Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty global sourcenet ltd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.28 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 VCSH Vốn chủ sở hữu
2 NPT Nợ phải trả
3 NV Nguồn vốn
4 TSDH Tài sản dài hạn
5 TS Tài sản
6 TSNH Tài sản ngắn hạn
7 NNH Nợ ngắn hạn
8 HTK Hàng tồn kho
9 GVHB Giá vốn hàng bán
10 LNST Lợi nhuận sau thuế
11 DTT Doanh thu thuần
12 ROS Hệ số doanh lợi
13 TSCĐ Tài sản cố định
14 CCDC Công cụ dụng cụ
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
16 QH Quốc hội
17 TT - BTC Thông tư - Bộ tài chính
18 QĐ - BTC Quyết định - Bộ tài chính
19 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
20 GTGT Giá trị gia tăng
21 TK Tài khoản
22 NVL Nguyên vật liệu
23 BCTC Báo cáo tài chính
24 TNCN Thu nhập cá nhân
25 VNĐ Việt nam đồng


SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Global
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Global Sourcenet Ltd
Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ nghiệp vụ nhập hàng mua trong nước
của công ty Global Error: Reference source not found
BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY GLOBAL SOURCENET LTD
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được
thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 004/GP-HY do Ủy ban nhân dân
tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 20 tháng 02 năm 2001, trên cơ sở liên kết giữa
Fashion Sourcenet Ltd (Hoa Kỳ) và Merim Corporation (Hàn Quốc) nhằm thực
hiện dự án sản xuất quần áo thời trang cao cấp, quần áo thể thao các loại xuất khẩu.
Tổng số vốn pháp định ban đầu của công ty là 1.000.000 USD, vốn đầu tư ban đầu
của dự án la 3.300.000 USD. Trụ sở Công ty và địa điểm thực hiện dự án là thôn
Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Thời gian hoạt
động của dự án la 32 năm kể từ ngày được cấp phép.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC1-HY do Ủy ban nhân dân tỉnh

Hưng Yên cấp ngày 25 tháng 09 năm 2001, Công ty Sejee Co., Ltd (Hồng Kông)
nhận chuyển nhượng từ Công ty Merim Corporation để kế thừa toàn bộ quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm tài chính liên quan đến nội dung Giấy phép đầu tư, Hợp
đồng liên doanh và các thoả thuận khác trong Công ty Global Sourcenet Ltd.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC2-HY do Ủy ban nhân dân tỉnh
Hưng Yên cấp ngày 11 tháng 12 năm 2002, tổng số vốn pháp định của Công ty và
vốn đầu tư của Dự án lần lượt là 1.800.000 USD và 6.000.000 USD.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 004/GPĐC3/05/1 do Ủy ban nhân dân tỉnh
Hưng Yên cấp ngày 13 tháng 11 năm 2006, các bên chấm dứt thoả thuận về liên kết
đầu tư, Công ty Fashion Sourcenet Ltd chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa
vụ trong Công ty Global Sourcenet Ltd cho đối tác là Công ty Sejee Co., Ltd. Công
ty được tổ chức lại và hoạt động trên cơ sở chủ sở hữu duy nhất là Công ty Sejee
Co., Ltd (Hông Kông).
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm 2008, Công ty đã thực hiện đăng ký lại doanh nghiệp và dự án theo quy
định của pháp luật về đầu tư và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp Giấy
chứng nhận đầu tư số 051 043 000 039 ngày 30 tháng 06 năm 2008. Các thông tin
về Công ty và Dự án không thay đổi.
- Tên Công ty : Global Sourcenet Ltd
- Địa chỉ : Thôn Minh Khai, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.
- Điện thoại : 0321.3986.500
- Fax : 0321.3986.501
- Mail :
- Mã số thuế : 0900184053
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Global
Sourcenet Ltd:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Global Sourcenet Ltd:
+ Chức năng: Chuyên sản xuất quần áo thời trang cao cấp, quần áo thể thao

các loại để xuất khẩu.
+ Nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
đã được ban Tổng Giám Đốc phê duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu của các đơn đặt
hàng đã ký kết đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất, đáp ứng đúng yêu cầu
của khách hàng đồng thời xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dài cho Công ty.
Tuân thủ pháp luật về quản lý tài chính, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu
tư, cải tiến trang thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi và thực hiện
đúng nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước.
Tổ chức lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa lao động, sử dụng hiệu quả
các tài sản: máy móc thiết bị, vật tư,… tiết kiệm chi phí kinh doanh.
Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn chăm lo đến đời sống của công
nhân viên.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng, mục tiêu cuối cùng là đem
lại lợi nhuận để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngoài ra để đưa Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn thì
doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến vấn đề sau:
Tổ chức kinh doanh: Theo nguyên tắc chỉ đạo tập trung thống nhất của Tổng
Giám Đốc Công ty, phó Tổng Giám Đốc đến các đơn vị phòng ban, các phân xưởng
sản xuất.
Về tổ chức quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý có hệ thống từ cấp trên xuống
cấp dưới.
Về nguồn nhân lực: Đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên
môn đúng nghiệp vụ.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Global
Sourcenet Ltd:
Đặc điểm của Công ty là sử dụng nhiều lao động, lao động nữ chiếm

90% trong tổng số lao động. Các sản phẩm may đều la may gia công cho khách
hàng và xuất khẩu theo chỉ định của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp không phải
tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
Hầu hết, các sản phẩm may của doanh nghiệp được xuất khẩu đi các thị
trường Mỹ, Châu Âu, Canada, Italia, Hàn Quốc… tỷ lệ xuất khẩu trên giấy phép
đăng ký kinh doanh là 80%, 20% là tiêu dùng nội địa nhưng trên thực tế đa số
doanh nghiệp xuất khẩu 100%.
Bảng 1.1
Tỷ lệ xuất khẩu đi các thị trường năm 2011
Công ty Mỹ Châu Âu Canada Khác
Global 82.5% 8.6% 6.7% 2.2%
Nguồn: Bảng tổng hợp doanh thu năm 2011 của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong các nhà máy sản xuất gia công của nhà đầu tư
nước ngoài, các đơn hàng đều do công ty mẹ (chủ đầu tư nước ngoài) ký kết và
chuyển đơn hàng cho doanh ngihiệp gia công. Do vậy, doanh nghiệp chỉ được nhận
giá gia công cho sản phẩm theo đơn giá gia công đã ký kết trực tiếp với khách hàng
hoặc theo đơn giá mà chủ đầu tư bên nước ngoài thoả thuận với doanh nghiệp. Vì
vậy, doanh thu của doanh nghiệp thường thấp, giá trị xuất khẩu không cao do các
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm đều do bên nước ngoài cung cấp
hoặc do chủ đầu tư trực tiếp cung ứng.
Doanh nghiệp thường không chủ động về nguồn nguyên vật liệu cung ứng,
hầu hết các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu đều do bên nước ngoài
cung ứng và nhập khẩu vào Việt Nam, và chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất
gia công sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chính là chi phí tiền lương cho
người lao động.
Theo nguồn tài liệu từ phòng kế toán cho thấy cơ cấu sản xuất sản phẩm 6
tháng đầu năm 2011:

Coat/ Áo khoác: 1.82%. Dress/ Váy dài: 26.72%.
Jacket/ Áo Jacket: 25.56%. Pant/ Quần: 24.81%.
Skirt/ Váy ngắn: 16.66%. Vest/ Bộ vest: 0.47%.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Global Sourcenet Ltd:
Sản phẩm may mặc là những sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ và phức tạp
trong quá trình sản xuất. Do vậy, quy trình công nghệ của doanh nghiệp là quy trình
công nghệ phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình sản xuất hợp lý để tiết
kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.
Thông thường, sản xuất sản phẩm may mặc gồm các bước chính sau:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến. Phòng
mẫu và kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và dịch tài liệu sang tiếng việt, tiến hành may
thử sản phẩm và gửi cho khách hàng kiểm tra, nhận xét, góp ý và duyệt mẫu.
Buớc 2: Sau khi khách hàng duyệt mẫu, sản phẩm mẫu được đưa xuống bộ
phận sản xuât để sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất về số lượng, thời gian
giao hàng đã ký với khách hàng.
Bước 3: Sản phẩm sau khi hoàn thành nhập kho, đến thời hạn giao hàng đã
ký kêt, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo chỉ định của khách hàng.
Các sản phẩm may mặc được sản xuất đều trải qua 4 giai đoạn sau:
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cắt May Là Đóng gói, đóng thùng
Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển đến bộ phận cắt dựa trên các
phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất. Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽ
được chuyển đến các xưởng may, mỗi công nhân ở xưởng may sẽ đảm nhận may
một bộ phận, một công đoạn của sản phẩm như may cổ, may tay, thân, áo, túi… rồi
lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ đuợc chuyển sang bộ
phận KCS xưởng may để kiểm tra về điều kiện và chất lượng sản phẩm. Khi sản

phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận hoàn thiện để thực hiện các công
việc tẩy, giặt. Thông thường, công việc tẩy, giặt sản phẩm được thuê ngoài. Sau đó
sản phẩm chuyển sang bộ phận là và bộ phận KCS hoàn thiện sẽ có trách nhiệm
kiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi chuyển sang đóng gói, đóng thùng. Sau
khi đóng gói, đóng thùng, sản phẩm được nhập kho thành phẩm.
Mỗi giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất đều có những đặc trưng
riêng và yêu cầu riêng, đòi hỏi trong mỗi công đoạn sản xuất đó phải được thực hiện
một cách nghiêm ngặt và tuân theo quy tắc nhất định đã được xây dựng nhằm đảm
bảo sự an toàn cho người lao động, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu và thời gian
giao hàng đúng theo hợp đồng đã kýkết. Trong quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm may thì sản phẩm của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau.
Dưới đây là mô hình mô tả chi tiết quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
may của công ty Global Sourcenet Ltd.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.1
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may
Bước 1:
Bước 2:
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
6
Tài liệu kỹ thuật,
sản phẩm mẫu
nhận từ khách
hàng
Gửi cho khách
hàng kiểm tra và
duyệt mẫu
Dịch vụ tẩy, giặt

Bộ phận may
mẫu sẽ cắt và
may sản phẩm
mẫu
Phòng mẫu và bộ
phận kỹ thuật
dịch tài liệu,
nghiên cứu và cắt
mẫu giấy
Kho vật tư
Bộ phận cắt
Phòng mẫu
KCS bộ phận may
Bộ phận may
Là hơi sản phẩm
Nhập kho thành
phẩm
KCS Hoàn thiện
Đóng gói, đóng
thùng
Xuất hàng
Mẫu cắt và kỹ
thuật cắt
Hướng dẫn may
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty
Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với
hình thức may gia công xuất khẩu, được bao tiêu cả đầu vào và đầu ra, nên tổ chức
bộ máy quản lý không có phòng kinh doanh thực hiện chức năng tìm kiếm đơn hàng

và thị trường tiêu thụ. Do đó, cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức
năng bao gồm các bộ phận chủ yếu là: Ban giám đốc, các phòng chức năng, phân
xưởng sản xuất. Hầu hết các cấp quản lý đều là người nước ngoài, dưới cấp quản lý
là người Việt Nam - thường là trợ lý và không nắm quyền lãnh đạo và quản lý trong
doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.2
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Global
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
7
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Tài chính, kế
toán
Tổ chức nhân sự,
hành chính
Kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Sản xuất
Bộ phận
mẫu
Bộ phận
kho
Bộ phận
khác
Xưởng A Xưởng B
Bộ phận
cắt
Bộ phận
may
Bộ phận KCS,
hoàn thiện

TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổng giám đốc: người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty đồng thời điều hành hoạt động của bộ máy
quản lý các phòng ban.
Giám đốc sản xuất: phụ trách toàn bộ khối sản xuất của công ty
Giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính của tập đoàn, quản lý bộ phận kế
toán và hành chính tại công ty
Các phòng chức năng bao gồm:
+Phòng Kinh doanh: chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng với khách
hàng, lập kế hoạch và mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, giao kế hoạch sản
xuất cho bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng
theo đúng tiến độ đã ký kết và thỏa thuận với khách hàng. Thực chất, đây là phòng
kế hoạch.
+ Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất hàng và nhập khẩu
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
+ Phòng tổ chức nhân sự, hành chính: có trách nhiệm xây dựng các nội quy,
quy chế hạch toán tiền lương, ngày giờ công lao động của Công ty, xây dựng chế độ
khuyến khích vật chất, đặt vé và làm các thủ tục hành chính.
+ Phòng tài chính kế toán: tổng hợp mọi thông tin liên quan đến tình hình tài
chính của công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính và cung cấp thông tin cho
các đối tượng có liên quan, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu.
+ Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trực tiếp theo kế hoạch
sản xuất đã đề ra.
•Bộ phận mẫu: trực thuộc quản lý của bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm về
mẫu mã, màu sắc, kích cỡ của sản phẩm, xây dựng quy trình kỹ thuật để sản xuất
sản phẩm.
•Bộ phận cắt: chịu trách nhiệm cắt nguyên vật liệu theo mẫu đã duyệt.
•Bộ phận may: bao gồm các xưởng may được chia theo từng loại hàng hoặc

theo từng khách hàng, thực hiện các công đoạn may thành sản phẩm.
•Bộ phận KCS, hoàn thiện: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất, phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi … và thực hiện là, đóng gói các
sản phẩm đạt yêu cầu.
•Bộ phận kho: thực hiện nhập kho nguyên vật liệu khi mua về và nhập kho
thành phẩm sau khi đã kiểm tra và hoàn thiện.
•Bộ phận khác: bao gồm cơ khí, bảo dưỡng… chịu trách nhiệm đảm bảo hệ
thống điện trong nhà máy được an toàn và ổn định, sửa chữa kịp thời các máy móc
hỏng…
Các chức danh tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính, trưởng
phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhân sự, kế toán, bộ phận cắt, mẫu, may, hoàn
thiện, kho đều là người nước ngoài, còn người Việt Nam chỉ có vai trò là trợ lý hoặc
phó phòng nhằm hỗ trợ việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của
bộ phận mình.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Global
Sourcenet Ltd:
Bảng 1.2
Đánh giá tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: VNĐ
2010 so với 2009 2011 so với 2010
+/- % +/- %
VCSH 27.480.912.151 32.369.074.314 30.116.711.751 4.888.162.160 17,79 -2.252.362.560 -6,96
NPT 22.233.942.469 21.244.595.453 15.935.241.731 -989.347.010 -4,45 -5.309.353.720 -24,99
Tổng
NV 49.714.854.620 53.613.669.767 46.051.953.482 3.898.815.140 7,84 -7.561.716.280 -14,1
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp có sự

thay đổi đáng kể. Cụ thể, năm 2010 so với 2009 tổng nguồn vốn tăng 3.898.815.140
đồng tương ứng tăng 7,84%, việc tăng lên này chủ yếu do sự tăng lên của vốn chủ
sở hữu là 4.888.162.160 đồng tương ứng tăng 17,79%, mặt khác nợ phải trả giảm
nhẹ tương ứng giảm 989.347.010 đồng (giảm 4,45%). Năm 2011 so với năm 2010
cho thấy tổng nguồn vốn có xu hướng giảm tương ứng giảm 7.561.716.280 đồng
(giảm 14,1%), trong đó chủ yếu do sự giảm xuống của nợ phải trả là 5.309.353.720
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
đồng (giảm 24,99%) đồng thời cũng có cả sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu. Qua
phân tích trên cho thấy vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn và doanh nghiệp đã dùng vốn chủ sở hữu để thanh toán một phần nợ phải trả,
nhờ đó mà nợ phải trả năm 2011 giảm mạnh. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn tự chủ về
khả năng huy động vốn của mình.
Bảng 1.3
Đánh giá khả năng độc lập tài chính
Đơn vị tính: VNĐ
2010 so với 2009 2011 so với 2010
+/- % +/- %
VCSH/ Tổng NV 0,55 0,6 0,65 0,05 9,09 0,05 8,33
VCSH/ TSDH 0,83 1,21 1,37 0,38 45,78 0,16 13,22
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Qua bảng số liệu cho thấy hệ số tài trợ VCSH/ Tổng NV năm 2010 so với
2009 tăng 0,05 lần tương ứng tăng 9,09%, năm 2011 so với 2010 tăng 0,05 lần
tương ứng tăng 8,33%, điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh
nghiệp tăng lên qua các năm. Mặt khác, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cũng tăng lên
tương ứng qua từng năm, oụ thể năm 2010 so với 2009 tăng 0,38 lần tương ứng
tăng 45,78%, còn năm 2011 so với 2010 tăng lên 0,16 lần tương ứng tăng 13,22%.
Điều này chứng tỏ bằng số vốn tự có của mình doanh nghiệp hoàn toàn có thể trang
trải được cho tài sản dài hạn.

SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.4
Đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Năm 2010 so với
2009
Năm 2011 so với
2010
+/- % +/- %
TS/NPT 2,24 2,52 2,89 0,28 12,5 0,37 14,68
TSNH/NNH 0,75 1,28 1,53 0,53 70,67 0,25 19,53
(TSNH-HTK)/NNH 0,75 1,06 1,12 0,31 41,33 0,06 5,66
Tiền và các khoản tương
đương tiền/NNH 0,39 0,45 0,68 0,06 15,38 0,23 51,11
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009-2011
Qua bảng số liệu trên cho thấy tất cả các hệ số đều tăng lên qua các năm,
điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt, doanh
nghiệp vẫn đang hoạt động có hiệu quả.
Bảng 1.5
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010
+/- % +/- %
GVHB 91.504.219.386 87.955.311.834 85.916.136.475 -3.548.907.550 3,88 -2.039.175.360 2,32
LNST 272.406.218 163.821.296 289.298.239 -108.584.922 39,86 125.476.943 76,59
DTT 109.124.540.174 96.582.423.766 103.084.403.927 -12.542.116.408 -11,49 6.501.980.140 6,73

GVHB/
DTT
0,84 0,91 0,83 0,07 8,33 -0,08 -8,79
ROS 0,0025 0,0017 0,0028 -0,0008 -32 0,0011 64,7
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009-2011
+ Qua số liệu từ bảng trên cho thấy doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2009
đến năm 2011 có sự biến động nhưng không nhiều, cụ thể năm 2010 so với năm
2009 cả doanh thu và giá vốn hàng bán đều giảm, nhưng đến năm 2011 thì lại tăng
lên tuy nhiên vẫn chưa tăng bằng năm 2009, việc tăng giảm như vậy chủ yếu la do
đơn đặt hàng của mỗi năm thay đổi.
Bên cạnh đó, hệ số GVHB/DTT năm 2010 so với 2009 tăng tương ứng 0,07
lần (tăng 8,33%), còn năm 2011 so với 2010 lại giảm xuống 0,08 lần (giảm 8,79%),
cho thấy việc sử dụng giá vốn năm 2010 chưa hiệu quả vì hao phí nhiều, nhưng đến
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
năm 2011 doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể sử dụng hiệu quả hơn giá vốn do đó
hao phí vì thế cũng ít đi.
Mặt khác, việc kiểm soat chi phí của doanh nghiệp năm 2010 cũng chưa được
tốt, cụ thể năm 2010 giảm 0,0008 lần (giảm 32%), nhưng đến năm 2011 đã có sự
thay đổi đáng kể doanh nghiệp đã biết kiểm soát chi phí tốt hơn.
Qua phân tích trên mặc dù có lúc doanh nghiệp cũng chưa kiểm soát tốt hoạt
động của minh, nhưng nhìn chung cho đến năm 2011 doanh nghiệp đã tương đối đạt
được hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, doanh nghiệp cũng đã có được những biện pháp
thích hợp để tiết kiệm được chi phí sản xuất và đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY GLOBAL SOURCENET LTD
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là công ty may gia công 100% vốn Trung Quốc
do công ty Sejee (Hong Kong) là chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư 6.000.000 USD
đã góp đầy đủ từ năm 2004, sử dụng trên 2000 lao động với công suất trên 2 triệu
sản phẩm mỗi năm. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phương thức
tổ chức trực tuyến, bao gồm 06 nhân viên kế toán, 01 kế toán trưởng và 01 giám
đốc tài chính. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Global được thể hiện tại sơ
đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Global Sourcenet Ltd
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
13

KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Kế toán
tiền mặt
kiêm thủ
quỹ
Kế toán
thanh toán
và bán
hàng
Kế toán
TSCĐ,
CCDC
Kế toán

thuế
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
chi phí
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Giám đốc tài chính: là người xây dựng nên cơ cấu tổ chức bộ máy kế
toán, quản lý bộ phận kế toán, ký các báo cáo tài chính và các báo cáo khác có liên
quan.
+ Kế toán trưởng: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về lĩnh
vực tài chính kế toán.
• Chịu trách nhiệm chung về công việc của các cán bộ trong phòng.
• Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê trong Công ty.
• Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh kịp thời chính xác, trung thực tình
hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trinh sản xuất kinh doanh.
• Kiểm tra việc lập và nộp báo cáo theo quy định.
• Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp Ngân sách Nhà nước,
nộp cấp trên và các khoản nộp khác.
• Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra phổ biến chế độ, thể lệ tài chính, kế toán
thống kê và thông tin kinh tế trong đơn vị.
• Kiểm tra, kiểm soát chế độ tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền theo
chế độ quy định.
• Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kiểm kê, đánh giá tài sản, xử lý các khoản
tổn thất, thiếu hụt.
• Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách và các tài liệu khác có liên quan
đến công tác kế toán, tài chính, thống kê của doanh nghiệp.
• Lập văn bản thuộc lĩnh vực tài chính.
• Trực tiếp quan hệ với ngân hàng, cục thuế, kho bạc và các đơn vị có liên
quan để giải quyết công việc cần thiết.
+ Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Thường xuyên quan hệ với ngân hàng có

liên quan để giải quyết các công việc cần thiết như nộp tiền, rút tiền.
• Phản ánh số vốn tồn trên tài khoản của Công ty, tiền mặt tại quỹ.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp Ngân sách Nhà nước, cấp trên và
các khoản phải trả khác bằng hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng.
• Giữ gìn, quản lý và trực tiếp lập các chứng từ séc, uỷ nhiệm chi.
• Trực tiếp trình giám đốc Công ty các chứng từ ngân hàng, séc, uỷ nhiệm chi.
• Cập nhật chứng từ hàng ngày để kịp thời phản ánh số vốn trên tài khoản của
Công ty để từ đó có kế hoạch thanh toán các khoản nợ một cách khoa học
không để lãng phí tiền vốn.
+ Kế toán thanh toán và bán hàng: Lập kế hoạch thu chi theo đúng quy
định quản lý tài chính của Công ty.
• Kiểm tra đối chiếu thường xuyên tình hình thu chi của doanh nghiệp.
• Phản ánh các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh
toán, vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, theo dõi và quản lý các khoản
tạm ứng một cách chặt chẽ không để nợ nần kéo dài.
• Ghi nhật ký chuyên dùng và các sổ chi tiết.
• Kiểm tra hoá đơn, phiếu nhập hàng để ghi vào sổ theo dõi chi tiết và phản
ánh trên nhật ký chuyên dùng.
• Trực tiếp trình Tổng giám đốc Công ty ký duyệt các chứng từ thu, chi.
• Mở sổ sách theo dõi chi tiết công nợ.
• Theo dõi các khoản nợ của Công ty với người bán.
+ Kế toán TSCĐ, CCDC: Tính toán, phản ánh giá trị từng loại TSCĐ và
TSCĐ tăng lên do đầu tư và sửa chữa lớn mang lại.
• Quản lý toàn bộ TSCĐ của Công ty về mặt giá trị.
• Phản ánh các nguồn vốn hình thành lên TSCĐ.
• Lập thẻ quản lý các tài liệu có liên quan đến TSCĐ.
• Trích khấu hao hàng tháng cho từng loại TSCĐ, trích nộp đầy đủ kịp thời

cho Ngân sách Nhà nước theo chế độ.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Lập thẻ chi tiết theo dõi tăng TSCĐ.
• Tham gia kiểm kê, đánh giá TSCĐ theo quy định.
+ Kế toán thuế: Lên bảng tổng hợp báo cáo quyết toán thuế.
• Lên bảng báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Lên bảng báo cáo quyết toán thuế tài nguyên.
• Lên bảng báo cáo quyết toán tiền thuê đất.
• Theo dõi các khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản thuế
được khấu trừ.
+ Kế toán chi phí: Chỉ theo dõi và tập hợp các chi phí sản xuất và chi phí
khác toàn doanh nghiệp theo yêu cầu riêng của Công ty và không thực hiện việc
tính giá thành sản phẩm. Công ty không tổ chức riêng nhân viên kế toán quản trị,
các nhân viên kế toán không chỉ phụ trách riêng từng mảng của kế toán tài chính mà
còn thực hiện theo dõi, tổng hợp và cung cấp các thông tin, các báo cáo theo yêu
cầu riêng của Công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Hàng tháng vào máy cập nhật các số liệu, kiểm tra số
liệu các tài khoản, kiểm tra việc ghi sổ sách của kế toán chi tiết, kiểm tra báo cáo
chi tiết, kiểm tra rà soát tất cả các chi phí phát sinh.
• Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp các chi phí công xưởng, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan để làm báo
cáo giá thành.
• Tính giá thành công xưởng, giá thành nhập kho và giá vốn xuất kho.
• Tính toán các khoản phải nộp Ngân sách.
• Vào các nhật ký chung, sổ cái xác định kết quả SXKD của Công ty.
• Lên bảng tổng hợp cân đối phát sinh các tài khoản.
• Lên bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
• Ngoài ra, Công ty trả lương theo thời gian, nên toàn bộ nhân viên kế toán

đều phải tính lương cho Công ty, công việc này được phân chia đều cho các
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhân viên kế toán trong phòng mà không tổ chức riêng một nhân viên kế
toán tiền lương.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Global Sourcenet Ltd:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
+ Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Công ty áp dụng hình
thức kế toán Nhật ký chung và theo kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (“VNĐ”), hạch toán
theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số
03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung.
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: tiền là
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo, gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng không kỳ
hạn được ghi nhận và lập báo cáo theo đồng Việt Nam (VNĐ), phù hợp với quy
định Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.
+ Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ:
Chênh lệch tỷ giá được xử lý theo hướng dẫn của Thông tư 20/2009/TT-BTC
ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ tài chính về Hướng dẫn xử lý các khoản chênh
lệch tỷ giá trong doanh nghiệp, cụ thể:
Số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản nợ ngắn
hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ được đánh giá lại tại ngày kết thúc kỳ kế toán
năm theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh
do đánh giá lại các tài khoản ngắn hạn này không hạch toán vào chi phí hoặc thu
nhập mà để số dư trên Báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá
số dư. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản công nợ phải thu,

phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ được hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập trong kỳ.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí
mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được
hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia
quyền tháng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: tại thời điểm 31/12/2009,
Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Nguyên tắc ghi nhận phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình: Tài sản cố
định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế
toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Việc ghi nhận tài sản cố định hữu hình và khấu hao tài sản cố định thực hiện
theo Chuẩn mực kế toán số 03-Tài sản cố định hữu hình, Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định
hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính
chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Nguyên tắc ghi nhận phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình
của Công ty là phần mềm. Việc ghi nhận TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ thực
hiện theo Chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình, Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản cố định

vô hình. Kế toán TSCĐ vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất
và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu của Công
ty được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối là số lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) từ hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi
phí thuế TNDN của năm nay và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi
chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu của Công ty bao
gồm doanh thu bán các thành phẩm, doanh thu từ tiền lãi tiền gửi.
Doanh thu bán thành phẩm được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản
tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc dồn tích, ghi nhận khi chuyển giao
hàng hoá cho khách hàng, phát hành hoá đơn và được khách hàng chấp nhận thanh
toán, phù hợp với 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực số 14
–“Doanh thu và thu nhập khác”.
Doanh thu từ tiền lãi tiền gửi, được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất
thực tế từng kỳ, phù hợp với 2 điều kiện ghi nhận doanh thu phát sinh từ tiền lãi,
tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại Chuẩn mực số 14 –
“Doanh thu và thu nhập khác”.
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chính
được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng chi phí tài chính
phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính, bao gồm chi phí
lãi vay, chênh lệch tỷ giá…
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu, phải trả:
Nguyên tắc xác định khoản phải thu khách hàng dựa theo Hợp đồng và ghi
nhận theo Hoá đơn bán hàng xuất cho khách hàng.
Khoản trả trước cho người bán được hạch toán căn cứ vào phiếu chi, chứng từ
ngân hàng và Hợp đồng kinh tế.

Nguyên tắc xác định khoản phải trả người bán dựa theo Hợp đồng, phiếu nhập
kho và ghi nhận theo Hoá đơn mua hàng của bên mua.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoản người mua trả trước được ghi nhận căn cứ vào hợp đồng, phiếu thu,
chứng từ ngân hàng.
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay ngắn hạn, dài hạn: Các khoản vay ngắn
hạn, dài hạn được ghi nhận trên cơ sở các phiếu thu, chứng từ ngân hàng, các khế
ước vay và các hợp đồng vay. Các khoản vay có thời hạn từ 1 năm tài chính trở
xuống được Công ty ghi nhận là vay ngắn hạn. Các khoản vay có thời hạn trên 1
năm tài chính được Công ty ghi nhận là vay dài hạn.
+ Các nghĩa vụ về thuế:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Doanh nghiệp áp dụng việc kê khai, tính thuế
GTGT theo hướng dẫn của luật thuế hiện hành với mức thuế suất thuế GTGT 0%
đối với các lô hàng xuất khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp bằng 10% trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 04 năm kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi và giảm 50% cho 04 năm
tiếp theo. Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các
quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời
kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả
kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Thuế khác: Các loại thuế, phí khác doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp cho
cơ quan thuế địa phương theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được ghi nhận và
tập hợp theo giá trị và số lượng thành phẩm xuất bán cho khách hàng, phù hợp với
doanh thu ghi nhận trong kỳ.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
20

Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Bảng 2.1
Danh mục chứng từ sử dụng tại
Công ty GLOBAL SOURCENET LTD
01a-LĐTL Bảng chấm công
02-LĐTL Bảng thanh toán tiền lương
03-LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng
04-LĐTL Giấy đi đường
10-LĐTL Bảng kê các khoản trích nộp theo lương
01-VT Phiếu nhập kho
02-VT Phiếu xuất kho
05-VT Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa
07-VT Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC
01-TT Phiếu thu
02-TT Phiếu chi
03-TT Giấy đề nghị tạm ứng
04-TT Giấy thanh toán tiền tạm ứng
05-TT Giấy đề nghị thanh toán
08-TT Bảng kiểm kê quỹ
02-TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ
05-TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ
06-TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
01GTGT-3LL Hóa đơn giá trị gia tăng
03 PXK-3LL Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
04/GTGT Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đối
lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Do đó để giảm bớt khối lượng công việc
cũng như số liệu được cập nhật chính xác, hiện nay Công ty áp dụng hinh thức kế
toán trên máy vi tính, theo phàn mềm kế toán 1$, sổ sách in ra theo hình thức

Chứng từ ghi sổ.
Phần lớn các chứng từ kế toán trong doanh nghiệp bao gồm cả tiếng anh và
tiếng Việt, chỉ riêng đối với các mẫu biểu bắt buộc và được in sẵn là không có tiếng
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
anh. Các mẫu biểu chứng từ kế toán về lao động tiền lương, công ty thường kết hợp
Bảng chấm công với bảng chấm công làm thêm giờ trên cùng một bảng để tiện cho
theo dõi và trả lương. Khi trả lương, không tách riêng Bảng thanh toán tiền lương
và bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ. Điều này, đã giảm bớt thời gian ghi
chép, tổng hợp và thuận tiện cho việc tính và trả lương của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp đã thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ghi chép ban đầu, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đều được lập chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế toán và thể hiện tính lịch
sử, tính pháp lý cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một
số loại chứng từ kế toán chỉ được ghi chép bằng tiếng anh, không có tiếng Việt như:
bảng tổng hợp doanh thu hàng tháng, phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu, thành
phẩm… và một số chứng từ nội bộ khác.
Sơ đồ 2.2
Luân chuyển chứng từ nghiệp vụ nhập hàng
mua trong nước của công ty Global
Người liên quan

Công việc
Người
giao
hàng
Kế toán
kho
Thủ kho
Giám

đốc
1. Đề nghị nhập hàng 1
2. Viết phiếu nhập 2
3. Nhập kho 3
4. Ký duyệt 4
5. Ghi sổ kế toán, lưu
chứng từ
5
Luân chuyển chứng từ là một khâu rất quan trọng trong tổ chức vận dụng
chứng từ kế toán. Để có thể tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý và khoa học thì
doanh nghiệp cần phải thiết kế và xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ dựa vào
đặc điểm tổ chức và yêu cầu quản lý của đơn vị, phải căn cứ vào đặc trưng riêng
của từng loại tài sản, từng loại nghiệp vụ phát sinh.
Chú thích:
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: Kế toán tổng hợp 20.09
22

×