
+ Mua sắm vật tư thiết bị
+ Xây lắp công trình
+ Quản lý dự án
Tư vấn về pháp luật xây dựng, hợp đồng kinh tế. Hướng dẫn hoặc lập các
thủ tục hợp đồng kinh tế cho các công việc tại điểm 1.
Xác định giá xây dựng, giá tư vấn xây dựng phục vụ cho ký kết hợp đồng
của chủ đầu tư, của các nhà thầu chính trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực
hiện đầu tư.
3. Khảo sát xây dựng
Khảo sát địa hình địa chất công trình, địa chất thuỷ văn phục vụ lập dự án
đầu tư, thiết kế công trình.
Xác định thông số về thuỷ văn, khí tượng phục vụ thiết kế công trình.
Khảo sát về môi sinh, môi trường để đánh giá tác động môi trường khi
chưa có công trình xây dựng và sau khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
4. Thí nghiệm
Để cung cấp hoặc kiểm tra các thông số kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và
kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng.
Các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, nền mãng công trình
Các chỉ tiêu lý hoá, sinh hoá của nước và môi trường

Các chỉ tiêu sức bền, độ ổn định các cốt liệu cấu thành bê tông, các cấu
kiện BTCT, kết cấu kim loại, các vật liệu chống cháy và vật liệu xây dựng
khác
Các chỉ tiêu khác theo yêu cầu của công tác thí nghiêm thu chất lượng
công trình.
5. Thiết kế :
Thiết kế qui hoạch :
+ Thiết kế quy hoạch khu công nghiệp
+ Thiết kế quy hoạch chi tiết các khu chức năng của đô thị, điểm dân cư
tập trung và bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng cho các quy hoạch trên
Thiết kế công trình :
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế
hai bước) hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (công trình thiết kế một bước) theo quy
định tại quy chế lập, thẩm đinh, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành
theo Quyết định số 536/BXD-GD ngày 14/12/1994 của bộ Xây dựng
Lập tổng dự toán công trình theo Thông tư số 23/BXD-VKT ngày
15/2/1994 của bộ Xây dựng “Hướng dẫn việc lập và quản lý xây dựng công
trình thuộc các dự án đầu tư”. Lập đơn giá công trình đối với công trình được
lập đơn giá riêng.
6. Thẩm định dự án đầu tư
Các nội dung thẩm định được thực hiện theo quy định tại mục 3 Thông tư
số UB/TT ngày 22/2/1995 “Hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết
định đầu tư” của UBKHNN
7. Thẩm định thiết kế kỹ thuật
Thiết kế kỹ thuật thi công các công trình xây dựng trong nước thực hiện
theo các quy định của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị
định 177/CP của Chính phủ, nội dung thẩm định được quy định tại Quyết định
số 536 BXD/GD ngày 14/12/1994 của bộ Xây dựng.

8. Thẩm định tổng dự toán
Công trình xây dựng kèm theo thiết kế kỹ thuật quy định ở mục VII và
thực hiện theo điều 26 của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo quy
nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ. Thông tư liên tư bộ số
03/TTLB ngày 25/1/1995 “Hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý đầu tư và xây
dựng” và Thông tư số 23/BXD-VKT ngày 15/2/1994 của bộ Xây dựng về
“Hướng dẫn việc lập và giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư”
9. Thẩm định dự án
Và thiết kế công trình thuộc các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài và theo
quy định tại Nghị định 28/12/1994 của Chính phủ và Thông tư số 08/ BXD-
CSXD ban hành 30/03/1995 của bộ Xây dựng
10. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Kiểm định chât lượng nền, mãng công trình.
Kiểm định chất lượng của bán thàn thành phẩm bê tông, BTCT, kết cấu
kim loại.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Kiểm định chất lượng các công việc, trang trí hoàn thiện, lắp đặt trang
thiết bị nội ngoại thất, cấp điện, cấp nước.
Kiểm định chất lượng xây lắp từng bộ phận và công nghệ lắp đặt
Kiểm định đáng giá chất lượng xây lắp từng bộ phận hoặc toàn bộ công
trình.
11. Quản lý dự án
Tổ chức tư vấn có thể kết hợp đồng thời với chủ đầu tư để thực hiện từng
phần hay toàn bộ công tác quản lý của dự án được nêu tại các điều 45,46,48 của
điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 177/CP ngày
20/10/1994 của Chính phủ và thông tư “Hướng dẫn việc thực hiện các hình thức
tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng” của bộ Xây dựng
12. Xây dựng thực nghiệm các công việc thuộc về đề tài nghiên cứu của tổ
chức đó được cơ quan Nhà nước công nhận. Trang trí nội ngoại thất có tính

nghệ thuật đặc biệt trong công trình xây dựng.
13. Đánh giá tài sản, thiết bị là sản phẩm xây dựng để cho các bên góp
vốn khi lập dự án đầu tư hoặc trong quá trình hợp đồng kinh tế cho phù hợp với
tính chất giá cả và đúng pháp luật
14. Xác định đánh giá nguyên nhân của sự cố công trình vá các yếu tố
liên quan, để lập ra các phương án gia cố, sửa chữa, cải tạo hoặc phá dỡ.
15. Các tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện và năng lực nhận tổng
thầu thiết kế và quản lý dự án đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C theo
quy định của điều lệ quản lý và đầu tư xây dựng ban hành theo Nghị định
171/CP hoặc đối với dự án nhóm B có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
16. Ngoài các công việc quy định trên, các tổ chức tư vấn xây dựng có thể
thực hiện các dịch vụ tư vấn khác giúp chủ đầu tư, các tổ chức xây dựng để hoạt
động cho hoạt động kinh doanh xây dựng.
I.2.2. Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn và đầu tư xây dựng
a. Đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng tại cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật
b. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã
cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện,
tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm tư vấn của mình
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
c. Thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng
theo quy định của pháp luật. Thông tin rộng rãi về năng lực hoạt động của doanh
nghiệp để chủ đầu tư biết và lựa chọn (theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP).
II. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG : thực hiện các dự án trong và ngoài nước.
- Tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư
trong nước.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn về lập hồ sơ báo cáo đầu tư trong nước theo hợp
đồng ký kết với các chủ đầu tư.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn liên quan đến quá trình thực hiện Dự án đầu tư

trong nước và trực tiếp nước ngoài theo yêu cầu của các Chủ đầu tư.
- Thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến Dự án đầu tư trong nước và
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Dưới đây là sơ đồ chung bộ máy tổ chức quản lý của một công ty tư vấn:

Sơ đồ bộ máy quản lý công ty tư vấn thiết kế công trình

SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Sơ đồ chức năng của KTS tư vấn

SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
Phó giám
đốc
Phó giám
đốc
Xí nghiệp TK 1
Xí nghiệp TK 1
Xí nghiệp TK 1
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
tổng hợp
Phòng lưu trữ
Xí nghiệp TK 1
Giám đốc
XN
Giám đốc
XN
Giám đốc

XN
Giám đốc
XN
Giám đốc
XN
Xí nghiệp TK 1
Giám đốc
công ty
BO CO THC TP TT NGHIP KTS KHểA 52KD - HXD
PHN II
SVTH : V Th Thanh Hng -Lp 52KD4 MSSV : 20827.52
qua từng giai đoạn
quan hệ với nhau
thể
công
trình
hiện
cấu
tạo
kts
hồ sơ kiến trúc
dựng
xây
kinh
trình
công
liệu
vật bị
nền
móng thiết

trang kết
cấu
tế
hồ sơ kỹ thuật
kts chủ trì
để xin giấy phép xây dựngsơ bộ( hồ sơ kỹ thuật hay hồ sơ A)
hồ sơ bản vẽ thi công
sơ phác để xin địa điểm xây dựng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
TÌM HIỂU VỀ LUẬT XÂY DỰNG,CÁC THÔNG TƯ,NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BXD
LUẬT
XÂY DỰNG
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đó
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 thỏng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động xây dựng.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CHƯƠNG II - QUY HOẠCH XÂY DỰNG
MỤC 1 - QUY ĐỊNH CHUNG
MỤC 2 - QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
MỤC 3 - QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
MỤC 4 - QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
MỤC 5 - QUẢN LÍ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
CHƯƠNG III - DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG IV - KHẢO SÁT, THIẾT KẾ XÂY DỰNG
MỤC 1 - KHẢO SÁT XÂY DỰNG
MỤC 2 - THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG V - XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỤC 1 - GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
MỤC 2 - GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỤC 3 - THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỤC 4 - GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MỤC 5 - XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
CHƯƠNG VI - LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
MỤC 1 - LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG
MỤC 2 - HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
CHƯƠNG VII - QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
CHƯƠNG VIII - KHEN THƯỞNG VÀ XỬ Lí VI PHẠM
CHƯƠNG IX - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu
tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có
quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công
trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến

xây dựng công trình.
2. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng
công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các
công trình khác.
3. Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ.
Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế
xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp
đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
4. Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công
trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo
hành, bảo trì công trình.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất
thải và các công trình khác.
6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục,
thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công
trình khác.
7. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực
địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được
dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công
cộng khác.
8. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
9. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp
cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc

gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
10. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên
tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
11. Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng
và của quốc gia trong từng thời kỳ.
12. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch
chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp
thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các
dự án đầu tư xây dựng công trình.
13. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn.
14. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với
nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu
vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, súc (sau đây gọi
chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn
hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
15. Thiết kế đô thị là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng,
tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
16. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công
trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
17. Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục

đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh
và phần thiết kế cơ sở.
18. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình
rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
19. Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
20. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ
thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các
chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp
dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp
dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
21. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản
lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
22. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động
xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt
động xây dựng.
23. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng
công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án
đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau:
tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi
công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung
cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
24. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu
trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại
công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
25. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu

chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính
hoặc tổng thầu xây dựng.
26. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử
dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
27. Thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết
kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các
bước thiết kế tiếp theo.
28. Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công
xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
29. Sự cố công trình xây dựng là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép,
làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đó sập đổ một phần hoặc toàn bộ
công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công
trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc
điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng, an ninh;
2. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản,
phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng
kỹ thuật;
5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong
xây dựng.
Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
2. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công

trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
3. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ
thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng.
Điều 6. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
1. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng thống nhất
trong hoạt động xây dựng.
2. Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
3. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây
dựng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng để ban hành hoặc
công nhận.
Điều 7. Năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng
1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động
xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt
động xây dựng.
2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở
trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh
nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo
sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập
phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc
của mình.
3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động
xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

5. Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành
nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân
phù hợp với loại, cấp công trình.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Điều 8. Giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp
luật về xây dựng.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và
giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng.
Điều 9. Chính sách khuyến khích trong hoạt động xây dựng
Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên
cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới,
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và
vùng lũ lụt.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn
chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di
tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp
luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình
xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;
2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy
phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công
trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;

3. Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng,
năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề
xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc.
4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
5. Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi
trường trong xây dựng;
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
6. Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bói khác đó có
quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi,
mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công
trình trong đấu thầu;
CHƯƠNG II
QUY HOẠCH XÂY DỰNG
MỤC 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 11. Quy hoạch xây dựng
Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng.
Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng
Điều 14. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng
MỤC 2
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
Điều 15. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
Điều 16. Nội dung quy hoạch xây dựng vùng
Điều 17. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng
Điều 18. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng
MỤC 3
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị

Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị
Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị
Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị
Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Điều 26. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Điều 27. Thiết kế đô thị
MỤC 4
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 28. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 29. Nội dung quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Điều 30. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn
Điều 31. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
MỤC 5
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 32. Công bố quy hoạch xây dựng
Điều 33. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
Điều 34. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng
CHƯƠNG III
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự
án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường
hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây dựng
công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và
nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù
hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KTS KHÓA 52KD - ĐHXD
3. Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy
định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định tại
khoản 3 Điều này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình;
địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng
công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản
vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không
phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ
cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 62 của Luật này.
Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành
và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ
đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình
cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiết

đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về
công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn,
khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã
hội của dự án.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài
việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này việc xác định chi
phí xây dựng phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ
SVTH : Vũ Thị Thanh Hằng -Lớp 52KD4 –MSSV : 20827.52

×