Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Quy hoạch sản xuất NXCV BRVT đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.12 KB, 80 trang )

Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH NGÀNH HÀNG NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Nhãn xuồng cơm vàng (NXCV) là một loại trái cây đặc sản của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu; đã từ lâu quen thuộc không chỉ với người dân trong tỉnh mà
còn với du khách mỗi khi đến với Bà Rịa – Vũng Tàu. Giống cây này có
nguồn gốc từ phường 11, thành phố Vũng Tàu với quy mô ở thời điểm cao
nhất khoảng 200ha. Đây là vùng đất giồng cát đã phân hóa phẫu diện, khí hậu
không quá nóng, đã tạo nên một mùi vị đặc trưng thơm, ngon cho trái nhãn
xuồng cơm vàng.
Nhận thấy giá trị đặc biệt của NXCV, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh
đã tập hợp những dữ liệu có liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của NXCV và
lập hồ sơ đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, ngày 15-9-2006, Cục sở hữu
trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa “Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đây là cơ hội tốt để
bảo tồn, duy trì và phát triển giống cây quý này trên địa bàn tỉnh.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ V xác định nhiệm vụ chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng mạnh tỷ trọng khu vực dịch vụ; trong đó, đối với dịch vụ du lịch
cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Theo đó, phát
triển các loại trái cây đặc sản (trong đó chủ lực là NXCV và mãng cầu ta), hoa,
cây cảnh… được xem là những giải pháp quan trọng để hỗ trợ cho ngành du
lịch của tỉnh phát triển.
Theo quy hoạch đô thị và dân cư thành phố Vũng Tàu, diện tích đất
nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp, diện tích nhãn xuồng cơm vàng vì đó mà
cũng có nguy cơ giảm theo. Khắc phục tình trạng này, một số địa phương
trong tỉnh đã phát triển cây NXCV (Xã Tóc Tiên, xã Châu Pha huyện Tân
Thành, xã Lộc An huyện Đất Đỏ, xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc…); kết
quả bước đầu cho thấy, chất lượng NXCV trồng ở một số nơi không thua kém
nhãn xuồng cơm vàng trồng ở thành phố Vũng Tàu. Song, có một số nơi kết


quả lại không như mong muốn.
Từ những lý do trên, việc mở rộng quy mô sản xuất NXCV với năng
suất cao, chất lượng tốt trên địa bàn tỉnh đã và đang trở nên hết sức cấp thiết.
Ngày 05/8/2005, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 4444/UBND-VP về chủ
trương và giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề
cương quy hoạch vùng sản xuất NXCV trên địa bàn tỉnh; đề cương đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3948/QĐ-UBND ngày 31/10/2006.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, cơ quan tư vấn đã phối hợp với
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố và đặc biệt là các xã,
Bcao_nhan_t11 Trang 1
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
các hộ có trồng NXCV để thảo luận và thống nhất các nội dung của quy hoạch
phát triển vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng của tỉnh đến năm 2020.
Sau khi đi giã ngoại, khảo sát thực địa, điều tra, phỏng vấn các hộ trồng
NXCV và hội thảo với các sở ban ngành, các địa phương trong tỉnh; ngày
27/3/2012 hội đồng thẩm định của tỉnh đã tiến hành thẩm định “Quy hoạch
vùng sản xuất NXCV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020”. Căn cứ nội
dung của 2 phản biện, căn cứ ý kiến đóng góp của các thành viên hội đồng và
đặc biệt là kết luận của chủ tịch hội đồng; cơ quan tư vấn đã chỉnh sửa, bổ
sung và hoàn thiện báo cáo. Nay xin kính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH
Nội dung, phương pháp lập quy hoạch phát triển vùng sản xuất nhãn
xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2020 căn cứ vào các văn bản
pháp lý sau:
- Quyết định số:195/1998/QĐ– BNN – KHCN, ngày 05/12/1998 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp–PTNT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành.
- Quy trình đánh giá đất đai và xét thích hợp cây trồng, tiêu chuẩn ngành
10 TCN-343-98 (kèm theo quyết định số: 195/1998/QĐ-BNN-KHCN).
- Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp, tiêu chuẩn ngành 10
TCN-344-98 (kèm theo Quyết định: 195/1998/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN –

PTNT) vì cây NXCV là ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 92/2006/QĐ-CP ngày 07/09/2006 và Nghị định số 04 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ Tướng
Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
- Căn cứ công văn số 3139/VP-UBND ngày 28/05/2007 của UBND tỉnh
về việc "cho phép lập các quy hoạch ngành hàng nông nghiệp".
- Công văn số 4444/UBND – VP ngày 05/8/2005 của UBND tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu về chủ trương lập quy hoạch vùng NXCV trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 3948/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 của UBND tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương lập quy hoạch sản xuất NXCV
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bcao_nhan_t11 Trang 2
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
NXCV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.1. Vị trí địa lý – kinh tế
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ, nằm trong
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1.989,52 km
2
, dân
số năm 2010 là 1,026 triệu người; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Nam giáp

biển Đông. Nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay; Các
đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh, đường huyện là những
mạch giao thông chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với
cả nước và quốc tế.
Đánh giá về vị trí địa lý tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến phát triển
NXCV chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng PTKTTĐPN (đến năm 2020, dự
kiến dân số toàn vùng PTKTTĐPN khoảng 20 triệu người); hơn nữa, trên địa
bàn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, là điều kiện tốt để phát triển dịch vụ du
lịch; đây là một thị trường lớn đối với nông sản hàng hóa nói chung; có thể
xem đây là thuận lợi lớn nhất để NXCV phát triển có thị trường ổn định và hỗ
trợ cho ngành dịch vụ du lịch phát triển.
Cây NXCV thường được trồng ở các vùng đất cát ven biển, ven các đô
thị. Tuy nhiên, nơi đây chính là những đối tượng để phát triển các khu công
nghiệp, đô thị và các khu du lịch; do đó, nguy cơ giảm diện tích đất thích hợp
với trồng NXCV đã và đang trở thành hiện thực.
I.2. Khí hậu – thời tiết
Căn cứ vào yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây NXCV và kết quả quan
trắc nhiều năm của các trạm khí tượng trong vùng cho thấy, những yếu tố liên
quan đến cây NXCV như sau :
Bảng 1: Yêu cầu của cây NXCV so với đặc trưng khí hậu ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Chỉ tiêu ĐVT
Yêu cầu Các trạm khí tượng
Cây NXCV Vũng Tàu La Gi Xuân Lộc
1. Nhiệt độ trung bình
o
C 21-27 26,29 26,23 25,41
2. Lượng mưa mm/năm
1.300 - 1.600
1.352,00 1.537,00 2.139,30

3. Số tháng mưa tháng/năm 5 - 6 5,50 5,50 5,50
4. Ánh sáng giờ/năm >2.000 2.650,00 2.975,00 2.096,00
5. Độ ẩm % 70-90 88-90 81-85 86-90
Bcao_nhan_t11 Trang 3
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp để cây NXCV sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất cao là từ 21 – 27
o
C; so với đặc trưng nhiệt độ ở các trạm trong
khu vực, các chỉ tiêu về nhiệt độ là rất thích hợp.
- Lượng mưa: Cây NXCV có thể sinh trưởng và phát triển trong các
vùng có lượng mưa bình quân từ 1.300 – 1.600mm/năm; so sánh số liệu từ các
trạm khí tượng nêu trên cho thấy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn rất thuận
lợi cho cây NXCV phát triển (điều này giải thích vì sao năng suất và chất
lượng NXCV ở thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói
chung cao hơn hẳn so với các vùng khác).
- Độ ẩm: Nhìn chung, NXCV là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng; rất
nhạy cảm với việc ngập nước; ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài
sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa ít và đầu quả khó khăn. Độ ẩm tốt
nhất cho cây NXCV phát triển từ 70 – 90%; so với số liệu ở các trạm nêu trên,
ở cả 2 mùa, độ ẩm không khí đều phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh thái của
cây NXCV; đây là điều kiện tốt để phát triển cây NXCV trên toàn tỉnh.
I.3. Nguồn nước
I.3.1. Nguồn nước mặt
Kế thừa tài liệu trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nước mặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu
do 3 con sông chính cung cấp, đó là: Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, đoạn
chảy qua tỉnh thuộc huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa dài 25 km, sông rộng
600 - 800m, sâu 10 - 20m; Sông Dinh có lưu vực rộng 300 km
2

, đoạn chảy qua
tỉnh thuộc huyện Châu Đức và Thị xã Bà Rịa dài 30km; Sông Ray dài 120km,
lưu vực 770 km
2
, đoạn chảy qua tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức
và Đất Đỏ dài 40km.
+ Nguồn nước Sông Thị Vải - Cái Mép bị nhiễm mặn không thể dùng
cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, con sông này có ý
nghĩa rất lớn về giao thông đường thuỷ, đặc biệt là một số vị trí có thể xây
dựng cảng nước sâu cho phép các loại tàu 50 - 80 ngàn tấn có thể ra vào được.
+ Nguồn nước Sông Dinh và sông Ray không bị nhiễm mặn; hiện tại và
tương lai, đây là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
và sinh hoạt. Các khảo sát bước đầu đã chỉ ra rằng trên 2 con sông này có thể
xây dựng được khoảng 20 công trình thuỷ lợi với tổng dung tích khoảng 250
triệu m
3
phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
+ Nước hồ chứa: tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 61 công trình
thuỷ lợi (chưa kể hồ Sông Ray); trong đó có 21 hồ chứa và 40 đập dâng nước;
ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp khoảng
115.500m
3
/ngày còn có thể cung cấp nước tưới cho khoảng 5.000 ha đất lúa và
trên 1.000 ha cây công nghiệp lâu năm.
Bcao_nhan_t11 Trang 4
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
I.3.2 Nguồn nước ngầm
Theo tài liệu điều tra đánh giá bổ sung trữ lượng nước ngầm của Đoàn
Địa chất 707 thuộc Liên đoàn địa chất thuỷ văn cho thấy: Bà Rịa - Vũng Tàu
không phải là một tỉnh dồi dào về nước ngầm; trữ lượng nước ngầm được phân

bố theo từng vùng như sau:
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm giàu: 18.488ha (chiếm 9,30%
DTTN); Phân bố ở huyện Đất Đỏ: 5.965ha, (32,26% - khu vực thị trấn Đất Đỏ,
các xã Long Tân, Phước hội, Phước Long Thọ…); huyện châu Đức: 4.308ha
(23,30% - khu vực các xã Kim Long, Quảng Thành, Láng Lớn, thị trấn Ngãi
Giao…); huyện Tân Thành 4.274ha (23,12% - ở các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch,
Sông Xoài, Phước Hoà, thị trấn Phú Mỹ); thị xã Bà Rịa 2.727ha (15,07% - ở
Phường Long Toàn, Phước Nguyên, các xã Hòa Long, Long Phước); huyện
Long Điền 1.155ha (6,25%- khu vực xã An Nhứt, thị trấn Long Điền…). Độ
chứa nước ở các lỗ khoan Qkt >15 m
3
/h; tỷ lưu lượng ở các giếng đào q >
0,5l/sm. Với lưu lượng nước này, người dân có thể đào hoặc khoan giếng khai
thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
+ Vùng có lưu lượng nước ngầm trung bình: 38.506ha (chiếm 19,38%
DTTN), phân bố ở các huyện Châu Đức 20.179ha (52,41%- các xã Láng Lớn,
Bàu Chinh, Bình Giã, Bình Ba, Suối Nghệ, Nghĩa Thành, Đá Bạc…); huyện
Tân Thành 6.389ha, (16,59% - các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Sông Xoài…);
huyện Đất Đỏ 5.754ha, (14,94% - các xã Long Mỹ, Phước Hội, Láng Dài,
Phước Long Thọ), huyện Xuyên Mộc 3.604ha, (9,36% - các xã Bàu Lâm, Tân
Lâm, Bưng Riềng, Bình Châu), thị xã Bà Rịa 2.095ha, (5,44% - các xã Hòa
Long, Long Phước), huyện Long Điền 485ha (1,26%- thuộc TT. Long Điền, xã
An Nhứt). Độ chứa nước ở các lỗ khoan Qkt từ 7 - 15 m
3
/h; tỷ lưu lượng ở các
giếng đào q từ 0,2 -0,5l/sm. Với lưu lượng nước này, người dân có thể đào hoặc
khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất
nông nghiệp; tuy nhiên, việc sử dụng nước phải hết sức tiết kiệm.
+ Vùng có nguồn nước ngầm nghèo: Diện tích khoảng 61.731ha
(chiếm 31,06% DTTN); phân bố ở các huyện: Xuyên Mộc 37.815ha (61,26% -

phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện), huyện Châu Đức 14.365 ha (23,27%-
các xã Suối Rao, Sơn Bình, Suối Nghệ và Cù Bị), huyện Tân Thành 5.323ha,
(8,62% - các xã Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha, Phước Hoà), huyện Đất Đỏ
2.888ha (4,68% - các xã Long Mỹ, Phước Hải, Lộc An, Láng Dài), thị xã Bà
Rịa 867ha (1,40% - phường Long Hương), huyện Long Điền 474ha, (0,77% -
xã An Ngãi). Độ chứa nước ở các lỗ khoan Qkt từ 2 - 7 m
3
/h; tỷ lưu lượng ở
các giếng đào q từ 0,1 - 0,21l/sm. Với lưu lượng này, người dân chỉ có thể đào
hoặc khoan giếng khai thác nước phục vụ sinh hoạt; song, chi phí khá tốn kém
và khả năng khai thác bị hạn hạn chế.
+ Vùng có nguồn nước ngầm rất nghèo: Diện tích khoảng 11.620 ha
(chiếm 5,85% DTTN) phân bố ở các huyện: Xuyên Mộc 6.956ha, (59,87%-
các xã Tân Lâm, Hòa Hiệp, Bông Trang, Phước Thuận, Hoà Bình); huyện Tân
Bcao_nhan_t11 Trang 5
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Thành 2.006ha (17,27% - các xã Tóc Tiên, Châu Pha, Phước Hoà, Tân
Hoà…); huyện Châu Đức 1.260ha, (10,85% - các xã Suối Nghệ, Sơn Bình);
huyện Đất Đỏ 700ha, (6,02% - xã Long Mỹ, Phước Hải); huyện Long Điền
586ha (5,04%- xã An Ngãi) và thị xã Bà Rịa 110 ha, (0,96% - phường Long
Hương). Độ chứa nước ở các lỗ khoan Qkt từ <2 m
3
/h; tỷ lưu lượng ở các
giếng đào q <0,1l/sm. Với lưu lượng này người dân khó có thể khai thác nước
ngầm ngay cả cho sinh hoạt.
+ Vùng có nguồn nước ngầm nhiễm mặn và mặn: Diện tích khoảng
29.761 ha (chiếm 14,97% DTTN) phân bố ở phía Tây Nam quốc lộ 51, toàn bộ
thành phố Vũng Tàu và một phần giáp biển của các huyện Long Điền, Đất Đỏ,
Xuyên Mộc. Đặc điểm của nguồn nước ngầm này là bị mặn hoặc nhiễm nặm
không thể sử dụng cho sinh hoạt hoặc sản xuất nông nghiệp.

+ Vùng không có nước ngầm: Diện tích khoảng 26.624 ha (chiếm
13,40% DTTN) phân bố ở các đỉnh núi Mây Tào, Châu Viên, Tóc Tiên, núi
Dinh; thị trấn Long Hải, xã An Ngãi huyện Long Điền và khu vực bảo tồn
thiên nhiên thuộc xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc.
Tóm lại, Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất hạn chế cả về nước mặt và nước ngầm; khi quy
hoạch vùng trồng nhãn cần đặc biệt lưu ý đến khó khăn này; ngoài nguồn nước
mưa cần phải có nguồn nước tưới bổ sung (chủ yếu là nước ngầm và một phần
nước mặt từ các công trình thủy lợi.
I.4. Địa hình, đất đai
Kế thừa tài liệu điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
1/50.000 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kết quả điều tra bổ sung cho thấy:

Qua nghiên cứu cho thấy, có 5 loại cấp độ dốc như sau:
1. Độ dốc cấp I (0 – 3
o
): 81.742 ha; chiếm 41,09% DTTN.
2. Độ dốc cấp II (3 – 8
o
): 80.380 ha; chiếm 40,40% DTTN.
3. Độ dốc cấp III (8 – 15
o
): 10.538 ha; chiếm 5,30% DTTN.
5. Độ dốc cấp IV (15 – 20
o
: 209 ha; chiếm 0,11% DTTN.
6. Độ dốc cấp V (20 – 25
o
): 15.150 ha; chiếm 7,61% DTTN.
7. Sông hồ 10.932 ha; chiếm 5,49% DTTN.

Cộng 198.951ha

+ Độ dày trên 100cm: có 128.341ha; chiếm 68,26% DTTN.
+ Độ dày từ 70cm - 100cm: có 8.103 ha; chiếm 4,31% DTTN.
+ Độ dày từ 50cm - 70cm: có 29.537 ha; chiếm 15,71% DTTN.
+ Độ dày dưới 50cm: có 22.035 ha; chiếm 11,72% DTTN.
Bcao_nhan_t11 Trang 6
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 9 nhóm đất chính và được phân
thành 25 đơn vị chú giải bản đồ đất như sau:
Nhóm đất Đỏ vàng: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất: 81.842ha
(chiếm 41,15% DTTN) với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất là

!"#$%&
'()*)+, 35.365ha (chiếm 43,21% diện tích nhóm đất đỏ vàng),

!
"#%&'()*)+,#. 27.865ha (chiếm 34,04% diện tích nhóm đất đỏ
vàng),

!$%&' ' ))/+,). 14.486ha (chiếm 17,70% diện
tích nhóm đất đỏ vàng),

!"#%&012)3+,0. 3.926ha (chiếm
4,79% diện tích nhóm đất đỏ vàng),

!$%&'24+,2. 109ha
(chiếm 0,13% diện tích nhóm đất đỏ vàng)


!$%&')52
+,. 91ha (chiếm 0,11% diện tích nhóm đất đỏ vàng). Đất đỏ vàng; đặc biệt là
đất đỏ vàng trên bazan có hàm lượng mùn tầng mặt cao (3 - 4%), đạm tổng số
khá (0,15 - 0,20%), giàu lân tổng số (0,10 - 0,15%), nhưng nghèo về kali.
Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý >50%, cấu trúc viên lạp khá tơi xốp,
khả năng giữ nước và phân tốt. Đất đỏ vàng thích hợp với khá nhiều loại cây
trồng; đặc biệt là cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cao su, cà phê
và cây ăn quả; đây là nhóm đất địa thành tốt nhất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu; phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và một phần
các huyện Tân Thành, Đất Đỏ…
Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 29.631ha (chiếm 14,90%
DTTN) với 3 đơn vị chú giải bản đồ đất là

/' %&012)3+6.
17.606 ha (chiếm 59,41% diện tích nhóm đất xám)

 !/' %&'
) ))/7+6). 10.240 ha (chiếm 34,55% diện tích nhóm đất xám)

!
/' 5+8 1.785 ha (chiếm 6,02% diện tích nhóm đất xám). Đất xám ở Bà
Rịa - Vũng Tàu nói chung là nghèo dưỡng chất (mùn tầng mặt <1%, đạm tổng
số <0,1% ) có thành phần cát là chủ yếu, khả năng giữ nước và phân kém; để
đạt năng suất khá cần bổ sung thêm nhiều loại phân bón; đặc biệt là chất hữu
cơ; do đó, mức đầu tư cho cây trồng trên đất xám sẽ luôn ở mức cao hơn. Đất
xám được phân bố chủ yếu ở phía Bắc quốc lộ 51 thuộc huyện Tân Thành, thị
xã Bà Rịa, huyện Côn Đảo, thành phố Vũng Tàu và một phần phía nam các
huyện Long Điền, Xuyên Mộc. Hiện tại, nhóm đất xám đang được sử dụng
vào các đối tượng như: rừng thuộc 2 vườn quốc gia, các khu công nghiệp,
thành phố Vũng Tàu và một phần trồng rau màu và các loại cây hàng năm

khác.
Nhóm đất cát: Có diện tích 21.745ha (chiếm 10,93% DTTN) với 4 đơn
vị chú giải bản đồ đất là

'(9+:. 16.064ha (chiếm 73,87% diện tích
nhóm đất cát);

!;'%<+:. 3.827ha (chiếm 17,60% diện
tích nhóm đất cát);

!'  =+: . 975 ha (chiếm 4,48% diện
tích nhóm đất cát);

!'5+:. 879 ha (chiếm 4,04% diện tích nhóm
đất cát). Đặc điểm chính của nhóm đất cát là có độ phì nhiêu rất thấp, hàm
lượng mùn luôn <1%, thành phần cơ giới rất thô, khả năng giữ nước và phân
Bcao_nhan_t11 Trang 7
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
rất kém, đất chua (pH 4 - 4,5) nghèo dưỡng chất (mùn 0,5 - 1,0%, đạm <0,1%,
lân 0,01%, K
2
O <0,07%, cation kiềm trao đổi rất thấp, CEC 9 - 12me/100g
đất. Nhóm đất cát phân bố một phần ở thành phố Vũng Tàu một phần ở huyện
Đất Đỏ (các xã Long Mỹ, Phước Hội, Lộc An), một phần nhỏ ở huyện Côn
Đảo (khu vực sân bay Cỏ Ống và khu trung tâm); phần còn lại là khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Chu Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc. Hướng sử dụng
cho nhóm đất này là bảo tồn rừng hiện có, tiếp tục trồng rừng trên các đụn cát,
cồn cát nhằm bảo vệ và tạo ra sinh cảnh tự nhiên phục vụ phát triển du lịch.
Nhóm đất Đen: Có diện tích 18.976ha (chiếm 9,54% DTTN) với 2 đơn vị
chú giải bản đồ đất là


"#> %&'(?()*)+8#. 9.575ha (chiếm
50,46% diện tích nhóm đất đen)@

!5%&2A0B (;C()*)+8
9.401 ha (chiếm 49,54% diện tích nhóm đất đen). Đất đen có độ phì nhiêu khá
cao (mùn tổng số 2 - 3%, lân tổng số 0,25%, dung tích hấp thu cao, cấu trúc đoàn
lạp, viên hạt tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt. Hạn chế lớn nhất của nhóm
đất đen là tầng canh tác mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao, gây trở ngại cho khâu làm đất và
khó có thể trồng cây lâu năm; loại đất này thường thích hợp cho bắp, rau hoa và
cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đem được phân bố ở khu vực giáp ranh
giữa huyện Đất Đỏ và Châu Đức (phần thuộc các xã Long Tân, Láng Dài, Phước
Long Thọ - huyện Đất Đỏ; Đá Bạc, Suối Rao - huyện Châu Đức).
Nhóm đất phèn: Có diện tích 17.862ha (chiếm 8,98% DTTN) với 4
đơn vị chú giải bản đồ đất là

0D EFG%HI0
=+J0

K . 14.336 ha (chiếm 80,25% diện tích nhóm đất phèn);

 !
0D E ==+J0

K. 1.697 ha (chiếm 9,50% diện tích
nhóm đất phèn);

!0D2"#@ =%#(L+JM

K. 1.156 ha

(chiếm 6,47% diện tích nhóm đất phèn);

!0D E@ =
%#(L+J0

K. 673 ha (chiếm 3,76% diện tích nhóm đất phèn). Đặc điểm
nổi bật của nhóm đất phèn là giàu chất hữu cơ nhưng mất cân đối nghiêm
trọng giữa NPK và có hàm lượng lưu huỳnh tổng số rất cao; các độc tốSO
4
2-
,
Al
3+
, fe
3+
khá cao. Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ở khu vực giáp thnh phố Hồ
Chí Minh thuộc huyện Tân Thành và một phần thuộc thị xã Bà Rịa, thành phố
Vũng Tàu; ngoài ra còn một số diện tích nhỏ ở các xã như Phước Hội, Lộc An
(huyện Đất Đỏ), Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Hiện tại nhóm đất này đang
có rừng ngập mặn và một số đùng tôm; tuy nhiên, trong tương lai gần vùng đất
này sẽ được xây dựng hệ thống cảng và các khu công nghiệp.
Nhóm đất phù sa: Có diện tích 7.613ha (chiếm 3,83% DTTN) với 3
đơn vị chú giải bản đồ đất là

 012))3+N. 5.314ha
(chiếm 69,80% diện tích nhóm đất phù sa;

!012)O2#+.1.569
ha (chiếm 20,61% diện tích nhóm đất phù sa;


!012)5+. 730 ha
(chiếm 9,59% diện tích nhóm đất phù sa. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, hàm lượng sét vật lý từ 32 - 52%, giàu mùn (2 - 2,5%),
đạm trung bình (0,15 - 0,3%) nghèo lân (0,04 - 0,08%. Đất phù sa được phân
bố ở 3 khu vực: giáp ranh giữa huyện Đất Đỏ và huyện Xuyên Mộc (thuộc các
Bcao_nhan_t11 Trang 8
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
xã Láng Dài, Phước Thuận); khu vực giáp ranh huyện Long Điền và huyện
Đất Đỏ (thuộc các xã An Nhứt, Phước Thạnh) và khu vực gần hồ Đá Đen giáp
ranh các huyện Tân Thành, Châu Đức và thị xã Bà Rịa (thuộc các xã Châu
Pha, Nghĩa Thành, Suối Nghệ, Long Phước). Hiện tại, nhóm đất phù sa đang
được trồng lúa, lúa màu; trong tương lai, đây sẽ là khu vực có nhiều điều kiện
để phát triển các loại rau, hoa,cây cảnh…
Nhóm đất thung lũng: Hay còn gọi là nhóm đất dốc tụ; diện tích
2.548ha (chiếm 1,28% DTTN) có duy nhất 1 đơn vị chú giải bản đồ đất là đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Đất dốc tụ hình thành và phát triển từ các
sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe
dốc; vật liệu feralit hoá và các loại chất hữu cơ được dòng nước mang từ các
đồi núi lân cận tập trung về nơi có địa hình thấp; đọng nước trong một thời
gian dài làm cho đất bị gley; đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn, đạm, lân
và kali luôn ở mức khá. Đất dốc tụ được phân bố rải rác ở thị xã Bà Rịa và
huyện Xuyên Mộc. Hiện tại, loại đất này đang được trồng lúa 1 vụ năng suất
thấp; trong tương lai, hướng sử dụng có thể chuyển sang nuôi thủy sản, trồng
cỏ nuôi bị, trồng các loại rau, hoa, cây cảnh hoặc xây dựng mô hình VAC…
Nhóm đất mặn: diện tích 1.136ha (chiếm 0,57% DTTN) có 1 đơn vị
chú giải bản đồ đất là đất mặn trung bình (M), phân bố thành 1 dải dọc phía
Tây Nam quốc lộ 51 từ Mỹ Xuân đến thị xã Bà Rịa; trong tương lai, nhóm đất
này sẽ nằm trong các khu công nghiệp hoặc khu đô thị
Nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá: diện tích 6.265ha (chiếm 3,15% DTTN)
có 1 đơn vị chú giải bản đồ đất là đất sói mòn trơ sỏi đá (E), phân bố ở các

đỉnh núi như núi Dinh, núi Tóc Tiên, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Mây Tào và một
phần trong vườn quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -
Phước Bửu.
Tóm lại: Qua nghiên cứu về địa hình, đất đai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có
một số nhận xét như sau: trong 9 loại đất, với 25 đơn vị chú giải bản đồ đất,
những loại đất có khả năng thích hợp cao với cây NXCV gồm: đất cát, đất phù
sa, đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ; tổng diện tích 62.915ha. Tuy nhiên,
đánh giá khả năng thích hợp của từng loại đất đối với cây NXCV cần xét thêm
nhiều yếu tố khác như độ dốc, tầng dày, đá lộ đầu, cao trình, nguồn nước, chế
độ thủy văn… Đó là nội dung xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá khả
năng thích hợp đất đai với cây NXCV sẽ được trình bày ở phần sau.
II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN NXCV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
II.1. Khái quát một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Nghiên cứu các nguồn lực về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cho thấy có
các điều kiện thuận lợi đối với phát triển cây NXCV như sau :
Bcao_nhan_t11 Trang 9
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Tiềm lực về kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu là khá thuận lợi so với các
tỉnh trong cả nước; năm 2010, GDP (chưa tính dầu thô và khí đốt) là 43.251 tỉ
đồng; dân số trung bình 1,026 triệu người ; GDP bình quân đầu người 97,51
triệu đồng/người/năm
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại: (nếu tính cả dầu khí là): Công nghiệp
và Xây dựng (68,60%) – Dịch vụ (27,70%) – Nông, lâm ngư nghiệp
(3,70%). Nếu không tính dầu khí: Công nghiệp - Xây dựng (60,30%) – Dịch
vụ (35,00%) – Nông, lâm ngư nghiệp (4,70%). Như vậy, các khu vực có
nhiều cơ hộihỗ trợ cùng phát triển và thực tế, sự hỗ trợ này đã và đang mang
lại khá nhiều lợi thế cho nông, lâm nghiệp phát triển.
+ Nguồn tài chính công của tỉnh khá dồi dào.
+ Hiện tại, dân số toàn tỉnh khoảng 1 triệu người; trong đó, chỉ số phụ

thuộc 39%; rõ ràng tỉnh BR – VT đang bước vào thời kỳ “dân số vàng”
+ Chất lượng lao động luôn ở mức khá so với các tỉnh khác của cả nước và
vùng Đông Nam Bộ.
+ Hệ thống CSHT đã và đang được xây mới, nâng cấp và cải tạo; thực sự là
động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng.
+ Các ngành công nghiệp; và đặc biệt là du lịch đang phát triển mạnh; đã
và đang thực sự hỗ trợ và định hướng cho nông nghiệp phát triển.
+ Dân số, khách du lịch và các khu công nghiệp tăng nhanh (năm 2020 sẽ
có khoảng 1,2 triệu dân và khoảng 10 triệu lượt khách du lịch; có 12 khu công
nghiệp diện tích 7.443 ha) được xem là động lực và định hướng mới cho phát
triển nông, lâm nghiệp; đặc biệt là nông nghiệp đô thị sinh thái, ứng dụng công
nghệ cao, sản xuất ra các loại đặc sản phục vụ dân cư và khách du lịch.
Bên cạch những thuận lợi, các nguồn lực về kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh cũng đem lại không ít những khó khăn như:
+ Dân cư đang có xu thế chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị làm cho
nguồn lực chính là lao động trong nông nghiệp giảm.
+ Nông nghiệp đang thiếu nhiều lao động có chuyên môn sâu gây khó
khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đặc biệt là các loại cây ăn
quả đặc sản ứng dụng công nghệ cao như NXCV, mãng cầu ta….
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập (đặc biệt là giao
thông và thủy lợi nội đồng, điện phục vụ nông nghiệp).
II.2. Đánh giá tác động của công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ
đối với sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
P'Q)ER0S(S
Bcao_nhan_t11 Trang 10
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tuy có bước phát triển nhất định, song ngành công nghiệp chế biến
nông sản ở Bà Rịa Vũng Tàu vẫn chưa đủ mạnh; một số tồn tại cơ bản của
ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay là: thiết bị
công nghệ lạc hậu; chất lượng sản phẩm sau chế biến chưa cao, nông sản sau

chế biến vẫn chủ yếu ở dạng sơ chế, thiếu sức cạnh tranh, hiệu quả đầu tư thấp
do không sử dụng hết công suất.
Theo số liệu thống kê, GTSX công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh chỉ
chiếm khoảng 7 - 10% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp; các loại nông
sản được chế biến ở Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có cao su, hồ tiêu, điều, thịt các
loại và mới chỉ dừng lại ở mức sơ chế sản phẩm. Hai loại nông sản chính trong
tương lai là rau và trái cây ở Bà Rịa - Vũng Tàu hầu như chưa hình thành các
cơ sở chế biến nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là khá cao và rất khó cho việc
kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quan hệ hợp đồng đầu tư hoặc hợp đồng thu mua sản phẩm giữa “nhà
nông” với cơ sở chế biến trên thực tế rất ít được thực hiện, nên khi giá bán sản
phẩm trên thị trường biến động theo hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc
về nhà nông sản xuất nguyên liệu. Đây được xem là tồn tại cần khắc phục nhất
là khi nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối yêu cầu truy nguyên nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa.
P'Q)TCUFV 
- • góc độ “đầu vào” các hoạt động thương mại, dịch vụ, tín dụng…đã
cung ứng khá đầy đủ cho nông nghiệp cả về số lượng, chủng loại và thời điểm
các loại vật tư, tiền vốn; ở góc độ “đầu ra”, hệ thống thương mại nhất là chợ,
siêu thị, hộ kinh doanh nông sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã góp phần thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích sản xuất và góp phần phân công lại lao động;
tuy nhiên các hoạt động dịch vụ thương mại ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là
doanh nghiệp tư vấn cho nông dân về việc lựa chọn sản xuất các loại sản phẩm
hàng hóa, chưa kết nối được các kênh phân phối một cách bền vững.
- Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh
sẽ có 6 loại hình du lịch:  Không gian thành phố Vũng Tàu và phụ cận:
Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ cuối tuần, giải trí về đêm, thể thao, thương mại
- hội nghị (MICE) kết hợp du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa ẩm thực
 Không gian Long Hải - Phước Hải: Phát triển du lịch văn hóa, thể thao,

nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch sinh thái, tham quan làng nghề  Không gian
Bình Châu - Phước Bửu - Hồ Linh: Phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên
sinh, điều dưỡng chữa bệnh kết hợp với nghỉ dưỡng biển  Không gian Phú
Mỹ - Núi Dinh - Bà Rịa: Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng núi, giải trí
kỹ thuật cao là chính kết hợp du lịch sinh thái, thương mại công vụ  Không
gian Ngãi Giao - Bàu Sen - Hòa Bình - Bàu Lâm: Phát triển du lịch sinh thái
rừng mưa nhiệt đới, vườn cây ăn trái, vui chơi giải trí kết hợp du lịch văn hóa
Bcao_nhan_t11 Trang 11
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 Không gian Côn Đảo: Phát triển du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, tham
quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp kết hợp du
lịch thể thao, thương mại - hội nghị (MICE). Các cụm, tuyến du lịch này đều
gắn liền với vườn cây ăn quả đặc sản nổi tiếng như nhãn xuồng cơm vàng,
mãng cầu, thanh long… chính những vườn cây ăn quả đã góp phần hình thành
các điểm du lịch và ngược lại khi các cụm du lịch hình thành sẽ thúc đẩy nông
nghiệp phát triển, đầu ra của những loại hình nông nghiệp phục vụ du lịch
không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp mà còn là những cảnh quan sinh
động góp phần thu hút và giữ chân khách du lịch.
II.3. Đánh giá thực trạng các loại hình t€ ch•c sản xuất nông, lâm nghiệp
Trong nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 4 loại hình tổ
chức sản xuất đang cùng tồn tại và phát triển, đó là: kinh tế nông hộ, kinh tế
trang trại, kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nông nghiệp; cả 4 loại hình trên đều
đang phát huy tốt vai trò của mình đối với kinh tế - xã hội và phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình đều đang gặp những khó khăn và
tồn tại nhất định và đang rất cần những chủ trương, chính sách mang tính đột
phá để thúc đẩy các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
phát triển, nhằm khai thác một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
II.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Kết quả thống kê, kiểm kê về quản lý sử dụng diện tích đất nông nghiệp

của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua 2 năm 2005 và ngày 01/01/2010 được
tổng hợp như sau:
Bảng 2: Diễn biến tình hình sử dụng đất
STT HẠNG MỤC Năm 2005 (ha) Năm 2010 (ha)
So sánh
Tăng (+), giảm (-)
T€ng diện tích đất nông nghiệp 155.802 147.474 -8.328
1 Đất SXNN
111.812 106.042 -5.770
1.1 Đất trồng cây hàng năm
34.686 31.834 -2.852
Đất lúa
17.914 14.900 -3.014
Đồng cỏ
389 374 -15
Cây HN khác
16.382 16.561 179
1.2 Cây lâu năm
77.126 74.208 -2.918
2 Đất lâm nghiệp
36.257 33.516 -2.741
3 Đất nuôi thủy sản
6.431 6.077 -354
4 Đất nông nghiệp khác
32 698 665
5 Đất diêm nghiệp
1.270 1.141 -129
Nguồn: S% Tài nguyên - Môi trư+ng tỉnh BRVT.
- Về diễn biến diện tích đất:
Bcao_nhan_t11 Trang 12

Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 so với năm 2005 giảm: 8.328 ha
(bình quân giảm: 1.665ha/năm) do quy hoạch chuyển sang đất phi nông nghiệp
(đất xây dựng khu công nghiệp, đô thị và đất chuyên dùng, …).
+ Đất SXNN giảm: 5.770 ha; trong đó, đất trồng cây lâu năm giảm
nhiều nhất: (- 2.918ha); kế đến là đất cây hàng năm giảm (-2.852ha); chủ yếu
do chuyển sang đất phi nông nghiệp. (Riêng đất cây hàng năm giảm là hợp lý).
+ Đất lâm nghiệp sau 5 năm (2005 - 2010) giảm 2.741 ha; chủ yếu do
xây dựng các khu công nghiệp ở khu vực rừng sản xuất.
+ Đất nuôi thủy sản giảm 354ha, có nhiều nguyên nhân; trong đó có các
nguyên nhân như chuyển sang đất xây dựng cơ bản, ô nhiễm nguồn nước…
+ Đất nông nghiệp khác tăng 665 ha
+ Đất diêm nghiệp giảm 129ha do chuyển sang đất xây dựng cơ bản.
Xu thế diễn biến sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
qua 5 năm (2005 - 2010) là đúng hướng, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
phát triển kinh tế của tỉnh theo chủ trương gia tăng tỷ trọng GDP khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Đồng thời cũng chuyển đất cây hàng năm kém hiệu quả
sang trồng cây lâu năm (chủ yếu là cao su, hồ tiêu và cây ăn quả).
- Về những hạn chế đối với sử dụng đất nông nghiệp:
 Hệ số quay vòng đất lúa ở mức rất thấp, chỉ đạt 1,5 lần (Năm 2010,
diện tích canh tác lúa 14.900ha; diện tích gieo trồng 22.352 ha).
 Trong hơn 74 ngàn ha cây lâu năm, có đến 15.836 ha (chiếm 21,34%)
là cây lâu năm khác hay còn gọi là vườn tạp cho giá trị sản lượng rất thấp. (2
- 5 triệu đồng/ha/năm). Phân bố chủ yếu ở các huyện Long Điền, Đất Đỏ,
Tân Thành và thị xã Bà Rịa; đây là đối tượng cần được chuyển đổi.
 Việc chuyển đất SX nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Bà Rịa -
Vũng Tàu là đúng hướng, hợp quy luật; song vẫn để lại một số khó khăn cho
phát triển cây ăn quả đặc sản như sau:
 Cây ăn quả đặc sản thường phát triển ở những khu vực ven đô thị
hoặc khu dân cư (TP. Vũng Tàu, Tân Thành); nên, mỗi khi đô thị hoặc khu

dân cư mở rộng là lại có nguy cơ thu hẹp diện tích cây ăn quả đặc sản.
 Đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện phía nam bị chia nhỏ do quá
trình đô thị hóa và xây dựng các khu cụm công nghiệp, các công trình thủy lợi
xây dựng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp cũng bị vô hiệu hóa.
 Trên thực tế có các nhà đầu tư rất muốn đến Bà Rịa - Vũng Tàu xây
dựng trang trại hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp
nhưng giá đất sang nhượng hoặc giá thuê cao dẫn đến rất khó có thể sản xuất,
kinh doanh đem lại hiệu quả. Trong khi người dân được giao quyền sử dụng
Bcao_nhan_t11 Trang 13
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đất lại ít đầu tư hoặc bỏ hoang hóa gây lãng phí đất và làm mất cơ hội thu hút
các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Bcao_nhan_t11 Trang 14
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
)
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÂY ĂN QUẢ
Buôn bán các loại trái cây trên thế giới đã hình thành từ chế độ phong
kiến, ngành hàng kinh doanh các loại trái cây ra đời sau ngành hàng lương
thực và thực phẩm chăn nuôi. Khối lượng trái cây buôn bán chỉ gia tăng từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, nhất là từ giữa thế kỷ XX khi kinh tế thế giới
phục hồi và tăng trưởng. Đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã
tác động làm tăng sản lượng và nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất và buôn
bán trái cây trên quy mô toàn cầu.
Theo FAO, năm 1990 sản lượng trái cây trên thế giới: 245 triệu tấn (riêng
cam – quýt: 65 triệu tấn, nho: 63 triệu tấn, chuối và táo mỗi loại: 42 triệu tấn,
…). Sản xuất cam-quýt năm 1975 chỉ có 47,123 triệu tấn, năm 1985: 55,01 triệu
tấn, đến 2002 đạt 75,0 triệu tấn, tăng gấp 1,6 lần so với năm 1975 (tăng 28,0
triệu tấn). Chuối từ 42 triệu tấn (năm 1990) tăng lên 69,83 triệu tấn (năm 2002),

tăng thêm 27,83 triệu tấn… Sản lượng trái cây bình quân 5 năm (1998 – 2003)
là: 379,15 triệu tấn, mức tăng bình quân 0,86%/năm, trong đó Trung Quốc là
nước sản xuất trái cây lớn nhất thế giới chiếm 19% sản lượng trái cây thế giới;
kế đến là các nước EU: 14%, Ấn Độ: 14%
Giai đoạn 1999 – 2003 xuất khẩu trái cây tươi có giá trị bình quân
năm: 15,3 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 5,4%/năm, trong đó Mỹ: 4,139 tỷ
USD; EU: 1,769 tỷ USD; Chi Lê: 1,3 tỷ USD; Trung Quốc: 0,517 tỷ USD.
Giá trị xuất khẩu một số loại trái cây tăng, năm 2002 đạt cao như chuối: 4,23
tỷ USD, cam : 1,87 tỷ USD, dứa: 495,82 triệu USD, xoài: 415 triệu USD,…
Như vậy, ngành kinh doanh trái cây liên tục tăng trưởng và chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt động thương mại thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế
dự báo nhu cầu tiêu dùng các loại trái cây của thế kỷ XXI sẽ tăng khá mạnh
bởi khẩu phần ăn đang thiên về hướng tăng tỷ lệ trái cây (ví dụ tại Đức bình
quân 120 kg/người/năm,…).
• Việt Nam cây ăn quả được trồng từ lâu đời, song trái cây trở thành sản
phẩm hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp có thể tính từ những năm giữa thế
kỷ XX. Miền Bắc trồng cây ăn quả hàng hóa (cam, dứa,…) ở các nông trường
quốc doanh vào những năm 1960, ngoài tiêu dùng trong nước còn dành một
phần xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa. • miền Nam trước năm 1975,
sản xuất trái cây hàng hóa cũng đã hình thành và giao thương khá rõ nét giữa
các nhà làm vườn với thương lái và chủ vựa phân phối ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sau năm 1975, sản xuất và tiêu thụ trái cây có điều kiện mở rộng kể cả
trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, diện tích, năng suất
Bcao_nhan_t11 Trang 15
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
và sản lượng các loại trái cây liên tục tăng; nếu năm 1986 diện tích cây ăn quả
cả nước chỉ có 261 ngàn ha thì đến năm 2010 lên đến 775 ngàn ha, tăng 514
ngàn ha, sản lượng đạt 8 triệu tấn.
Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam 213 tiệu USD,
đến năm 2011 lên đến 623 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 11,33%/năm)

Theo viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn
(IPSARD) hiện nay có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất trong nước được
tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 3% sản
lượng được nông dân tự bán lẻ đến tay người tiêu dùng, 85% sản lượng trái
cây từ các nông hộ và HTX được bán qua thương lái. Từ các thương lái này
chỉ có một số lượng nhỏ trái cây được chuyển thẳng đến sạp, số còn lại phải
thông qua lực lượng bán buôn trước khi ra sạp, vào siêu thị hoặc xuất khẩu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phát triển các vùng chuyên
canh cây ăn quả thời gian qua chưa gắn với nhu cầu thị trường; đó chính là
nguyên nhân dẫn tới việc trái cây tới mùa thì dội hàng và rớt giá; ngoài ra, còn
một nguyên nhân quan trọng nữa là phát triển cây ăn quả chưa đi liền với việc
kiểm soát được dư lượng thuốc BVTV và sản xuất theo quy trình VietGAP.
II. TỔNG QUAN VỀ CÂY NHÃN
Nhãn còn có tên khác là Lệ chi nô, mạy ngận, mác nhan (Tày), quế viên
(Trung Quốc), lengkeng (Indonesia), mata kucing (Mã Lai); Tên tiếng Anh:
Longan; Tên khoa học: W )%0#2  ) Lour. Thuộc họ Bồ hòn –
Sapindaceae. Cây nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ; nhưng, nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng cây nhãn được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc; đời Vũ Hán Đế,
cách nay hơn 2.000 năm đã có sách ghi chép về cây nhãn; theo Chu Văn và Lý
tác Chương, tại huyên Phổ Giang tỉnh Phúc Kiến hiện có 3 cây sông trên 380
năm mà vẫn cho quả (có năm đạt năng suất 1.500kg/cây)
Nhãn thuộc tông Euphoria, được trồng ở Trung Quốc, kế đến là Thái
Lan rồi mở rộng sang Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Philipine… đến thế kỷ XIX
mới được trồng ở các nước châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và các vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới khác.
Nhãn là loại cây dễ trồng, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất
canh tác sâu. Nhiệt độ thích hợp 21 – 27
o
C; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25 –
31

o
C; thích hợp với những vùng có lượng mưa từ 1.300 – 1.600 mm; Cần cung
cấp nước thường xuyên trong mùa nắng khi cây còn nhỏ, nhất là trên đất pha
cát. Cây trưởng thành chịu khô hạn tốt, nhưng phải cung cấp đủ nước trong giai
đoạn phát triển chồi để nuôi hoa và trái. Tuy nhãn có thể chịu đựng được ngập
trong thời gian ngắn nhưng cây phát triển kém, do đó cần thoát nước kịp thời.
Hiện nay, diện tích trồng nhãn toàn thế giới khoảng 400 ngàn ha; trong
đó, lớn nhất là Việt Nam 120 ngàn ha, Trung quốc 80 ngàn ha, Thái Lan 32
ngàn ha, Ấn Độ 25 ngàn ha…
Bcao_nhan_t11 Trang 16
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
• Việt Nam, nhãn được trồng từ khá lâu đời; nơi sớm nhất là ở chùa
Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu tỉnh Hưng Yên cách nay trên 300 năm (GS. Vũ
Công Hậu). Hiện nay, theo số liệu thống trên khắp 63 tỉnh thành cả nước đều
có trồng nhãn; năm cao nhất (2004) có tổng diện tích 122.686ha, sản lượng
585.886 tấn. Tỉnh trồng nhiều nhãn nhất là Sơn La 13.330 ha kế đến là các tỉnh
Tiền Giang 11.513 ha, Vĩnh Long 11.209ha, Bến Tre 10.138ha, Bình Phước
8.184ha…Giống nhãn trồng ở Việt Nam được nông dân chọn lọc và nhập từ
các nước, có đến vài chục loại giống; song, nhãn lồng Hưng Yên và NXCV Bà
Rịa Vũng Tàu là 2 giống được đánh giá là ngon nổi tiếng nhất hiện nay.
Riêng về giống NXCV là giống có nguồn gốc ở Thành phố Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cơm dày, màu hanh vàng, ráo, dòn,
rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình
xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ, quả chín vỏ quả có màu vàng da
bò. Sau khi được khẳng định là loại trái cây đặc sản, NXCV đã được nhân giống
và trồng ở khá nhiều nơi; trong đó có các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Long An,
Tiền Giang Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long… và khá nhiều người Thái Lan
đến mua giống đem về trồng. Một điều đáng lưu ý là giống NXCV đem đi nơi
khác trồng, dù chất lượng sản phẩm vẫn khá cao nhưng không thể so sánh với
nơi nguyên sản; thể hiện ở một số chỉ tiêu như: trái nhỏ hơn, hạt to hơn và đặc

biệt là vị ngọt đằm thắm và mùi thơm quyến rũ đến lạ kỳ thì NXCV trồng ở Bà
Rịa – Vũng Tàu luôn ở vị trí số một; do đó, có thể khẳng định NXCV Bà Rịa –
Vũng Tàu vẫn luôn là loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước.
III. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NXCV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
III.1. Diện tích, năng suất và sản lượng nhãn xuồng cơm vàng
Giống NXCV có nguồn gốc từ phường 11, TP. Vũng Tàu. Vùng đất ở
đây có nhiều cát, khí hậu không nóng, không có nhiều nắng gió đã tạo nên một
mùi vị đặc trưng thơm, ngon cho trái nhãn xuồng cơm vàng. Hiện nay, loại cây
này đã được trồng nhiều ở các huyện: Tân Thành, Xuyên Mộc. Diễn biến diện
tích, năng suất và sản lượng NXCV trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:
Bảng 3 Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng NXCV qua các năm
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tăng BQ (%/năm)
Diện tích tổng số (ha) 263,60 223,60 253,50 263,10 265,10 0,14
Diện tích cho sản phẩm (ha) 206,12 179,50 204,68 216,19 241,10 4,00
Năng suất (tấn/ha) 4,89 4,57 4,73 4,87 4,88 -0,05
Sản lượng (tấn) 1.007,64 821,21 967,82 1.052,08 1.176,30 3,94
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2005 - 2009 và kết quả điều tra thực tế năm 2009
Năm 2009 đạt kỷ lục về diện tích: 265,1 ha, tăng 1,5 ha so với năm
2005, chiếm 3,03% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh và chiếm 10,39% tổng diện
tích trồng nhãn toàn tỉnh; tốc độ tăng bình quân 0,14%/năm. Có khá nhiều
nguyên nhân làm cho diện tích NXCV trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng chậm;
trong đó, nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hóa ở thành phố Vũng Tàu,
sự phát triển du lịch ở Xuyên Mộc… làm cho diện tích NXCV giảm nhanh;
Bcao_nhan_t11 Trang 17
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: trong những năm qua, cây
NXCV phát triển một cách tự phát, trồng chưa đúng quy trình…
Nhìn chung, năng suất NXCV trên địa bàn tỉnh không cao, mức kỷ lục
năm 2005 mới chỉ là 4,89 tấn/ha; ngoài đặc điểm quan trọng là cây NXCV vốn

có năng xuất không cao còn có một số nguyên nhân quan trọng khác như: thiếu
nguồn nước tưới, quy trình sản xuất còn nhiều bất cập, thị trường tiêu thụ không
ổn định…Hy vọng, sau khi khắc phục được những khó khăn trên, năng suất
NXCV sẽ tăng lên đáng kể làm tăng thu nhập cho người trồng, qua đó tăng
nhanh diện tích NXCV trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo một nền nông nghiệp đô
thị, ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ đắc lực cho dịch vụ du lịch phát triển.
Tuy tốc độ tăng về diện tích tổng số và năng suất NXCV không cao
nhưng diện tích cho sản phẩm tăng 4%/năm nên sản lượng NXCV tăng khá
(3,94%/năm) và đạt mức kỷ lục năm 2009 là 1.176 tấn, chiếm 2,08% tổng sản
lượng trái cây và chiếm 7,55% sản lượng nhãn toàn tỉnh.
III.2. Phân bố diện tích trồng nhãn xuồng cơm vàng
X"(5#R+P6@P.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2009, trên địa bàn tỉnh có
265,1ha NXCV phân bố ở các huyện, thị xã và thành phố như sau:
Bảng 4 Phân bố diện tích NXCV theo huyện, (thị xã, thành phố)
Đơn vị hành chính Diện tích Tsố (ha) D.tích cho SP(ha) N.suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Toàn tỉnh 265,10 241,10 4,88 1.176,30
Huyện Tân Thành 94,00 82,00 4,54 372,47
Tỷ lệ (%) 35,46 34,01 93,10 31,66
Huyện Xuyên Mộc 79,10 67,80 5,23 354,39
Tỷ lệ (%) 29,84 28,12 107,14 30,13
Huyện Đất Đỏ 44,30 44,30 2,80 124,04
Tỷ lệ (%) 16,71 18,37 57,39 10,54
TP. Vũng Tàu 40,00 40,00 7,47 298,80
Tỷ lệ (%) 15,09 16,59 153,11 25,40
Huyện Long Điền 4,00 4,00 3,72 14,88
Tỷ lệ (%) 1,51 1,66 76,25 1,26
Thị xã Bà Rịa 2,70 2,00 3,36 6,72
Tỷ lệ (%) 1,02 0,83 68,87 0,57
Huyện Côn Đảo 1,00 1,00 5,00 5,00

Tỷ lệ (%) 0,38 0,41 102,48 0,43
Huyện Châu Đức - - - -
Tỷ lệ (%) - - - -
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2010
Như vậy, có thể khẳng định diện tích NXCV của Bà Rịa – Vũng Tàu
phân bố chủ yếu ở 3 huyện: Tân Thành (35,46%), Xuyên Mộc (29,84%), Đất
Đỏ (16,71%) và thành phố Vũng Tàu (15,09%); các huyện Long Điền, Côn
Bcao_nhan_t11 Trang 18
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đảo và thị xã Bà Rịa có quy mô nhỏ và phân tán; riêng huyện Châu Đức, cây
NXCV chưa được trồng thành vườn có quy mô đáng kể. Sự phân bố như trên
là hợp lý so với đặc điểm sinh lý sinh thái của cây NXCV bởi đó là các huyện
ven biển, đất cát hoặc đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, lượng mưa 1.300 –
1.600mm, nhiệt độ trung bình 25 – 26
o
C… và cũng phù hợp với định hướng
trong tương lai bởi đây cũng là những vùng sẽ định hướng phát triển mạnh
ngành dịch vụ du lịch trong thời kỳ 2011 - 2020.
X"(5/Y+0FZ@PT%.
Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, năm 2009, diện tích trồng NXCV
trên địa bàn tỉnh phân theo xã, (phường, thị trấn) như sau:
1. Huyện Tân Thành
Bảng: 5 Diện tích trồng NXCV huyện Tân Thành phân theo xã (thị trấn)
Đơn vị
Diện tích tổng số (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha)
Toàn huyện Tân Thành 94,00 82,00
Xã Tóc Tiên 28,00 26,00
Xã Châu Pha 22,00 20,00
Xã Sông Xoài 14,00 12,50
Xã Mỹ Xuân 11,00 8,00

Xã Phước Hòa 8,00 6,00
Xã Tân Hòa 7,00 6,00
TT. Phú Mỹ 2,00 1,50
Xã Tân Phước 1,00 1,00
Xã Tân Hải 1,00 1,00
Các xã có diện tích trồng NXCV tập trung trên địa bàn huyện Tân
Thành gồm: Tóc Tiên, Châu Pha, Sông Xoài, Mỹ Xuân, Phước Hòa và Tân
Hòa; có quy mô diện tích từ 7 – 28ha, chiếm 95% diện tích NXCV toàn huyện
và chiếm 35,95% diện tích NXCV toàn tỉnh. Các xã còn lại đều có quy mô nhỏ
(<5ha) và phân tán, rải rác ở bờ ranh, và trong vườn nhà.
2. Huyện Xuyên Mộc
Bảng 6 Diện tích trồng NXCV huyện Xuyên Mộc phân theo xã (thị trấn)
Đơn vị
Diện tích tổng số (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha)
Toàn huyện 79,10 67,80
Xã Phước Thuận 28,30 25,60
Xã Hòa Hiệp 21,90 18,60
Xã Bình Châu 17,80 15,40
Xã Xuyên Mộc 6,60 4,50
Xã Hòa Hội 4,00 3,20
Xã Bông Trang 0,50 0,50
Các xã có diện tích trồng NXCV với quy mô khá lớn trên địa bàn huyện
Xuyên Mộc gồm: Phước Thuận, Hòa Hiệp, Bình Châu và Xuyên Mộc (có quy
Bcao_nhan_t11 Trang 19
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
mô từ 6,6 – 28,3 ha; chiếm 94,31% so với toàn huyện và 28,14% so với diện
tích NXCV toàn tỉnh. Các xã còn lại đều có quy mô nhỏ (<5ha) và phân tán,
rải rác ở bờ ranh và trong vườn nhà.
3. Huyện Đất Đỏ
Bảng 7 Diện tích trồng NXCV huyện Đất đỏ phân theo xã (thị trấn)

Đơn vị
Diện tích tổng số (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha)
Toàn huyện 44,30 44,30
Xã Lộc An 19,10 19,10
Xã Phước Hội 5,00 5,00
Xã Phước Long Thọ 4,70 4,70
Xã Láng Dài 4,40 4,40
Xã Phước Hải 4,00 4,00
Xã Long Tân 3,10 3,10
Xã Long Mỹ 2,00 2,00
TT. Đất Đỏ 2,00 2,00
• huyện Đất đỏ, duy nhất chỉ xã Lộc An là có quy mô trồng NXCV khá
lớn (19,10ha), chiếm 43% diện tích toàn huyện và chiếm 7,2% diện tích
NXCV toàn tỉnh; các xã còn lại như Phước Hội, Phước Long Thọ, Láng Dài,
Phước Hải, Long Mỹ… đều nằm trong vùng dự kiến phát triển du lịch, đất có
thành phần cơ giới nhẹ thích hợp với phát triển NXCV; dự kiến trong tương
lai, đây sẽ là một trong những vùng sản xuất NXCV có quy mô khá của tỉnh.
4. Thành phố Vũng Tàu
Bảng 8 Diện tích trồng NXCV TP. Vũng Tàu phân theo xã (phường)
Đơn vị
Diện tích tổng số (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha)
Toàn huyện 40,00 40,00
Phường 11 16,00 16,00
Phường 12 12,00 12,00
Xã Long Sơn 4,00 4,00
Các phường khác 8,00 8,00
Như vậy, cái nôi của NXCV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là phường 11, 12;
thời điểm cao nhất có đến trên 200 ha; đến nay do tác động của đô thị hóa đã
giảm nhanh chỉ còn 28ha; hy vọng, trong tương lai, diện tích này sẽ được bảo
vệ như một công việc bảo tồn nơi nguyên sản của NXCV và cũng là để khẳng

định thương hiệu của NXCV Bà Rịa – Vũng Tàu. • xã Long Sơn và các
phường khác diện tích nhãn phân tán và tiếp tục xu thế giảm nhanh; đây là một
xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hóa của một thành phố.
Bcao_nhan_t11 Trang 20
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
5. Thị xã Bà Rịa và các huyện Long Điền, Côn Đảo, Châu Đ•c
Huyện Long Điền chỉ có 4 ha trồng NXCV; phân bố ở thị trấn Long Hải
2 ha và xã Phước Hưng 2 ha; thị xã Bà Rịa có 2,7 ha, phân bố ở xã Long
Phước 1,5 ha, xã Hòa Long 1,0 ha, phường Long Hương 0,2ha. Huyện Côn
Đảo 1ha. Trong tương lai, đất nông nghiệp của các địa phương này sẽ tiếp tục
giảm nhanh; do đó, khả năng phát triển cây NXCV trên địa bàn các huyện, thị
nêu trên là không lớn. Riêng huyện Châu Đức, hiện tại cây NXCV chưa phát
triển trên địa bàn huyện; nguyên nhân chủ yếu là do đất bazan không thích hợp
với NXCV lại ở khá xa vùng phát triển du lịch; sức cạnh tranh của các cây
công nghiệp lâu năm cao hơn so với NXCV… Và như vậy, trong tương lai khả
năng phát triển NXCV trên địa bàn huyện Châu Đức cũng không lớn.
Tóm lại, trong 265,1 ha NXCV trồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có
khoảng 200ha được trồng tương đối tập trung (với quy mô >5ha/xã và chiếm
tỷ trọng khoảng 75% so với tổng diện tích toàn tỉnh) phân bố ở huyện Tân
Thành 90 ha (gồm các xã Tóc Tiên, Châu Pha, Sông Xoài, Mỹ Xuân, Phước
Hòa và Tân Hòa); Xuyên Mộc 74ha (gồm các xã Phước Thuận, Hòa Hiệp,
Bình Châu và xã Xuyên Mộc); huyện Đất Đỏ 24 ha (gồm các xã Lộc An,
Phước Hội, Phước Long Thọ)
X"(5
Sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ (bản đồ hiện trạng và bản đồ
đất) cho thấy hiện trạng đất trồng NXCV phân bố trên các nhóm đất như sau:
Bảng 9 Phân bố diện tích trồng NXCV theo từng loại đất
Hạng mục
Tổng
diện tích

(ha)
Chia theo từng loại đất (ha)
X Xa C Cc Ru Rk Fa Fu Fk
Toàn tỉnh 265,10 61,80 60,00 90,10 19,10 6,10 6,00 3,00 5,90 13,10
Huyện Tân Thành 94,00 25,00 52,00 - - - 4,00 3,00 - 10,00
Tỷ lệ (%) 35,46 40,45
86,6
7
- - - 66,67
100,0
0
- 76,34
Huyện Đất Đỏ 44,30 7,00 - 7,00 19,10 6,10 2,00 - - 3,10
Tỷ lệ (%) 16,71 11,33 - 7,77
100,0
0
100,0
0
33,33 - - 23,66
Huyện Xuyên Mộc 79,10 27,10 - 46,10 - - - - 5,90 -
Tỷ lệ (%) 29,84 43,85 -
51,1
7
- - - - 100,00 -
Huyện Long Điền 4,00 - 4,00 - - - - - - -
Tỷ lệ (%) 1,51 - 6,67 - - - - - - -
Thị Xã Bà Rịa 2,70 2,70 - - - - - - - -
Tỷ lệ (%) 1,02 4,37 - - - - - - - -
TP Vũng Tàu 40,00 - 4,00 36,00 - - - - - -
Tỷ lệ (%) 15,09 - 6,67

39,9
6
- - - - - -
Huyện Côn Đảo 1,00 - - 1,00 - - - - - -
Tỷ lệ (%) 0,38 - - 1,11 - - - - - -
Bcao_nhan_t11 Trang 21
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Như vậy, NXCV của Bà Rịa – Vũng Tàu được trồng trên 4 nhóm đất:
+ Nhóm đất xám 121,8 ha, chiếm 45,94% diện tích; trong đó: đất xám
trên phù sa cổ (X) 61,8ha chiếm 23,31 % và đất xám trên đá macsma axid 60
ha chiếm 22,63%.
+ Nhóm đất Cát 109,2ha chiếm 41,19%; trong đó, đất cát biển (C)
90,1ha chiếm 33,39% và đất cồn cát (Cc) 19,1ha, chiếm 7,2%.
+ Nhóm đất đen 12,1ha, chiếm 4,56%; trong đó, đất nâu thẫm trên đá
bọt bazan (Ru) 6,1ha, chiếm 2,3% và đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Rk)
6 ha, chiếm 2,26%.
+ Nhóm đất đỏ vàng 22 ha, chiếm 8,3%; trong đó, đất đỏ vàng trên đá
macsma axid (Fa) 3 ha, chiếm 1,13%, đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) 5,9ha,
chiếm 2,23% và đất nâu đỏ trên đá bazan 13,1ha, chiếm 4,94%.
So với yêu cầu của cây nhãn cho thấy trong các nhóm đất kể trên, nhóm
đất xám và đất cát là thích hợp nhất đối với cây nhãn và thực tế, diện tích nhãn
trồng trên các nhóm đất này là 231 ha, chiếm 87,14% diện tích. Như vậy, có
thể khẳng định hiện trạng phân bố nhãn trên các loại đất là tương đối phù hợp;
dự kiến trong tương lai cũng sẽ ưu tiên bố trí trên các nhóm đất xám và đất cát.
III.3. Đánh giá các hợp phần kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch
NXCV hiện tại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
X[Y/#;V 
Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng
cơm trắng, xuồng bao công, nhãn bánh xe, tiêu da vàng, tiêu da xanh. Kết quả
điều tra các hộ trồng NXCV cho thấy: hầu hết các hộ đều trồng bằng hạt.

Trong mấy năm gần đây, nhiều hộ nông dân đã sử dụng phương pháp
ghép tháp với nhãn tiêu lá bầu, tiêu da bò, nhãn long… Những thí nghiệm về
gốc ghép của SOFRI cho thấy nếu vết tháp có độ tiếp xúc tốt cây nhãn hoàn
toàn có thể cho chất lượng tốt như trồng bằng hạt.
Việc tìm kiếm được cơ sở bán cây giống NXCV không phải là dễ đối với
các hộ nông dân bởi vùng nguyên sản của NXCV là phường 11 và 12 thành phố
Vũng Tàu hiện đang có xu thế giảm diện tích rất nhanh (trước năm 2005 có
khoảng 200 ha, nay chỉ còn 28 ha); mặt khác, hiện nay, ngày càng nhiều thương
nhân Thái Lan sang Việt Nam mua giống NXCV với số lượng lớn.
Từ những thực trạng trên cho thấy, nếu không tổ chức tốt các cơ sở cung
ứng giống NXCV cho người trồng nhãn sẽ xuất hiện nhiều giống kém chất
lượng trên thị trường và như vậy, chất lượng vườn nhãn sẽ không bảo đảm.
XPZC%;Y/#;V 
Kết quả điều tra cho thấy nông dân thường bắt đầu trồng nhãn khi mùa
mưa ổn định tức là từ khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm
Bcao_nhan_t11 Trang 22
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
X\A'%;Nhìn chung, khoảng cách trồng NXCV của các
nông hộ dao động trong khoảng từ 4 đến 8 mét; song, thông thường khoảng
cách cây cách cây 5 mét, hàng cách hàng 6 mét.
X:#B(T'%;Đào hố kích thước 0,5 x 0,5 x 0,6 m, trộn
20 kg phân hữu cơ hoai, rải thuốc diệt kiến, mối, sùng; sau đó bón hỗn hợp
NPK, vôi bột… trước khi trồng.
XKEL%;]6:
Kết quả điều tra các nông hộ cho thấy có khoảng 75% số hộ trồng theo
mô hình vườn chuyên NXCV (xã Tóc Tiên, Châu Pha – huyện Tân Thành,
Phước Thuận, Bình Châu – huyên Xuyên Mộc).
Số còn lại khoảng 25% theo mô hình trồng xen với một số loại cây ăn
quả khác, chủ yếu là trồng xen với mãng cầu ta (Xã Lộc An, Long Mỹ - huyện
Đất Đỏ, xã Hòa Hiệp – huyện Xuyên Mộc)

X^0"
Kết quả điều tra ở các hộ trồng nhãn cho thấy các hộ thường bón các loại
phân như: Phân hữu cơ ủ hoai 5 – 6 tấn/ha; dùng để bón lót trước khi trồng.
Urea 150kg/ha. NPK (loại 16 – 16 – 8) khoảng 250kg. DAP 150kg. Lân 150kg.
Cách thức bón: Các hộ trồng nhãn thường bón phân khoảng 4 đợt: đợt 1
trước khi nhãn ra hoa khoảng 5 – 6 tuần; đợt 2 sau khi kết trái; đợt 3 trước khi
thu hoạch nhãn khoảng 1 tháng và đợt 4 sau khi thu hoạch khoảng 10 ngày;
thông thường, các hộ đào rãnh cho xung quanh tán cây rộng 20-30 cm, sâu 10-
20 cm. Lượng phân bón được cho vào rãnh lấp đất lại và tưới nước.
X:'(R0'0-_#I-'
Các biện pháp kỹ thuật khác như: phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đánh
nhánh, tỉa cành, tạo tán, làm cỏ chống cháy, tủ gốc giữ ẩm, trồng cây chắn gió,
tưới nước, sử dụng chế phẩm chống rụng quả non… là những biện pháp kỹ
thuật quan trọng trong thâm canh cây ăn quả nói chung và cây NXCV nói
riêng; song, kết quả điều tra cho thấy: Ngoại trừ việc phun thuốc phòng trừ sâu
bệnh, kích thích cây ra sản phẩm là hầu hết các hộ đều có tham gia (80%); các
biện pháp còn lại rất ít hộ tham gia và thực hiện đúng quy trình; ngay cả những
hộ có thực hiện các biện pháp kỹ thuật cũng đều thừa nhận rằng những thao
tác như vậy là chưa đúng quy trình nên hiệu quả không cao.
III.4. Phân tích hiệu quả 1 ha trồng NXCV và khả năng cạnh tranh của nó
với một số cây trồng khác trên cùng loại đất
X"7R#`#A%;)%;]6:
Trên cơ sở số liệu điều tra, chúng tôi phân tích hiệu quả sản xuất NXCV
đối với từng loại đất và từng mức đầu tư như sau:
Bcao_nhan_t11 Trang 23
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bảng10 Phân tích hiệu quả 1 ha trồng NXCV trên đất xám và đất cát
Chỉ tiêu
NXCV trồng trên đất xám và đất cát
Đầu tư cao Đầu tư trung bình Đầu tư thấp

Tổng chi phí(1000đ) 24.991,69 20.601,16 16.244,26
+ Chi phí vật chất (1000đ) 10.410,00 8.232,50 6.005,00
+ Lao động sống (1000đ) 9.800,00 8.400,00 7.000,00
+ Chi phí khác (1000đ) 4.781,69 3.968,66 3.239,26
Tổng doanh thu (1000đ)
+ Năng suất (tấn/ha) 7,50 6,00 5,00
+ Doanh thu (1000đ) 90.000,00 72.000,00 60.000,00
Hiệu quả
+ Lợi nhuận (1000đ) 65.008,31 51.398,84 43.755,74
+ Thu nhập (1000đ) 74.808,31 59.798,84 50.755,74
+ Giá thành (đ/kg) 3,33 3,43 3,25
Tổng chi phí từ 16,2 - 24,9 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí vật chất 6,0 –
10,4 triệu đồng/ha; lao động sống 7,0 – 9,8 triệu đồng/ha; chi phí khác từ 3,2 –
4,7 triệu đồng/ha. Năng suất 5,0 – 7,5 tấn/ha. Lợi nhuận 43,7 – 65,0 triệu
đồng/ha; thu nhập từ 50,7 – 74,8 triệu đồng/ha. Giá thành từ 3.250 – 3.330
đồng/kg. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí từ 2,49 – 2,69 lần; tỷ lệ thu nhập/chi phí từ
2,90 – 3,12 lần; tỷ lệ lãi/doanh thu từ 71,39 – 72,93%; tỷ lệ thu nhập/doanh thu
từ 83,05 – 84,59%. Doanh thu chỉ đạt từ 60 – 90 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy: NXCV trồng trên đất xám và đất cát nếu được đầu tư đúng
mức sẽ cho hiệu quả kinh tế khá cao; so với tiêu chí 50 triệu đồng/ha thì cây
NXCV hồn tồn có thể đạt được; đất trồng nhãn sẽ là những vùng đất nơng
nghiệp đạt giá trị sản lượng cao trong tương lai.
X"7-Aa%)Q)]6:G 2"%;-'
Các loại cây trồng cạnh tranh với cây nhãn xuồng cơm vàng trên các
nhóm đất xám và đất cát gồm: khoai mỳ, 2 vụ bắp (hoặc 1 vụ bắp + 1 vụ màu),
cỏ thức ăn gia súc và cây điều. Sơ bộ phân tích chi phí và hiệu quả của các loại
cây trồng trên như sau:
Bảng 11 So sánh hiệu quả cây NXCV với một số cây khác trên cùng loại đất
Chỉ tiêu Nhãn XCV Kmỳ 2 bắp Cỏ Điều
Tổng chi phí(1000đ) 20.601 17.749 15.811 33.792 12.078

+ Chi phí vật chất (1000đ) 8.232 10.366 8.715 27.452 1.815
+ Lao động sống (1000đ) 8.400 6.650 6.650 4.650 5.600
+ Chi phí khác (1000đ) 3.968 733 446 1.690 4.663
Tổng doanh thu (1000đ)
+ Năng suất (kg/ha) 6.000 20.000 5.500 212.000 950
+ Doanh thu (1000đ) 72.000 24.000 20.900 42.400 16.150
Hiệu quả
+ Lợi nhuận (1000đ) 51.398 6.251 5.089 8.608 4.072
+ Thu nhập (1000đ) 59.798 12.901 11.739 13.258 9.672
+ Giá thành (đ/kg) 3,43 0,89 2,87 0,16 12,71
Bcao_nhan_t11 Trang 24
Quy hoạch phát triển nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Như vậy, ở mức đầu tư trung bình, trồng NXCV có mức chi phí thấp
hơn (0,6lần) so với trồng cỏ và cao hơn từ 1,16 – 1,70 lần so với các loại cây
hoa màu và cây điều; song, doanh thu từ trồng NXCV cao gấp 1,70 – 4,46 lần;
lợi nhuận cao gấp từ 5,9 – 12,6 lần và thu nhập cao gấp từ 4,5 – 6,1 lần so với
các cây trồng kể trên.
Như vậy, xét về hiệu quả tài chính, trồng cây ăn quả nói chung và NXCV
nói riêng mặc dù chi phí vật chất và công lao động có cao hơn so với các loại
hoa màu và cây điều song, hiệu quả cao hơn nhiều; chứng tỏ, sức cạnh tranh của
cây nhãn trên các loại đất xám, đất cát là khá lớn; nếu có đủ vốn, kỹ thuật và thị
trường tiêu thụ, hoàn toàn có thể phát triển cây NXCV với quy mô khá lớn.
III.5. Tình hình t€ ch•c thu mua và xây dựng thương hiệu NXCV trên địa
bàn tỉnh
Đến năm 1998, người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới biết vùng đất
này đang sở hữu một giống cây vô cùng quý giá đó là NXCV. Tại hội thi “Trái
cây ngon” năm 1998 do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) tổ
chức, vị ngọt đằm thắm và mùi thơm quyến rũ của nó đã hoàn toàn chinh phục
được những vị giám khảo khó tính. Nhãn xuồng cơm vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đã vượt qua nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng khác để dành giải cao

nhất trong hội thi.
Ông Đào Văn Hiếu, Chủ nhiệm hợp tác xã Nhân Tâm, huyện Xuyên
Mộc, là một trong những người tiên phong mở ra hướng tiêu thụ mới cho sản
phẩm NXCV của tỉnh đó là việc đưa NXCV tiêu thụ ở hệ thống các siêu thị
trên cả nước.
Nhờ những ưu thế vượt trội về chất lượng, loại trái cây này đã dần dần
chiếm được thị phần trong các siêu thị lớn như: Coopmart Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh; mặc dù trong siêu thị giá nhãn xuồng cơm vàng trồng ở Bà
Rịa – Vũng Tàu luôn cao hơn giá nhãn xuồng cơm vàng trồng ở các tỉnh khác
(từ 5.000 – 7.000 đồng/kg) nhưng khách hàng vẫn “ghiền” nhãn xuồng cơm
vàng Bà Rịa – Vũng Tàu hơn. Hướng tới NXCV sẽ từng bước thâm nhập vào
các siêu thị, trung tâm bán lẻ hiện đại để tăng giá trị và sản lượng tiêu thụ.
Hiện nay, nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu đã nổi tiếng tại các
nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Người trồng nhãn xuồng cơm vàng ở
Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực sự phấn khởi vì NXCV đã có thương hiệu. Ngày
15-9-2006, Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng
Tàu”. Đây là cơ sở để bảo tồn, duy trì và phát triển giống cây quý này trên địa
bàn tỉnh.
Tuy nhiên, do diện tích trồng NXCV trên địa bàn tỉnh còn quá nhỏ
(265ha) nên sản phẩm đưa ra thị trường còn ít; thậm chí chưa đáp ứng được
ngay cả thị trường trong tỉnh.
Bcao_nhan_t11 Trang 25

×