Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình thực tập trước tốt nghiệp là khoảng thời gian quan trọng và quý báu
để sinh viên bước vào tìm hiểu tiếp xúc với thực tiễn, là quá trình để sinh viên tìm
hiểu về bộ máy quản lý, quy trình làm việc của ngành ngân hàng nói chung cũng
như một đơn vị ngân hàng nói riêng, là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với
thực tế của ngành ngân hàng.
Nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển mình bước qua thời kỳ ảm đạm với
những dấu hiệu của sự phát triển với sự nền kinh tế thị thường cùng sự mở cửa hội
nhập. Và cũng trong những năm gần đây, sự phát triển này đã ảnh hưởng mạnh mẽ
tới ngành ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại đưa ngành ngân hàng trở lại
phát triển mạnh mẽ hơn.
Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, trong khoảng thời gian
thực tập em đã sử dụng vốn kiến thức của mình để tìm hiểu về thực tiễn của ngành
ngân hàng tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Đống Đa.
Tuy đã cố gắng tìm hiểu học hỏi dựa trên những kiến thức mà em thu được
cũng như thực tế tại ngân hàng nhưng bài báo cáo thực tập tổng hợp của em không
tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô giáo góp ý để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Trang cũng như ban giám đốc
cùng các anh chị trong ngân hàng đã hết lòng giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này!
1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
MỤC LỤC
2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
3
3
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng
TMCP: Thương mại cổ phần
CN: Chi nhánh
NN: Nhà nước
BCH: Ban chấp hành
TW: Trung ương
4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.
1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Tên đơn vị: Ngân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
(Industrial and Commercial Bank of Viet Nam)
Tên viết tắt: Vietinbank
Trụ sở:108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Loại hình:Ngân hàng thương mại cổ phần
Vốn điều lệ: 37.234 tỷ VNĐ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988
theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng
chuyên doanh sau khi được tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là NHTM lớn giữ
vai trò quan trọng, trụ cột của ngành NH Việt Nam có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn
quốc với 1 sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và bao
gồm 9 công ty thành viên hạch toán độc lập: Công ty cho thuê tài chính, công ty chứng
khoán công thương, công ty quản lý nợ và khai khác tài sản, công ty bảo hiểm Vietinbank,
công ty quản lý quỹ, công ty vàng bạc đá quý, công ty công đoàn, công ty chuyển tiền toàn
cầu, công ty Vietinaviva cùng 5 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin, trung
tâm thẻ, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Start I và II và đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
1.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi
nhánh Đống Đa.
Vietinbank CN Đống Đa có trụ sở tại 183 Nguyễn Lương Bằng, Nam Đồng, Đống
Đa được thành lập vào năm 1955 với tiền thân là phòng Thương Nghiệp thuộc khu vực
Đống Đa. Năm 1957 được đổi tên thành chi nhánh NH NN khu vực Đống Đa. Đến ngày
1/7/1988 thực hiện nghị định số 3 khóa IV của BCH TW Đảng và nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/03/1988 về việc chuyển hoạt động NH sang hạch toán kinh doanh và hình thành
hệ thống NH cấp 2. Căn cứ quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của thủ tướng chính phủ
quyết đinh giải thể chi nhánh của TP Hà Nội, chuyển 6 chi nhánh NH TMCP Công
Thương khu vực trực thuộc NH TMCP Công thương Việt Nam trong đó có NH TMCP
5
5
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Công Thương khu vực Đống Đa. Như vậy từ ngày 1/4/1993 NH TMCP Công thương CN
Đống Đa chính thức được quyền hạch toán độc lập và trở thành chi nhánh cấp 1 của NH
TMCP Công thương Việt Nam. Nguồn vốn hoạt động của NH TMCP Công thương Việt
Nam CN Đống Đa lấy từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn do NH TMCP Công thương
Việt Nam chuyển đến và nó là đơn vị hạch toán độc lập nhưng chịu sự chỉ đạo chặt chẽ
của NH TMCP Công thương Việt Nam.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành gắn liền với sự đổi mới của nền
kinh tế và chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các NH khác trong khu vực nhưng NH
TMCP Công thương Việt Nam CN Đống Đa vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ, không
ngừng phấn đấu trưởng thành và trở thành 1 trong 4 chi nhánh NH lớn nhất thuộc
NH TMCP Công thương Việt Nam và điều đặc biệt năm 1999 đã vinh dự nhận
được danh hiệu Doanh nghiệp loại 1 của nhà nước Việt Nam.
I.2 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- chi nhánh Đống Đa.
I.2.1 Chức năng
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa là một CN NH
hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại địa phận quận
Đống Đa và thông qua các hoạt động này nhằm tăng cường tích lũy vốn, đẩy mạnh
tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh.
I.2.2 Nhiệm vụ
Cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ NH bán buôn và bán lẻ trong và
ngoài nước phong phú và đa dạng:
Huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân và tổ
chức, có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng cả VNĐ và ngoại tệ.
Đầu tư tín dụng như cho vay ngắn hạn, dài hạn các cá nhân tổ chức bằng
VNĐ, ngoại tệ và các hoạt đồng tài trợ, đầu tư khác.
Thanh toán và tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, dịch vụ
chuyển tiền kiều hối, thanh toán trong và ngoài nước.
Thẻ và ngân hàng điện tử phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín
dụng quốc tế; dịch vụ thẻ: Internet, SMS, …
Cùng các dịch vụ khác.
6
6
Giám đốc 4 phó giám đốc
Khối bán lẻ
Khối hỗ trợ
Khối KHDN
Hành chính
Tổng hợp
Kế toán
5 quỹ *ết kiệm
8 phòng giao dịch
Phòng bán lẻ
KH vừa và nhỏ
KH lớn
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
I.3 Mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi
nhánh Đống Đa.
Mô hình tổ chức thực hiện hiện nay được đổi mới từ 10/10/2014 theo các
khối được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Về mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
(Nguồn: Vietinbank – CN Đống Đa)
Ban lãnh đạo của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CN
Đống Đa bao gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc chi nhánh cùng 3 khối là khách
hàng doanh nghiệp, khối bán lẻ, khối hỗ trợ.
Và các phòng ban thuộc các khối trên có nhiệm vụ cụ thể như sau:
Khối khách hàng doanh nghiệp bao gồm:
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên
quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp.
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp giao dịch với khách
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý
các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp.
Khối bán lẻ bao gồm các phòng ban sau:
Phòng bán lẻ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động
vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các
sản phẩm cho vay phù hợp, quản lý hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.
Phòng giao dịch chịu trách nghiệm các nghiệp vụ về thanh toán, tiền gửi, các
giao dịch chuyển tiền, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến việc thanh toán,…
Quỹ tiết kiệm chỉ có chức năng huy động tiền gửi tiết kiệm, không được phép
cho vay hay thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác(ví dụ thanh toán, chuyển tiền,…)
Khối hỗ trợ có các phòng ban sau:
7
7
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Phòng kế toán thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp
vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tài chính.
Phòng tổng hợp tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo
cáo hoạt động hằng năm của chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chính thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào tạo
tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của
Vietinbank.
8
8
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.
2.1 Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam - chi nhánh Đống Đa.
Để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thời gian gần đây ta có thể
theo dõi bảng cân đối kế toán rút gọn của Ngân Hàng từ năm 2011 đến năm 2013
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Vietinbank 2011-2013 (trang 6)
Về tài sản: Tổng tài sản có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2011,
tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 7,139,360 triệu đồng, năm 2012 tổng tài sản là
9,454,829 triệu đồng tăng 2,315,468 triệu đồng và tăng lên 32.43% so với năm 2011
và năm 2013 tổng tài sản ước tính đạt 12,606,438 triệu đồng tăng lên 3,151,609
triệu đồng và tăng 33.33% so với năm 2012. Như vậy phần nào cho thấy sự tăng
trưởng khá đều của tổng tài sản của Vietinbank – CN Đống Đa.
Những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, vàng bạc đá quý hay các
chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản, như tiền mặt, vàng bạc
đá quý năm 2011 là 57,565 triệu đồng chiếm 0.81%, năm 2012 là 74,693 triệu đồng
tăng 17,128 triệu đồng và tăng 29,75% so với năm 2011, tuy nhiên tới năm 2013 tỷ
trọng tài sản này chỉ chiếm 0.49% tổng tài sản tương ứng với 61,766 triệu đồng
giảm 12,917 triệu đồng so với năm trước hay là giảm tới 17.29% so với năm 2012.
Sự sụt giảm này do tình hình kinh tế năm 2013 khá ảm đạm, tình hình kinh tế khó
khăn dẫn tới việc giảm sự chi tiêu tiền mặt qua hệ thống ngân hàng nên việc giảm
tài sản mang tính thanh khoản cao là điều cần thiết để tối thiểu hóa chi phí cũng như
có thể phần nào hỗ trợ trong việc tối đa hóa lợi nhuận cho chi nhánh. Đó cũng là lý
do cho việc tỷ trọng tài sản tiền gửi tại NHNN có xu hướng giảm dần từ năm 2011
đến năm 2013 theo thứ tự 2.63%; 2,42%; 1.77% nhưng số tiền gửi vẫn duy trì ở
mức độ khá ổn định vào năm 2011 là 187,566 triệu đồng, năm 2012 là 228,807 triệu
đồng tăng 21.99% so với năm 2011 và năm 2013 là 223,133 triệu đồng và giảm chỉ
2.48% so với năm 2012.
9
9
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Vietinbank 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
A. Tài sản
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 57,565 0.81 74,693 0.79 61,776 0.49 17,128 29.75 (12,917) (17.29)
Tiền gửi tại NHNN 187,566 2.63 228,807 2.42 223,133 1.77 41,241 21.99 (5,674) (2.48)
Tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín
dụng khác
1,014,505 14.21 1,300,984 13.76 1,602,278 12.71 286,479 28.24 301,294 23.16
Chứng khoán kinh doanh 8,412 0.12 17,019 0.18 13,867 0.11 8,607 102.32 (3,152) (18.52)
Công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 314 0.004 945 0.01 2,269 0.018 631 200.96 1,324 140.11
Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng 4,501,166 63.05 6,063,382 64.13 8,128,631 64.48 1,562,216 34.71 2.065,249 34.06
Chứng khoán đầu tư 1,045,458 14.644 1,283,020 13.57 1,791,374 14.21 237,562 22.72 508,354 39.62
Góp vốn đầu tư dài hạn 45,330 0.635 47,274 0.5 124,803 0.99 1,944 4.29 77,529 164,00
Tài sản cố định 58,065 0.814 74,694 0.79 153,798 1.22 16,629 28.64 79,104 105.90
Tài sản có khác 220,980 3.1 364,011 3.85 504,509 4.002 143.031 64.73 140,498 38.6
TỔNG TÀI SẢN 7,139,361 100 9,454,829 100 12,606,438 100 2,315,468 32.43 3,151,609 33.33
B. Nguồn vốn
Các khoản nợ chính phủ và NHNN 423,053 5.92 570,963 6.04 649,233 1.94 147,910 34.96 78,207 13.71
Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác 1,153,323 16.15 1,165,848 12.33 1,761,119 13.97 12,525 1.08 595,271 51.06
Tiền gửi của khách hàng 3,987,742 55.86 5,759,064 60.91 7,976,093 63.27 1,771,322 44.42 2,217,029 38.50
Vốn tài trợ ủy thác đầu tư và cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro 570,780 7.99 604,522 6.39 742,519 5.89 33,742 5.91 137,997 22.83
Phát hành giấy tờ có giá 171,881 2.41 357,313 3.78 364,326 2.89 185,432 107.88 7,013 1.96
Các khoản nợ khác 387,741 5.43 440,004 4.65 603,848 4.79 52,253 13.48 163,844 37.24
Tổng nợ phải trả 6,694,520 93.77 8,897,714 94.11 12,097,138 95.96 2,203,194 32.91 3,199,424 35.96
Vốn chủ sở hữu 444,841 6.23 557,115 5.89 509,300 4.04 112,274 25.24 (47,815) (8.58)
TỔNG NGUỒN VỐN 7,139,361 100 9.454.829 100 12.606.438 100
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh)
10
10
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Trong giai đoạn 2011 đến 2013, tài sản chủ yếu được hình thành từ cho vay
và cho thuê tài chính khách hàng, cụ thể năm 2011 chiếm tỷ trọng 63.05% trên tổng
tài sản tương đương với 4,501,166 triệu đồng, năm 2012 có 6,063,382 triệu đồng
chiếm 64.13% tăng lên 1,562,216 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 34.71% so
với năm 2012, đến năm 2013 tài sản từ cho vay và cho thuê tài chính khách hàng là
8,128,631 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 64.48% và tăng 2,065,294 triệu đồng
tương ứng với tăng 34.06% so với năm 2012. Việc các khoản cho vay và cho thuê
tài chính khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm đã phản ánh được
hoạt động cho vay, kinh doanh của CN khá tốt, chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Về nguồn vốn: Nguồn vốn tăng đều qua các năm và trong cơ cấu nguồn vốn
tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2011 đạt 3,987,742
triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 55.86%, năm 2012 đạt 5,759,064 triệu đồng
chiếm 60.91% tổng nguồn vốn và tăng 1,771,322 triệu đồng hay tăng 44.42% so với
năm 2011 và năm 2013 đạt 7,976,093 triệu đồng chiếm 63.27% và tăng 2,217,029
triệu đồng tăng 38.50% so với năm 2012. Do tình hình kinh tế khó khăn, việc đầu tư
kinh doanh càng mạo hiểm nên tiền gửi là một lựa chọn trong các công cụ sinh lời
của khách hàng, đó là một phần lý do cho việc tăng trưởng của tiền gửi cũng như
việc chỉ đạo kinh doanh đúng đắn và kịp thời của chi nhánh.
Tiền gửi và tiền vay tại các tổ chức tín dụng khác cũng là một trong những
nhân tố chiếm tỷ trọng cao của chi nhánh. Mặc dù cũng có sự tăng trưởng nhưng
việc tăng của nhân tố này khá thấp so với tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản CN nên
tỷ trọng của các khoản này giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 1,153,323
triệu đồng chiếm tỷ trọng là 16.15%, năm 2012 đạt 1,165,848 triệu đồng tăng
12,525 triệu đồng hay 1.08% so với năm 2012 nhưng tỷ trọng của nó lại giảm
xuống còn 12.33%, năm 2013 đạt 1,761,199 triệu đồng chiếm 13,97% trong cơ cấu
tổng tài sản tăng 595,271 triệu đồng hay tăng 51.06% so với năm 2012.
Các khoản mục khác như khoản nợ chính phủ, vốn ủy thác đầu tư, việc phát
hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá
nhỏ, năm 2011 là 444.841 triệu đồng chỉ chiếm 6.23% trong cơ cấu nguồn vốn, đến
năm 2012 chiếm 557,115 triệu đồng tăng 112,274 triệu đồng tương ứng với việc
tăng 25.24% so với năm 2011 nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu tổng nguồn vốn
lại giảm xuống còn 5.89% và năm 2013 chỉ còn chiếm 4.04% trong cơ cấu tổng
11
11
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
nguồn vốn của CN. Nguồn vốn này của CN dùng vào việc mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho công tác hoạt động của CN và các phòng giao dịch trực thuộc CN.
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công thương Việt Nam
chi nhánh Đống Đa.
Năm 2013 là đỉnh điểm khó khăn của nền kinh tế cũng như là của chính NH.
NH NN đã điều chỉnh lãi suất, thắt chặt chi tiêu, hạn chế tăng trưởng tín dụng để
giảm bớt sự ảnh hưởng cũng như gánh nặng lên toàn bộ nền kinh tế. Việc này có
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của NH.
Bảng 2.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbạnk chi
nhánh Đống Đa giai đoạn 2011 – 2013 (trang 9)
Nguồn thu nhập chính của CN là thu nhập từ lãi, năm 2011 là 416,105 triệu
đồng năm 2012 là 691,658 triệu đồng tăng 230,553 triệu đồng và tăng gần 50% so
với thu nhập từ lãi năm 2011 và năm 2013 đạt 1,000,537 triệu đồng tăng 308,879
triệu đồng so với năm 2012 và tăng ở mức 44.66% so với năm trước đó. Mặc dù lãi
suất giảm mạnh nhưng nền kinh tế ảm đạm, đầu tư rủi ro cao, lợi nhuận thấp nên
việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng là một trong những lựa chọn trong việc đầu
tư, do vậy thu nhập từ lãi của CN tăng lên.
Đóng góp một phần vào lợi nhuận của CN là lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ.
Năm 2011 đạt 26,504 triệu đồng, năm 2012 đạt 39,755 triệu đồng tăng 13.251 triệu
đồng ứng với mức 49.99% và năm 2013 đạt mức tăng trưởng vượt bậc từ hoạt động
cung cấp dịch vụ này với mức 417,794 triệu đồng tăng 378,039 triệu đồng tăng tới
95.09% so với năm 2012.
Do vậy tổng thu nhập kinh doanh của CN năm 2011 là 514,606 triệu đồng,
năm 2012 là 771,909 triệu đồng và năm 2013 là 1,454,607 triệu đồng tăng 88.44%
so với năm 2012.
Chi phí hoạt động của chi nhánh tăng dần, năm 2011 là 328,792 triệu đồng
năm 2012 là 493,188 triệu đồng tăng 50% so với năm 2011 và năm 2013 chi phí
cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1,137,096 triệu đồng tăng 643,980 triệu đồng
ứng với việc tăng 130.56%. Việc tăng đột biến này là do tình hình kinh tế khó khăn
nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh cần tăng chi phí.
12
12
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Bảng 2.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbạnk chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2012/2013
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Thu nhập từ lãi 461,105 691,658 1,000,537 230,553 50.00 308,879 44.66
Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch
vụ
26,504 39,755 417,794 13,251 49.99 378,039 95.09
Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
8,799 13,198 18,305 4,399 49.99 5,107 38.69
Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh
251 377 280 126 50.01 (97) (25.73)
Lãi lỗ thuần từ việc mua bán
đầu tư
(11,526) (17,289) (27,929) (5,763) 50.00 (10.640) 61.54
Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 23,554 35,332 35,502 11,778 49.99 170 0.48
Thu nhập từ góp vốn mua cổ
phần
5,919 8,878 10,118 2,959 50.00 1,240 13.96
Tổng thu nhập kinh doanh 514,606 771,909 1,454,607 257,303 50.00 682,698 88.44
Chi phí hoạt động 328,792 493,188 1,137,096 164,396 50.00 643,980 130.56
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước phòng ngừa
RRTD
185,814 278,721 326,511 92,907 50.00 47,790 17.14
Chi phí dự phòng RRTD (40,798) (61,197) (85,864) (20,399) 50.00 (24,667) 40.31
Tổng lợi nhuận trước thuế 145,016 217,524 240,647 72,508 50.00 23,123 10.63
Chi phí thuế TNDN 36,254 54,381 60,162 18,127 50.00 5,781 10.63
Lợi nhuận sau thuế 108,762 163,143 180,485 54,381 50.00 17,342 10.63
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh)
13
13
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Tổng thu nhập tăng, và tổng chi phí tăng, mặc dù tổng chi phí có mức tăng
cao hơn tổng thu nhập nhưng do quy mô của việc hoạt động tăng lên khá lớn nên lợi
nhuận trong việc kinh doanh của CN không những không bị giảm mà còn tăng
nhưng với tỷ lệ khá khiêm tốn so với mức tăng của tổng thu nhập. Cụ thể năm 2011
lợi nhuận sau thế đạt 108,762 triệu đồng năm 2012 là 163,143 triệu đồng tăng
54,381 triệu đồng tăng 50% so với năm 2011 và năm 2013 đạt mức 180,485 triệu
đồng tăng 17,342 triệu đồng và tăng trưởng lợi nhuận ở mức 10.63%. Những con số
này phần nào phản ánh được sự khó khăn, ảm đạm của ngành NH cũng như nền
kinh tế trong thời gian vừa qua.
2.3 Diễn biến giá cổ phiếu của Vietinbank (mã cổ phiếu: CTG)
Năm 2013 là một năm kinh doanh khởi sắc của Vietinbank với tổng tài sản
tăng 14.4% so với đầu năm đạt 107.7% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt
7.750 tỷ đồng đạt 103.3% so với kế hoạch, tổng nguồn huy động tăng 11%, tồng
đầu tư cho vay tăng 14.7% so với năm trước. Chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng là
1.45% và 13.9%.Cổ tức chi trả 10%. Trong năm nay Vietinbank đã tăng vốn điều lệ
lên thành hơn 37 tỷ đồng, vốn chủ đạt hơn 55 nghìn tỷ đồng.
Do đó giá trị cổ phiếu luôn được giữ ở mức ổn định trong những ngày đầu
năm 2014 với mức trên 16.000d/cp tổng giá trị giao dịch đạt 7.215.369.000 đồng.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu năm 2014 nợ xấu của
Vietinbank tăng vọt từ 1% lên 1.78% tương đương 6.305 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng
đầu năm, ngoài ra nợ đáng chú ý (Nhóm 2) của NH này cũng tăng 90% lên 5.224 tỷ
đồng. Dư nợ tín dụng giảm 5.86%. Mặc dù nợ xấu tăng, dư nợ tín dụng giảm nhưng
lợi nhuận sau thuế của Vietinbank trong quý I vẫn đạt 1.135 tỷ đồng tăng nhẹ so với
cùng kỳ năm ngoái. Bức tranh này không quá ảm đạm nhưng hầu hết các nhà đầu tư
vẫn cho rằng con số này không phản ánh được thực chất khó khăn của NH khi
nhiều công ty phá sản, làm ăn thua lỗ, bất động sản đóng băng thì tình trạng nợ xấu
có thể cao hơn mức công bố. Điều này làm ảnh hưởng vô cùng lớn tới giá của cổ
phiếu CTG lúc này, chỉ xấp xỉ 14.000đ/1CP.
Và đến đầu năm 2015, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan, đặc biệt là
ngành NH. Do vậy vào đầu tháng 1 năm 2015 lúc này cổ phiếu ở mức dưới
14.000d/1CP đã tăng lên hơn 17.000đ/1CP vào cuối tháng 1 năm 2015.
14
14
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
2.4 Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.
2.4.1 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam chi nhánh Đống Đa.
Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank – CN Đống Đa
trong 3 năm 2011 đến 2013 (trang 12)
Hoạt động huy động vốn của Vietinbank – CN Đống Đa được biểu thị bởi
bảng quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động, theo đó ta thấy nguồn vốn có sự biến
động qua các năm. Năm 2012 đạt 7,218,412 triệu VND tăng 2,415,013 triệu đồng
hay tăng lên 50.28% so với năm 2011 và năm 2013 đạt mức 10,167 ,690 triệu đồng
tăng 40.68% so với năm 2012. Cụ thể từng khía cạnh có những biến động sau:
Vốn nguồn huy động được phân loại theo đối tượng và chủ yếu là từ dân cư
và các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên tổng tỷ trọng của 2 nhóm này có xu thế giảm dần
và nhóm từ nguồn khác có tỷ trọng tăng dần với năm 2011 là 661,425 triệu đồng
chiếm tỷ trọng là 13.77% năm 2012 là 1,224,243 triệu đồng tỷ trọng tăng lên thành
25.76% tăng 536,768 triệu đồng tăng lên so với năm 2011 là 85.09% và năm 2013
đạt 2,619,196 triệu đồng tăng lên 113.94% so với năm 2012. Từ đó cho thấy sự linh
hoạt, nhanh nhạy của đội ngũ nhân viên trong việc tìm kiếm nguồn huy động, đa
dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Về nguồn huy động vốn được phân bổ theo thời gian với tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn. Số tiền gửi của 2 dạng này tăng lên theo thời gian và có xu hướng
giảm dần tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ trọng của tiền gửi có kỳ
hạn cụ thể tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng 58.91% và năm 2012,
2013 có tỷ trọng lần lượt là 58.33% và 46.69%. Mặc dù số tiền gửi không kỳ hạn
vẫn tăng, năm 2012 tăng 48.79% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 12.75 so với
năm 2012. Nhưng do tỷ lệ tăng qua các năm khá nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ
tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn ví như năm 2013 tăng 80.21% so với năm 2012.
Sự tăng trưởng này sẽ dẫn tới kết quả tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn tăng dần, điều
này cho thấy NH đang dần kiểm soát được sự quay vòng của tiền cũng như chu kỳ
sử dụng, số lượng tiền mặt cần thiết trong mỗi kỳ, … Điều này phần này giúp NH
kiểm soát tốt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CN.
15
15
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong 3 năm 2011
đến 2013.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng nguồn vốn
huy động
4,803,381 100 7,218,412 100 10,167,690 100 2,415,031 50.28 2,949,278 40.86
Nguồn vốn huy
động theo đối
tượng
Dân cư 2,085,148 43.41 3,400,594 47.11 3,774,247 37.12 1,315,446 63.09 373,653 10.99
Tổ chức kinh tế 2,056,808 42.82 2,593,575 35.93 3,774,247 37.12 536,767 26.09 1,180,671 45.52
Nguồn khác 661,425 13.77 1,224,243 16.96 2,619,196 25.76 536,768 85.09 1,394 113.94
Nguồn huy động
theo thời gian
Tiền gửi không
kỳ hạn
2,829,672 58.91 4,210,500 58.33 4,747,294 46.69 1,380,828 48.79 536,795 12.75
Tiền gửi có kỳ
hạn
1,973,709 41.09 3,007,912 41.67 5,420,396 53.31 1,034,203 52.40 2,412,483 80.21
Nguồn huy động
theo loại tiền
VND 4,802,420 99.98 7,216,246 99.97 10,163,623 99.96 2,413,826 50.26 2,947,376 40.84
Ngoại tệ 961 0.02 2,166 0.03 4,067 0.04 1,205 125.42 1,902 87.81
(Nguồn: phòng kế toán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa)
16
16
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Trong năm 2011 đến năm 2013 tỷ trọng của việc huy động bằng VNĐ vẫn
chiếm khối lượng rất lớn, trên 99.96% và đang có xu hướng giảm dần qua các năm,
thay vào đó là tỷ trọng của việc huy động bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng dần.
Cụ thể tỷ trọng ngoại tệ năm 2011 tương ứng với 961 triệu VNĐ với tỷ trọng là
0.02%, đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 0.03% tương ứng với số tiền 2,166 triệu
VNĐ tăng 125.42% so với năm 2011 và năm 2013 ở mức tương đương với 4,067
triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 0.04% và tăng lên 87.81% so với năm 2012.
Mặc dù ở năm 2013, tình hình kinh tế khá khó khăn cũng như sự ảm đạm của
ngành NH nhưng các chỉ số đang dần cho thấy sự kiểm soát và định hướng phát
triển tốt để khắc phục những khó khăn này.
2.4.2 Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
Bảng: 2.4 Hoạt động tín dụng năm 2011 đến năm 2013 của ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (trang 14)
Dư nợ tín dụng tăng qua các năm. Năm 2012 dư nợ tín dụng của CN tăng
40.65% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 39.69% so với năm 2012, với những
biến động của các chỉ tiêu sau:
Dư nợ theo thời gian với dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần
qua các năm. Năm 2011 là 1,654,188 triệu đồng chiếm 46.66% tổng dư nợ của CN,
2012 đạt 2,591,420 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51.97% tăng 937,232 triệu đồng và
tăng 56.66% so với năm 2011 và năm 2013 đạt mức 3,676,423 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 52,78% tăng 41.87% so với 2013. Điều này là do việc NH đang dần chuyển
sang cho vay ngắn hạn để làm giảm rủi ro, áp lực của NH ở việc thanh khoản trong
thời gian ngắn. Trong khi dư nợ dài hạn lại có tỷ trọng giảm dần, đặc biệt năm 2013
dư nợ tín dụng dài hạn giảm 107,844 triệu đồng ứng với việc giảm 14.22% so với
năm 2013. Đây chính là hệ quả của nền kinh tế suy thoái trong thời gian vừa qua.
Dư nợ theo mục đích cho vay: chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản cho vay công
nghiệp và thương mại, theo sau đó là cho vay nông nghiệp. Khoản vay về tiêu dùng,
kinh doanh bất động sản và cho vay khác chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng
dư nợ của CN.
17
17
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Bảng: 2.4 Hoạt động tín dụng năm 2011 đến năm 2013 của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh
Đống Đa.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ 3,545,19
5
100 4,986,37
6
100 6,965,56
0
100 1,441,181 40.65 1,979,184 39.69
Dư nợ theo thời
hạn vay
Ngắn hạn 1,654,18
8
46.66 2,591,42
0
51.97 3,676,42
3
52.78 937,232 56.66 1,085,003 41.87
Trung hạn 1,229,47
4
34.68 1,636,52
9
32.82 2,638,55
4
37.88 407,055 33.11 1,002,025 61.23
Dài hạn 661,533 18.66 758,427 15.21 650,583 9.34 96,894 14.65 (107,844) (14.22)
Dư nợ theo mục
đích cho vay
Cho vay nông
nghiệp
783,134 22.09 1,314,40
8
26.36 1,790,84
5
25.71 531,274 67.84 476,437 36.23
Cho vay công
nghiệp và
thương mại
1,377,66
3
38.86 1,935,21
3
38.81 2,557,95
4
37.01 557,550 40.47 642,271 33.21
Cho vay tiêu
dùng
344,593 9.72 432,817 8.68 798,950 11.47 88,224 25.60 366,133 84.59
Cho vay kinh
doanh bất động
621,827 17.54 482,682 9.68 895,771 12.86 (139,145) (22.38) 413,089 85.58
18
18
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
sản
Cho vay khác 417,978 11.79 812,256 16.47 902,040 12.95 403,278 96.48 80,784 9.84
(Nguồn: phòng kế toán Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa)
19
19
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Cụ thể là: Các khoản tín dụng của công nghiệp và thương mại qua các năm
2011 đến năm 2013 lần lượt là 38.86%, 38.81%, và 37.01% tăng đều qua các năm
với mức tăng là 40.47% trong năm 2012 so với năm 2011 và 33.21% trong năm
2013 so với năm 2012. Các khoản cho vay nông nghiệp cũng có tỷ trọng tăng dần
qua các năm.
Riêng năm 2012 dư nợ của cho vay kinh doanh bất động sản là 482.682 triệu
VND giảm 139,145 triệu đồng và giảm 22.38% so với năm 2011. Đây chính là hệ
quả của ngành kinh doanh bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư không có nhu
cầu vay mượn vốn, NH cắt giảm cho vay vì lý do mạo hiểm. Đến năm 2013, ngành
này có dấu hiệu khởi sắc cùng với sự giải ngân của gói hỗ trợ 30,000 tỷ nên dư nợ
tín dụng đạt 895,771triệu VND tăng 85.58% sơ với dư nợ tín dụng của năm 2012.
Hoạt động cho vay và đầu tư vốn Vietinbank – CN Đống Đa có lợi nhuận thu
nhập thuần từ hoạt động tín dụng được biểu thị bởi bảng sau:
2.4.3 Hoạt động thanh toán phát hành thẻ
Vietinbank chi nhánh Đống Đa phát hành thẻ ATM theo phương thức kết hợp
liên kết thu chi học phí, học bổng, trả lương cho các công ty, đơn vị tổ chức độc lập,
điển hình như liên kết với trường Đại học Giao thông vận tải, Học viện Tài chính,
Đại học y, Đại học Thủy lợi, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học khoa
học tự nhiên,… phát hành thẻ liên kết với thẻ sinh viên thu học phí, chi trả học bổng
và lương thưởng cho các thầy cô giáo trong nhà trường và các công ty, đơn vị sự
nghiệp khác.
Số lượng thẻ phát hành được ngày càng tăng góp phần tạo nên sự hài lòng của
khách hàng cũng như là tăng được doanh thu cho chi nhánh. Cụ thể được thể hiện
qua bảng sau với sự mở rộng của quy mô và số lượng.
Bảng 2.5 Bảng quy mô nghiệp vụ thẻ tại Vietnbank – CN Đống Đa từ 2011
đến 2013
Đơn vị: 1 thẻ
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
2011/2012
Chênh lệch
2012/2013
20
20
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Thẻ ATM 25,200 32,000 35,000 6,800 26.98 3,000 9.38
Thẻ tín dụng
quốc tế
1,147 2,118 2,500 971 86.66 382 18.04
Đơn vị chấp
nhận thẻ
55 103 140 48 87.27 37 35.92
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của tổ thẻ thuộc phòng bán lẻ)
Số lượng thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế cũng như đơn vị chấp nhận thẻ tăng
theo từng năm. Số lượng thẻ ATM năm 2011 là 25,200 thẻ, năm 2012 là 32,000 thẻ
tăng 6,800 thẻ so với năm 2012 hay 26.98%, năm 2013 là 35,000 thẻ tăng 3,000 thẻ
so với năm 2012 và tăng 9.38% so với năm 2012.
Thẻ tín dụng quốc tế tăng từ 1,147 thẻ năm 2011 lên thành 2,118 thẻ năm
2012 tăng 971 thẻ hay 86.66% so với năm 2012, năm 2013 đạt 2500 thẻ tăng 382
thẻ ứng với 18.04% so với năm 2012.
Đơn vị chấp nhận thẻ cũng tăng theo từng năm từ 55 vào năm 2011 lên 103
năm 2012 và tăng lên thành 140 năm 2013.
Từ đó phần nào cho thấy quy mô của thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử đang dần
mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường với mức tăng trưởng khá ấn tượng như trên.
21
21
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Vấn đề 1: Chất lượng dịch vụ thẻ chưa tốt, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu
của khách hàng.
Hiện nay, số lượng thẻ được phát hành của ngân hàng không ngừng tăng,
đồng nghĩa với việc số lượng người sử dụng thẻ tăng cao để hướng tới mục tiêu hạn
chế thanh toán bằng tiền mặt. Để làm được điều này thì việc chất lượng của dịch vụ
thẻ phục vụ cho khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra hiện
nay chính là cách thức đánh giá chất lượng thẻ và các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ thẻ dưới góc độ của Ngân hàng và của chính người dung.
Vấn đề 2: Rủi ro tín dụng tăng với vấn đề nợ xấu.
Nợ xấu là một vấn đề đang được quan tâm của các ngân hàng cũng như là
của Vietinbank chi nhánh Đống Đa. Khi lãi suất tăng cao, việc giải ngân diễn ra dễ
dàng cùng với việc suy yếu về mặt năng lực tài chính của khách hàng làm tăng nợ
xấu từ đó làm giảm đọng cơ kinh doanh của NH làm ảnh hưởng tới doanh thu, khả
năng sinh lợi cũng như là việc làm giảm lợi nhuận, thua lỗ, mất vốn.
Vì vậy vấn đề cần đặt ra để giải quyết của Vietinbank chi nhánh Đống Đa là
làm cách nào để giải quyết được vấn đề nợ xấu, làm giảm tối thiểu nó, tránh được
tình trạng nợ xấu hiệu quả nhất.
22
22
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Võ Thị Lam
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Hướng 1: “Dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
chi nhánh Đống Đa”.
Thuộc học phần quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại bộ môn Ngân
hàng – Chứng Khoán.
Hướng2: “Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi
nhánh Đống Đa”.
Thuộc học phần quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại bộ môn Ngân
hàng – Chứng Khoán.
23
23