Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển của công ty cổ
phần thương mại và sản xuất Thanh Nam.
1.1 Quá trình hình thành và phất triển của công ty cổ phần thương mại và
sản xuất Thanh Nam.
a, Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Thương Mại và Sản Xuất Thanh Nam- Tên giao dịch quốc tế là
Thanh Nam Trading Company. Công ty được thành lập tháng 11/1999 dựa trên nền
tảng của Công ty Siêu Thanh, theo quyết định số 4762GP/TLDN của sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội.
Công ty Thanh Nam là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các tư liệu sản xuất,
tư liệu tiêu dùng, các loại máy văn phòng, và sản xuất các loại mực giành cho máy in,
máy photocopy, máy fax…Bên cạnh đó công ty còn cung cấp dịch vụ sửa chữa các
loại máy móc văn phòng.
Một số thông tin chung về công ty:
Số tài khoản giao dịch: 102010000043368.
Tại: Sở Giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam.
Mã số thuế: 0101515527
Số điện thoại: 04.9 426 888
Fax: 04.9 426 999
Email:
b, Hình thức sở hữu.
Công ty Thanh Nam là một công ty cổ phần có vốn điều lệ là 2.600.000.000 đồng
do 3 thành viên sau góp vào:
Ông Nguyễn Hải Quang- Giám đốc công ty.
Ông Nguyễn Nhân- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Quý Hùng.
Hiện nay công ty Thanh Nam có 35 lao động, hoạt động kinh doanh tương đối tốt
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, và đảm bảo tốt đời sống của cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Năm 2003: Sản phẩm mang thương hiệu “TNT” của Công ty Thanh Nam đã
đoạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
Năm 2004: Công ty được tặng Huy chương “Vì thế hệ trẻ”, Giải thưởng danh
dự của giải Sao đỏ năm 2003, Bằng khen của Tổng cục Thuế về thành tích nộp thuế,
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bằng khen có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh và tham gia hoạt động xã hội
năm 2003.
1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Thanh Nam.
Nguồn: Tài liệu của công ty Thanh Nam
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty cổ phần thương
mại và sản xuất Thanh Nam.
Chủ tịch Hội đồng quản trị: bổ nhiệm và bãi miễn Giám đốc, Kế toán trưởng.
Chọn lựa và quyết định đưa ra sản phẩm mới vào thị trường. Quyết định các
chủ trương, chính sách kinh doanh-dịch vụ mang tính chiến lược, nghành hàng
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 2
Chủ tịch Hội
đồng quản trị
Giám đốc
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kế toán
Phòng
XNK
Phòng
Hành
chính
Phó giám đốc
Tổ giao nhận
Tổ sản xuất
Tổ bán hàng
số 2
Tổ bán hàng
số 1
Báo cáo thực tập tổng hợp
kinh doanh của công ty, sửa đổi Điều lệ khi cần thiết, thông qua quyết định các
chương trình đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn.
Giám đốc là: người tổ chức bộ máy và trực tiếp điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu bảo toàn và phát triển công ty theo
phương hướng và kế hoạch đã được HĐQT thông qua. Xây dựng cơ cấu tổ
chức quản trị và điều hành hoạt động công ty, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân
viên. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh-đầu tư-chi tiêu hàng tháng, quý, năm
trình HĐQT và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Báo cáo bằng văn bản cho HĐQT mọi hoạt động của Công ty định kỳ hoặc theo
yêu cầu đột xuất của HĐQT.
Phó giám đốc là: người thừa uỷ nhiệm Giám đốc điều hành hoạt động Công ty
khi Giám đốc vắng mặt. Triển khai thực hiện các công việc được Giám đốc giao
phó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách và kế hoạch được HĐQT thông qua.
Điều hành phòng hành chính và phòng xuất nhập khẩu.
Phòng kế toán: Thiết lập các văn bản, biểu mẫu báo cáo kế toán tài chính, quy
định thống nhất về cách ghi chép kế toán. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và
Giám đốc về công tác quản lý tài chính của Công ty. Tuân thủ đúng quy định
của nhà nước về thể lệ kế toán và sổ sách chứng từ, thực hiện đúng và đủ những
khoản thuế theo luật định, báo cáo kịp thời đến HĐQT và Giám đốc những thay
đổi của nhà nước về quản lý tài chính kế toán để có chủ trương phù hợp.
Phòng hành chính: Tổ chức bộ máy hành chính nhân sự của công ty, soạn thảo
và trình Giám đốc ký kết các hợp đồng lao động. Lập kế hoạch chi tiêu, mua
sắm thiết bị phục vụ công tác kinh doanh. Tổ chức định biên lao động, xây
dựng thang bảng lương cho toàn Công ty.
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch về mua, bán hàng hoá. Quản lý và điều hành
2 tổ bán hàng.
Phòng kỹ thuật: Có phương án bố trí tổ chức sửa chữa kịp thời các trường hợp
hư hỏng, chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa cho khách hàng. Tìm kiếm và
mở rộng những khách hàng có nhu cầu sửa chữa, bảo trì máy thiết bị văn
phòng.
Phòng xuất nhập khẩu: Làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty.
Chịu trách nhiệm về việc nhận hàng nhập khẩu. Lập kế hoạch nhập khẩu hàng
hoá đảm bảo kịp thời cho công tác bán hàng của công ty.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổ sản xuất: Thực hiện gia công, đóng gói các loại mực từ cho máy photocopy
và máy in.
Tổ bán hàng: Phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty.
Tổ giao nhận: Thực hiện giao nhận, vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của
khách hàng.
Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của
công ty Thanh Nam.
2.1 Khái quát về nghành nghề kinh doanh.
a, Khái quát nghành nghề kinh doanh
Công ty Thanh Nam chuyên phân phối các sản phẩm máy văn phòng như máy
in, máy fax, máy photocopy, máy in lazer và các thiết bị văn phòng của các hãng có uy
tín trên thế giới như Canon (Nhật Bản), Mỹ và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về máy
văn phòng với chất lượng cao.
Bên cạnh việc kinh doanh thương mại, dịch vụ thì công việc gia công đóng gói
các loại mực, từ mang thương hiệu TNT cho máy photocopy và máy in là một hoạt
động chính của công ty. Công ty nhập khẩu bột mực, bột từ, vỏ ống mực, vỏ tuí từ sau
đó tiến hành gia công đóng gói lại và phân phối trên thị trường.
Công ty đã xúc tiến hoạt động liên doanh liên kết với một vài Công ty chuyên
sản xuất mực in và bột từ nổi tiếng trên thế giới. Nghiên cứu công nghệ tiên tiến của
nước ngoài, Công ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm mực in có chất
lượng cao, giá cả hợp lý.
Hoạt động chủ yếu của công ty bao gồm:
- Nhập khẩu các loại máy thiết bị văn phòng, bột mực, bột từ cho máy photocopy
và máy in
- Gia công, đóng gói các loại mực, từ cho máy photocopy và máy in
- Bán buôn, bán lẻ các loại máy thiết bị văn phòng và các loại mực, từ cho máy
photocopy và máy in.
- Dịch vụ sửa chữa các loại máy móc thiết bị dùng cho văn phòng
b, Hoạt động kinh doanh và phương pháp áp dụng.
*Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức nhật kí chung và sử dụng phần
mềm kế toán Fast.
*Niên độ kế toán của công ty: Từ ngày 01/01 đến 31/12.
*Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng
*Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 4
Báo cáo thực tập tổng hợp
*Phương pháp tính thuế VAT: Phương pháp khấu trừ
*Phương pháp tính giá nguyên vật liệu thành phẩm xuất kho là: phương pháp bình
quân gia quyền cả kì dự trữ, đối với hàng hoá là phương pháp nhập sau xuất trước
(LIFO).
*Mua hàng: gồm mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu.
*Phương thức tiêu thụ hàng hoá gồm phương thức bán buôn và phương bán lẻ.
- Bán buôn gồm có bán buôn qua kho là hình thức công ty sẽ xuất hàng
từ kho để bán cho khách hàng. Bán buôn chuyển thẳng là hàng nhập khẩu về sau khi
hoàn thành thủ tục hải quan sẽ được chuyển thẳng đến cho khách hàng.
-Bán lẻ: bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.2 Quy trình chung của doanh nghiệp.
a, Quy trình doanh nghiệp biến sản phẩm đầu vào thành sản phẩm đầu ra.
Như đã trình bày ở trên công ty Thanh Nam vừa là doanh nghiệp kinh doanh
thương mại vừa sản xuất. Em xin mô tả quy trình biến sản phẩm mực đầu vào thành
sản phẩm mực mang thương hiệu TNT bán trên thị trường:
Khi nhận được danh mục, số lượng mực cần nhập khẩu của ban giám đốc
chuyển xuống, phòng xuất nhâp khẩu làm hợp đồng với người bán chuyển giám đốc kí
tên, đóng dấu và fax cho nhà cung cấp. Khi nhận được bản Fax lại Hợp đồng từ nhà
cung cấp, photo 3 bản chuyển phòng Kế toán 2 bản làm thủ tục vay vốn và mở L/C.
Khi nhận được L/C gốc nhà cung cấp sẽ tiến hành gửi hàng. Khi có giấy báo nhận
hàng từ đại lý tàu biển đại diện cho nhà cung cấp đó chuyển đến, phòng xuất nhập
khẩu sẽ tiến hành mở tờ khai Hải quan và làm các thủ tục cần thiết cho việc nhận hàng
tại Cảng.
Sau khi các thủ tục nhận hàng tại Cảng đã xong, tiến hành chuyển mực về kho, thủ
kho nhận mực, kiểm tra và vào thẻ kho. Người giao hàng có trách nhiệm chuyển lên
phòng kế toán các chứng từ cần thiết như: Invoice, tờ khai hải quan, hoá đơn….
Khi có yêu cầu xuất mực để sản xuất thì nhân viên phòng kế toán xuất phiếu xuất
kho giao cho người có trách nhiệm nhận mực về sản xuất. Người này sẽ cầm phiếu
xuất kho mang đến kho và yêu cầu thủ kho xuất mực để sản xuất. Sau khi xuất mực
thủ kho phải lên thẻ kho để sau này xem xét đối chiếu với sổ sách kế toán.
Người chịu trách nhiệm nhận mực sẽ chuyển số mực nhận được đưa về tổ sản xuất.
Tại tổ sản xuất sẽ tiến hành trộn mực, cân và đóng gói hoặc đóng thành ống và dán
nhãn mác. Sau khi mực đã được đóng gói hoàn chỉnh thì thành phẩm mực hoàn thiện
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 5
Báo cáo thực tập tổng hợp
sẽ lại được đưa về nhập kho dưới dạng thành phẩm hoàn chỉnh. Kế toán sẽ viết phiếu
nhập kho thành phẩm và thủ kho cũng lên thẻ kho cho số thành phẩm nhập thực tế.
b, Mô tả chi tiết công việc bán lẻ tại doanh nghiệp.
Khi có khách hàng đến công ty mua hàng, phòng kinh doanh sẽ viết lệnh xuất
hàng chuyển cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán bán hàng sẽ lập hoá đơn
GTGT 3liên và yêu cầu người mua kí vào 3liên rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám
đốc kí. Đồng thời kế toán bán hàng sẽ lập phiếu xuất kho ghi 3 liên: Liên 1 lưu tại
cuống, liên 2 giao cho thủ kho giữ, liên 3 dùng để lưu hành nội bộ không có giá trị
thanh toán và đi đường. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ cầm phiếu xuất kho liên2 lên
và yêu cầu thủ kho xuất hàng theo phiếu xuất. Sau khi thủ kho xuất hàng, thủ kho cũng
phải lên thẻ kho để sau này đối chiếu sổ sách với phòng kế toán.
Kế toán sẽ xé liên 2 giao cho khách hàng. Nếu khách hàng yêu cầu chuyển hàng
đến nơi nào đó thì kế toán giao liên 3 cho người chịu trách nhiệm chuyển hàng của tổ
giao nhận. Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu. Giá
vốn của lô hàng xuất cuối tháng phần mềm kế toán sẽ tính toán và phân bổ.
2.3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai
năm 2008 và 2009.
a, Phân tích và nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh hai năm 2008 và 2009.
Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2009
Đơn vị tính: VNĐ
STT
(1)
Chỉ tiêu
(2)
Năm 2009
(3)
Năm 2008
(4)
Mức tăng giảm
Chênh lệch (5) Tỷ lệ (%)
1 Tổng doanh thu 7.163.546.894 7.292.248.662 (128.701.768) (1,76)
2 Khoản giảm trừ DT 0 0 0 0
3 Doanh thu thuần 7.163.546.894 7.292.248.662 (128.701.768) (1,76)
4 Giá vốn hàng bán 5.088.962.322 5.670.301.048 (581.338.726) (10,3)
5 Lợi nhuận gộp 2.074.584.572 1.621.947.614 452.636.958 27,9
6 Doanh thu từ HĐTC 5.093.810 4.810.989 282.821 5,9
9 Chi phí tài chính 111.483.495 188.433.881 (76.950.386) (40,8)
Trong đó:chi phí lãi vay 111.483.495 188.433.881 (76.950.386) (40,8)
8 Chi phí BH và CPQLDN 1.566.284.281 1.325.611.325 240.672.956 18,2
9 Lợi nhuận trước thuế 401.910.606 112.713.397 289.179.209 256,6
10 Thuế thu nhập DN 70.334.846 22.490.850 47.843.996 213
11 Lợi nhuận sau thuế 331.575.760 90.222.547 241.353.213 267,5
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Thanh Nam hai năm 2008-2009
( tài liệu phòng kế toán).
*(5) Chênh lệch =(3)-(4) *Tỷ lệ = (5)/(4)
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhận xét:
Từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm 2008-2009 cho thấy
tổng doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 128.701.768 VNĐ tương ứng giảm
1,76%. Tuy nhiên giá vốn hàng bán của năm 2009 giảm so với năm 2008 là
581.338.726 VNĐ tương ứng với mức giảm là 10.3%.Giá vốn hàng bán của năm 2009
giảm mạnh so với năm 2008 là do 2 nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất là do giá mua
vào giảm, nguyên nhân thứ hai là do doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào công
việc đóng mực nên đã làm giá thành sản xuất giảm.
Tốc độ giảm của tổng doanh thu nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của giá
vốn hàng bán. Do đó, lợi nhuận gộp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 452.636.958
VNĐ tương ứng với mức tăng là 27,9%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 tăng so với năm 2008 là
282.821VNĐ. Số tiền tăng thêm là không đáng kể tương ứng với mức tăng 5.9%. Tuy
nhiên chi phí từ hoạt động tài chính năm 2009 giảm so với năm 2008 là 76.950.386
VNĐ. Chi phí tài chính của doanh nghiệp 100% là chi phí lãi vay của khoản vay và nợ
ngắn hạn. Trong năm 2009 công ty đã thanh toán được một phần nợ gốc do đó chi phí
tài chính năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 tương ứng với mức giảm là 40,8%
> Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đã tăng lên.
Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc đóng gói mực vào quá trình sản xuất thì
giá vốn hàng bán giảm đáng kể nhưng đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh của năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 240.672.956VNĐ tương ứng
với mức tăng là 18,2%.
Do những thay đổi trên thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 tăng so với
năm 2008 là 289.179.209 VNĐ tương ứng với mức tăng là 256,6% và lợi nhuận sau
thuế của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 241.353.213VNĐ.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Thanh Nam qua hai năm 2008-
2009 thì thấy các khoản giảm trừ doanh thu của cả hai năm đều bằng 0. Điều đó chứng
tỏ là chất lượng của hàng hoá, thành phẩm của công ty là rất tốt nên không hề phát sinh
các khoản giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại. Bên cạnh đó, trên báo cáo kết quả
kinh doanh cũng không hề phát sinh các khoản chiết khấu thương mại > Doanh nghiệp
nên có thêm chính sách chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng mua với số
lượng lớn.
Trong phần chi phí tài chính của công ty thì chỉ có duy nhất chi phí lãi vay >
Công ty nên có chính sách chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách
hàng thanh toán sớm và cũng đảm bảo cho công ty đủ vốn để quay vòng.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 7
Báo cáo thực tập tổng hợp
b, Phân tích và nhận xét bảng cân đối kê toán công ty hai năm 2008 và 2009.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2008-2009 Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
Mức tăng giảm
Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Phần I: Tài sản
A.Tài sản lưu động và ĐTNH 4.774.701.085 4.857.242.930 (82.541.845) (1,7)
Tiền 170.131.690 406.840.559 (236.708.869) (58,1)
Phải thu khách hàng 807.480.535 838.632.317 (31.151.782) (3,7)
Hàng tồn kho 1.768.381.165 1.701.134.481 67.246.684 4
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (41.854.827) (41.854.827) 0
Tài sản ngắn hạn khác 2.070562.522 1.868.780.747 201.781.775 10,8
B.Tài sản dài hạn và ĐT dài hạn 218.218.251 313.949.145 (95.730.894) (30,5)
Tài sản cố định hữu hình 161.607.934 226.860.678 (65.252.744) (28,8)
Tài sản cố định vô hình 1.166.667 13.999.992 (12.833.325) (91,7)
Tài sản dài hạn khác 55.443.650 73.088.475 (17.644.825) (24,1)
Tổng tài sản 4.992.919.336 5.171.192.075 (178.272.738) (3,4)
Phần II: Nguồn vốn
A.Nợ phải trả 1.972.367.291 2.403.302.007 (430.934.716) (18)
1.Nợ ngắn hạn 1.972.367.291 2.403.302.007 (430.934.716) (18)
Vay và nợ ngắn hạn 550.000.000 1.190.000.000 (640.000.000) (53,8)
Phải trả người bán 1.356.913.566 1.185.310.492 171.603.074 14,5
Khoản nợ ngắn hạn khác 65.453.725 27.991.515 37.462.210 133,8
B.Vốn chủ sở hữu 3.022.552.045 2.767.890.068 252.661.977 9,1
1.Vốn chủ sở hữu và quỹ 2.995.605.303 2.758.453.068 237.152.235 8,6
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 24.946.742 9.437.000 15.509.742 164
Tổng nguồn vốn 4.992.919.336 5.171.192.075 (178.272.738) (3.4)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Thanh Nam hai năm 2008-
2009
(tài liệu phòng kế toán).
Nhận xét bảng cân đối kế toán của công ty qua hai năm:
**Phần tài sản:
Trong năm 2009 tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty giảm so
với năm 2008 là 82.541.845 VNĐ tương ứng với mức giảm là 1,7%. Nguyên nhân là
do tiền mặt giảm đáng kể là 236.708.869 VNĐ tương ứng với mức giảm là 58,1%.
Nhìn chung công ty vẫn sử dụng tốt vốn bằng tiền trong kinh doanh tuy nhiên công ty
cũng cần chú ý đến việc đảm bảo nhu cầu giao dịch bằng tiền mặt.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hàng tồn kho năm 2009 tăng so với năm 2008 là 67.246.684 VNĐ tương ứng
với mức tăng là 4%. Mức tăng 4% là mức tăng tương đối thấp nhưng công ty lại đang
duy trì một lượng hàng tồn kho tương đối lớn nên chỉ sự tăng giảm nhỏ cũng có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Công ty có chính sách để duy trì một lượng
hàng tồn kho hợp lí để lúc nào cũng đủ hàng hoá để cung cấp cho khách hàng và đồng
thời vốn cũng không bị ứ đọng.
Khoản phải thu khách hàng năm 2009 giảm so với năm 2008 là
31.151.782VNĐ tương ứng với mưc giảm là 3,7%. Tuy nhiên, khoản phải thu khách
hàng của công ty vẫn tương đối cao do đó công ty nên có những chính sách chiết
khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm để kịp thời quay vòng
vốn. Bên cạnh đó công ty cũng phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ và phương pháp
lập dự phòng hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn.
**Phần nguồn vốn:
Trên bảng cân đối kế toán phần nợ phải trả doanh nghiệp duy trì 100% là nợ
ngắn hạn. Nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm so với năm 2008 là 430.934.716 VNĐ
tương ứng với mức giảm là 18%. Nguyên nhân là do vay và nợ ngắn hạn năm 2009
giảm so với năm 2008 là 640.000.000 VNĐ tương ứng mức giảm là 53,8% do trong
năm 2009 công ty đã trả được một phần nợ gốc vay.
Tỷ trọng nợ phải trả người bán trên tổng nợ phải trả là rất lớn đây là khoản nợ
mà công ty phải chú ý. Công ty phải chú ý đến thời hạn trả nợ để có kế hoạch quay
vòng vốn hợp lí đồng thời đảm bảo uy tín đối với người bán.
Các khoản nợ ngắn hạn khác tăng 37.462.210VNĐ tương ứng mức tăng là
133,8%. Xét về số tuyệt đối số tiền tăng lên là không đáng kể xét trên tổng nợ phải
trả nhưng xét trên con số tương đối 133,8% thì doanh nghiệp cần phải chú ý đến
nguyên nhân và có biện pháp để giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn và đảm bảo khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
** Nhận xét cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản 93,9% 95,6%
2 Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản 6.1% 4,4%
3 Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn 46.5% 39,5%
4 Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn 53,5% 60,5%
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2009 đã giảm so với năm 2008 >
công ty đã bớt phụ thuộc vào vốn đi vay > Khả năng tự chủ tài chính của công ty tăng
lên.
Nguyên tắc tài trợ của doanh nghiệp là nguyên tắc thận trọng do phần lớn nguồn
vốn dài hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn >doanh nghiệp phát sinh chi phí cơ hội.
Tuy nhiên nguồn vốn tương đối ổn định, doanh nghiệp không mất chi phí lãi vay dài
hạn.
c, Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
STT Tên (nhóm) chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 Năm 2009
1 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
2,02 2.42
Khả năng thanh toán nhanh Tổng TSLĐ- Kho
Tổng nợ ngắn hạn
1,33 1,54
Khả năng thanh toán tức thời Tiền&khoảntương đương tiền
Nợ ngắn hạn
0,17 0,09
2 Khả năng quản lý tài sản
Hệ số thu nợ Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng
8,69 8,87
Hệ số lưu kho Giá vốn hàng bán
Giá trị lưu kho
3,42 2,87
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1,41 1,43
3 Khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
0,012 0,046
Tỷ suất sinh lời trên tổng TS
(ROA)
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
0,017 0,07
Tỷ suất sinh lời trên vốn CP
(ROE)
Lợi nhuận ròng
Vốn cổ phần
0,034 0,125
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính
*Nhận xét
Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Nhìn vào tỷ số này qua hai năm 2008 và 2009
thì thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn
hạn. Tỷ số này trong năm 2009 tăng lên so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong
tổng nợ ngắn hạn nguồn vay và nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm mạnh so với năm
2008. Tỷ số này tăng chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp tăng
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 10
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhưng tốt nhất doanh nghiệp chỉ nên duy trì tỷ số này trong khoảng từ 1 > 2 để vốn
không bị ứ đọng mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số này này trong năm 2009 tăng so với năm
2008. Tỷ số này tăng nguyên nhân chính là do nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm
mạnh so với năm 2008.
Khả năng thanh toán tức thời trong năm 2009 giảm so với năm 2008. Tỷ số này
cho biết khả năng lưu động các nguồn tiền để trả nợ khi không có thu nhập từ nguồn
bán hàng. Mặc dù nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm so với năm 2008 với mức giảm là
18% nhưng do tiền trong năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 với mức giảm là
53,8%.
Nhóm tỷ số khả năng quản lý tài sản:
Hệ số thu nợ trong năm 2009 tăng so với năm 2008 tốc độ giảm của khoản
phải thu khách hàng(3,7%) lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần (1,7%). Tỷ số
này tăng là tốt vì tỷ số này mà càng lớn thì thời gian thu nợ trung bình càng nhỏ tức là
doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn và vốn được quay vòng.
Hệ số lưu kho trong năm 2009 giảm so với năm 2008 nguyên nhân do giá vốn
hàng bán tróng năm 2009 giảm so với năm 2008 trong khi hàng tồn kho lại tăng. Hệ
số này giảm là không tốt vì hệ số này giảm tức thời gian luân chuyển kho trung bình
sẽ lâu hơn > Vốn bị ứ đọng. Để giảm thời gian luân chuyển kho thì doanh nghiệp nên
giảm hàng tồn kho để vốn không bị ứ đọng > doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: tỷ số này trong năm 2009 tăng nhẹ so với năm
2008. Tỷ số này phản ánh một đồng tổng tài sản bỏ ra tạo bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Nhìn chung các tỷ số về khả năng sinh lời trong năm 2009 tăng lên so với năm
2008 do lợi nhuận ròng trong năm 2009 tăng lên đáng kể so với năm 2008 với mức
tăng là 267,5%.
2.4 Tình hình người lao động của công ty.
Qua một thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy môi trường lao động tại
công ty khá thân thiện và khiến cho người lao động rất thoải mái. Mỗi người lao động
trong doanh nghiệp được coi như một thành viên trong một gia đình. Họ được nhận
lương và được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định của nhà nước như Bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bất kì một tổ
chức nào. Nhận thức được điều này, công ty luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 11
Báo cáo thực tập tổng hợp
nhân lực. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng lao động trong công ty, chính sách tuyển
mộ nhân viên hợp lí đã tạo cho công ty một nguồn lao động có trình độ tương đối cao,
có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật hiện đại. Trình độ tay nghề của công nhân
sản xuất khá thành thạo. Chính vì vậy sản phẩm của công ty luôn tạo niềm tin cho
người sử dụng.
Các cán bộ quản lý của công ty đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, có
trình độ chuyên môn cao. Họ luôn có chính sách nhằm khuyến khích tinh thần lao động
trong công ty:
- Tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều khuyến khích đi học, bồi dưỡng
kiến thức, nâng cao chất lượng tay nghề.
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho cán bộ công nhân viên, định kỳ công nhân
viên được học về an toàn trong lao động.
- Do công nhân trực tiếp đóng mực làm việc trong môi trường độc hại nên định kỳ
6 tháng công nhân được khám sức khoẻ 1 lần.
- Thanh toán tiền lương thưởng đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
- Hàng năm, vào các dịp hè công ty cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan nghỉ
mát, du lịch.
- Công ty chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, thăm hỏi
động viên khi ốm đau.
Em xin trình bày về tình hình sử dụng lao động trong công ty như sau:
Bảng 5: Cơ cấu lao động trong công ty.
STT Tên phòng Chức vụ Trình độ chuyên môn Số lượng Luơng(VNĐ)
1 Giám đốc Giám đốc Đại học 1 15.000.000
2 Phó giám đốc Phó giám đốc Đại học 1 12.000.000
3 Phòng
kế toán
Kế toán trưởng Đại học 1 7.000.000
Nhân viên kế toán 2 Đại hoc+1 Cao đẳng 4 2.500.000
4 Phòng
Kinh doanh
Trưởng phòng Đại học 1 5.000.000
Nhân viên Đại học 3 2.500.000
5 Hành chính Nhân viên Cao đẳng 2 2.200.000
6 Phòng XNK Nhân viên Đại học 3 3.000.000
7 Kỹ thuật Nhân viên Đại học, cao đẳng 3 2.200.000
8 Tổ bán hàng Nhân viên Cao đẳng 4 1.800.000
9 Tổ giao nhận Nhân viên Trung cấp 4 1.500.000
10 Tổ sản xuất Nhân viên Trung cấp 8 2.000.000
Phần III: Nhận xét và kết luận
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 12
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh.
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Thanh Nam là một công ty được thành
lập chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng gặp nhiều khó khăn trong cơ chế
thị trường. Trên thị trường cũng có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp máy móc, thiết bị văn phòng, mực in nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cũng diễn ra khá khốc liệt.Vì vậy việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đòi hỏi
phương thức tiêu thụ của phải phù hợp.
Hiện nay công ty chưa có chủ sở chính, chưa có chi nhánh, công ty vẫn thuê ở
trong ngõ xâu nên những khách hàng đến công ty chỉ là những khách quen, rất ít có
khách hàng mới nên cầu vẫn chưa mở rộng.
Công ty chỉ có 1 trụ sở chính, chưa có chi nhánh. Công ty chỉ bán buôn cho các
tỉnh chủ yếu thông qua các đại lý thông qua hình thức mua đứt bán đoạn nên khi các
đại lý cần lấy hàng tại chủ sở chính của công ty tại Hà Nội. Vì vậy làm giảm năng suất
bán hàng cho các đại lý ở xa do bị chậm cung cấp về mặt thời gian. Mặt khác, do đại
lý là người mua hàng nên họ có quyền tự điều chỉnh giá bán hàng hoá điều này có thể
ảnh hưởng bất lợi cho công ty trong việc cạnh tranh. Hiện nay công ty cũng đang
nghiên cứu để mở rộng kênh phân phối, tuy nhiên công ty vẫn chưa triển khai do có
khó khăn về vốn.
**Bên cạnh những khó khăn đó công ty lại có rất nhiều những thuận lợi:
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn, dễ quản lý, chính sách lương
thưởng khá rõ ràng tạo sự công khai và công bằng đối với tất cả nhân viên.
Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu TNT đã có mặt ở: Hà Nội, Thái Bình,
Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh. Với 14 đại lý của công
ty và các cửa hàng bán lẻ khác ở các tỉnh.
Lực lượng lao động là những người rất trẻ có tay nghề, cần cù, có tinh thần
trách nhiệm với công việc, các nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, có kinh nghiệm và
luôn tạo động lực làm việc cho công nhân viên. Môi trường làm việc thân thiện nên
nhân viên luôn có tinh thần thoải mái, tập trung lao động.
3.2 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Tháng 12 năm nay công ty sẽ mở một showroom giới thiệu sản phẩm như: máy
in, máy photocopy và một số thiết bị văn phòng khác.
Trong năm 2011 công ty có dự định mua đất và xây dựng trụ sở chính công ty.
Kế hoạch trong 5 năm tới công ty sẽ mở chi nhánh ở các thành phố lớn như
Thanh Hoá, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định… Việc mở chi nhánh ở các thành phố
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 13
Báo cáo thực tập tổng hợp
sẽ giúp cho công ty nhanh chóng mở rộng được mạng lưới phân phối sẽ rất thuận tiện
cho các đại lý và rút ngắn được thời gian chờ hàng.
3.3 Một số đề xuất:
Trong thời gian thực tập tai công ty do thời gian có hạn nên em chỉ đưa ra một
số đề xuất nhỏ hy vọng sẽ giúp ích cho công ty trong thời gian tới:
Hiện nay công ty không có chính sách chiết khấu thanh toán. Theo em công ty
nên xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích khách hàng
thanh toán sớm đồng thời công ty cũng có vốn để quay vòng.
Nhìn trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm thì các khoản
giảm trừ doanh thu đều bằng 0. Doanh nghiệp cũng chưa có chính sách chiết khấu
thương mại > Theo em công ty cũng nên xây dựng cả chính sách chiết khấu thương
mại để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Chính sách này cũng sẽ
khuyến khích các đại lý mua nhiều hơn.
Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết bị văn phòng nên đối tượng tiêu dùng
chủ yếu là văn phòng các công ty theo em công ty nên thuê đội ngũ Marketing đến các
công ty để giới thiệu sản phẩm.
Trong thời gian thực tập em chủ yếu làm ở phòng kế toán nên em có một số đề
xuất sau: Hiện nay phòng kế toán chỉ có 1 kế toán trưởng và 4 kế toán nhân viên do đó
mỗi kế toán viên phải phụ trách nhiều phần hành kế toán, do đó nhiều khi công việc bị
quá tải đặc biệt là vào cuối tháng > vì vậy em có đề xuất công ty nên tuyển thêm 2
đến 3 kế toán viên nữa.
Theo em công ty nên mở một showroom ở mặt đường lớn nơi có tập trung
nhiều công ty nhằm giới thiệu và cung cấp sản phẩm luôn. Đồng thời cũng thu hút
những khách hàng mới đến với công ty.
Hiện nay mạng internet đang rất phát triển vì thế công ty cũng nên xây dựng
một trang web vừa để giới thiệu sản phẩm, vừa bán hàng trên mạng.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kết luận
Trong thời gian thực tập 2 tháng tại công ty Thanh Nam với sự giúp đỡ, dạy
bảo của anh chị nhân viên phòng kế toán em cũng đã học hỏi được một số những kinh
nghiệm thực tế về công việc kế toán. Bên cạnh đó em cũng thấy rõ được quy trình thủ
tục trong doanh nghiệp như là quy trình bán lẻ, quy trình biến sản phẩm đầu vào thành
sản phẩm đầu ra.
Trong báo cáo thực tập tổng hợp này vận dụng những kiến thức đã học tại
trường cùng với những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập, em đã cố gắng trình
bày những vấn đề cơ bản về quá trình hình thành, phát triển cũng như thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty Thanh Nam. Em cũng mạnh dạn đưa ra một số
đề xuất hy vọng sẽ giúp công ty phát triển trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Kế toán đã giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tai công ty. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo của trường đại học
Thăng Long đã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản báo cáo thực
tập tổng hợp này. Vì trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo thực tập tổng hợp
của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô giáo để rút ra được những kinh nghiệm cho việc nghiên cứu, học tập cũng
như công việc thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc.
Nhận xét của đơn vị thực tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần IV: Mục lục
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thương mại và sản
xuất Thanh Nam 1
1.1Quá trình hình thành và phát triển 1
a, Quá trình hình thành và phát triển 1
b, Hình thức sở hữu 1
1.2 Cơ cấu của doanh nghiệp 2
1.3 Chức năng từng bộ phận trong công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Thanh
Nam 2
Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thanh Nam 4
2.1 Khái quát về nghành nghề kinh doanh 4
a, Khái quát về nghành nghề kinh doanh 4
b, Hoạt động kinh doanh và phương pháp áp dụng 4
2.2 Quy trình chung của doanh nghiệp 5
a, Quy trình doanh nghiệp biến sản phẩm đầu vào thành sản phẩm đầu ra 5
b, Mô tả chi tiết công việc bán lẻ tại doanh nghiệp 5
2.3 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 6
a, Phân tích và nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh hai năm 2008 -2009 6
b, Phân tích và nhận xét bảng cân đối kế toán hai năm 2008 -2009 7
c, Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 10
2.4 Tình hình người lao động 12
Phần III: Nhận xét và kết luận 13
3.1 Nhận xét môi trường kinh doanh 13
3.2 Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới 14
3.3 Một số đề xuất 14
Phần IV: Mục lục 18
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nguyễn Thị Ngọc-A11065 18