Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp Phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.69 KB, 26 trang )

Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các số liệu về tài chính từ năm 2011 – 6/2013
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của TOCONTAP từ 2011-6/2013
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của từng hoạt động từ 2011-6/2013
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2011 - 6/2013
Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu chính của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Bảng 3.1: Doanh thu trong năm năm gần đây ( 2008 – 2012)
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TOCONTAPI: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm
2. XNK: Xuất nhập khẩu
3. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
1
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước hôi nhập với nền kinh tế thế giới với sự tham gia
nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những thành công đạt được
từ việc toàn cầu hóa thì Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cũng
gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau, Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Tạp phẩm – TOCONTAP HANOI cũng đạt được những thành công
đáng kể góp phần làm phát triển đất nước nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, và tồn
tại những yếu kém mà công ty đã và đang khắc phục.


Là sinh viên lớp K46E5 - Khoa Thương Mại Quốc Tế, em đã được tham gia
thực tập tại phòng XNK 5 - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm. Trong thời
gian thực tập tại công ty em đã được tìm hiểu hoạt động của các phòng ban, các
hoạt động kinh doanh của công ty. Với việc tiếp xúc thực tế với các hợp đồng xuất
khẩu, nhập khẩu, tham gia tìm hiểu quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và thực
hiện hợp đồng, đã cung cấp cho em nhiều kiến thức thực tế, kiến thức chuyên ngành
củng cố thêm những kiến thức được học tại nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm, đặc
biệt là phòng XNK 5 đã tạo mọi điều kiện cho em được làm việc, tìm hiểu những
thông tin, kiến thức. Em cũng chân thành cảm ơn ThS. Lê Quốc Cường đã tận tình
hướng dẫn để em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
Với những kiến thức cả trong học tập và trong quá trình thực tập tại công ty
cùng sự hiểu biết của bản thân em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo này. Tuy
nhiên, vì kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp của thầy để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn!
2
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU TẠP PHẨM
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Tạp Phẩm
1.1.1. Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm – tiền thân của công ty xuất nhập khẩu Tạp
phẩm
- Năm thành lập: Ngày 05 tháng 03 năm 1956
- Cơ quan chủ quản:
 Từ 1956 – 1960 là Bộ Công thương – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
 Từ 1960 – 1976 là Bộ Ngoại thương - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
 Từ 1976 – 1993 là Bộ Ngoại thương – Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Lĩnh vực hoạt động: Xuất khẩu tổng hợp, trừ máy móc thiết bị lớn ( thiết bị toàn

bộ), khoáng sản,phân bón , hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, vũ khí,
xăng dầu.
- Chi nhánh và văn phòng đại diện: Chi nhánh tại TP.Hải Phòng và TP.HCM, 1 công
ty tại Đức và đại diện thương mại tại 16 quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm – tiền thân của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Tạp phẩm
- Năm thành lập: Ngày 31 tháng 03 năm 1993.
- Lý do thành lập: Theo chủ trương xắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước trên toàn quốc.
- Vốn kinh doanh: 47.199.110.042 VND.
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thương Mại – Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Lĩnh vực hoạt động: Xuất nhập khẩu tổng hợp, trừ vũ khí, xăng dầu, dược phẩm
- Chi nhánh văn phòng đại diện, xí nghiệp sản xuất:
 Chi nhánh văn phòng đại diện: Chi nhánh tại TP. Hải Phòng, TP.HCM, tỉnh Hưng
Yên, 1 công ty tại Đức và đại diện thương mại tại 16 quốc gia trên thế giới.
 Xí nghiệp sản xuất: Có 3 xí nghiệp sản xuất trong nước và 1 xí nghiệp liên doanh
sản xuất tại CHDCND Lào.
1.1.3. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm
- Năm thành lập: Ngày 01 tháng 06 năm 2006.
- Lý do thành lập: Theo tiến trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước.
- Tên giao dịch tiếng Anh của công ty: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES
IMPORT AND EXPORT CORPORATION.
- Tên giao dịch: TOCONTAP HANOI.
- Trụ sở chính: 36, phố Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam.
- Website: www.tocontaphanoi.com
- Vốn điều lệ: 34.000.000.000 VND ( Ba mươi tư tỷ đồng Việt Nam).
- Cơ cấu vốn: Nhà nước nắm giữ 10.013.000.000 đồng ( 29,45%), các cổ đông nắm
giữ 23.987.000.000 đồng (70,55%).
- Chi nhánh và nhà máy:
3
Ban giám đốc

Các phòng chức năng
Các phòng kinh doanh
Các chi nhánh
Phòng tài chính-kế toán
Phòng tổng hợpPhòng hành chính
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Hưng Yên
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Đồng Tháp
Phòng XNK 1
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7Phòng XNK 8
Phòng kho vận
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
 Chi nhánh: Chi nhánh tại TP. Hải Phòng, TP.HCM, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Đồng
Tháp.
 Xí nghiệp sản xuất trong nước:
• Xí nghiệp liên kết kinh tế TOCAN ( với Canada) tại quận Thanh Xuân – Hà Nội.
• Công ty liên doanh Đông Hải Phúc ( với Trung Quốc) tại Khu công nghiệp Hưng
Yên, xã Chi Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Ghi chú: Cả hai liên danh hết thời hạn liên danh và chấm dứt hoạt động từ ngày
01/01/2009.
• Nhà máy chế biến dầu ăn tại Tổ 2, ấp An Hòa, xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, công nghệ phẩm, sản

phẩm dệt, may, da giầy (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm).
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất
(trừ hóa chất Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa
(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
- Tổ chức gia công, chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức
trong và ngoài nước.
- Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát, (không bao gồm kinh doanh quán bar).
- Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in.
- Mua bán sắt thép, phế liệu, phá dở tàu biển củ làm phế liệu trong nước.
- Kinh doanh phân bón máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp (không bao gồm
thuốc bảo vệ thực vật).
- Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ,
- Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
- Kinh doanh gỗ ép định hình.
- Sản xuất và mua bán hàng thêu, hàng may mặc.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm: Ban giám đốc có 1 Tổng giám đốc và 2 Phó
Tổng giám đốc, 3 phòng quản lý chức năng, 8 phòng xuất nhập khẩu chuyên
doanh .
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
4
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Nguồn: Phòng tổng hợp – Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
 Chức năng của các phòng ban và chi nhánh:
- Phòng XNK 1:Chuyên nhập khẩu giấy, bột giấy và các sản phẩm khác. Bên cạnh đó
phòng còn xuất nhập khẩu các dụng cụ và thiết bị công nghiệp, thép ống, sản phẩm
điện và điện tử công nghiệp.
- Phòng XNK 2: Chuyên kinh doanh văn phòng phẩm, mặt hàng mỹ phẩm, đồ thể

thao, hàng gốm sứ thủy tinh, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trẻ em, hóa chất, thiết bị
garage, nguyên liệu để sản xuất đồ điện, các sản phẩm từ cao su như lốp xe đạp, xe
máy, ống cao su.
- Phòng XNK 3: Chuyên doanh các sản phẩm ngành dệt, hàng may mặc, vải, các sản
phẩm dệt từ len và dạ, quần áo bảo hộ lao động, bàn ghế, gang tay, máy xây dựng,
các sản phẩm từ nhựa…
- Phòng XNK 5: Kinh doanh tạp phẩm, vật dụng gia đình, cá hồi tươi, thực phẩm
đóng hộp, rượi vang, rượi mạnh, thiết bị y tế, thí nghiệm, khoa học…
- Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh dụng cụ sử dụng điện, máy móc, dụng cụ cầm
tay, dây cáp, dây điện, đèn điện, thiết bị văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ…
- Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, máy công
nghiệp, giày dép các loại,…
- Phòng XNK 8: Sản phẩm gốm sứ, sơn mài, gạo, bột mì, dầu cọ, thảm đay, len, thiết
bị giáo dục, đồ gốm sứ, thép cuộn, thép tấm, máy lọc nước, lò vi sóng, máy công
nghiệp khác…
- Phòng kho vận: Là đơn vị giao nhận hàng hóa tại Hà Nội.
5
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
- Các chi nhánh: Được thành lập để mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường cạnh
tranh và thu thập thông tin. Riêng chi nhánh Hải Phòng có chức năng mua bán,
chuyển tiếp các sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu tại cảng Hải Phòng.
Chi nhánh Tp.HCM kinh doanh xuất nhập khẩu tại các tỉnh phía Nam và
đồng bằng Sông Cửu Long.
Chi nhánh Hưng Yên phụ trách hoạt động kinh doanh tai tỉnh Hưng Yên.
1.4. Tình hình nhân lực
Công ty hiện nay có 87 cán bộ công nhân viên, có hợp đồng lao động, hưởng
lương, BHXH, BHYT theo hệ thống lương của Nhà nước và theo quy chế khoán
của công ty. Trong đó, 72 người có trình độ Đại học và trên Đại học và 14 người có
trình độ trung cấp, cao đẳng; 1 người lao động phổ thông.

1.5. Cơ sở vật chất của công ty
Trụ sở chính của công ty đặt tại 36 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội với
toàn bộ phòng ban được đặt tại đây. Trang thiết bị tại trụ sở chính và các chi nhánh
được trang bị đầy đủ điện thoại, máy in, máy fax, máy tính, điều hòa nhiệt độ, kết
nối internet
Ngoài ra còn các tài sản cố định tại các chi nhánh: Hải Phòng ( 96A Nguyễn
Đức Cảnh và 30, đường Trần Thành Ngọ, Kiến An), thành phố Hồ Chí Minh ( 129,
Cô Bắc, Quận 1 và 1168D, đường 3/2, phường 10, Quận 11), Hưng Yên ( Văn Lâm,
Trưng Trắc, Văn Lâm = 25.888 m
2
).
Tại cơ sở sản xuất ở Đồng Tháp diện tích khoảng 1.700 m
2
, với hệ thống máy
móc mới được trang bị đầy đủ, áp dụng công nghệ hiện đại.
1.6. Tình hình tài chính của công ty
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Doanh
thu, lợi nhuận, tổng tài sản, tổng nợ phải trả…Các chỉ tiêu này thể hiện được tình
hình tài chính ổn định của công ty qua các năm.
Bảng 1.1: Các số liệu về tài chính từ năm 2011 – 6/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Danh mục Năm 2011 Năm 2012 30/6/ 2013
1 Tổng tài sản 981,151 933,354 930,241
2 Tổng nợ phải trả 899,679 846,264 895,200
3 Tài sản ngắn hạn 957,709 899,654 851,461
4 Nợ ngắn hạn 899,351 846,264 822,371
5 Doanh thu thuần 2.920,540 3.089,819 1.608,541
6 Lợi nhuận trước
thuế
13,522 18,181 9,248

7 Lợi nhuận sau thuế 12,227 12,644 6,474
Nguồn: Phòng tổng hợp – Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
6
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Từ bảng trên ta có thể thấy, tổng tài sản và các khoản nợ của công ty qua các
năm đã giảm, nhưng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng lên.
Chứng tỏ công ty đã kinh doanh thành công , thu về lợi nhuận và đảm bảo được
nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
7
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Chương 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Tạp phẩm
2.1.1. Hoạt động kinh sản xuất doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm – TOCONTAP HANOI là doanh
nghiệp Nhà nước có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Công ty đã có bề dày
lịch sử về buôn bán quốc tế và có thị trường hoạt động rộng lớn trên khắp thế giới.
Trong đó có các hoạt động chính:
- Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty như sản phẩm dệt
may, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ, các sản phẩm nông sản như gạo,
cà phê, chè, hạt điều,…Nhưng trong các năm gần đây, công ty không những chỉ tập
trung vào các mặt hàng truyền thống, mà còn tìm kiếm nhiều mặt hàng mới như mủ
cao su, dầu ăn…những mặt hàng mới đã chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong kim
ngạch xuất khẩu của công ty và trong mấy năm gần đây đã trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của công ty.
- Nhập khẩu và kinh doanh nội địa: Các hoạt động nhập khẩu của công ty chiếm phần
lớn hoạt động kinh doanh. Công ty tiến hành nhập khẩu nhiều sản phẩm từ hàng

phục vụ tiêu dùng cá nhân đến các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Như các mặt hàng: Thức ăn gia súc, máy móc thiết bị, rượi và đồ uống, bánh kẹo,
hóa chất…Công tác kinh doanh nhập khẩu của công ty đã vào “khuôn lệ”, hợp tác
với nhiều đối tác ở thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan….Sau khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, công ty tổ chức các hoạt
động phân phối, kinh doanh trong nước.
- Hoạt động sản xuất: Từ khi được thành lập công ty đã tiến hành sản xuất nhiều loại
mặt hàng như hàng dệt may, văn phòng phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, bia, mỳ ăn
liền, sản phẩm từ gỗ… Công ty có nhiều xí nghiệp sản xuất trong nước liên doanh
với các nước ngoài ( Canada, Trung Quốc). Tuy nhiên, từ sau năm 2007 công ty đã
ngừng sản xuất các mặt hàng đó. Hiện tại, sản xuất của công ty chỉ là hoạt động sản
xuất dầu ăn tại chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
8
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Kể từ năm 2006 sau khi tiến hành cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh của công
ty đã không ngừng mở rộng và phát triển, kết quả kinh doanh cũng được nâng cao.
- Kết quả kinh doanh của công ty:
Công ty luôn duy trì kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng qua các năm.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của TOCONTAP từ 2011-6/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 30/6/2013
1 Tổng doanh thu 2.928,841 3.093,320 1.609,779
2 Chi phí 2.915,319 3.075,141 1.600,529
3 Lợi nhuận trước thuế 13,522 18,181 9,248
4 Lợi nhuận sau thuế 12,227 12,644 6,474
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tài chính – Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Từ bảng trên ta thấy rõ hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được hiệu quả:
• Về tổng doanh thu công ty tăng qua các năm với mức tăng khác nhau. Năm 2012,

doanh thu của công ty tăng 164,478 tỷ đồng tăng 5,6% so với năm 2011. Riêng năm
2013, tuy chưa có số liệu tổng hợp cụ thể nhưng đến tháng 6/2013 tổng doanh thu
ước tính tăng khoảng 4,08%.
• Về lợi nhuận sau thuế nhìn chung cũng tăng qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận sau
thuế của công ty tăng 0,417 tỷ đồng tăng 3,41% so với năm 2011. Đến tháng
6/2013, lợi nhuận ước tính tăng khoảng 2,45 % so với năm 2012.
- Đóng góp của từng hoạt động trong kết quả kinh doanh:
Doanh thu của công ty tăng lên trong các năm. Trong đó đóng góp vào doanh
thu của công ty chính là hoạt động nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Hoạt động xuất
khẩu và hoạt động sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu của công ty.
Năm 2011, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu và kinh doanh nội địa đạt
105,229 triệu USD chiếm 72,33% doanh thu thuần của công ty, năm 2012 đạt
123,904 triệu USD tăng 18,675 triệu USD so với năm 2011 và chiếm 83,52% doanh
thu thuần. Đến tháng 6/2013, doanh thu từ nhập khẩu và kinh doanh nội địa ước
tính chiếm khoảng 84,09% doanh thu thuần.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của từng hoạt động từ 2011-6/2013
Đơn vi: Triệu USD và %
STT Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
1
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
145,481 100 148,349 100 76,466 100
9

Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
2
Xuất khẩu
27,978 19,23 16,376 11,04 7,183 9,39
3
Nhập khẩu và kinh doanh
nội địa
105,229 72,33 123,904 83,52 64,300 84,09
4 Sản xuất 12,274 8,44 8,069 5,44 4,983 6,52
Nguồn: Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Doanh thu hoạt động xuất khẩu giảm dần qua các năm. Năm 2011, doanh thu
từ xuất khẩu đạt 27,978 triệu USD chiếm 19,23% doanh thu thuần. Năm 2012,
doanh thu từ xuất khẩu giảm 11,602 triệu USD chỉ chiếm 11,04% doanh thu thuần.
Đến tháng 6/2013, doanh thu từ xuất khẩu được dự đoán tiếp tục giảm chỉ chiếm
9,39% doanh thu thuần.
Về hoạt động sản xuất của công ty chỉ là hoạt động sản xuất mặt hàng dầu ăn
vì vậy doanh thu mang về còn nhỏ và chiếm tỷ lệ ít. Năm 2011, doanh thu từ sản
xuất đạt 12,274 triệu USD chiếm 8,44% doanh thu thuần. Năm 2012, hoạt động sản
xuất của công ty đã giảm chỉ chiếm 5,44 % doanh thu thuần.Tuy nhiên, nửa năm
2013 nhìn chung hoạt động sản xuất của công ty đã được tăng lên nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng nhỏ khoảng 6,52%.
2.2. Hoạt động thương mại quốc tế
Hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế của công ty chỉ bao gồm: Hoạt động
xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ 2011 - 6/2013
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Tổng kim ngạch XNK 133,208 117,381 55,752
Kim ngạch xuất khẩu 27,978 16,376 7,183

Kim ngạch nhập khẩu 105,229 101,004 48,569
Nguồn: Phòng tổng hợp-Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế đất nước, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của công ty có xu hướng giảm từ năm 2011. Theo đó là kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu cũng giảm qua các năm. Năm 2012, kim ngạch xuất
nhập khẩu giảm 15,827 triệu USD và giảm 11,88% so với năm 2011, năm 2013
được dự đoán là tiếp tục giảm khoảng 4,85% so với năm 2012. Nhưng ta thấy rõ
trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty thì kim ngạch nhập khẩu chiếm một tỷ
trọng lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011, kim ngạch nhập
10
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
khẩu chiếm khoảng 79% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2012 chiếm 86%,
đến tháng 6/2013 chiếm khoảng 87,12%.
2.2.1. Xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu.
- Về mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu của công ty đã bị thu hẹp rất nhiều, chỉ
còn xuất khẩu một số mặt hàng: Mủ cao su, dầu ăn, cà phê…
Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Đơn vị: Triệu USD và %
STT Nhóm/ Mặt
hàng
Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị

Tỷ
trọng
1 Mủ cao su 13,480 48,18 8,450 51,6 3,362 46,8
2 Gạo 1,343 4,8 0,949 5,8 0,533 7,4
3 Hàng may mặc - - 0,134 0,82 0,330 4,6
4 Dầu ăn 11,191 40,0 5,913 36,1 2,198 30,6
5 Mây tre - - - - - -
6 Gốm sứ - - - - - -
7 Cà phê 0,839 3,0 0,123 0,75 0,320 4,45
8 Nhân hạt điều 1,125 4.02 0,807 4,93 0,442 6,15
9 Tổng cộng 27,978 100 16,376 100 7,183 100
Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có xu hướng giảm qua các
năm. Mủ cao su mới được đưa vào xuất khẩu năm 2007 nhưng mặt hàng này chiếm
tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Năm 2011 đạt 13,480
triệu USD chiếm 48,18%, đến tháng 6/2013 tuy đã giảm xuống đạt khoảng 3,362
triệu USD tương ứng 46,8% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Thứ hai là mặt hàng dầu ăn, kim ngạch xuất khẩu dầu ăn giảm qua các năm.
Năm 2011, giá trị xuất khẩu dầu ăn là 11,191 triệu USD chiếm 40%, nhưng năm
2012 giá trị xuất khẩu đã giảm đi 5,278 triệu USD giảm 3,9%. Năm 2013 dự đoán
sẽ tiếp tục giảm, trong 6 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu chỉ đạt 2,198 triệu USD
chiếm 30,6% . Tiếp theo là các mặt hàng nhân hạt điều và cà phê, nhưng giá trị xuất
khẩu vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Hàng may mặc vốn là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty, tuy
nhiên từ sau khi công ty ngừng sản xuất mặt hàng này cũng như với sự phát triển
11
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
của nhiều công ty may mặc trong nước như Việt Tiến, May 10…thì giá trị xuất
khẩu của mặt hàng này còn rất nhỏ. Năm 2011 thì không có đơn hàng, năm 2012 có

tăng lên nhưng chỉ đạt 0,134 triệu USD chiếm 0,82%, đến năm 2013 thì có phát
triển hơn chiếm 4,6%.
Đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ: Gốm sứ, mây tre đan…trước là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực. Nhưng trong những năm gần đây không có đơn hàng nào, công
ty cũng không tiến hành xuất khẩu một phần do các mặt hàng này biến động liên tục
cần sự thay đổi mẫu mã, chủng loại, công ty lại không có cơ sở sản xuất trực tiếp,
lợi nhuận mang lại thấp, rủi ro xuất khẩu cao như dễ mốc, dễ vỡ…và bên cạnh đó
cũng có nhiều công ty xuất khẩu chuyên về mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
- Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của công ty khá đa dạng, hiện công
ty xuất khẩu ra 15 thị trường trên thế giới.
- Thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường này tương đối ổn định và tăng lên qua các năm. Năm
2011, xuất khẩu đạt 21,949 triệu USD chiếm 78,45%, năm 2012 giá trị xuất khẩu
mặc dù giảm 8,265 triệu USD nhưng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu chiếm
83,56% tăng 5,11% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 tỷ trọng tăng lên 84,56%
và tăng 6,115 so với năm 2011 và tăng 1,00% so với năm 2012. Giá trị xuất khẩu
vào Trung Quốc lớn như vậy vì đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu mủ cao su từ
công ty. Tiếp theo là Philippin là thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của công ty, kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường này cũng tăng lên qua các năm từ 6,30% (năm
2011) lên 7,30% ( 6/2013). Còn các thị trường khác công ty vẫn xuất khẩu nhưng tỷ
trọng rất nhỏ, cũng không duy trì thường xuyên chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách
hàng. Thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tuy mới được công ty khai
thác nhưng rất khả quan, tỷ trọng duy trì tương đối ổn định qua các năm từ 0,75% (
năm 2011) và 0,6% ( đến 6/2013). So với các năm trước thì giai đoạn này thị trường
của công ty đã bị thu hẹp lại, trong đó thị trường khá quan trọng là Canada, đây là
thị trường nhập khẩu chổi quét sơn của công ty. Công ty không xuất khẩu sang
Canada vì đã chấm dứt liên doanh sản xuất với Canada về chổi quét sơn do đó hoạt
động xuất khẩu cũng giảm xuống và ngừng xuất khẩu từ năm 2011 trở lại đây.
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Đơn vị: Triệu USD và %

12
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
ST
T
Thị trường
Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
1 Trung Quốc 21,949 78,45 13,684 83,56 6,074 84,56
2 Philippin 1,763 6,30 1,181 7,2 0,524 7,30
3 Mỹ 0,730 2,61 0,622 3,80 0,201 2,80
4
Các tiểu vương quốc
Ả rập thống nhất
0,489 1,74 0,294 1,80 0,043 0,6
5 Các thị trường khác 3,047 10,89 0,595 3,63 0,341 4,75
6 Tổng cộng 27,978 100 16,376 100 7,183 100
Nguồn: Phòng tổng hợp – Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
- Về quy trình xuất khẩu:
Công ty tiến hành tập trung nguồn hàng từ các công ty trong nước như Công ty May
Hải Hưng, Tổng công ty lương thực, doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam về mặt
hàng mủ cao su, gạo…Sau đó công ty sẽ tiến hành xuất khẩu cho các doanh nghiệp

nước ngoài. Các bước tiến hành xuất khẩu:
 Đàm phán và ký kết với khách hàng các điều khoản hợp đồng
 Sau khi ký kết hợp đồng, người mua hàng nước ngoài sẽ mở L/C cho người bán.
Khi nhận được L/C (L/C mở bằng tiếng Anh) bên bán kiểm tra nội dung L/C có phù
hợp với các điều khoản trong hợp đồng .
 Tìm hiểu các hãng tàu về: Giá cả, thời gian chạy,…để xác định được việc thuê hãng
tàu nào vận chuyển hàng của mình với chất lượng tốt nhất và giá phù hợp nhất.
 Chuẩn bị hàng hóa theo số lượng, chủng loại như L/C đã quy định.Yêu cầu hãng tàu
chuyển Container đến kho hàng của người bán để chuẩn bị đóng hàng.
 Làm thủ tục hải quan: Mở tờ khai hải quan hàng xuất khẩu tại Hải quan. Sau khi đã
được Hải quan tiếp nhận tờ khai và làm thủ tục kiểm hóa hàng hóa trước khi hải
quan niêm phong kẹp chì để làm thủ tục xuất hàng . Kéo Container hàng xuống
Cảng Hải Phòng để làm thủ tục xếp hàng lên tàu
 Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu bằng tiếng Anh:
• Yêu cầu hãng tàu cấp B/L, kiểm tra nội dung ghi trên B/L ngay khi tàu khởi hành.
Mua bảo hiểm cho lô hàng (Nếu trong L/C quy định). Lập trình Invoice, Packing
List theo như L/C yêu cầu.
• Lập đơn đề nghị Phòng thương mại và công nghiệp VIệt Nam cấp C/O, trường hợp
khách hàng nước ngoài thuộc thành viên các nước ASIAN thì phải xin giấy chứng
nhận xuất xứ FORM D do Bộ Thương mại cấp.
• Sau khi hoàn thiện bộ chứng từ người bán phải gửi bằng E-mail hoặc Fax ngay cho
người mua hàng kèm theo chi tiết thông báo giao hàng: Tên tàu, ngày tàu chạy, số vận
đơn và đồng thời xuất trình bộ chứng từ gốc ra ngân hàng để thanh toán tiền.
2.2.2. Nhập khẩu
13
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của công ty, mang về doanh thu và lợi
nhuận lớn. Hiện nay hoạt động nhập khẩu của công ty cũng được phát triển và mở
rộng có nhiều đối tác trên thế giới.

- Về mặt hàng nhập khẩu: mặt hàng nhập khẩu của công ty khá đa dạng, nhóm mặt
hàng thức ăn gia súc, nguyên liệu dầu và thành phẩm, máy móc thiết bị các loại
chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu, các mặt hàng khác chiếm
khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu.
Thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất, giá trị nhập khẩu giảm
qua các năm. Năm 2011, giá trị nhập khẩu là 40,799 triệu USD chiếm 38,77% đến
năm 2012 giá trị giảm 2,584 triệu USD giảm 0,93% so với năm 2011, sáu tháng đầu
năm 2013 cũng giảm 0,32% so với năm 2012.
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của TOCONTAP từ 2011- 6/2013
Đơn vị : Triệu USD và %
STT Mặt hàng
Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
1 Thức ăn gia súc 40,799 38,77 38,215 37,84 18,223 37,52
2
Nguyên liệu dầu ăn
và thành phẩm
20,080 19,08 19,826 19,63 9,345 19,24
3
Hạt nhựa và nguyên
liệu chất dẻo
12,088 11,49 12,757 12,63 6,163 12,69

4 Máy móc thiết bị 11,204 10,65 11,878 11,76 5,812 11,97
5 Sắt các loại 3,671 3,49 2,283 2,26 1,015 2,09
6 Bột ngọt 2,919 2,77 2,060 2,04 0,869 1,79
7 Rượu và đồ uống 2,112 2,01 1,869 1,85 0,947 1,95
8 Bánh kẹo và hoa quả 1,408 1,34 1,283 1,27 0,670 1,38
9 Hóa chất 1,235 1,17 1,323 1,31 0,495 1,02
10
Đồ điện gia dụng và
phụ tùng
1,126 1,07 1,242 1,23 0,607 1,25
11 Các mặt hàng khác 8,586 8,16 8,267 8,18 4,422 9,10
12 Tổng 105,229 100 101,004 100 48,569 100
Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Đứng thứ hai là nguyên liệu dầu ăn và thành phẩm, tỷ trọng lớn trong kim
ngạch nhập khẩu. Từ năm 2011, mặt hàng này tăng nhẹ và tương đối ổn định, chiếm
tỷ trọng khoảng 19% trong các năm. Cũng có giá trị nhập khẩu ổn định là hạt nhựa
và nguyên liệu chất dẻo, giá trị nhập khẩu tăng nhẹ qua các năm, có giá trị nhập
khẩu đúng thứ 3. Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị
14
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
của công ty tăng nhanh so với những năm trước, cho thấy nhu cầu hiện đại hóa, áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật ngày càng cao.
Các mặt hàng khác có giá trị nhập khẩu cón nhỏ, có sự thay đổi trong giá trị
nhập khẩu qua từng năm.
- Về thị trường nhập khẩu: Công ty nhập khẩu từ nhiều nước như thức ăn gia súc
nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ; nguyên liệu dầu ăn và thành phẩm nhập chủ yếu từ
Malaysia, Indonesia; hạt nhựa và nguyên liệu nhập từ Trung Đông, Nhật Bản, Hàn
Quốc; máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… và
nhiều nhà cung cấp khác trên thế giới.

Bảng 2.7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu chính của TOCONTAP từ 2011-
6/2013
Đơn vị: Triệu USD và %
STT Thị trường
Năm 2011 Năm 2012 6/2013
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
1 Nhật Bản 28,128 26,73 33,786 33,45 7,854 16,17
2 Trung Quốc 7,587 7,21 11,302 11,19 8,475 17,45
3 Hàn Quốc 7,619 7,24 3,646 3,61 2,851 5,87
4 Thái Lan 5,293 5,03 3,050 3,02 6,440 13,26
5 Indonesia 1,136 1,08 3,374 3,34 7,689 15,83
6 Mỹ 7,124 6,77 3,606 3,57 1,132 2,33
7 Các thị trường khác 48,342 45,94 42,24 41,82 14,128 29,09
8 Tổng cộng
105,229 100 101,00
4
100 48,569 100
Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Thị trường nhập khẩu của công ty cũng rất đa dạng, công ty cũng tích cực tìm
kiếm các nhà cung cấp ở các thị trường khác nhau để có thể nhập khẩu hàng với giá
rẻ nhất. Nhìn chung, thị trường Nhật Bản là thị trường trọng điểm nhập khẩu máy
móc thiết bị. Năm 2011 giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản là 28,128 triệu USD chiếm

26,73%, năm 2012 giá trị đã tăng lên 5,658 triệu USD ứng với 6,72% so với năm
2011. Nhưng đến 6/2013, giá trị nhập khẩu đã giảm hơn một nửa chỉ chiếm 16,17%.
Nguyên nhân chính là công ty đã tìm được những đối tác cung cấp ở các thị trường
khác: Singapore, Thái Lan…mà giá cả lại phải chăng.
Thị trường Trung Quốc trong mấy năm gần đây tăng lên nhanh. Đến 6/2013
ước tính đạt khoảng 8,475 triệu USD chiếm 17,45% tăng lên 10,24% so với năm
2011. Đây là thị trường cung cấp máy móc thiết bị, thức ăn gia súc chính cho công
ty. Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu về
đồ điện gia dụng. Riêng hai thị trường Thái Lan và Indonesia trong sáu tháng đầu
15
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
năm 2013 đã tăng lên rất mạnh. Công ty nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường này
một số loại máy móc, nguyên liệu dầu ăn và thành phẩm về tiến hành sản xuất.
Ngoài các thị trường chính thì công ty còn nhập khẩu ở nhiều thị trưởng khác
nhau với giá trị thay đổi qua các năm.
- Quy trình nhập khẩu:
Công ty nhập khẩu sản phẩm từ các nước trên thế giới về để cung cấp và
phân phối cho các công ty, đơn vị trong nước như : Công ty TNHH TM &DV Tổng
Hợp Toàn Cầu, Bệnh viện TW 108, Bệnh viện K, Công ty TNHH Đại Hữu… Quy
trình nhập khẩu của công ty đối với mỗi mặt hàng và thị trường không giống nhau
nhưng gồm các bước chủ yếu sau:
 Nghiên cứu thị trường: Đối với thị trường trong nước thì công ty tiến hành thu thập
thông tin, tổng hợp thông tin, phân tích và rút ra nhận xét về tình hình thị trường
trong nước. Đối với thị trường nước ngoài công ty tìm kiếm thông tin qua internet
qua một số cổng thông tin như ttnn.com.vn, ngoaithuong.vn, fita.org, ecvn.com,
europages.net… đây là những website cung cấp thông tin về các nhà xuất khẩu của
một số thị trường.
 Lập phương án kinh doanh: Công ty chủ yếu tiến hành định giá và xét duyệt
phương án kinh doanh.

 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng: Trong quá trình giao dịch công ty thường
yêu cầu đối tác gửi catalogue, chuẩn bị các điều khoản về giá cả, chất lượng, số
lượng… để tiến hành đàm phán chủ yếu qua thư điện tử, điện thoại, fax, đàm phán
trực tiếp.Việc ký kết hợp đồng của công ty chủ yếu là dưới hình thức thư điện tử
được thực hiện bởi các trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được Tổng giám
đốc ủy quyền.
 Thực hiện hợp đồng:
• Xin giấy phép nhập khẩu: Công ty phải chuẩn bị bộ hồ sơ gửi lên các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quản lý. Hồ sơ pháp lý gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực). Hồ sơ về sản phẩm
nhập khẩu gồm giấy chứng nhận chất lượng, giấy uỷ quyền của hãng sản xuất hoặc
nhà phân phối hợp pháp cho đơn vị nhập khẩu được phép nhập khẩu, bản mô tả sản
phẩm ( Catalogue), tài liệu kỹ thuật mô tả sản phẩm.
• Mở L/C nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ.
• Thuê phương tiện vận tải: Tùy vào các điều kiện giao hàng mà công ty tiến hành
thuê phương tiện vận tải.
16
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
• Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Công ty sẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa theo hợp đồng
(nếu có). Công ty thường mua bảo hiểm của các công ty như: Công ty cổ phần bảo
hiểm PJICO, tập đoàn Bảo Việt…
• Làm thủ tục hải quan nhập khẩu: Công ty thực hiện làm thủ tục hải quan điện tử.
Khi tàu nhập cảng làm thủ tục hải quan để đưa hàng về kho, giấy tờ cần thiết gồm
tờ khai hải quan có dấu của công ty cùng bộ chứng từ có giấy phép nhập khẩu, hợp
đồng, hóa đơn, vận đơn giao hàng của hãng vận tải…
• Giao nhận và kiểm tra hàng hóa: Công ty tiến hành giao nhận tại cảng Hải Phòng và
cảng Tp.HCM, và tiến hành kiểm tra hàng hóa hàng nhập khẩu về số lượng, chất
lượng…
• Làm thủ tục thanh toán: Công ty thực hiện thanh toán tiền hàng đầy đủ theo trong

hợp đồng đã ký. Tùy theo phương thức thanh toán và theo hợp đồng mà công ty
thực hiện thanh toán tiền theo yêu cầu.
17
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Những thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm – TOCONTAP HANOI với bề dày
lịch sử hình thành và phát triển, công ty đã thu được những thành công nhất định:
Một là, với lịch sử 57 năm hình thành và phát triển công ty đã nâng cao năng
lực và vị thế của mình trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Công
ty có thị trường hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, tại nhiều khu vực. Công
ty là bạn hàng đáng tin cậy và có mối quan hệ thường xuyên với nhiều công ty trong
đó có nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản… Với mối quan hệ làm ăn lâu
năm, công ty đã có vị trí tin cậy trong các hợp đồng kinh tế với các khách hàng của
mình. Ngoài những thị trường truyền thống, công ty đã không ngừng tìm kiếm, phát
triển các thị trường mới: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn Độ…và đã xây
dựng được vị trí trong lòng các khách hàng tại các thị trường mới này. Bên cạnh thị
trường quốc tế, công ty đã không ngừng đẩy mạnh hợp tác với các công ty trong
nước, để đảm bảo các nguồn cung cấp về sản phẩm xuất khẩu và phân phối các sản
phẩm nhập khẩu. Là một công ty lớn,có mối quan hệ lâu năm nên công ty nhận
được nhiều sự quan tâm của các công ty khác trong các hợp đồng kinh tế.
Hai là, với những thành công trong các hợp đồng kinh tế trong đó có nhiều
hợp đồng lớn. Doanh thu công ty thu về ngày càng tăng, lợi nhuận cũng tăng cao và
giúp tăng khoản nộp vào ngân sách nhà nước.
Bảng 3.1: Doanh thu trong năm năm gần đây ( 2008 -2012)
Năm kế
hoạch
Tổng doanh thu

Tỷ đồng
Quy đổi ra USD ( tỷ giá bình quân năm KH)
Triệu USD
Năm 2012 3.089,819 148,349
Năm 2011 2.2920,540 145,481
Năm 2010 2.298,094 121,080
Năm 2009 2.034,176 113,120
Năm 2008 1.330,208 79,701
Phòng tổng hợp – Công ty cổ phần XNK Tạp phẩm
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, công ty đã kinh
doanh thành công và mang về những khoản lợi nhuận cao hơn. Năm 2012, ta thấy
doanh thu tăng mạnh so với các năm trước, và trong vòng 5 năm mà doanh thu của
công ty đã tăng gần 2,5 lần so với năm 2008. Điều này chứng tỏ thành công của
công ty là rất lớn
18
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Ba là, nhân viên của công ty là những người có năng lực, kinh nghiệm trong
các hoạt động kinh doanh. Ban lãnh đạo của công ty đã quan tâm đúng mực đến đời
sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng và sử
dụng hiệu quả các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, …Công đoàn của công ty có tổ
chức nhiều sự kiện tham quan du lịch, thăm hỏi. đó là sự khích lệ lớn đối với nhân
viên trong công ty.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
 Những tồn tại: Bên cạnh những thành công đạt được, công ty cũng có những tồn tại
nhất định.
Thứ nhất, công ty tiến hành xuất nhập khẩu tạp phẩm, mặt hàng của công ty
nhiều trong khi mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế, công ty chưa tập trung vào một
mặt hàng chủ lực nào mà tập trung vào quá nhiều mặt hàng. Công ty chỉ mới xác
định những mặt hàng xuất,nhập khẩu truyền thống. Như vậy sẽ gặp những khó khăn

trong vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường, về khách hàng. Nhất là
khi việc tìm kiếm thông tin của công ty chủ yếu dựa vào mạng internet. Bên cạnh
đó, nguồn vốn của công ty cũng có hạn, như vậy khi gặp những khó khăn trong việc
huy động vốn cho các hoạt động đặc biệt là xuất nhập khẩu mặt hàng có giá trị cao.
Thứ hai, hiện nay công ty chú trọng nhiều hơn vào phát triển hoạt động nhập
khẩu, kim ngạch nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Hoạt
động xuất khẩu còn manh mún, thiếu tổ chức và không được đầu tư đúng mực.
Công ty chỉ có một cơ sở sản xuất, vì vậy nguồn hàng xuất khẩu của công ty phải
phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Nhiều khi các sản phẩm không đáp ứng được
những yêu cầu của khách hàng.Trong khi nguồn hàng của công ty không ổn đinh,
không gắn bó lâu dài với nhà cung cấp nào. Vì vậy hiệu quả kinh doanh còn thấp.
Ba là, việc tìm kiếm các đối tác tiến hành nhập khẩu còn nhiều hạn chế, vẫn
tập trung vào các đối tác đã có hợp tác trước đây. Việc tìm kiếm các đối tác mới
chưa được chú trọng. Bên cạnh đó công ty phân thành nhiều phòng XNK, mỗi
phòng phụ trách kinh doanh mặt hàng khác nhau nên mỗi phòng chỉ tìm kiếm khách
hàng cho sản phẩm mình phụ trách. Công ty chưa có phòng ban nào phụ trách tìm
kiếm khách hàng, thị trường, sản phẩm chung. Ngoài ra, khi nhập khẩu về để kinh
doanh trong nước vẫn còn hạn chế, hầu hết công ty vẫn dựa vào từng đơn đặt hàng
của đối tác trong nước để nhập khẩu sản phẩm nên vẫn nhỏ lẻ kết quả kinh doanh
vẫn còn thấp và có nhiều rủi ro.
19
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
Bốn là, trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế với các
đối tác trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế, có nhiều thiếu sót, không mang lại hiệu
quả cao về một số điều kiện như: thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,…
 Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, công ty dù đã xác định được thị trường kinh doanh của mình
nhưng vẫn chưa xác định được thị trường nào là mục tiêu quan trọng. Vì mỗi thị

trường có các đặc điểm khác nhau, việc tập trung vào quá nhiều thị trường dẫn tới
công ty không có cách thức để kinh doanh hiệu quả trên mỗi thị trường, mà chỉ áp
dụng một cách máy móc những thành công của một thị trường cho thị trường khác,
hoặc chỉ có lúc vấp phải khó khăn ở một thị trường mới đề ra biện pháp mà không
có sự chuẩn bị trước. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa có phòng ban để tìm kiếm thị
trường mới.
Thứ hai, do công ty vẫn còn có định hướng phát triển nhập khẩu hơn, chưa
chú trọng nhiều đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, việc huy động vốn của công ty
vẫn còn hạn chế, khả năng đáp ứng vấn đề tài chính cho các hợp đồng mất nhiều
thời gian làm giảm hiệu quả.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là những người có năng
lực và kinh nghiệm, nhưng không đồng đều. Nhiều nhân viên vẫn thiếu kinh
nghiệm, trình độ ngoại ngữ trong vấn đề ký kết các hợp đồng cũng như trong quá
trình thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài. Các phòng ban kinh doanh làm
việc độc lập, ít có mối liên hệ với nhau làm giảm hiệu quả hoạt động.
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, hiện nay Nhà nước đã quan tâm đến các hoạt động thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là đối với hoạt động
xúc tiến thương mại ở nước ngoài. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, mất thời
gian làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, đôi khi mất những cơ hội.
Thứ hai, hội nhập thế giới mang đến nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó các
doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt, gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Đôi khi gặp phải những quy định về hạn
ngạch, thuế suất xuất nhập khẩu.
 Đề xuất vấn đề nghiên cứu:
- Vấn đề 1: Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị
trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
20
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường

- Vấn đề 2: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị từ
thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm.
21
Đặng Thị Thủy – K46E5 GVHD: ThS. Lê Quốc
Cường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm năm 2011
2. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm năm 2012
3. Kê khai năng lực tài chính 6 tháng đầu năm 2013
4. Hồ sơ giới thiệu về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm
22

×