Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại Tổng công ty thương mại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.93 KB, 18 trang )

Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt Giải nghĩa
1. XNK
2. KN
3. KNXK
4. TCMN
5. XK
6. TCT
Xuất nhập khẩu
Kim ngạch
Kim ngạch xuất khẩu
Thủ công mỹ nghệ
Xuất khẩu
Tổng công ty
1
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
1
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU PHÍA BẮC
THUỘC TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO.
1.1. Giới thiệu chung về Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc thuộc Tổng công
ty thương mại Hà Nội-Hapro
1.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty thương mại Hà Nội
Tổng công ty thương mại Hà Nội –Hapro là doanh nghiệp nhà nước
được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ và
Quyết định số 125/2004/QD-UBND thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con với trên 40 đơn vị thành viên, có thị trường
tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.


- Tên giao dịch Tiếng Viêt: Tổng công ty thương mại Hà Nội
- Tên Giao dịch quốc tế : HaNoi Trade Corporation.
- Thương hiệu: Hapro
- Trụ sở chính: 38-40 Lê Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Trụ sở giao dịch Hà Nội: 11B Cát Linh –Đống Đa –Hà Nội
- Tel: (+844) 38.267.984
- Fax: (+844) 38.267.983/39.288.407
- Chi nhánh tại TP Hồ Chính Minh: Địa chỉ: 77-79 Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM
- Email:
- Website:
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc
Ngày 18/11/2004, Tổng công ty thương mại Hà Nội- Hapro ra quyết định
thành lập Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc trực thuộc Tổng công ty.
Chi nhánh Tổng công ty thương mại Hà Nội- Trung tâm xuất nhập khẩu Phía
Bắc là đơn vị kinh doanh XNK,trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội, có tư
cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc theo Quy chế quản lý tài chính
của Tổng công ty thuong mại Hà Nội được ban hành theo Quyết định số 4048/QĐ-
BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo phân cấp
của Tổng công ty và ủy quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty.
- Tên giao dịch: Trung tâm Xuất nhập khẩu Phía Bắc.
- Trụ sở: 38-40 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Văn phòng giao dịch: số 11B Tràng Thi, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm,
Tp Hà Nội.
- Điện thoại: (+844) 38267984
- Fax: 048267983/9285938
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc.
 Chức năng của trung tâm:
2
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
2

Hội đồng thành viên
Kiểm soát viên
Đại diện vốn Ban điều hành
Phòng, ban quản lý
Đơn vị trực thuộcCông ty conCông ty liên kếtCông ty có liên kết tự nguyệnCông ty có vốn góp của TCT
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng công ty trong việc hoạch định chiến lược, chính
sách XNK liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
- Tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định của Tổng công ty.
- Tổ chức các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, quảng cáo , hội chợ triển
lãm thương mại trong nước và nước ngoài phục vụ cho hoạt động XNK.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh XNK hàng hóa và dịch vụ, thực hiện
các hợp đồng kinh doanh nội địa, các hợp đồng khác.
- Tổ chức xây dựng, quản lý kho bãi và mạng lưới nhằm khai thác, cung cấp , gia
công, chế biến hàng hóa phục vụ cho hoạt động XNK.
- Hợp tác đầu tư, liên doanh với đối tác trong và ngoài nước.
 Nhiệm vụ của Trung tâm.
- Đảm bảo cho hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện theo đúng chính sách và
nguyên tắc quy định.
- Bảo đảm giá trị và khả năng mang lại lợi nhuận của các thương vụ thương mại
quốc tế cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ kinh doanh có thể lường trước được.
Xây dựng chương trình sản xuất , khai thác nguồn hàng, nghiên cứu, phát triển thị
trường.
- Chỉ đạo thúc đẩy sản xuất xuất khẩu liên kết , nghiên cứu thị trường , xây dựng một
số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hình thành các kênh phân phối.
1.2.Lĩnh vực kinh doanh của trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc
- Trung tâm chịu trách nhiệm xuất khẩu các mặt hàng nông sản ( lạc nhân,
tiêu đen, gạo, tinh bột sắn,dừa sấy, cà phê, chè , gia vị…), thực phẩm chế biến ( thịt,
cá đóng hộp, trái cây, rau quả đóng hộp, sấy khô…) , hàng thủ công mỹ nghệ
( mây , tre, lá buông, cói , gỗ, đồ gốm sứ, sắt thủy tinh, sơn mài ) và hàng công

nghiệp nhẹ ( hàng dệt may thời trang, đồ nhựa, hàng tiêu dùng) , và nhập khẩu máy
móc thiết bị, sắt thép, nguyên vật liệu và hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng
trong nước phục vụ cho các doanh nghiệp ( kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ) và cho kinh doanh nội địa của Công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty thương mại Hà Nội
3
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
3
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
4
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
4
Giám đốc trung tâm
Phó giám đốc phụ trách trung tâm
Phòng khu vực thị trường 2
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng nhập khẩu
Phòng kế toán
Phòng giao nhận vận tải
Phòng XNK 3
Phòng XNK 1
Phòng khu vực thị trường 1
Phó giám đốc trung tâm
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
1.3.2.Cơ cấu tổ chức của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm XNK phía Bắc
( Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
1.4.Nhân lực của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc.
- Tính đến năm 2012 ,cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm bao gồm 76 cán
bộ công nhân viên, trong đó:
• 66 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học.
• 7 cán bộ có trình độ cao đẳng- trung cấp.
• 3 lao động phổ thông
- Đa số người lao động của Trung tâm đều rất trẻ, năng động, có trình độ cao, có tinh
thần học hỏi cao, nhiệt tâm trong công việc. Bên cạnh đó, sự trẻ hóa của đội ngũ cán
bộ công nhân viên đã khiến Trung tâm có nhiều lợi thế trong hoạt động sản xuất
kinh doanh như: khả năng nắm bắt thị trường nhanh chóng, có nhiều ý tưởng sáng
tạo, lòng nhiệt tình, hang say lao động và đặc biệt là sức khỏe đảm bảo đáp ứng yêu
cầu công việc
1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc
5
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
5
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Trung tâm đặt trụ sở chính tại 38-40 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
với diện tích sử dụng gần 1000m2 làm văn phòng và phòng trưng bày, Trung tâm
còn quản lý nhiều nhà xưởng, kho bãi, địa điểm kinh doanh khác ở Hà Nội và các
tỉnh lân cận.
- Xây dựng được nhiều nhà xưởng kho bãi giao nhận hàng với hàng nghìn
m2 tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên.
- Liên tục mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu, đầu tư thêm 10 phương tiện vận tải chuyên chở hàng đến cảng xuất khẩu.
- Trung tâm đã chú trọng phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin,
Hệ thống E-Hapro với trên 600 địa chỉ Email của các đơn vị và các bộ Công ty
nhằm thực hiện trao đổi , báo cáo, chỉ đạo công việc trên mạng điện tử,…làm giảm

đáng kể chi phí giấy tờ, hội họp.
-Toàn bộ ban lãnh đạo được trang bị máy tính xách tay, ipad, thiết bị di động
tiên tiến đảm bảo cho việc chỉ đạo mọi lúc mọi nơi thông qua mạng internet, 3G,
góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý điều hành.
- Trung tâm còn triển khai một số phần mềm: phần mềm kế toán, quản lý
mẫu, quản lý catalog sản phẩm cho lĩnh vực XNK, phần mềm quản lý văn bản pháp
quy,…
1.6.Tài chính của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc
- Tính đến ngày 31/12/2012 tổng lượng vốn của Trung tâm là 2.202.733 tỷ
đồng trong đó:
 Chia theo sở hữu:
• Vốn chủ sở hữu là : 437.519 tỷ đồng
• Vốn vay là: 1.765.214 tỷ đồng
 Chia theo tính chất:
• Vốn cố định là: 996.567 tỷ đồng
• Vốn lưu động là: 1.206.166 tỷ đồng
6
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Chương 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM
XNK PHÍA BẮC THUỘC TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
HAPRO
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm xuất nhập khẩu
phía Bắc
2.1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm xuất nhập khẩu phái Bắc qua
3 năm 2010-2012
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm giai đoạn
2010-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Tỷ đồng 1.543 1.7524 2.013
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 731 889 1103
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 657,9 800,1 992,7
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Trung tâm luôn ở mức khá cao và tăng
dần qua các năm. Năm 2010 Doanh thu chỉ đạt 1.543 tỷ đồng, nhưng sau 2 năm
doanh thu đã tăng thêm 500 tỷ đồng lên đến 2.013 tỷ đồng. Có thể thấy hoạt động
sản xuất kinh doanh của Trung tâm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung tâm cũng không ngừng tăng trong 3
năm gần đây. Bảng tổng kết kim ngạch XNK của Trung tâm giai đoạn 2010-2012
dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều này.
Bảng 2.2: Kim ngạch XNK của Trung tâm giai đoạn năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(1000USD
)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(1000USD
)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(1000USD
)
Tỷ

trọng
(%)
Tổng KN XNK 34.838,9 100 36.524,3 100 38.272,4 100
KN xuất khẩu 12.912,4 37,1 15.316,6 41,9 15.838,0 41,3
KN nhập khẩu 21.926,5 62,9 21.207,7 58,1 22.434,4 58,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động XNK của Trung tâm XNK phía Bắc giai
đoạn 2010-2012)
Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2013 đạt 32.020,7 (nghìn USD)
trong đó:
-Kim ngạch xuất khẩu : đạt 13175,6 ( nghìn USD) , bằng 98% so với cùng kỳ
năm 2012.
7
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
7
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
-Kim ngạch nhập khẩu đạt 17.845,1 ( Nghìn USD) , bằng 115% so với cùng
kỳ năm 2012
Qua số liệu về kim ngạch XNK của Trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn
2010-2012 ở bảng trên , ta thấy kim ngạch XNK của Trung tâm không biến động
nhiều trong 3 năm và ở mức khá cao, khoảng 36 triệu USD. Tuy nhiên, ta thấy rằng
kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể:
-Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu là 12,9124 triệu USD, chiếm 37,1% tổng
kim ngạch XNK. Trong khi kim ngạch nhập khẩu là 21,9265 triệu USD, chiếm
62,9% tổng kim ngạch XNK và gấp 1,7 lần so với kim ngạch xuất nhẩu.
-Giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo lên
tới 15,3166 triệu USD, chiếm 41,9% tổng kim ngạch XNK trong khi kim ngạch
nhập khẩu giảm xuống còn 20.207,7 triệu USD , chiếm 53,3 % tổng kim ngạch
XNK vào năm 2011.
-Năm 2012, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng không đáng kể lên 15.838,0
triệu USD chiếm 41,3% tổng kim ngạch XNK, trong khi đó nhập khẩu lại tăng

mạnh lên 22.434,4 triệu USD chiếm 58,6% tổng kim ngạch XNK.
Từ bẳng trên ta thấy hoạt động xuất nhập khẩu của trung tâm đang bị chững
lại với giá trị xuất khẩu tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do hiện nay các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản xuất khẩu gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật khi
xuất sang các thị trường lớn như EU, Trung Đông khiến cho số lượng hàng xuất
khẩu bị ảnh hưởng dẫn đến tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng nhẹ trong những
năm gần đây.
2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc
2.2.1.Hoạt động xuất khẩu
-Trung tâm XNK phía Bắc chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản ( lạc
nhân, tiêu đen, gạo, tinh bột sắn,dừa sấy, cà phê, chè , gia vị…), thực phẩm chế biến
( thịt, cá đóng hộp, trái cây, rau quả đóng hộp, sấy khô…) , hàng thủ công mỹ nghệ
( mây , tre, lá buông, cói , gỗ, đồ gốm sứ, sắt thủy tinh, sơn mài ) và hàng công
nghiệp nhẹ ( hàng dệt may thời trang, đồ nhựa, hàng tiêu dùng) sang thị trường các
nước trên thế giới , trong đó chủ yếu là các thị trường lớn như Mỹ, Pháp, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Anh, Nhật Bản.
8
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
a.Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng của Trung tâm
Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng tại Trung tâm XNK
phía Bắc giai đoạn 2010-2012.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng tại Trung tâm XNK phía Bắc
giai đoạn 2010-2012
Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
KNXK
(1000USD
)
Tỷ

trọng
(%)
KNXK
(1000USD
)
Tỷ
trọng
(%)
KNXK
(1000USD
)
Tỷ
trọng
(%)
Nông sản 9.504,57 73,6 11.018,4 71,9 11.175,5 70,6
TCMN 2.022,8 15,7 2.499,5 16,3 2.756,1 17,4
Thực phẩm 880,67 6,8 1076,4 7 1103,6 7
Sản phẩm khác 504,4 3,9 722,3 4,8 802,8 5,1
Tổng KN XK 12.912,44 100 15.316,6 100 15.838,0 100
(Nguồn: Báo cáo XNK của Trung tâm XNK phía Bắc theo nhóm hàng năm
2010-2012)
Theo bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN và nông sản chiếm
giá trị và tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung tâm. Cụ thể:
-Năm 2010, kim ngạch XK hàng TCMN là 2022,8 ( Nghìn USD) chiếm 15,7
%, Nông sản có giá trị XK là 9.504,57 ( Nghìn USD) chiếm 73,6%. Trong khi
hàng thực phẩm chỉ chiếm 6,8%, các sản phẩm khác chiếm 3,9% tổng kim ngạch
xuất khẩu.
-Năm 2011, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Trung tâm là 71,9% với giá trị là 11.0718,4 (Nghìn USD), đứng thứ 2
vẫn là hàng TCMN tuy nhiên mặt hàng này tăng mạnh với giá trị XK là 2499,5

(nghìn USD) với tỷ trọng là 16,3%.
-Năm 2012, hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn gấp 4 lần giá trị xuất khẩu
hàng TCMN với tỷ trọng là 73% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
-Ta thấy hàng TCMN có sự gia tăng về cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng
qua các năm. Cụ thể năm 2010 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 2.022,8 (Nghìn
USD) chiếm tỷ trọng là 15,7%. Đến năm 2011 thì có giá trị xuất khẩu tăng lên
2499,5(nghìn USD) chiếm 16,3%. Năm 2012 thì giá trị xuất khẩu là 2.756,1(nghìn
USD) chiếm tỷ trọng 17,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung tâm .
9
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
-Các nhóm mặt hàng khác có tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Có thể thấy rằng, mặc dù hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng qua các
năm nhưng tỷ trọng kim ngạch lại không tăng , thậm chí còn giảm. Cụ thể là năm
2010 hàng nông sản có tỷ trọng là 73,6%, đến năm 2011 giảm xuống còn 71,9% và
đến năm 2012 thì chỉ còn chiếm 70,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thay vào
đó, tỷ trọng các mặt hàng thực phẩm và các sản phẩm khác lại có xu hướng tăng
nhanh trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó hàng TCMN cũng tăng nhẹ.
b.Tình hình xuất khẩu theo từng mặt hàng TCMN của Tâm xuất nhập khẩu
phía Bắc
Mặt hàng TCMN của Trung tâm XNK phía Bắc rất phong phú, đa dạng, đc
chia thành 4 nhóm sản phẩm chính là: nhóm sản phẩm gốm sứ, nhóm sản phẩm
mây tre, cói, thảm, lục bình, guộc, nhóm sản phẩm tre cuốn và nhóm sản phẩm khác
( đồ gỗ, hóa mỹ phẩm, dệt may…)
Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN tại Trung tâm XNK phía Bắc
theo nhóm hàng giai đoạn 2010-2012
Nhóm sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Gốm sứ 901.154,37 921.514,26 976.768,15

Mây , tre, cói, thảm, lục bình,
guộc…
777.654,84 1.131.759,78 1.307.257,7
4
Tre cuốn 221.977,05 253.568,09 267.387,44
Khác 122.005,28 192.692,15 204.732,23
Tổng KNXK 2.022.811,5
4
2.499.534,28 2.756.145,5
6
(Nguồn: báo cáo xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-2012)
Từ bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN có xu hướng tăng đều
qua các năm trong giai đoạn 2010-2012, từ hơn 2 triệu USD năm 2010 lên đến 2,7
triệu USD năm 2012.
-Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ dao động nhẹ qua các năm
nhưng luôn có giá trị cao, tuy nhiên tỷ trọng lại đang giảm mạnh. Cụ thể năm 2010
có giá trị là 901.154,37 USD chiếm khoảng 44,5% tổng kim ngạch, năm 2011 là
921.514,26 USD chiếm khoảng 36,9% và đến năm 2012 là 976.768,15 USD chỉ
chiếm khoảng 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN.
10
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
-Sản phẩm mây tre, cói, thảm, đang là sản phẩm chủ đạo trong nhóm mặt
hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm và là nhóm sản phẩm trọng điểm trong chiến
lược xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng này tăng mạnh qua các năm. Cụ thể
là năm 2010 giá trị kim ngạch của mặt hàng này là 777.654,84 USD nhưng đã tăng
mạnh lên đến 1.307.257,74 vào năm 2012, tức là gấp 1,7 lần chỉ sau hai năm.
- Các mặt hàng còn lại cũng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

c.Thị trường xuất khẩu hàng TCMN của trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn
2010-2012
Trung tâm XNK phía Bắc là một trong những đơn vị có hoạt động xuất nhập
khẩu trên nhiều thị trường nhất, thị trường rộng lớn nhất. Trung tâm có thị trường
trên hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng chủ yếu là 3 thị trường chính: Châu Âu,
châu Á, Châu Mỹ. Dưới đây là bảng tổng kết kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của
Trung tâm tại các thị trường khác nhau.
11
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của trung tâm XNK phía Bắc tại
các thị trường giai đoạn 2010-2012
Thị trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
KNXK
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
KNXK
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
KNXK
(USD)
Tỷ
trọng
(%)

Châu Âu 916.430,44 45,3 886.130,24 35,5 932.245,23 33,8
Châu Á 448.927,29 22,2 758.213,84 30,3 985.339,89 35,8
Châu Mỹ 333.193,62 16,5 584.166,21 23,4 698.123,43 25,3
Trung Đông 270.554,89 13,4 250.667,32 10,0 130.223,45 4,7
Châu Úc 33.705,30 2,6 20.356,67 0,8 10.213,56 0.4
Tổng KNXK 2.022.811,5
4
100 2.499.534,2
8
100 2.756.145,5
6
100
( Nguồn: báo cáo kết quả giao dịch năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Trung tâm chủ yếu
tập trung ở các thị trường Châu Âu , Châu Á và Châu Mỹ với tỷ trọng luôn chiếm
hơn 85% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo bảng trên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu có sự tăng
giảm không ổn định. Năm 2010 KNXK vào thị trường này là 916.430,44 USD
chiếm tỷ trọng 45,3% tổng KNXK, nhưng đến năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu
vào thị trường này giảm xuống còn 886.130,24 4USD ,tỷ trọng cũng giảm mạnh
xuống còn 35,5%. Đến năm 2012 KNXK có tăng nhưng tỷ trọng trong tổng KNXK
vẫn giảm chỉ còn 33,8%.
Trong khi đó, cả tỷ trọng và KNXK sang thị trường Châu Á và Châu Mỹ lại
tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Chỉ trong 3 năm mà KNXK vào 2 thị trường này
đều tăng gần 2 lần. Cụ thể là KNXK vào thị trường Châu Á là hơn 448 nghìn USD
chiếm tỷ trọng là 22% và thị trường Châu Mỹ với giá trị kim ngạch là 333 nghìn USD
chiếm 16% vào năm 2010. Ngược với thị trường Châu Âu, nhìn vào bảng trên ta thấy
giá trị kim ngạch của 2 thị trường này có xu hướng tăng trong 2 năm thiếp theo. Cụ thể
tại thị trường Châu Á giá trị kim ngạch là 758 nghìn USD chiếm tỷ trọng là 30% và thị
trường Châu Mỹ là 584 nghìn USD chiếm tỷ trọng 23% vào năm 2011. Đặc biệt cả 2

thị trường này đều tăng nhanh cả về giá trị kim ngạch và tỷ trọng. Đến năm 2012 tỷ
trọng của thị trường Châu Á là 35,8% và Châu Âu là 25,3%.
Nguyên nhân của việc KNXK vào thị trường Châu Âu của Trung tâm sụt
giảm là do đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng lại khá
12
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
khó tính, các chính phủ đặt ra các yêu cầu và rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt, chặt chẽ
cho các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, nhưng Trung tâm lại chưa thực sự chú
trọng vào việc nghiên cứu thị trường và chưa có các biện pháp vượt rào cản hợp lý và
hiệu quả. Vì thế sản lượng xuất khẩu không tăng nhiều trong những năm gần đây.
d.Quy trình hoạt động
• Nhận đơn đặt hàng từ khách hàng nước ngoài.
• Nghiên cứu yêu cầu và kiểm tra nguồn hàng.
• Chào hàng
• Đàm phán và hoàn chỉnh hợp đồng
• Lãnh đạo công ty kiểm tra và ký duyệt.
• Tổ chức thực hiện hợp đồng
• Báo cáo đánh giá
• Lưu hồ sơ, dịch vụ sau giao hàng.
2.2.2.Hoạt động nhập khẩu
Trung tâm chịu trách nhiệm nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên vật
liệu và hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước phục vụ cho các doanh
nghiệp ( kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) và cho kinh doanh nội
địa của Công ty.
Quy trình hoạt động:
• Cán bộ tổng hợp và cán bộ thị trường nghiên cứu thị trường: nhu cầu tiêu dùng
trong nước hoặc nhận đơn đặt hàng từ khách hàng trong nước
 Lập phương án kinh doanh

• Lãnh đạo công ty phê duyệt phương án kinh doanh
 Cán bộ tổng hợp làm hợp đồng.
• Cán bộ nhân viên thực hiện hợp đồng ngoại: thực hiện nhập khẩu hàng hóa về nước
và chuyển vào kho.
• Cán bộ nhân viên , cán bộ thị trường đánh giá và lưu hồ sơ về nhà cung cấp và
khách hàng
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
3.1. Những thành công , tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong Trung
tâm xuất nhập khẩu phía Bắc thuộc Tổng công ty Thương Mại Hà Nội Hapro.
3.1.1.Những thành công của Trung tâm
13
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
13
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
-Trung tâm có đội ngũ cán bộ , công nhận viên có trình độ , được đào tạo
chuyên môn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
-Trung tâm luôn tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng
như trong nước
-Trung tâm thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên
liệu đầu vào, cũng như quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ trong nước.
-Tạo mối quan hệ cực kỳ gắn bó với một người đứng đầu tại các cơ sở sản
xuất được coi là bạn hàng để đảm bảo luôn có mối liên lạc tốt, ưu tiên khi thực hiện
các đơn đặt hàng, đảm bảo duy trì nguồn hàng ổn định, kịp thời phục vụ xuất khẩu.
-Liên tục nghiên cứu để mở rộng thị trường xuất khẩu vì thế sau 9 năm hoạt
động,Trung tâm đã có hoạt động xuất khẩu tại 70 quốc gia khác nhau.
-Trng tâm luôn được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp hàng xuất
khẩu có uy tín hàng đầu Việt Nam.
-Xuất khẩu thành công ngày càng nhiều mặt hàng mây tre, cói, thảm vào thị

trường các nước Châu Á như Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc
3.1.2.Những tồn tại , yếu kém và nguyên nhân
-Theo các số liệu thống kê ở bảng 2.2 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu luôn thấp
hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu vì Trung tâm chưa có các biện pháp đẩy
mạnh xuất khẩu cho các mặt hàng của mình. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do
hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản xuất khẩu gặp phải nhiều rào
cản kỹ thuật khi xuất sang các thị trường lớn như EU, Trung Đông
- Theo bảng 2.3, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản có xu hướng
giảm qua các năm trong khi nước ta là nước nông nghiệp, có thế mạnh về nông sản.
Các mặt hàng nông sản gặp phải những rào cản kỹ thuật tại các thị trường quốc tế.
-Mặt hàng gốm sứ cũng chỉ tăng nhẹ qua các năm mà không có sự thay đổi
vượt trội nào, tuy nhiên tỷ trọng của mặt hàng này thì đang giảm mạnh do các thị
trường nhập khẩu đặt ra nhiều yêu cầu cao và rào cản khi chấp nhận nhập khẩu mặt
hang này, đặc biệt là thị trường Châu Âu. (theo bảng 2.4)
-Hàng thủ công mỹ nghệ chỉ tăng nhẹ qua các năm, trong khi nước ta có lợi
thế về lực lượng nhân công dồi dào, giá rẻ nhưng mặt hàng này chưa thực sự đang
14
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
14
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
quan tâm đúng mức để phát triển. Hiên nay, Trung tâm vẫn chưa có biện pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu mặt hàng này mà chỉ thụ động nhận các đơn hàng từ nước ngoài.
- Giá đầu vào của các sản phẩm hàng mây tre đồ gỗ…của Trung tâm tăng dẫn
đến giá sản phẩm cũng tăng nhẹ, trong khi sự cạnh tranh về giá cả, thị trường tiêu
thụ, chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt. Trung tâm đã và
đang chịu sự cạnh tranh từ các công ty cũng sản xuất mặt hàng tương tự trên thế
giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
-Thị trường EU là thị trường khó tính nhưng lại là thị trường lớn và có tỷ
trọng cao nhất trong các thị trường mà Trung tâm đang tham gia.Đây là thị trường
có nhiều đối thủ cạnh tranh, các chính phủ đặt ra các yêu cầu và rào cản kỹ thuật

nghiêm ngặt nhưng Trung tâm lại chưa thực sự chú trọng vào việc nghiên cứu thị
trường và chưa có các biện pháp vượt rào cản hợp lý và hiệu quả dẫn đến tỷ trọng
xuất khẩu vào thị trường này đang sụt giảm.(theo bảng 2.5)
-Trung tâm chưa tạo lập được nhiều mạng lưới phân phối tốt trên các thị
trường tiềm năng nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật Bản. Trung tâm chủ yếu xuất khẩu
thông qua các đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu , tìm hiểu sau 4 tuần thực tập tổng hợp tại Trung tâm
XNK phía Bắc, em nhận thấy hiện nay trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm
gặp phải một số vấn đề hạn chế. Em rất muốn đóng góp một chút sức lực của mình
vào việc giúp Trung tâm hoạt động tốt và phát triển hơn bằng việc nghiên cứu các
vấn đề hạn chế đó để đưa ra các giải pháp giải quyết tốt nhất. Sau đây em xin đề
xuất 2 hướng đề tài nghiên cứu là:
- Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan, thảm, cói, lục bình vào thị
trường Châu Âu của Trung tâm XNK phía Bắc thuộc Tổng công ty thương mại Hà
Nội Hapro
-Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre
đan, thảm, cói, lục bình sang thị trường Châu Âu của Trung tâm XNK phía Bắc
thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro
15
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
15
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web cổng thông tin Hapro
/>2. Tài liệu “Quyển ISO” về các vấn đề và quy trình hoạt động của các hoạt động kinh
doanh tại Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc và của Tổng công ty thương mại Hà
Nội -Hapro
3. Báo cáo “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm xuất nhập khẩu
Phía Bắc- Tổng công ty thương mại Hà Nội giai đoạn 2010-2012”

4. Báo cáo tài chính của Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc- Tổng công ty thương
mại Hà Nội –Hapro, các năm 2010,2011,2012.
5. Báo cáo “Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc-Tổng
công ty thương mại Hà Nội giai đoạn 2010-2012”
6. Báo cáo’Kim ngạch xuất khẩu của Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc- Tổng công
ty thương mại Hà Nội, giai đoạn 2010-2012”
7. Báo cáo “Kết quả giao dịch của Trung tâm xuất nhập khẩu Phía Bắc- Tổng công ty
thương mại Hà Nội , giai đoạn 2010-2012”
8. Báo cáo “Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm xuất nhập
khẩu Phía Bắc giai đoạn 2010-2012”.
16
SVTH: Đỗ Thúy Hằng GVHD: Th.S Nguyễn Thùy Dương
16

×