Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sự tương đồng và khác biệt điển hình trong đào tạo luật ở Anh và Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.78 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Anh và Mỹ là hai quốc gia thuộc hai Châu lục khác nhau, do khoảng cách địa
lý là khá xa và mỗi nước cũng có cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội đặc trưng riêng cho
quốc gia mình nên trong việc đào tạo luật ở hai nước này có sự khác biệt khá lớn.
Tuy nhiên, do cùng có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law nên việc đào
tạo luật ở hai quốc gia cũng có những điểm tương đồng. Nghiên cứu về vấn đề này
nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Sự tương đồng và khác biệt điển hình trong đào
tạo luật ở Anh và Mỹ”
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài làm không thể tránh khỏi những
sai sót. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện đề tài tốt
hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
1. Điểm tương đồng điển hình trong đào tạo luật ở Anh và Mỹ
Thứ nhất, về tuyển sinh đầu vào. Ở cả Anh và Mỹ đều tuyển sinh đầu vào rất
khắt khe. Các thí sinh muốn thi vào khoa luật ở một trường đại học nào đó của Anh
thường phải là những học sinh xuất sắc, có điểm thi đầu vào đạt mức “ A “. Vì vậy,
trong tiềm thức của người Anh, một khi đã trở thành sinh viên luật thì sinh viên đó
hiển nhiên phải tốt nghiệp đại học và sẽ có bằng cử nhân luật. Còn ở Mỹ, một số
khoa luật chỉ chọn được một sinh viên trong số năm hoặc mười người dự tuyển. Việc
tuyển sinh vào trường luật có tính chọn lọc cao và được quyết định bởi kết quả học ở
bậc cao đẳng và kết quả trong kỳ thi tuyển sinh LSAT. Ví dụ: Trường luật Yale có
5000 thí sinh nộp đơn xin học trên tổng số 170 chỉ tiêu tuyển sinh. Chi phí để vào học
ở trường luật cũng là rào cản đáng phải kể đến: sinh viên ở các trường luật tư phải
đóng khoảng 30.000 USD mỗi năm, sinh viên ở các trường luật công cũng phải đóng
khoảng 15.000 – 20.000 USD mỗi năm.
Thứ hai, về chương trình đào tạo. : Các môn học được đưa vào chương trình
giảng dậy cũng tương tự các môn học nhiều nơi trên thế giới như: Những môn học
bắt buộc gồm: luật đất đai, luật hình sự, luật hợp đồng, luật bồi thường trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng, luật hiến pháp… Tiếp theo là những môn học chuyên ngành
và thảo luận.
Thứ ba, để lấy được bẳng cử nhân luật thì người học luật phải theo học 3 năm


tại khoa luật.
Thứ tư, ở cả Anh và Mỹ đều có chương trình đào tạo sau đại học. Ở Anh là đào
tạo nghề luật. Còn ở Mỹ, là đào tạo luật nói chung.
Thứ năm, về phương pháp giảng dậy, ở cả hai nước Anh và Mỹ việc học đều do
sinh viên chủ động, giảng viên chỉ là người hướng dẫn. Ở Anh, các môn học được
giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận và phù đạo. Trong các buổi phụ đạo, sinh
viên được ra câu hỏi và giải quyết những khó khăn, thắc mắc của mình. Còn ở Mỹ,
phương pháp tình huống được chú trọng, giảng viên yêu cầu sinh viên thuật lại tình
huống, sau đó giảng viên sẽ chất vấn sinh viên để rèn luyện sinh viên khả năng phản
ứng của họ đối với tình huống đưa ra, sử dụng phương pháp “Socratic”.
2. Những điểm khác biệt điển hình trong đào tạo luật ở Anh và Mỹ
Thứ nhất, về mục tiêu đào tạo. Nếu ở Anh, đào tạo luật hướng tới hai cấp độ
mục tiêu: mục tiêu thứ nhất là nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý (academic)
cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi
kết thúc khóa học. Mục tiêu thứ hai là dạy nghề, với mục tiêu này người học sẽ được
cấp chứng chỉ hành nghề luật. Còn ở Mỹ, có xu hướng kết hợp giữa đào tạo lý thuyết
và đào tạo nghề trong chương trình trường luật để sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ cần
qua thời gian tập sự ngắn đã có thể làm việc được. Hệ thống giáo dục luật không
nhằm vào việc truyền đạt những kiến thức thuộc lòng về nội dung của các đạo luật,
các văn bản dưới luật và án lệ mà nhằm vào việc đào tạo ra những luật sư có khả
năng thắng kiện.
Thứ hai, nếu ở Mỹ đào tạo luật chỉ có một bậc duy nhất là đào tạo sau đại học,
sinh viên khoa luật là những người đã tốt nghiệp đại học. Thì ở Anh, ngoài bậc đào
tạo luật sau đại học thì còn đào tạo cử nhân luật ở bậc đại học ( do các khoa luật của
các trường đại học đảm nhiệm).
Thứ ba, ở Anh các luật sư không nhất thiết được đào tạo tại các trường luật
(người ta đòi hỏi phải có bằng đại học nhưng không nhất thiết phải là bằng luật). Còn
ở Mỹ, luật sư phải được đào tạo ở các trường luật. Hầu hết các bang ở Mỹ đều đòi hỏi
2
người muốn trở thành luật sư phải hoàn thành 4 năm cao đẳng sau đó là 3 năm ở một

trong 185 trường luật được Hội Luật gia Hoa Kỳ công nhận, cuối cùng phải đỗ kỳ thi
công nhận luật sư.
Thứ tư, ở Anh, sau khi có bằng cử nhân luật, tốt nghiệp sinh có thể quyết định
lựa chọn để trở thành luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng. Tùy thuộc vào quyết định
của mình, tốt nghiệp sinh sẽ phải theo học những khóa học khác nhau để hành nghề
luật sư. Còn ở Mỹ, tốt nghiệp sinh phải trải qua kì thi do đoàn luật sư của một bang
nào đó tổ chức và đánh giá.
Thứ năm, nghề luật sư ở Mỹ ra đời muộn hơn so với nghề luật sư ở Anh nhưng
lại phát triển hơn ( Mỹ được coi là nơi có nghề luật sư phát triển nhất trên thế giới). Ở
Mỹ có khoảng 1 triệu luật sư (trung bình 220 người dân có một luật sư).
Thứ sáu, nghề luật sư được phân thành hai nhóm ró rệt đó là: luật sư tư vấn và
luật sư tranh tụng. Sự phân biệt giữa hai loại luật sư này bắt đầu từ khoảng hai thế kỉ,
sau cuộc chinh phục xứ sở Anglo-saxon của người Norman. Ngày nay, sự phân biệt
giữa hai loại luật sư nói trên vẫn tiếp diễn. Sự phân biệt diễn ra ngay ở cách thức dạy
nghề cho mỗi loại luật sư tương lai và cách thức quản lý đối với mỗi loại luật sư trong
việc xác định chức năng mà mỗi loại luật sư đảm nhiệm trong xã hội. Còn ở Mỹ thì
không có sự phân biệt này. Tuy nhiên, do pháp luật ngày càng phức tạp, một xu
hướng chuyên môn hóa đã phát triển, theo đó nhiều công ty luật ở Mỹ đã chia thành
nhiều nhóm, mỗi nhóm tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Nhóm hành nghề
tranh tụng, nhóm chuyên sâu trong lĩnh vực thuế, luật công ty, luật chống độc quyền,
luật môi trường v.v…
KẾT LUẬN
Như vậy, dù thuộc cùng dòng họ common law và có nhiều điểm tương đồng,
nhưng việc đào tạo luật ở hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ cũng có những điểm
khác biệt làm nên nét đặc trưng cơ bản cho nước mình. Ngày nay, do số lương luật sư
ngày càng tăng và bản chất hành nghề luật sư đang thay đổi nên nghề luật trở nên
cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, cho dù có thay đổi như thế nào thì chúng ta cũng hi vọng
rằng các trường luật ở các nước trên thế giới sẽ đào tạo được những luật sư tài năng
có thể đem lại công bằng cho xã hội.
3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2008.
2. Micheal Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng việt), Nxb, Kluwer, Norstedts
Juridik, Tano, 2002
3. Thái Vĩnh Thắng, “Tìm hiểu hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Anglo-saxon
(Common law)”, Tạp chí luật học, số 6/2003.
4. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Nxb, Công an nhân dân, Hà
Nội, 2002.
5. />6.
7.
8.

4

5

×