BÀI 6. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nước dân chủ cộng hoà, Nhà nước
của dân, do dân và vì dân, xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và đây cũng là
Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chính Người đã trực tiếp thiết kế, xây dựng bộ máy nhà nước đó, gắn với yêu
cầu trong sạch, vững mạnh. Tìm hiểu bản chất của Nhà nước ta, Nhà nước do Hồ Chí
Minh sáng lập thì nội dung đầu tiên cần phải làm rõ đó là tính chất của dân, do dân và
vì dân của bộ máy Nhà nước.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện
quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động. Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn
bà, người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người
cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề
cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai.
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã chỉ rõ:
"Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người,
thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".
a. Thế nào là nhà nước của dân
Nói đến Nhà nước, thì bao giờ cũng là Nhà nước của một giai cấp trong mỗi chế
độ xã hội cụ thể. Nhà nước ta cũng vậy, nó mang bản chất giai cấp công nhân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó lợi ích của Đảng của giai cấp, của
dân tộc là thống nhất. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta là Nhà nước
của dân. Quan niệm trên là nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước, về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta.
1
Nhà nước là của dân, như Điều 1 Hiến pháp 1946 do Người làm Trưởng ban
soạn thảo đã khẳng định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt
Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo", những vấn
đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết. “Chính quyền từ xã đến
chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức
nên”. Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ; dân chủ vừa là thành quả đấu
tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta
phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân làm cho mọi người công
dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước.
Nội dung cụ thể đầu tiên về Nhà nước của dân là thực hiện quyền dân chủ của
nhân dân, dân bầu ra Nhà nước bầu ra chính quyền các cấp. Ngay sau khi thành lập
nước, Bác Hồ đã sớm đề nghị Chính phủ tổ chức, “tổng tuyển cử, với chế độ phổ
thông bầu phiếu”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ
trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta - đây là điều mà nền dân chủ tư sản phải trải
qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ những điều kiện về
kinh tế - xã hội cho phép. Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông
đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam. Một Chính phủ
như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể hiện ý chí thống
nhất. “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc
dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và ra sức làm việc là Chính phủ
toàn quốc có đủ nhân tài Trung Nam Bắc tham gia”.
Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân
chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân
theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế
dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi
quyền hạn đều của dân. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là
“đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn”. Vì sao dân có quyền hạn to lớn
như vậy? Người giải thích: dân là gốc của nước. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá
không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Dân là người đã không
tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành
nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là
chủ của nước.
2
Người luôn cho rằng: Cùng với việc nhân dân bầu ra Nhà nước, là việc nhân
dân thực hiện quyền kiểm soát Nhà nước, nhân dân ủy quyền cho đại diện quyền lợi ý
chí của mình, thì hệ quả tất yếu là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu
ra các đại biểu và ủy quyền cho các đại biểu bàn bạc các vấn đề quốc kế dân sinh,
nhưng cũng có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân nếu họ không
xứng đáng với sự tín nhiệm của dân.
Hồ Chí Minh yêu cầu: Để nhà nước thực sự là của dân thì cán bộ nhà nước
phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lấy ý kiến tín nhiệm hay không
tín nhiệm, khen, chê rõ ràng. Vì theo Người: kiểm soát, giám sát là một nguyên tắc để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân: nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc ấy đảm bảo quyền kiểm soát của
nhân dân đối với đại biểu của mình. Những người trong bộ máy các cấp phải là
“công bộc của dân, do dân cử ra trực tiếp hay gián tiếp thực thi quyền lực của dân,
là người phục vụ nhân dân”. bản thân Hồ Chí Minh tự nhận là “Người lính già vâng
mệnh lệnh của quốc dân ra mặt trận”.
Do vậy, các vị đại diện của dân, do dân cử ra chỉ là "công bộc" của dân theo ý
nghĩa đúng đắn của từ này. Do đó, phải làm đúng chức trách và vị thế của mình,
không phải đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng
dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”. Bác Hồ từng phê phán: "Cậy thế mình ở
trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư
luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ
không phải để cậy thế với dân".
Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, nhân dân đã cung cấp cho
Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không
là do dân. Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ
cán bộ của Đảng. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý
nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy. Bác Hồ khẳng
định: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng
sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và
phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành và tận tuỵ của
nhân dân”.
b. Thế nào là nhà nước do dân
3
Nhà nước do dân nghĩa là dân làm chủ nhà nước: Nhân dân là người tổ chức
nên các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ
tổng tuyển cử phổ thông - nghĩa là nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử, đồng thời có
quyền thực hiện chế độ bãi miễn.
Quốc hội nước ta tuy vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung tất cả
quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia, thì sẽ
được đưa ra nhân dân giải quyết, nếu ba phần tư tổng số đại biểu của Quốc hội đồng
ý (Điều 22 Hiến pháp 1946).
Hội đồng nhân dân được xem như là một cơ quan tự quản của dân, do dân địa
phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt
động, vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân. Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây
dựng, giúp đỡ và tham gia quản lý. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu
quả thì phải dựa vào dân, dựa vào sáng kiến và trí tuệ của dân. “Đem tài dân, sức dân,
của dân làm lợi cho dân. Do đó, phải phát huy vai trò của mặt trận, các đoàn thể trong
công tác quản lý Nhà nước và xã hội, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề nhân dân
thảo luận, phát huy sáng kiến và tìm cách giải quyết các vấn đề của đất nước. Vì vậy,
Người yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. “Hễ Chính phủ
nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi, và gây nên
Chính phủ khác”. Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện
vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chế độ kinh tế và xã hội ta nhằm thực hiện ngày càng
tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, trong đó nhân dân có vai trò và điều kiện tham
gia quản lý Nhà nước. Người xác định: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, xây dựng
đất nước là trách nhiệm của nhân dân”. Chính vì vậy, Nhà nước do dân xây dựng và
làm chủ, đặt dưới sự kiểm tra và kiểm soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
còn là Nhà nước tin dân, mọi lực lượng đều ở nơi dân, do dân nắm mọi quyền hành.
Nhà nước tin dân, dân tin ở sự lãnh đạo của Nhà nước thì việc gì cũng làm được vì
“lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết”. Người chỉ rõ: "Làm việc gì cũng phải có quần
chúng, không có quần chúng thì không thể làm được. “Dễ mười lần không dân cũng
chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
4
Như vậy nói: “Nhà nước do dân” là khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân,
trong đó mỗi công dân đều có quyền làm chủ ở tất cả các quan hệ xã hội; làm chủ
thông qua nhiều tổ chức mà tổ chức cao nhất là Nhà nước. Đồng thời, nhân dân có
quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra.
c. Thế nào là nhà nước vì dân
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ
chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Đó là
nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi,
thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính . Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở
xuống đều là công bộc của dân .
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích và
nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo quyền dân chủ rộng rãi và có hiệu quả trong đời
sống xã hội. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm
chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến
tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là đầy tớ trung thành
của nhân dân". Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền
lợi cho nhân dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trách nhiệm của
Nhà nước là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, mà trước hết là:
“Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có
học hành”.
Nhân dân là người làm chủ Nhà nước, thì mọi hoạt động của Nhà nước đều
phải hướng tới phục vụ nhân dân, chứ không phải là để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.
Trong thư “Gửi các Uỷ ban nhân dân, các bộ, tỉnh, huyện và làng”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhắc nhở: “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến
các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân, chứ
không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Đó chính là Nhà nước của dân, vì lợi ích của nhân dân chứ không phải vì lợi
ích của một nhóm người nào khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: chế độ ta là chế độ
dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn
đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục
vụ lợi ích của nhân dân “Các công việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích
5
duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân bao
giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc
gì có hại cho dân thì tránh”. Nhà nước phải chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân,
thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho
dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khoẻ…
Bản thân Bác suốt đời là một tấm gương trong sáng phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của
Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra
vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân
đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc Chính phủ, tôi lo
lắng đêm, ngày, nhẫn nhục, cố gắng vì mục đích đó ".
Xây dựng một Nhà nước vì dân là một nhà nước không đặc quyền, đặc lợi,
phục vụ nhân dân tận tụy, một nhà nước trong sạch, chí công vô tư. Bác đã dạy rằng:
Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội
xâm là: tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt Nhà nước phải thực hành dân chủ rộng
rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại
đến lợi ích của tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Trong hàng loạt vấn đề được đề
cập, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ,
tính nhân dân, tính nhân đạo của Nhà nước mà nhân dân ta xây dựng.
Nhà nước vì dân không chỉ biết làm lợi cho dân mà còn phải kính dân. Người
nói: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Trong lời dạy của
Người thể hiện rõ sự kế thừa có sáng tạo các tư tưởng của những bậc tiền bối: “Dân là
gốc, là quý và phải đối đãi dân như thế nào thì dân mới kính mến, yêu nhà cầm
quyền”. Đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế. Là
người phục vụ, cán bộ nhà nước, đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của
nhân dân. Người nói: “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng.
Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”. Trong Di chúc, Người
nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa “là người lãnh đạo”,
vừa “là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Là người đầy tớ thì phải trung
thành, tận tuỵ, cần kiệm kiêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ… Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa
6
trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài… Như vậy, để làm người thay mặt
nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân còn là nhà nước sống trong
lòng dân, tạo sự công bằng cho dân, đặt lợi ích của Nhà nước gắn chặt với lợi ích của
quần chúng nhân dân. Như vậy, Nhà nước ta do dân xây dựng, phải là Nhà nước hoạt
động vì lợi ích của con người. Con người ở đây trước hết là nhân dân lao động nói
chung, bao gồm công nhân, nông dân, trí thức và các giai tầng xã hội khác trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp ấy là lực lượng của toàn dân tộc, là
những người chung lưng đấu cật cho sự nghiệp chấn hưng dân tộc, gắn vận mệnh của
mình với vận mệnh dân tộc. Vì dân, vì con người, vì sự nghiệp thúc đẩy tiến bộ của
con người, của dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhà nước vì dân còn là Nhà nước có trách nhiệm trước dân. Nhiều lần Người
căn dặn: “bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm
trước nhân dân”. “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời
sống của nhân dân, nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và
Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và
Chính phủ có lỗi.”
Trong lịch sử, tư tưởng Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những
nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn. Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà
nước của dân, do dân và vì dân được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với
chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học, nhân đạo về bản chất nhà nước
mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nếu như nước “lấy dân làm gốc” là tư tưởng chính trị truyền thống thì đến Hồ
Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự
nhiên: "Dân là gốc nước" đúng như mấy câu thơ của Người: “Gốc có vững thì cây
mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân không phải nhà nước siêu giai cấp mà là
nhà nước do Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Đường lối chính sách của Đảng là mục tiêu, phương hướng
hành động của nhà nước. Thể chế hóa và thực hiện đường lối của đảng là chức năng
cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa .
7
Để có được một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh
luôn luôn nhắc nhở phải xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu
tranh với những bệnh tật như tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm
quyền và lợi ích của nhân dân lao động. Người nói: Những người trúng cử (vào bộ
máy nhà nước), sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh
phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà;
vì lợi chung, quên lợi riêng. Người khẳng định: Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là
phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì
nhất định không nên bầu. Nếu dân là chủ thì nhà nước, cán bộ nhà nước là công bộc
của dân.
Trong những năm gần đây Nhà nước và nhân dân ta đã thu được những thành
công nhất định trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Chính phủ đã ra nhiều nghị quyết,
chương trình nhằm đẩy mạnh việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây
dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Đó
chính là đường hướng nhằm quán triệt sâu sắc hơn đầy đủ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước trong thời kì đổi mới.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, trong mấy chục năm qua - đặc biệt là trong 25 năm đổi mới vừa qua, Đảng
và Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị
nước nhà, đó cũng chính là những việc làm thiết thực nhằm thực hiện tư tưởng của
Người về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Chú ý:
Với Chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do
dân và vì dân” này thì:
- Cô giáo tập trung vào các nội dung Tôi đã trình bày ở trên;
- Nội dung “Vận dụng vào thực tiễn…” và “Liên hệ…” được Tôi trình bày
tại 2 “Bản phụ Đính kèm” của Chuyên đề “Xây dựng Nhà nước Pháp quyền”.
Kết luận: Chuyên đề này Tôi tự tin tuyệt đối, trừ 2 “Bản phụ Đính kèm” - không tự
tin lắm.hehe. Đo độ tự tin độ 8,5 điểm àh.
8