Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Chương 5-Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 36 trang )


CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.1. Xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm
vụ kinh doanh
Việc làm trước tiên của nội dung quy hoạch
phát triển sản xuất lâm nghiệp sau khi hoàn thành
điều tra điều kiện cơ bản là xác định phương hướng
nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất kinh doanh của đối
tượng quy hoạch.
Khi xác định phương hướng, mục tiêu kinh
doanh tuỳ theo từng đối tượng cần phải căn cứ vào
các yếu tố sau:

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
1. Phương hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp
của các cấp quản lý trực tiếp đối tượng quy
hoạch, nó được thể hiện trong phương án quy
hoạch lâm nghiệp của cấp trên trực tiếp quản
lý đối tượng và thể hiện trong phương án quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
cấp quản lý lãnh thổ tương đương.
2. Điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch
3. Mục tiêu: xác định theo 3 mục tiêu là kinh tế,
xã hội và môi trường

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.2. Quy hoạch sử dụng đất đai
Căn cứ vào phương hướng mục tiêu sản xuất kinh


doanh, căn cứ vào điều kiện đất đai tài nguyên rừng,
phân bố và đặc điểm của các loại đất đai tài nguyên
rừng để tiến hành cân đối lại diện tích các loại đất, quy
hoạch sử dụng đất đai theo các phương hướng mục
tiêu sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu
đã được xác định.
Trên phạm vi đối tượng quy hoạch, toàn bộ diện
tích đất đai cần được phân chia theo ngành sử dụng
và theo chức năng sử dụng. Theo ngành sử dụng
được chi ra: Đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất
khác.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
Theo chức năng sử dụng, đất lâm nghiệp
được chia ra theo 3 loại rừng:
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng sản xuất
+ Rừng đặc dụng.
Trên cơ sở phân chia đó và căn cứ vào
hiện trạng tài nguyên rừng, tiến hành quy
hoạch các biện pháp sản xuất kinh doanh
trong từng bộ phận tài nguyên rừng nhằm
đạt tới mục tiêu đã được xác định.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3 Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định
nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng.
5.3.1 Ý nghĩa của đơn vị kinh doanh và nguyên

tắc kinh doanh lợi dụng rừng.
Trong một đối tượng quy hoạch thường bao
gồm nhiều trạng thái rừng, nhiều loài cây, mỗi bộ
phận tài nguyên rừng phù hợp với từng loại biện
pháp kinh doanh tác động khác nhau. Mặc khác,
khi tác dụng của rừng khác nhau thì các biện
pháp tác động cũng khác nhau.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
Để tổ chức những biện pháp kinh doanh thích
hợp với những bộ phận tài nguyên rừng khác nhau
ấy, cần phải xác định ranh giới của chúng, tổ chức
thành những đơn vị có cùng mục tiêu kinh doanh và
cùng hệ thống biện pháp kinh doanh, tức là tổ chức
các đơn vị kinh doanh rừng. Đây là một trong những
nội dung quan trọng của công tác quy hoạch lâm
nghiệp.
Tuy nhiên , tổ chức đơn vị kinh doanh rừng mới
chỉ là việc làm có tính chất hình thức. Sau khi tổ
chức đơn vị kinh doanh rừng xong cần phải tiến
hành xác định những nguyên tắc kinh doanh lợi
dụng rừng cho đơn vị kinh doanh cơ bản, đây là
việc làm mang tính chất nội dung và dựa vào nó
mới có thể tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi
dụng rừng cụ thể cho từng đơn vị kinh doanh được.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các

nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng là nội dung
trung tâm của công tác quy hoạch lâm nghiệp, nó
xác định và cụ thể hoá phương hướng nhiệm vụ
kinh doanh cho từng bộ phận tài nguyên rừng, nó
là cơ sở cho việc tổ chức và quản lý kinh doanh
được cụ thể, có hệ thống và đơn giản hơn rất
nhiều.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.2 Tổ chức đơn vị kinh doanh
Do đặc điểm điều kiện tài nguyên rừng đa
dạng và phong phú, điều kiện kinh tế - xã hội
của các đối tượng cũng khác nhau, phương
hướng kinh doanh lợi dụng rừng khác nhau và
do đó các đơn vị kinh doanh được tổ chức cũng
khác nhau.
Trước hết, trong phạm vi một đối tượng quy
hoạch, căn cứ vào phương hướng kinh doanh
và cường độ kinh doanh tổ chức thành những
đơn vị gọi là "khu kinh doanh".

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
- Khu kinh doanh là đơn vị liền nhau trên thực
địa và căn cứ vào đó để tổ chức các đơn vị kinh
doanh cơ bản là loại hình kinh doanh hoặc lô
kinh doanh cố định tuỳ theo điều kiện cụ thể.
- Với những đối tượng tài nguyên rừng đơn
giản, đại bộ phận là rừng trồng thuần loài đều

tuổi thường áp dụng phương pháp kinh doanh
theo cấp tuổi, cường độ kinh doanh không cao
thì đơn vị kinh doanh cơ bản là các loại hình
kinh doanh.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
Đối với những đối tượng rừng phức tạp, hỗn
loài, khác tuổi, cường độ kinh doanh cao, thì
phương pháp kinh doanh lô là thích hợp nhất,
do đó đơn vị kinh doanh cơ bản lúc này là lô
kinh doanh cố định.
Ngoài ra, để thuận lợi cho điều chỉnh sản
lượng có thể tổ chức các đơn vị khu điều chế và
chuỗi điều chế.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
5.3.3 Xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi
dụng rừng.
Các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng
xác định cho đơn vị kinh doanh cơ bản bao
gồm những nguyên tắc chung sau đây:
1.Chọn loài cây chủ yếu
Việc lựa chọn loài cây chủ yếu cần căn cứ vào
nhiều yếu tố:
+ Căn cứ vào ý nghĩa kinh tế của tài nguyên
rừng
+ Căn cứ vào loài cây ưu thế hiện có
+ Căn cứ vào phương thức tái sinh


CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
2. Chọn phương thức kinh doanh lợi dụng rừng.
Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng là hệ
thống các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng
được xác lập trong điều kiện kinh tế và điều kiện
tự nhiên nhất định nhằm đạt được mục đích kinh
doanh đã định.
Căn cứ để xác định phương thức kinh doanh
lợi dụng rừng hợp lý bao gồm:
+ Điều kiện kinh tế
+ Điều kiện tự nhiên
+ Đặc tính sinh vật học, sinh thái học của loài cây
+ Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng đã áp
dụng trước đây

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
3. Chọn phương thức khai thác chính
Khai thác chính là quá trình khai thác cây
rừng đạt thành thục và quá thành thục đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . Phương
thức khai thác chính là trình tự khai thác cây
rừng có đặc trưng nhất định theo một kỳ hạn
nhất định và một phương thức bố trí không gian
nhất định.
+ Phương thức khai thác chọn: Bao gồm
phương thức khai thác chọn thô và phương thức
khai thác chọn tỷ mỉ.

+ Phương thức khai thác theo khu: Bao gồm
phương thức khai thác trắng và phương thức
khai thác dần.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
Khi xác định phương thức khai thác chính
thường phải căn cứ vào:
+ Ý nghĩa kinh tế
+ Mục đích kinh doanh và yêu cầu về sản phẩm,
phản ánh qua quy cách, chủng loại sản phẩm.
+ Điều kiện cơ giới hoá
+ Điều kiên tự nhiên, đặc điểm về địa hình địa
thế
+ Đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài
cây chủ yếu
+ Tình hình sinh trưởng vệ sinh của rừng
+ Phương thức tái sinh

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
4. Chọn phương thức tái sinh
Tái sinh rừng sau khi khai thác và phục hồi
rừng trên những diện tích không còn rừng là vấn
đề then chốt đảm bảo cho việc thực hiện kinh
doanh lợi dụng rừng lâu dài và liên tục.
+ Các phương thức tái sinh gồm có:
- Tái sinh tự nhiên
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên
Tái sinh nhân tạo: áp dụng các biện pháp kỹ

thuật trồng rừng sau khai thác hoặc trồng rừng
trên diện tích không có rừng.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
+ Để lựa chọn được phương thức tái sinh rừng
thích hợp cần dựa vào các căn cứ sau đây:
- Điều kiện kinh tế
- Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng và
phương thức khai thác chính
- Đặc điểm tái sinh của loài cây chủ yếu là điều
kiện tự nhiên
Khi lựa chọn phương thức tái sinh cần phân
tích điều kiện cụ thể, xem xét kết hợp các căn cứ
nêu trên, ngoài ra cần tham khảo các phương
thức tái sinh đã và đang áp dụng trên địa bàn đối
tượng quy hoạch để vận dụng kế thừa.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5. Xác định chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh dài hoặc ngắn sẽ ảnh
hưởng lớn tới việc tổ chức sản xuất. Xác định
được chu kỳ kinh doanh hợp lý sẽ mang lại hiệu
quả không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt sinh
thái, môi trường. Trong sản xuất lâm nghiệp,
thông thường chu kỳ kinh doanh dài, mỗi một
kết cấu rừng khác nhau và phương thức khai
thác khác nhau sẽ có chu kỳ kinh doanh khác
nhau.


CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.4 Quy hoạch kinh doanh rừng
Quy hoạch kinh doanh rừng là tổ chức các
biện pháp kinh doanh rừng như tái sinh, cải tạo,
nuôi dưỡng, bảo vệ rừng nhằm xây dựng vốn
rừng, không ngừng nâng cao số và chất lượng
tài nguyên rừng , đảm bảo cho việc kinh doanh
lợi dụng rừng lâu dài liên tục, đáp ứng tối đa các
nhu cầu về mặt cung cấp lâm sản, đồng thời
phát huy tới mức cao nhất các tính năng có lợi
khác của rừng, lợi dụng tổng hợp tài nguyên
rừng.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.4.1 Quy hoạch biện pháp tái sinh rừng.
Tái sinh rừng là biện pháp hết sức quan
trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích
không có rừng và diện tích đất rừng sau khai
thác
- Nguyên tắc chung khi xác định phương thức
tái sinh rừng là:
+ Ở những nơi xa xôi hẻo lánh, điều kiện địa
hình phức tạp, đi lại khó khăn, những nơi thông
qua điều tra mô tả nhận thấy có đầy đủ cây con
và điều kiện tái sinh để phục hồi thành rừng đáp
ứng được phương hướng nhiệm vụ kinh doanh
thì áp dụng phương thức tái sinh tự nhiên.


CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
+ Ở những nơi cần có sự hỗ trợ mới hoàn thành tái
sinh thì áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự
nhiên.
+ Ngoài các đối tượng trên, những đối tượng khác
còn lại cần tái sinh rừng đều phải áp dụng phương
thức tái sinh nhân tạo, với biện pháp tương ứng là
trồng rừng.
Khi quy hoạch biện pháp trồng rừng và biện
pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên cần căn cứ vào khối
lượng nhiệm vụ của từng biện pháp, xác định nhu
cầu về hạt giống, cây con, trên cơ sở đó xác định
các giải pháp cung ứng hạt giống cây con phù hợp
với tiến độ thực hiện

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.4.2 Quy hoạch biện pháp cải tạo, nuôi dưỡng
rừng
Ngoài việc tái sinh phục hồi rừng ở những nơi
chưa có rừng, việc cải tạo, nuôi dưỡng những diện
tích rừng có giá trị kinh doanh kém, độ đầy thấp
thành những khu rừng có giá trị kinh tế cao, sức
sản xuất lớn có một ý nghĩa quan trọng trong tái
sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.
Cải tạo rừng là thông qua các biện pháp cải
tiến tổ thành cây rừng, làm tăng độ đầy và độ tàn
che của rừng.


CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
Ngoài những đối tượng rừng cần phải cải tạo
những diện tích rừng khác cần được bảo vệ và áp
dụng các biện pháp nuôi dưỡng rừng.
Khi quy hoạch biện pháp cải tạo, nuôi dưỡng
rừng cần phải căn cứ vào phương hướng, mục
tiêu kinh doanh rừng, căn cứ vào điều kiện kinh tế
và điều kiện hiện trạng tài nguyên rừng để xác
định đối tượng và các biện pháp cải tạo, nuôi
dưỡng rừng, tính toán diện tích, khối lượng
nhiệmvụ, trình tự tiến hành và đầu tư cho từng
loại biện pháp và tổng hợp chung cho các biện
pháp cải tạo, nuôi dưỡng rừng.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.4.3 Quy hoạch biện pháp bảo vệ rừng.
5.3.4.3.1 Phòng chống cháy rừng
+ Phòng trừ trực tiếp
+ Phòng trừ gián tiếp
Khi quy hoạch biện pháp phòng chống cháy
rừng cần căn cứ vào loài cây chủ yếu, điều kiện khí
hậu thời tiết khu vực, đặc biệt độ ẩm trong mùa khô
hanh, nguồn lửa Để phân chia thành các khu vực,
xác định cấp bậc nguy hiểm, đặc biệt chú ý các khu
vực dễ cháy.
Khi tổ chức biện pháp phòng chống lửa rừng
phải tính toán khối lượng công viêc và các đầu tư

về vốn, nhân lực, thiết bị vật tư.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
5.3.4.3.2 Phòng trừ sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh thường áp dụng 3 biện
pháp sau đây:
- Dùng biện pháp kỹ thật lâm sinh để cải thiện
tình hình sinh trưởng của rừng, hạn chế khả
năng phát triển sâu bệnh hại và tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh của rừng.
- Thành lập tổ chức quan sát dự báo, kịp thời
phát hiện và dự báo tình hình sâu bệnh có thể
xảy ra.
- Dùng các phương pháp cơ giới, hoá học, sinh
vật học để tiêu diệt sâu bệnh hại khi cần thiết.

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆP
Khi quy hoạch phòng trừ sâu bệnh cần căn cứ
vào ý nghĩa kinh tế của rừng, điều kiện kinh tế, điều
kiện tự nhiên, đặc điểm rừng cây, tình hình sâu
bệnh và mức độ nguy hại để chọn lựa biện pháp
thích hợp, chú ý tác dụng tích cực và hiệu quả của
biện pháp kỹ thuật lâm học. Khi lựa chọn biện pháp
phải chú ý chọn biện pháp nào ít tốn kém mà vẫn
đạt hiệu quả định trước.
Chú ý: Khi quy hoạch biện pháp bảo vệ rừng cần chú
ý các biện pháp quản lý bảo vệ, ngăn chặn tình
trạng phá hoại rừng Phải có lực lượng chuyên

trách làm công tác quản lý bảo vệ, thực hiện các
giải pháp tích cực và ước tính khối lượng công việc
và đầu tư cần thiết về nhân lực, vốn, vật tư thiết bị.

×