Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực và áp dụng này trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.78 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
A. Lời mở đầu.....................................................................................................
B. Nội
dung..........................................................................................................
I. Nguyên tắc phân chia quyền lực....................................................................
1. Nội dung cơ bản..............................................................................................
2. Các hình thức phân chia quyền lực..............................................................
a. Phân quyền ngang..........................................................................................
b. Phân quyền dọc..............................................................................................
II. Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản............................................................
1. Phân quyền trong nhà nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.............
2. Phân quyền trong nhà nước theo chính thể cộng hòa đại nghị..................
3. Phân quyền trong nhà nước theo chính thể cộng hòa hỗn hợp..................
C. Kết luận..........................................................................................................
1
LỜI MỞ ĐẦU
Phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự
xuất hiện của các bản Hiến pháp tư sản. Nguyên tắc phân quyền từ khi mới ra
đời cho đến nay đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực của các
nhà nước tư sản khắp nơi trên thế giới. Các quy định trong những bản hiến
pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan:
lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó
kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan
nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia. Vì vậy sau
đây em xin trình bày để tài "Phân tích nguyên tắc phân chia quyền lực và áp
dụng này trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản" để làm rõ hơn
nguyên tắc trên. Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài làm còn có
sai sót. Rất mong thầy cô sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2


NỘI DUNG
I. Nguyên tắc phân chia quyền lực.
1. Nội dung cơ bản.
Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi
quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một cá nhân. Chính đây là căn
nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Vì
vậy, muốn chống chế độ này, một lý thuyết của nhiều học giả tư sản đã được
nêu ra, đó là thuyết phân chia quyền lực. Tư tưởng phân quyền đã có từ thời
Hy lạp cổ đại được khơi nguồn từ Aristotle và được các nhà tư tưởng lớn Jonh
Locke và C.L. Montesquieu phát triển thành một hệ thống học thuyết hoàn
chỉnh. Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn
có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có
quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực
ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân,
ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước
thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để
chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực
hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. Muốn hạn chế
quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các
nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy
định của pháp luật. Sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra ở một chiều
ngang, mà còn cần thiết ở cả chiều dọc, và ở bất cứ lĩnh vực nào của nhà nước.
2. Các hình thức phân chia quyền lực.
a. Phân quyền ngang.
Đây là cách thức phân quyền cổ điển theo đó: Quyền lực nhà nước được
phân chia thành 3 cơ quan : lập pháp ,hành pháp và tư pháp. Hoạt động của
các cơ quan quyền lực này có sự chuyên môn hóa và luôn kiềm chế đối trọng
lẫn nhau. Nội dung cơ bản của tư tưởng phân quyền ngang là:
3
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do

các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm
được trọn vẹn quyền lực nhà nước.
- Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa,
mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không
làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.
- Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền
lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và
chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.
Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp là phân quyền
theo lãnh thổ và phân quyền theo chuyên môn. Vận dụng tư tưởng này, hiện
nay Hiến pháp của các nhà nước tư sản đều khẳng định nguyên tắc này là một
nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực nhà nước,nó trở thành nguyên
tắc hiến định trong hiến pháp Hoa Kỳ,Pháp,Nga...Ở một số quốc gia tuy
không ghi nhận nguyên tắc này trong hiến pháp nhưng việc tổ chức bộ và hoạt
động của bộ máy nhà nước cũng dựa trên nguyên tắc này.
b. Phân quyền dọc
Phân quyền dọc được chia theo lực lượng chính trị khác nhau trong xã
hội, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan địa phương, giữa liên bang
với tiểu bang, giữa liên minh với các nước thành viên hay giữa các cơ quan
với nhau. Chính ở sự phân quyền này mà quyền lực nhà nước trung ương bị
hạn chế. Đến lượt mình, quyền lực của cơ quan địa phương – chính phủ địa
phương lại bị phân chia thành lập pháp địa phương và hành pháp địa phương.
Nội dung chủ yếu của tư tưởng phân quyền dọc như sau:
- Tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp
địa phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương.
- Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ
thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì
lợi ích của cả cộng đồng xã hội, như vấn đề: chủ quyền lãnh thổ, dịch vụ
công,...; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế

- xã hội, giáo dục, văn hóa ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến
4
hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong
quyền hạn của mình.
Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền
hạn của mình là tương đối độc lập với nhau. Chính quyền trung ương không
có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có thể xây dựng
chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra, giám sát hoạt
động của các chính quyền cấp dưới, mọi phạm vi của chính quyền địa phương
sẽ do Tòa án Hành chính xét xử độc lập.
II. Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sn.
1. Phân quyền trong nhà nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Việc tổ chức quyền lực của nhà nước theo chính thể này áp dụng học
thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách tuyệt đối, mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp trong chính thể cộng hoà tổng thống được phân định một
cách rõ ràng cụ thể. Vì vậy, ở đây lập pháp không được quyền đứng ra thành
lập hành pháp và hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp.
Chúng là hai thiết chế hoàn toàn độc lập, cùng do dân bầu ra và cùng chịu
trách nhiệm trước dân. Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ
này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành
pháp. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan
nào có thể tiếm quyền. Tổng thống có thể khống chế một phần quyền lực của
nghị viện trong việc ban hành luật và chi phối hoạt động tòa án tối cao bằng
việc bổ nhiệm chánh án. Tuy nhiên tổng thống không có quyền giải tán nghị
viện, bãi chức thẩm phán và nghị viện cũng không có quyền bỏ phiếu bất tín
nhiệm chính phủ. Nếu tổng thống vi phạm pháp luật, nghị viện có quyền luận
tội và bãi nhiệm tổng thống trước thời hạn. Về hình thức, tòa án có thể coi là
tương đối độc lập đối với các cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên mỗi chính thể
tổng thống của từng nước có những nét riêng đặc thù nên nhìn chung chỉ thể

hiện những đặc trưng nhất định của tư tưởng phân chia quyền cứng rắn như
trên.
Hoa Kì là nhà nước tư sản điển hình cho nguyên tắc phân quyền trong
chính thể cộng hòa tổng thống. Theo đó quyền lập pháp thuộc về nghị viện;
5

×