Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 10 trang )

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu
Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng dụng
vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là cơ sở
của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân...
Thông qua giáo dục trong nhà trường để các em có sự hiểu biết ban đầu về
khoa học, vai trò của môn vật lý là rất quan trọng, vì nó giúp các em lam quen
với các kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình, để giải thích một số hiện
tượng xẩy ra trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học
tốt các môn học khác. Nhưng trong thực tế hiện nay rất nhiều người vẫn còn
coi môn vật lý chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có ý thức về môn học
này.
Do đó: tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý có vai trò vô cùng quan trọng nó
giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn vật lý để từ đó điều
chỉnh cách dạy, đồng thời có phương pháp tác động vào học sinh yêu môn học
hơn.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng
Để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn vật lý THCS, tôi đã tiến hành
lập phiếu điều tra với 10 câu hỏi tại lớp 9A trường THCS Phúc Thịnh- Ngọc
Lặc-Thanh Hoá, đây là lớp có học lực tốt nhất khối 9.
Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:

1. Để xem học sinh có thích học môn vật lý không? tôi đặt câu hỏi số 1. " Em có
thích học môn Vật Lý không "
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Rất thích. 9 22,5
B Không thích lắm. 29 72,5
C Không thích. 2 5
- Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lý thì tỷ lệ cao nhất là 72,5%


ý kiến "không thích lắm", tiếp đến là "rất thích"22,5%. Điều này thể hiện quan
điểm củ học sinh về môn vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều
đáng ngại vì tỷ lệ "không thích" là 5%.
1
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS
- Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lý, nhưng chưa thật sự thích
hẳn.
2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Vật Lý theo đánh giá của HS , thông qua
câu hỏi 2: "Em thấy môn Vật Lý khó hay dễ so với các môn học khác" ?
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Rất khó. 1 2,5
B Rất dễ. 0 0
C Bình thường. 39 97,5
- Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật Lý
không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có 2,5%,
nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%.
- Đây cũng là điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu
kiến thức Vật Lý của các em là khá: 97,5% ý kiến "bình thường".
3. Xem mức độ hiểu bài của HS khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 3, kết
quả thu được:
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Em hiểu tất cả các nội dung bài học. 13 32,5
B
Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm
SGK thì em đã hiểu.
11 27,5
C
Em hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng
được vào bài tập.
15 37,5

D Không hiểu gì cả. 1 2,5
- Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài
học là 32,5% khá ổn. Nhưng đối với một lớp được coi là học khá của trường thì
tỷ lệ này còn khá khiêm tốn.
- Tỷ lệ 27,5% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng
về nhà đọc thêm SGK thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự
đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu .
- Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 37,5% một tỷ lệ khá cao
khi mà các em nhận định: Hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập
Vật Lý. Đối với môn Vật Lý thì việc hiểu lý thuyết để làm bài tập vận dụng mới
là điều quan trọng.
2
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS
* Qua đây giáo viên giảng dạy nên lắng nghe học sinh và cần có những điều
chỉnh phù hợp. Tuy tỷ lệ " không hiểu" là 2,5% nhưng cũng rất cần phải quan
tâm.
4. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp? Tôi đặt câu hỏi 3, kết quả như sau:
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Chuẩn bị kỹ bài. 31 77,5
B Thỉnh thoảng. 6 15
C Không chuẩn bị bài. 0 0
D Chỉ làm bài tập. 2 5
E Chỉ học lý thuyết. 1 2,5
- Với kết quả thu thập 77,5% HS chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp đối với
môn vật lý. Điều này có nghĩa : Các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu,
chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị
bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại
kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.
* Giáo viên cần khuyến khích học sinh để học sinh tự giác trong học tập.
Và việc chặt chẽ trong kiểm tra bài cũ là điều cần thiết, nhưng không cần quá

cứng nhắc; bởi tỷ lệ "thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 15%. Có nghĩa nhưng em
này bình thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học
hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức của
các em trong học tập là không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan trọng
của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi
giảng bài.
* Giáo viên cần có những điều chỉnh phù hợp hơn để kích thích tính hứng thú, tự
giác của học sinh.
- Khi đã chuẩn bị bài thì nên chuẩn bị song song cả lý thuyết và bài tập,
bởi môn Vật Lý có nhiều vấn đề ứng dụng-bài tập.
- Tỷ lệ chỉ làm bài tập 5%, lý thuyết 2,5% là không lớn nhưng có thể gây
chênh lệch trong tương quan giữa dạy và học.
5. Để xem xét mức độ đầu tư thời gian của các em cho môn Vật Lý, tôi đặt câu
hỏi 5, kết quả:
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Trong vòng 30 phút. 9 22,5
3
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS
B Từ 30-40 phút. 18 45
C Từ 45-60 phút. 12 30
D Từ 60 phút trở lên. 1 2,5
- Tỷ lệ chuẩn bị bài cho môn Vật Lý từ 30-45 phút là 45%, cao hơn các ý
kiến khác. Đối chiếu với kết quả thu thập của câu hỏi 2 có tới 97,5% cho rằng
môn Vật Lý "bình thường" so với các môn học khác cũng là hợp lý. Và so sánh
với các đơn vị kiến thức của môn học như vậy là chấp nhận được.
- Tỷ lệ ý kiến phương án C là 30% càng thêm khẳng định các em đã có ý
thức tự giác, đầu tư thời gian cho môn Vật Lý. Nhưng cũng chưa đủ để khẳng
định các em có hứng thú cao với môn Vật lý.
6. khảo sát việc trao đổi học hỏi bạn bè của HS qua câu hỏi số 7. Kết quả:
STT Phương án. Số HS Tỷ lệ %

A Có. 25 62,5
B Trao đổi thường xuyên. 13 32,5
C Không trao đổi. 2 5
- Việc HS trao đổi kiến thức, học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng, nó
giúp cho các em có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo tình đoàn kết, tương trợ
nhau cả trong cuộc sống; bổ sung cho nhau để cung nhau tiến bộ.
- Các em đã có ý thức về điều này và có ý thức với môn học, vì tỷ lệ ý
kiến A và B cao hơn cả.
7. Điều tra hứng thú, sáng tạo của học sinh khi gặp bài khó, câu hỏi khó, qua câu
hỏi số 8 "khi gặp bài khó, câu hỏi khó em thường làm thế nào"?. Kết quả:
STT Phương án. Số HS Tỷ lệ %
A
Em sẽ chờ giáo viên chữa bài trên
lớp.
5 12,5
B Em sẽ hỏi bạn bè cách giải. 14 35
C
Em đọc lại lý thuyết tự tìm cách
giải.
21 52,5
- Tỷ lệ ý kiến "Đọc lại lý thuyết, tìm kiếm cách giải" và "hỏi bạn bè"
chiếm ưu thế. điều này cho thấy các em có hứng thú, và rất thực tế trong học tập,
đó là tự giác và tìm tòi kiến thức.
4
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS
* Giáo viên khuyến khích và nên tạo thành thói quen cho các em, kích thích tinh
thần học hỏi của các em. Được như vậy thì sẽ gây dựng được cho các em hứng
thú khi học môn Vật Lý.
8. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật Lý của HS, tôi đặt câu hỏi 6: "Điều
gì ở môn Vật Lý khiến em thích thú nhất?"

- Đa số các ý kiến khẳng định: "Thích môn Vật Lý nhất là được làm các
thí nghiệm trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó". Điều này cho
thấy: thí nghiệm Vật Lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em;
thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết-giúp đỡ.
* Cần có thiết bị thí nghiệm đầy đủ để các em có thể làm các thí nghiệm kiểm
chứng, các thí nghiệm tìm tòi phát hiện kiến thức. Giáo viên cần có kỹ năng làm
thí nghiệm tốt để có thể hướng dẫn học sinh.
9. Tìm hiểu tinh thần học hỏi, tính tự giác ở mức độ cao. Tôi đặt câu hỏi số 10:
"Em có hay làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho?". Kết quả:
- Đa số các ý kiến khẳng định có làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên
cho. Với lý do: Nâng cao kỹ năng giải bài tập, nắm chắc hơn kiến thức, mở rộng
tầm hiểu biết. Điều này cho thấy môn Vật Lý đã tạo được sự cuốn hút đối với
các em.
2. Kết quả,hiệu quả của thực trạng trên.

Từ những thực trạng trên để học sinh có hứng thú học môn vật lý và công việc
giảng dạy được tốt hơn ,tôi đã mạnh giạn cải tiến nội dung,phương pháp , với
tinh thần học hỏi tôi xin trình bày cách giải quyết vấn đề của mình như sau :
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện.
*. Đối với giáo viên.
1. Giáo viên khuyến khích và chấp nhận tính độc lập, sáng tạo của học
sinh.
2. Giáo viên sử dụng nguyên gốc những cơ sở ban đầu với những thao tác,
sự cộng tác và những hoạt động vật chất của học sinh.
5

×