Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Haesung Vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.54 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN
KH-KD
CNV
DT
LN
HĐKD
CS
QHLĐ
TƯLĐTT
NV
CP
HQTD
CPTDBQ
LNBQTD
Khu công nghiệp
Kế hoạch-kinh doanh
Công nhân viên
Doanh thu
Lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh
Chính sách
Quan hệ lao động
Thỏa ước lao động tập thể
Nhân viên
Chi phí
Hiệu quả tuyển dụng
Chi phí tuyển dụng bình quân
1


SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
Lợi nhuận bình quân tuyển dụng
2
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty TNHH Haesung Vina
Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng định mức lao động của Công ty TNHH Haesung Vina
Sơ đồ 3: Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH Haesung Vina
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
LỜI MỞ ĐẦU
Sau thời gian được ngồi trên ghế giảng đường, được trang bị những kiến thức về quản
trị nhân lực, em đã được tham gia thực tập thực tế tại Công ty TNHH Haesung Vina. Đây
thực sự là một cơ hội tốt, giúp em tiếp cận và tự mình tham gia tìm hiểu hoạt động của
một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, từ
đó có những trải nghiệm trong thực tiễn giúp em hiểu hơn những kiến thức đã được trang
bị trên ghế nhà trường và có cái nhìn bao quát hơn về ngành nghề mà mình lựa chọn.
Không chỉ được học những kiến thức từ thực tế, mà qua quá trình thực tập, hiểu về
những vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp, cũng chính là cơ hội tốt giúp em có thể
vận dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào trong hoạt động của doanh nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Thu Hà, cán bộ hướng
dẫn: Chị Bùi Thanh Hằng trưởng phòng nhân sự cùng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân
viên trong Công ty TNHH Haesung Vina đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong
đợt thực tập vừa qua.
Bài báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Haesung Vina

Phần 2: Tình hình hoạt động quản trị nhân lực của Công ty TNHH Haesung Vina
Phần 3: Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết của Công ty TNHH Haesung Vina và định
hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
4
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HAESUNG VINA
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công Ty TNHH Haesung Vina
- Công ty TNHH Haesung Vina là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập
theo Giấy chứng nhận đầu tư số 192043000164 do Ban Quản lý các Khu công nghiệp cấp
chứng nhận lần đầu ngày 25/3/2011, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 16/5/2012;
Tổng giám đốc Lee Dong Su, hiện nay là Tổng giám đốc Seo Kwang Hee.
- ĐT: 0211 3696 994. Fax: 02113 696 997.
- Ngành nghề kinh doanh: SX linh kiện điện tử
- Mục tiêu hoạt động: sản xuất camera và camera cho điện thoại thông minh 100% sản
phẩm cung cấp cho Tập đoàn Samsung.
- Trụ sở và nhà xưởng của công ty đặt tại KCN Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Công
ty đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2011 và đã có đóng góp nhất định
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty TNHH Haesung Vina
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng: Công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử camera và cung cấp sản phẩm cho
Tập đoàn Samsung.
- Nhiệm vụ: trong những năm tới đề có thể đứng vững và phát triển hơn nữa thì công ty
phải sản xuất sản phẩm ngày càng chất lượng, giá thành phù hợp và giảm bớt chi phí sản
xuất. Có như vậy mới cạnh tranh được với công ty khác. Muốn vậy công ty phải tiến hành
nghiên cứu thị trường đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân
viên, điều kiện làm việc an toàn và dây chuyền công nghệ hiện đại hơn nữa.
5

SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty TNHH Haesung Vina
1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công Ty TNHH Haesung Vina
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản xuất linh kiện điện tử: sản xuất camera và camera cho điện thoại thông minh
100% sản phẩm cung cấp cho Tập đoàn Samsung.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của công ty
Hiện nay, Công ty đang sản xuất sản xuất camera và camera cho điện thoại thông minh
100% sản phẩm cung cấp cho Tập đoàn Samsung. Sản phẩm của công ty sản xuất để là
nguyên liệu đầu vào cho Samsung chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu đối với hoạt
động kinh doanh của Samsung.
6
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC HÀNH
CHÍNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG
NHÂN SỰ
PHÒNG
XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÒNG KĨ
THUẬT
PHÒNG KẾ
TOÁN-TÀI
CHÍNH

PHÒNG
KH-KD
KHO HÀNGPHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
1.4. Khái quát về hoạt động và nguồn lực của Công Ty TNHH Haesung Vina
1.4.1. Khái quát nhân lực của công ty
Bảng1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty từ năm 2011 đến năm 2013
Các chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh tăng
giảm năm
2012/2011
So sánh tăng
giảm năm
2013/2012
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng
%
Số
lượng
Tỷ
trọng %
Chênh

lệch
%
Chênh
lệch
%
Tổng số công
nhân viên
4752 - 3274 - 2720 - -1478 68,9 -554 83,1
Giới
tính
Nam
4241 89,2 2631 80,4 2221 81,6 -1610 62 -410 84,4
Nữ
511 10,8 643 19,6 499 18,4 132 125,8 -144 77,6
Tính
chất
Trực
tiếp
4184 88 2949 90,1 2502 91,9 -1235 70,5 -447 84,8
Gián
tiếp
568 12 325 9,9 218 8,1 -243 57,2 -107 67,1
Trìn
h độ
Đại học
142 3 281 8,6 182 6,7 139 197,9 -99 64,7
Cao
đẳng
22 0,5 52 1,6 32 1,2 30 236,3 -20 61,5
THCS

46 0,97 67 2,1 37 1,4 21 145,7 -30 55,2
CN kỹ
thuật
33 0,7 63 1,9 54 1,9 30 190,9 -9 85,7
LĐ phổ
thông
4509 94,8 2811 85,5 2415 88,8 -1698 62,3 -396 85,9
Độ
tuổi
Nhỏ hơn
35
4142 87,2 2404 73,4 1820 66,9 -1738 58 -584 75,7
Từ 35
đến 50
590 12,4 850 26 880 32,3 260 144,1 30 103,3
Hơn 50
20 0,4 20 0,6 20 0,8 0 - 0 -
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Qua bảng trên thấy 3 năm phát triển của công ty thì số lượng CNV giảm đi năm
2011 lượng CNV là 4752 người nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 2720 CNV. Trong
công ty số lượng CNV nam gấp nhiều lần số lượng công nhân nữ năm 2011 là 4241 CNV
7
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
nam, 511 CNV nữ mà đến năm 2013 lượng CNV nam còn 2221 nam và 499 nữ chênh
lệch so với năm 2012 là 84.4% nam và 77,6% nữ. Trình độ CNV trong công ty ngày càng
cao so với năm 2011 là 142 người trình độ đại học nhưng đến năm 2013 là 182 người
trình độ đại học, lượng lao động phổ thông giảm năm 2012 so với năm 2011 giảm 62,3%,
năm 2013 so với năm 2012 giảm 85,9%. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của công ty
do lượng CNV giảm đi trong 3 năm gần đây nên số lượng CNV tỉ lệ tương ứng các độ

tuổi cũng giảm đi nhưng lượng CNV ở độ tuổi nhỏ hơn 35 chiếm số lượng lớn trong công
ty năm 2011 nhỏ hơn 35 tuổi là 4142 người, từ 35 đến 50 tuổi là 590 người, hơn 50 tuổi
20 người đến năm 2013 thì số lượng CNV nhỏ hơn 35 tuổi vẫn chiếm lượng lớn là 1820
người, từ 35 đến 50 tuổi 880 người và không còn CNV tuổi trên 50. Ta thấy rằng lượng
CNV trong công ty ngày càng giảm, trình độ học vấn, tay nghề ngày càng cao do công ty
áp dụng công nghệ máy móc hiện đại và yêu cầu công việc cao và lượng CNV ngày càng
trẻ tuổi để họ say mê và có khả năng cống hiến cho công ty nhiều hơn nữa.
1.4.2. Khái quát vốn của Công ty
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh tăng
giảm
2012/2011
So sánh tăng
giảm 2013/2012
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)

Số
tuyệt
đối
%
Số
tuyệt
đối
%
Tổng vốn 112,54 117,25 155,6 4,71 4,2 38,35 32,7
Theo
sở
hữu
Vốn chủ
sở hữu 55,78 49,6 55,78 47,6 55,78 35,8 - - - -
Vốn vay 56,76 50,4 61,47 52,4 99,82 64,2 4,71 8,3 38,35 62,4
Theo
tính
chất
Vốn cố
định 61,55 54,7 64,8 55,3 97,46 62,6 3,25 5,28 32,7 50,4
Vốn lưu
động 50,99 45,3 52,45 44,7 58,14 37,4 1,45 2,86 5,69 10,85
(Nguồn:Phòng Kế toán- Tài chính)
Qua số liệu bảng cho ta thấy sự biến động về vốn của Công Ty TNHH Haesung Vina
trong 3 năm liên tiếp có sự thay đổi đáng kể. Năm 2011 công ty có số vốn là 112,54 tỷ.
8
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
Năm 2013 tăng 32,7% tương đương 155,6 tỷ. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng làm
ăn phát đạt và công ty ngày càng đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại hơn. Vốn cố

định của công ty ngày càng tăng: Năm 2012 tăng 5,28% so với năm 2011 tương đương
64,8 tỷ. Năm 2013 tăng 50,4% so với năm 2012 tương đương 97,46 tỷ. Chứng tỏ công ty
đã chú trọng đầu tư hơn. Vốn chủ sở hữu không có biến động lớn, vốn vay lại có sự biến
động. Năm 2013 đã tăng lên 99,82 tỷ chứng tỏ công ty chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào
kinh doanh.
1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của công ty
Công ty được trang bị những kỹ thuật tiên tiến của Mỹ: máy tính, điện thoại, máy fax,
tủ đựng hồ sơ…các cán bộ quản lý đều được trang bị laptop, các điều kiện làm việc tiêu
chuẩn an toàn. Tóm lại công ty cung cấp các trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất
tiên tiến của Hàn. Hiện nay, công ty vẫn ngày càng nâng cấp cơ sở hạ tầng tốt hơn nữa về
nhà xưởng, phòng làm việc, máy móc thiết bị…tạo môi trường làm việc an toàn và thân
thiện cho CNV.
9
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công Ty TNHH Haesung
Haesung Vina từ năm 2011 đến năm 2013
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Haesung Vina trong
năm 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh năm
2012/2011

So sánh năm
2013/2012
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
1
DT bán hàng
21.481 32.399 37.489 10.918 50,8 5.090 15.7
2 DT thuần 21.470 32.397 37.487 10.927 50,8 5.090 15,7
3 Giá vốn hàng bán 18.400 29.048 30.050 10.648 57.9 1.002 3,4
4 LN gộp 3.069 2.248 2.268 -821 -26,7 20 0,9
5 Chi phí bán hàng 136 87 89 -49 -36 2 2,3
6 LN từ HĐKD 329 944 963 615 186,9 19 2
7 Tỷ suất LN/DTT 0,14 0,07 0,06 -0,07 -50 -0,1 -14,3
( Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)
Từ bảng trên thấy DT bán hàng cũng như LN từ HĐKD của công ty đều tăng qua các
năm. Năm 2013 ta thấy DT bán hàng và DTT đều đã tăng 15,7% so với năm 2012, LN
gộp tăng 0,9% so với 2012, LN thuần tăng 2% so với năm 2012. Công ty hoạt động sản
xuất linh kiện điện tử nên điều này đã mang lại thành tích đáng kể cho thấy việc kinh
doanh của công ty là một hướng đi đúng đắn.
10
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
TNHH HAESUNG VINA

2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nhân sự của Công Ty
TNHH Haesung Vina
2.1.1. Tình hình nhân lực
Bảng 2.1:Tình hình nhân lực của phòng nhân sự Công Ty TNHH Haesung Vina từ
năm 2011-2013
Đơn vị: Người
Năm Số lượng
Giới tính Trình độ
Nam Nữ Trên đại học Đại học Cao đẳng
2011 4 3 1 1 2 1
2012 5 2 3 1 3 1
2013 6 3 3 1 4 1
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Từ bảng trên thấy số lượng nhân viên trong Phòng Nhân Sự ngày càng tăng cả về số
lượng và chất lượng nhưng như vậy vẫn chưa phù hợp vì lượng CNV trong công ty rất
lớn nên công ty phải tăng thêm số lượng công nhân viên trong phòng nhân sự để có thể
thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của công ty và người lao động.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự
Trong công ty phòng nhân sự chịu trách nhiệm tuyển chọn, đào tao CNV cho Công ty,
điều phối nguồn nhân lực cho công ty đồng thời thực hiện các chế độ cho CNV trong
công ty. Bộ phận nhân sự đóng vai trò tư vấn và cố vấn cho các cấp quản trị khác và đảm
nhận các chức năng kiểm tra bằng cách giám sát các bộ phận khác đảm bảo thực hiện các
chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không.
11
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
2.1.3. Tổ chức phòng nhân sự
Bảng 2.2: Tổ chức phòng nhân sự của Công ty TNHH Haesung Vina
STT Họ và tên Chức danh Trình độ Kinh nghiệm
1 Bùi Thanh Hằng Trưởng phòng Cao học 7 năm

2 Đỗ Tuấn Anh Phó phòng Đại học 5 năm
3 Phạm Thị Thu Trang NV tuyển dụng Cao đẳng 2 năm
4 Đỗ Ngọc Lan NV chế độ CS Đại học 3 năm
5 Dương Văn Lưu NV đào tạo Đại học 4 năm
6 Đào Quang Trường NV QHLĐ Đại học 4 năm
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị
nhân lực của Công Ty TNHH Haesung Vina
2.2.1. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhân sự.
Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể
thích nghi và phát triển tốt. Kinh tế hiện nay đang gặp những khó khăn điều này tác động
tới quản trị nhân sự của công ty. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay
nghề, mặt khác để giảm chi phí lao động thì doanh nghiệp phải cân nhắc việc giảm giờ
làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.
2.2.2. Thị trường lao động
Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng nhưng nhiều lao động thiếu
trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn …và sự giành giật, thu hút người lao động của
các đối thủ cạnh tranh, của các công ty săn người, các trung tâm môi giới việc làm…gây
ảnh hưởng tới kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, bố trí nhân lực trong công ty.
2.2.3. Văn hóa- xã hội
Trong công ty nhân viên có sự khác nhau về giới tính, trình độ, tuổi tác…chi phối tới
các mối quan hệ ứng xử, phong cách làm việc, mỗi người đến từ các nơi khác nhau nên
họ có những văn hóa, quan niệm sống và làm việc khác nhau. Đặc biệt Công ty TNHH
Haesung Vina lại có những nhà quản trị là người Hàn Quốc nên cũng gặp không ít khó
khăn trong việc hợp tác làm việc với người lao động nước ta.
2.2.4. Chính sách chiến lược của công ty
12
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực

Chính sách chiến lược của công ty trong tương lai có tác động mạnh mẽ tới công tác
quản trị nhân lực của Công Ty TNHH Haesung Vina về các kế hoạch hoạch định thu hút,
tìm kiếm nhân tài, sử dụng nhân tài, đào tạo và phát triển nhân lực để đảm bảo cho công
ty có đầy đủ nhân lực về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Bên cạnh đó còn tác động tới các
chính sách đãi ngộ của công ty đối với người lao động.
2.2.5. Quan điểm của nhà quản trị
Các nhà quản trị trong Công Ty TNHH Haesung Vina luôn mong muốn tạo cho người
lao động một môi trường làm việc tốt nhất đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn vệ sinh
lao động, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ để công nhân viên cảm thấy thoải mái
và hết mình cống hiến cho công việc, cùng nhau thực hiện mục tiêu của công ty.
2.2.6. Khả năng tài chính của công ty
Công ty TNHH Haesung Vina là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài mà tổng số vớn
đầu tư rất lớn nên khả năng chi trả các khoản đãi ngộ của công ty rất cao. Chính vì vậy
công ty là một trong có chính sách đãi ngộ tốt so cới các công ty khác trong cùng lĩnh
vực. Tài chính của công ty lớn nên công ty dễ dàng thu hút được nhiều lao động có trình
độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công Ty TNHH Haesung Vina
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của công ty
Công Ty TNHH Haesung Vina đã có nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh sản xuất, ổn
định việc làm và đời sống cho người lao động, tôn trọng pháp luật và tập quán con người
Việt Nam tạo nên quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Công ty thực hiện các
chế độ công bằng giữa CNV nam và CNV nữ. Công ty đã có nhiều có gắng trong việc tạo
điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, phong trào
văn hóa văn nghệ và chú ý tới phong trào văn hóa văn nghệ để gắn kết tình cảm giữa công
nhân và cấp trên. Giữa người lao động và công ty ký kết hợp đồng lao động rõ ràng với
đầy đủ các cam kết yêu cầu 2 bên phải thực hiện. Công ty đã thành lập tổ chức công đoàn
cơ sở, ký được TƯLĐTT, thành lập được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đảm bảo kịp
thời tiền lương, thưởng cho người lao động.
13
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
2.3.2. Thực trạng về tổ chức lao đông của công ty:
Công ty TNHH Haesung Vina thực hiện phân công và hợp tác lao động đó là: Công ty
phân công lao động theo kiểu phối hợp cả 3 hình thức phân công: theo chức năng, theo
công nghệ va theo mức độ phức tạp trong công việc.
Về phân bổ nguồn lực công ty đã chú trọng theo các chức năng chuyên môn để phân
công lao động với số lượng thích hợp.
Mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải chấp hành nghiêm túc luật lao
động: Không đi muộn, về sớm, không nghỉ giữa ca quá giờ quy định, không làm việc
riêng trong giờ sản xuất, công tác, không uống rượu trước và trong giờ làm việc, không
đánh cờ bạc bất kỳ lúc nào trong công ty…
2.3.3. Thực trạng về định mức lao động của công ty
Các loại định mức đang áp dụng tại Công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng 2 loại
mức: mức thời gian và mức biên chế (số lượng người cần thiết để hoàn thành một khối
lượng công việc nhất định theo đúng tiêu chuẩn quy định chất lượng trong điều kiện sản
xuất nhất định).
Khối lượng công việc của công ty chia thành 2 nhóm: khối lượng công việc của lao
động quản lý và khối lượng công việc của công nhân sản xuất.
Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng định mức lao động của Công ty TNHH Haesung Vina

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
2.3.4. Thực trạng về hoạch định nhân lực của công ty
14
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Cán bộ định mức tại phòng kỹ thuật tiến hành phân chia dây truyền công nghệ
thành các bước công việc.
Cán bộ định mức yêu cầu một công nhân có trình độ tay nghề cao thực hiện các
bước công việc và bấm giờ.
Cán bộ định mức nộp bảng xây dựng mức cho cán bộ phòng kế toán để báo cáo
hội đồng định mức công ty ra quyết định đơn giá sản phẩm.

Điều chỉnh phù hợp với thu nhập của người lao động
Áp dụng thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
- Công tác dự đoán nhu cầu nhân lực: Công ty thông qua nhu cầu lao động tại các đơn vị,
các nhà máy, phòng ban do cán bộ quản lý ở từng đơn vị đảm nhận.
- Công tác dự đoán cung nhân lực: Công ty đánh giá tình hình lao động hiện có tại các
phân xưởng bao gồm: Số lượng lao động hiện có, số lượng lao động nghỉ việc, Số lượng
lao động mới tuyển.
- Công tác dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài: Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài của
công ty cần được xem xét và phân tích ở tầm vĩ mô bởi vì nó phụ thuộc vào nguồn nhân
lực trong xã hội. Và để xác định được chính xác nguồn lực này là một vấn đề khó khăn
mà công ty đang tìm phương hướng giải quyết.
- Các biện pháp để cân bằng cung cầu nguồn nhân lực
Việc xác định số lượng lao động, loại lao động cần tuyển được tiến hành dựa trên bảng
cân đối giữa lao động trong kỳ thực hiện và lao động trong kỳ kế hoạch của doanh
nghiệp. Trong đó, số lượng và cơ cấu lao động trong kỳ thực hiện được xác định thông
qua công tác đánh giá, rà soát lao động ( công việc được cán bộ phòng lao động tiến hành
thường xuyên). Trong đó, cũng luôn xác định số lượng lao động nghỉ việc( khi xác định
thiếu hụt về lao động, thì công ty tiến hành tuyển).
2.3.5. Thực trạng về phân tích công việc của công ty
Quy trình phân tích công việc:
- Lựa chọn các công việc cần phân tích
- Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Công ty sử dụng phương pháp bản câu hỏi để thu thập thông tin và dùng kết hợp các
phương pháp khác là phương pháp quan sát và phỏng vấn.
- Tiến hành thu thập thông tin
Các thông tin mà doanh nghiệp tiến hành chủ yếu là các thông tin về: trách nhiệm,
quyền hạn, báo cáo, thay thế khi vắng mặt, yêu cầu về năng lực, quan hệ công tác. Đây là
các thông tin cần thu thập được ghi trong phiếu mô tả nhiệm vụ.
- Xử lý các thông tin thu thập được

Sau khi nhân viên các phòng điền đầy đủ các thông tin, phòng nhân sự sẽ tập hợp lại
tất cả các phiếu đã được gửi đến các phòng ban chức năng.
Trưởng phòng nhân sự sẽ xem xét và phê duyệt các phiếu đó. Đưa cho các cán bộ phòng
nhân sự viết ra văn bản mô tả nhiệm vụ của các vị trí, sau đó sẽ đưa lên Giám đốc để xem
15
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
xét lại và phê duyệt (một bản giữ ở phòng nhân sự, một bản sẽ được đưa lên các bộ phận
liên quan). Với mỗi một chức danh công việc thì có một bản mô tả nhiệm vụ.
2.3.6. Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của công ty
Phụ trách các bộ phận căn cứ vào: Định hướng phát triển nhân lực, kế hoạch sản xuất
kinh doanh, nhu cầu nhân lực của bộ phận .Từ đó xác định nhu cầu bổ sung nhân lực gửi
phòng nhân sự theo biểu mẫu. Việc lập kế hoạch tuyển dụng tại công ty do Phó phòng Đỗ
Tuấn Anh đảm nhiệm, dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng Nhân sự. Nguồn tuyển dụng ưu
tiên nguồn nhân lực trong công ty trước sao đó đến các nguồn bên ngoài thị trường lao
động. Công ty tuyển dụng qua website của Công ty, phương tiện thông tin đại chúng,
công ty tư vấn tìm người. Tuyển dụng thường kéo dài từ 03 đến 06 tháng tùy thuộc vào vị
trí tuyển dụng và lượng cung lao động trên thị trường. Thông thường chi phí tuyển dụng
tùy đối tượng tuyển dụng. Năm 2012 công ty cần tuyển 500 CNV nhưng năm 2013 thì do
công nghệ hiện đại hơn Công ty tuyển 300 CNV tuyển thêm 20 người trong bộ máy quản
lý. Tuy nhiên do công ty có chính sách đãi ngộ tốt nên lượng hồ sơ nộp năm 2013 lên đến
3000 hồ sơ.
- Tiến hành tuyển dụng:
( Nguồn: Phòng Nhân sự)
Sơ đồ 3: Quy trình tuyển dụng của Công ty TNHH Haesung Vina
2.3.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của công ty
Công ty đã có chính sách và chương trình đào tạo được chia ra làm 2 mảng nhỏ: đào
tạo theo kế hoạch và đào tạo ngoài kế hoạch.
Tổ chức đào tạo: căn cứ vào “kế hoạch đào tạo” do giám đốc xét duyệt, phòng đào tạo
đứng ra tiến hành tổ chức đào tạo với các hình thức phù hợp.

16
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Sơ bộ (NV)
Phỏng vấn
Thu và sàng
lọc hồ sơ
Chuẩn bị TD Thông báo
TD
Chuyên sâu
(QL)
Thi trắc nghiệm và thi chuyên
môn
Ra quyết
định
Hội nhập
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
Tổ chức đào tạo tại công ty: Trưởng phòng tổ chức nhân sự tiến hành mời giáo viên
bên ngoài về đào tạo cho cán bộ công nhân viên tại công ty.
Đào tạo tại chỗ: Trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ công
nhân viên đơn vị mình (thường là đào tạo kèm cặp khi mới vào, bổ túc nghề)
Đào tạo tại công ty được tiến hành khi có sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất, cơ cấu,
công nghệ… khi đó, trưởng đơn vị xem xét đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo, bổ xung
của đơn vị mình mà lập thành văn bản đề nghị công ty tổ chức đào tạo bổ sung.
Vì vậy việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc là rất khó khăn và phức tạp. Tuy
nhiên với một ngành nghề nhất định công ty cũng rất chú trọng công tác đào tạo, trau dồi
tay nghề kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu
công việc hiện tại và trong tương lai.
Cụ thể việc tổ chức đào tạo về chuyên môn: hàng năm công ty đều có các lớp đào tạo
về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật mới, về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh lao động và
đặc biệt là đào tạo nâng bậc thợ, nâng cao tay nghề.

Kết thúc các khoá học, công ty có tổ chức thi và kiểm tra để đánh giá một cách khách
quan khả năng tiếp thu của từng cán bộ hoặc căn cứ vào kết quả học tập sau thời gian đào
tạo. Từ đó đưa ra đánh giá chung về chất lượng đào tạo của cán bộ công nhân viên trong
công ty.
2.3.8. Thực trạng về đánh giá nhân lực của công ty
Dựa vào thang điểm và các tiêu chuẩn đánh giá mà công ty đã nêu ra để đánh giá sự
thực hiện công việc của từng lao động. Công ty thực hiện đánh giá 6 tháng một lần.
Mỗi công nhân viên được cấp trên trực tiếp nhận xét theo trình tự sau:
- Công nhân được nhận xét bởi giám sát viên, quản đốc, tổ trưởng
- Nhân viên thuộc phòng nào do phòng đó nhận xét
- Giám đốc xưởng, trưởng phòng, ban được nhận xét bởi giám đốc công ty
17
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
Bảng 2.3: Mẫu thang điểm đánh giá thành tích công tác của công ty
Tên nhân viên
Chức danh công việc
Bộ phận quản đốc
Giai đoạn đánh giá từ…
đến….
Hướng dẫn đánh giá
1.Mỗi lần xem xét một yếu tố.
2.Xem xét sự hoàn thành công tác trong suốt giai đoạn đánh giá.
Tránh tập trung vào các biến cố hiện tại hoặc biến cố riêng lẻ.
3.Điểm trung bình là điểm đạt yêu cầu
4.Điểm tính từ thấp 1 điểm đến cao nhất 5 điểm
Các yếu tố đánh giá Kém 1đ Dưới TB 2 đ Trung bình

Giỏi 4đ Xuất sắc


Khối lượng công việc.
Chất lượng công việc
Tính đáng tin cậy
Tính thích nghi
Sự phối hợp
Tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
 Bây giờ đang ở mức gần tối đa HTCT
 Bây giờ đang ở mức hợc gần mức tối đa HTCT, nhưng có tiềm năng cải tiến đối với công tác
như ….
 Khả năng tiến bộ sau khi được đào tạo và có kinh nghiệm.
 Không thấy có những hạn chế.
Phát biểu của nhân viên Đồng ý Không đồng ý
Nhận xét
……………….
Nhân viên ……………. Ngày……………….
Quản đốc…………………. Ngày ……………….
Cấp quản trị duyệt Ngày…………………
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Mỗi bảng nhận xét được đưa ra thảo luận với trưởng bộ phận tổ chức nhân sự. Phòng
tổ chức nhân sự nhận xét và đệ trình ban giám đốc phê duyệt. Sau khi giám đốc xem xét
đánh giá phân loại CNV, giám đốc chính thức phê, duyệt, ký quyết định và thực hiện. Các
bản nhận xét được sử dụng làm căn cứ tăng lương (giảm lương), đề bạt và ký hợp đồng
lao động lâu dài cho công nhân viên.
2.3.9. Thực trạng về trả công lao động của công ty
18
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
Phương thức và hình thức trả lương: Trả công cho CNV chịu ảnh hưởng của 3 hệ số
hiệu quả
- Hệ số công ty: là hệ số hiệu quả áp dụng cho tất cả lao động trong Công ty khoảng

từ 0,8÷1,2.
- Hệ số đơn vị (KH1): Là hệ số hiệu quả áp dụng cho lao động trong mỗi đơn vị. Hệ
số này được xác định trong khoảng từ 0,8-1,2 trong đó mức điểm cho hệ số 1 là 70 điểm.
- Hệ số cho các cá nhân: Hệ số này phả ánh hiệu quả công việc của mỗi cá nhân
trong mối tương quan với cá nhân khác trong đơn vị và được xác định mỗi tháng một lần.
- Cách tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên gián tiếp
Công ty áp dụng trả lương theo thời gian cho khối gián tiếp
L
i
= Q
i
* K
i
(N
1
+ 1,5N
2
)
L
i
: Lương thực lĩnh trong tháng
Q
i
:Mức lương chuẩn 1 ngày
K
i
:Hệ số do trưởng đơn vị đánh giá
N
1
:Số ngày làm việc bình thường

N
2
:Số ngày làm thêm do đơn vị hoặc công ty yêu cầu
K
i
là hệ số do trưởng đơn vị đánh giá căn cứ vào mức độ thành thoành công việc, thái độ
khi làm việc gồm:
+KH
2
: Hệ số hiệu quả cho trưởng các đơn vị do giám đốc công ty đánh giá
+K
1
: hệ số hiệu quả của phó giám đốc
+K
2
:Hệ số hiệu quả của giám đốc
+KH
1
:Hệ số hiệu quả của đơn vị nghiệp vụ.
N
1
,N
2
căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày của từng phòng.
- Cách tính và trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp
Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng xưởng và đơn giá của từng sản
phẩm để tính lương
L
li
= ΣTdmi x Lgi

Trong đó: ω: Số loại sản phẩm trong 1 tháng xưởng đó sản xuất
19
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
L
li
: Tổng số lương 1 tháng của xưởng
Tdmi: Là thời gian định mức để sản xuất sản phẩm i
Lgi: là tiền lương 1 giờ làm ra sản phẩm i
• Phụ cấp độc hại: mức 10% và 7% lương, phụ cấp ca hưởng 50% lương cấp bậc theo số
giờ làm ca 3 + 3000 đồng/suất ăn ca bồi dưỡng tại chỗ. Phụ cấp ăn trưa cho công nhân
5000 đ/ngày/1 lao động , đồng phục 2 bộ/năm và các khoản dịch vụ phúc lợi khác.
Các chế độ BHXH, BHYT, an toàn vệ sinh lao động của công ty thực hiện theo đúng
luật. Công ty đóng 17% tổng quỹ lương, trong đó 15% cho BHXH, 2% cho BHYT, người
lao động đóng 5% lương tháng cho BHXH và 1% lương tháng cho BHYT.
2.3.10. Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Để biết được hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cần căn cứ vào năng suất lao
động của Công ty. Quan tâm vào doanh thu thuần và số nhân viên trong Công ty để tính
toán và cân bằng, có kế hoạch sử dụng lao động sao cho phù hợp.
Năng suất lao động = Doanh thu thuần/Số nhân viên
 Năng suất lao động năm 2011= 21.470/4752= 4,518
 Năng suất lao động năm 2012=32.397/3274= 9,895
 Năng suất lao động năm 2013=37.487/272 = 13,782
Năng suất lao động qua các năm của Công ty TNHH Haesung Vina có sự gia tăng.
Từ đó có thể nhận thấy Công ty đã phần nào sử dụng hiệu quả lao động.
2.3.11. Thực trạng về hiệu quả sử dụng sử dụng chí phí tuyển dụng của Công ty
Chi phí đầu tư cho hoạt động tuyển dụng bao gồm chủ yếu là chi phí truyền thông
và tuyển mộ (chi phí đăng tuyển trên các báo, truyền thông,…). Mục tiêu chung của Công
20
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
ty TNHH Haesung Vina vẫn luôn là tối thiểu hóa chi phí, tăng tối đa hiệu quả sử dụng
vốn, với chi phí tuyển dụng cũng vậy.
Dựa trên công thức: Hiệu quả=×Doanh thu thuần
Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả của chi phí tuyển dụng của Công ty TNHH
Haesung Vina giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh năm
2012/2011
So sánh năm
2013/2012
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
1 DT thuần 21.470 32.397 37.487 10.927 50,8 5.090 15,7
2 LN sau thuế
291,6 729,36 748,8 437,76 150,12 19,44 2,67

3 CP nhân lực 450 420 400 -30 6,66 -20 4,76
4 CP tuyển dụng 20 30 25 10 50 -5 16,67
5 Số NV tuyển
dụng( người)
350 500 300 -150 42,86 200 40
6
HQTD(1×4÷3)
0,95 2,31 1,25 1,36 143,15 -1,06 45,88
7 CPTDBQ(4÷5) 0,057 0,06 0,083 0,003 5,263 0,023 38,33
8 LNBQTD(2×4÷3
)
12,96 52,09 46,8 39,13 301 -5,29 10,16
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Nhìn bảng trên ta thấy Công ty sử dụng hiệu quả chi phí tuyển dụng tương đối tốt.
Năm 2011 đến năm 2012 hiệu quả chi phí tuyển dụng tăng đáng kể 143,15% nhưng đến
năm 2013 thì hiệu quả chi phí tuyển dụng lại giảm 45,88% do năm 2013 chỉ tuyển 300
CNV nhưng so với năm 2011 tuyển 350 người thì HQTD như vậy là tốt. CPTDBQ tăng
dần năm 2011 là 0.057 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 là 0,083 tỷ đồng tương ứng tăng
38,33% so với năm 2012. LNBQTD năm 2012 tăng so với năm 2011 là 39,13 tỷ đồng
tương ứng 301% nhưng năm 2013 so với năm 2012 lại giảm đi 5,29 tỷ đồng tương ứng
10,16%. Công ty đang sử dụng HQTD tương đối tốt nhưng trong tương lai công ty phải
phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa vì công ty ngày càng sử dụng dây chuyền công nghệ hiện
đại hơn nên vấn đề tuyển dụng như thế nào càng quan trọng mà hiệu quả sử dụng chi phí
21
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
tuyển dụng càng tốt thì công ty sẽ tuyển được những nhân tài giỏi cống hiến hết mình vì
mục tiêu của công ty với chi phí tuyển dụng tối thiểu.
2.3.12. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Công ty
Bảng 2.5: Tổng chi phí đào tạo năm 2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng
S
T
T
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh năm
2012/2011
So sánh năm
2013/2012
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
1 DT thuần 21.470 32.397 37.487 10.918 50,8 5.090 15,7
2 Chi phí nhân lực 450 420 400 -30 6,66 -20 4,76
4 Chi phí đào tạo 140 120 100 -20 14,29 -20 16,67
5 Hiệu quả sử dụng chi
phí đào tạo
6,67 9,25 9,37 2,58 38,7 0,12 1,29
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Hiệu quả= × Doanh thu thuần

Tổng chi phí đào tạo từ năm 2011 – 2013 tăng lên nhưng bên cạnh đó doanh thu
thuần hàng năm tăng lên đáng kể. Từ đó có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng chi phí
đào tạo khá hiệu quả. Nhân viên trong công ty được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên
môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc.
22
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY
TNHH HAESUNG VINA VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động, quản trị nhân lực của Công Ty TNHH
Haesung Vina
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
Công Ty TNHH Haesung Vina đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường với DT và LN ngày càng tăng. Mặc dù là một công ty vốn đầu tư nước ngoài mới
vào Việt Nam nhưng kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đem lại vô cùng lớn giải
quyết nhiều công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần vào sự phát triển của đất
nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng.
3.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực
Công Ty TNHH Haesung Vina tạo cho công nhân viên được một môi trường làm việc
lành mạnh, phân công hợp tác lao động hợp lý, xây dựng được chế độ định mức lao đông
phù hợp với DN và người lao động, thực hiện phân tích công việc chi tiết, rõ ràng đưa ra
bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc phù hợp, thực hiện chế độ đánh giá, trả công
lao động công bằng. Công ty thực hiện công tác tuyển dụng vẫn còn gặp những khó khăn
trong quá trình tuyển chọn nhân tài, trong quá trình sàng lọc, phỏng vấn do công ty có
lượng ứng viên nộp hồ sơ vào công ty lên đến hàng nghìn hồ sơ. Về hoạch định nhân lực
do công ty luôn cập nhật cải tiến máy móc nên vấn đề hoạch định nhân lực tương lai của
công ty vẫn chưa tốt so với khả năng đề ra. Về đào tạo và phát triển nhân lực công ty vẫn
gặp những khó khăn do đào tạo vẫn chưa theo kịp kế hoach đề ra trong tương lai.
3.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với công ty
- Công ty cần chú trọng tuyển dụng với việc thu hút tuyển chọn nhân tài để phục vụ tốt

cho công ty.
- Công ty cần hoạch định nhân lực trong tương lai một cách chính xác hơn.
- Đào tạo và phát triển nhân lưc về kiến thức chuyên môn- kỹ thuật, phương pháp công
tác…phù hợp hơn với kế hoạch tương lai.
23
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Quản trị nhân lực
3.2. Phương hướng hoạt động, quản trị nhân lực của Công Ty TNHH Haesung Vina
năm 2014 đến năm 2018
3.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh
Công ty sẽ đầu tư với số vốn gấp đôi để hướng tới sản xuất ra nhiều hơn nữa những
sản phẩm với số lượng, chất lượng, chi phí phù hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất và
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, khẳng định vị thế của mình trên thị trường và công
ty phấn đấu sản xuất ra các sản phẩm ngày càng hoàn hảo hơn mang các đặc tính vượt trộ
3.2.2. Đối với quản trị nhân lực
Công ty TNHH Haesung Vina ngày đang càng phấn đấu tạo môi trường làm việc thân
thiện, hòa đồng giữa nhân viên và nhà quản trị, ngày càng có chính sách đãi ngộ tốt hơn
để gắn kết, thu hút và gìn giữ nhân tài và ngày càng đáp ứng tâm tư nguyện vọng vủa
người lao động. Công ty tập trung chú trọng tới nhân lực phục vụ cho công ty để tạo động
lực thúc đẩy họ hăng say cống hiến hết mình vì công ty.
3.3. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
- Định hướng 1: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực của công ty TNHH Haesung Vina.
- Định hướng 2: Hoàn thiện công tác hoạch định nhân lực của công ty TNHH Haesung Vina.
- Định hướng 3: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
TNHH Haesung Vina.
24
SV: Đào Thu Hương Lớp: K46U1

×