TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3
GVHD : HỒ VĂN LIÊN
SVTH : NGUYỄN THỊ LÝ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 2012
I. Sơ lược về nước Tiệp Khắc
Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28
tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố
độc lập.
Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây
dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập
niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha
bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân
đội Liên Xô đàn áp và dập tắt.
Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước
Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc
"chia li trong hòa bình". Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới
là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.
Cộng hòa Séc (từ 1993 đến nay)
Sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã
quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm là cờ của Cộng hòa Séc.
Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở
thành một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập
NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã
trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh
tế thị trường và đang trên đà phát triển mạnh, song cũng vẫn phải đối mặt với nhiều mạo
hiểm và thách thức to lớn.
II.Sơ lược về lịch sử giáo dục
Lịch sử giáo dục của cộng hòa Sec bắt đầu năm 863.
Một bước tiến lớn trong giáo dục xảy ra 7/4/1348 khi Charles IV thành lập các trường đại
học đầu tiên ở trug tâm Châu âu ở prague, thứ hai đại học tại cộng hòa sec ngày nay được
thành lập năm 1576 trong nỗ lực để so sánh trọng lượng ảnh hưởng của Tin lành, những
người kiểm soát Đại hoc prague và chiếm khoảng 90% dân số của đất nước. Một sự cải
tiến của giáo dục là có thể chỉ sau khi nhà nước tiệp khắc được thàh lập.
Giáo dục phổ thông ở Cộng hòa Séc kéo dài từ 12 đến 13 năm, giáo dục bậc tiểu học và
trung học cơ sở là bắt buộc. Trẻ em đến trường khi 6 tuổi, kết thúc bậc tiểu học năm 11
tuổi và trung học cơ sở lúc 15 tuổi. Sau đó học sinh có thể học tiếp bậc phổ thông trung
học 4 năm hoặc học các trường đào tạo nghề 3 năm. Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc
đào tạo nghề, học sinh có thể học lên bậc đại học kéo dài 3 năm. Ở bậc trên đại học, đào
tạo thạc sỹ mất từ 2 đến 3 năm; đào tạo tiến sỹ là 3 năm. Hệ thống giáo dục cơ sở của
nước này gồm trường công, trường tư và trường tôn giáo (thường ít gặp). Năm học tại
Cộng hòa Séc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 hoặc ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 (nếu ngày
1 tháng 9 là thứ bảy hoặc chủ nhật) và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau (hoặc ngày
thứ sáu cuối cùng của tháng 6). Học sinh được nghỉ trong những dịp lễ như Giáng sinh,
Năm mới và Phục sinh.
Cộng hòa Séc từ lâu nổi tiếng là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng
hàng đầu tại châu Âu. Năm 1348, vua Charles IV (tiếng Séc: Karel IV) đã thành lập
trường Đại học Charles nổi tiếng tại Praha (Univerzita Karlova). Ngày nay đây vẫn là
trường đại học lớn và dẫn đầu về chất lượng giáo dục tại nước này.
III. Mục đích giáo dục
- Tạo ra một hệ thống giáo dục để đảm bảo tiếp cận bình đẳng giáo dục cho tất cả mọi
người, loại bỏ sự phân biệt đối xử với trẻ em, giàu nghèo, chủng tộc…
- Phát triển một hệ thống kiểm tra, trong đó hỗ trợ các tiêu chuẩn của tiểu bang được kết
hợp với các đầu vào cá nhân của các trường học, thực hiện một hệ thống các mục tiêu đạt
được và các công cụ để theo dõi thành tích học sinh.
- Hoàn thiện 6 cấp độ hệ thống giáo dục đã đề ra.
- Đại đa số người dân đều biết chữ, hệ thống dạy nghề phát triển cao, các trường nghề hỗ
trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học.
- Sau khi học xong ổn định cuộc sống phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Hoàn thiện nhân cách con người.
- Cải tạo giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và thúc đẩy nghiên
cứu và phát triển và giáo dục đại học.
IV. Nội dung
Hệ thống giáo dục Cộng hòa Séc được chia thành 6 cấp độ tương đương với hệ thống
giáo dục Việt Nam. Học sinh bắt đầu đi học Tiểu Học từ 6 đến 11 tuổi, sau đó tiếp tục
bậc học Phổ Thông Cơ Sở trong vòng 4 năm tới 15 tuổi. Đây là giai đoạn giáo dục bắt
buộc đối với tất cả học sinh trong vòng 9 năm. Học sinh học tiếp 4 năm Phổ Thông
Trung Học hoặc có thể vào học tại các Trường Đào Tạo Nghề trong 3 năm. Sau khi kết
thúc giai đoạn đào tạo phổ thông trung học hoặc học nghề, học sinh tiếp tục học lên Bậc
Đại Học trong vòng 3 năm để lấy bằng cử nhân hoặc kỹ sư. Giai đoạn tiếp theo là Sau
Đại Học bao gồm đào tạo thạc sỹ trong vòng từ 2 đến 3 năm và giai đoạn đào tạo tiến sỹ
kéo dài 3 năm.
Hệ thống các trường học tại Séc được chia ra như sau:
1) Các cơ sở mẫu giáo
2) Các trường phổ thông cơ sở
3) Các trường trung học:
Các trường trung học phổ thông (gymnasium)
Các trường trung cấp chuyên nghiệp
Các trường trung cấp học nghề
4) Các trường cao đẳng chuyên nghiệp
5) Các trường đại học:
Đại học tổng hợp
Đại học chuyên ngành
6) Các trường cao học (các lớp học cao học, các trường học tiếng)
Ngoài ra còn có hệ học khác (các lớp học tiếng ngắn hạn hay đào tạo người lớn tuổi, thay
đổi ngành nghề vv…)
Hệ thống này gồm các cơ sở chăm sóc trẻ em: nhà trẻ, mẫu giáo và cơ sở trông trẻ đặc
biệt (cho các cháu kém phát triển). Việc có cho con mình vào các cơ sở này hay không là
hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ.
Trẻ trước 6 tuổi được đưa đến trường Mẫu giáo. Ở trường Mẫu giáo trẻ sẽ được học thơ
nhạc, màu sắc, bắt buộc học ngoại ngữ và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Ở đây, trẻ
sẽ được chơi đùa vui vẻ đồng thời cũng được trang bị một số kiến thức cơ bản. Nhiệm vụ
quan trọng của giáo dục mẫu giáo là cung cấp nền tảng kiến thức và phát triển khả năng
tư duy của trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để trẻ dễ dàng thích nghi được ở bậc tiểu học.
Mọi công dân Séc hoặc học sinh nước ngoài theo học tại các trường phổ thông cơ sở hay
phổ thông đặc biệt đều không phải trả học phí.
Có các loại trường PTCS: trường công, trường tư thục, trường thuộc Giáo hội và nhiều
loại khác (Waldou, chương trình Jenský, trường hệ Montessori, trường sức khỏe ). Như
vậy ngoài hệ thống các trường truyền thống, có nhiều hệ thống PTCS có chương trình
đào tạo riêng. Ngôn ngữ dạy học ở các trường PTCS Séc phần lớn là tiếng Séc.
Giáo dục bắt buộc ở Cộng hòa Séc gồm 9 năm học. Sau khi kết thúc năm cuối cùng
chương trình giáo dục bắt buộc mới được hoàn thành. Đưa con mình đi học chương trình
giáo dục bắt buộc là trách nhiệm của bố mẹ hay người nuôi dạy được tòa án ghi nhận
hoặc các cơ sở nuôi dạy trẻ (nhà trẻ, trại mồ côi ).
Tất cả trẻ con đến 6 tuổi phải bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc. Trẻ em
đến ngày khai giảng chưa tròn 6 tuổi có thể được nhận vào học nếu có sức khỏe tốt và
phát triển sớm. Nếu đến tuổi mà chưa đi học được thì phải đưa trẻ con đó đến khám bác
sỹ, đến các trung tâm khám tâm thần để khám và xin chứng nhận chưa đi học được. Giám
đốc trường PTCS cấp quyết định cho trẻ con tạm chưa thực hiện giáo dục bắt buộc (theo
§3, điều (2), chữ a, Luật số 564/1990 Sb). Chỉ có trẻ em bị ốm đau hay chậm phát triển
mới được hoãn việc thực hiện giáo dục bắt buộc.
Phụ huynh được quyền chọn bất cứ trường nào cho con mình, nhưng thường là tại địa
phương mình ở. Trẻ em ở địa phương nào được ưu tiên vào trường địa phương đó (theo
§3 và theo §14 Luật số 564/1990 Sb về hệ thống chính quyền và trường học).
Giáo dục bắt buộc được chia ra làm hai hệ: hệ cấp 1 học đến năm thứ năm (từ lớp 1 đến
lớp 5) và hệ cấp 2 cho 4 năm còn lại (từ lớp 6 đến lớp 9).
Học sinh học trường PTCS bắt đầu học ngoại ngữ khi lên lớp 4. Ngoại ngữ là môn học
bắt buộc và học sinh có thể chọn tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Nga. Các
trường PTCS chuyên về ngoại ngữ thường bắt đầu học ngoại ngữ sớm hơn và học thường
hai ngoại ngữ trở lên. Các trường PTCS khác từ lớp 7 trở lên có thể học ngoại ngữ thứ
hai.
Thường dành cho các cháu câm điếc, mù, tàn tật, khó tiếp thu, khó phát âm, ốm đau hoặc
lưu ban về hạnh kiểm, nếu các cháu này không thể học cùng các bạn khác ở trường PTCS
bình thường. Có 3 loại trường dành cho số trẻ em này: Trường cá biệt, trường trợ giúp,
trường đặc biệt.
Trường đặc biệt dành cho trẻ em khó tiếp thu kiến thức, không thể theo học PTCS bình
thường được. Trường này cũng có 9 năm học, có khi 10 năm học.
Đặc điểm ở Cộng hòa Séc là trẻ em dân tộc Di-gan thường theo học trường PTCS hệ này.
Chiều hướng là cố đưa trẻ em dân tộc Di-gan về học các trường PTCS bình thường,
nhưng có giáo viên giúp thêm.
Dù học trường đặc biệt, nhưng nếu kết quả học tập tốt các học sinh vẫn có thể thi vào học
trung học.
Trường trợ giúp dành cho trẻ em còn kém tiếp thu hơn trường đặc biệt, nhưng còn có khả
năng tiếp thu một số kiến thức nhất định. Thường đây là các cháu bị tâm thần hay có
bệnh về não từ nhỏ. Nội dung học chủ yếu là tự chăm lo bản thân, vệ sinh cá nhân.
Trường trợ giúp có 10 năm học phổ thông và chia ra 4 bậc. Hai bậc bắt đầu học 3 năm,
hai bậc sau học 2 năm. Trước khi vào trường này các cháu thường được hoãn thực hiện
giáo dục bắt buộc để chuẩn bị đến trường, thời gian này từ 1 đến 3 năm (§37, điều (2),
Luật giáo dục). Trong thời gian này các cháu được giúp đỡ chuẩn bị đi học. Ba năm
chuẩn bị này không được tính là thời gian giáo dục bắt buộc.
Các em học ở trường trợ giúp không có đầy đủ kiến thức như các trường PTCS, tuy nhiên
các em vẫn được tiếp tục học tại các trường thực hành.
Tiếp tục học sau khi kết thúc một trong các loại trường đặc biệt
Sau khi kết thúc học các loại trường đặc biệt trên, học sinh có thể tiếp tục học các trường
trung học đặc biệt hay trường học nghề. Nếu học sinh có đủ điều kiện, kiến thức thì vẫn
có thể vào trường trung học thường như trẻ em khác. Số trẻ em quá kém thì học trường
thực hành chỉ 3 năm.
!"#!$
Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc chín năm, học sinh sẽ học tiếp
chương trình Trung học Phổ thông. Giai đoạn này, học sinh có thể lựa chọn học các
trường Trung cấp học nghề, vừa học phổ thông vừa học nghề, chủ yếu là những ngành
nghề thủ công.
Những học sinh theo học chương trình Trung cấp học nghề vẫn có thể tiếp tục học lên đại
học nếu đạt kết quả tuyển sinh cùng với kết quả học tập tốt.
Trường dạy nghề không chỉ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn trang bị kiến thức cho
học sinh để học lên đại học hoặc học nâng cao tay nghề.
%&!
Mục đích của giáo dục Đại học là trang bị kiến thức cho sinh viên dựa trên cấp độ nghề
nghiệp và thực hành so với những nước Tây Âu. Sau 1989, tài liệu về khối Liên minh
Châu Âu được đưa vào hệ thống giáo dục Đại học. Văn bản này bao gồm chủ yếu những
định hướng của Tiến trình Lisbon, tạo cho Châu Âu ( và Cộng hòa Séc) nền kinh tế tri
thức mang tính cạnh tranh nhất.
Những trường đại học công cộng ở Cộng hòa Séc miễn phí, do Nhà nước chi trả. Những
khuynh hướng cải cách ở Châu Âu cho thấy hệ thống này không thiết thực cho sinh viên.
Đối với các trường Đại học tư, sinh viên phải trả một phần học phí.
Ngoài ra nhà nước trả tiền bảo hiểm y tế cho học sinh cho tới khi 26 tuổi. Giáo dục đại
học tại cộng hòa Sec bao gồm nhà nước, công cộng( công an và quân sự) và các trường
đại học tư nhân. Học tại các trường đại học công lập là không giới hạn và miễn phí,
nhưng sau tuổi 26 các dịch vụ xã hội và nhà nước sẽ không trả tiền bảo hiểm y tế cho học
sinh.
'( )*+,-
- Dựa trên một chiến lược giáo dục mới, nhấn mạnh năng lực chủ chốt, phù hợp với nội
dung giáo dục và áp dụng các kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thực tế.
- Xây dựng trên khái niệm về học tập suốt đời.
- Xây dựng mức dự kiến của giáo dục cần phải có được đạt được bởi tất cả các học sinh
đã hoàn thành giai đoạn giáo dục .
- Thúc đẩy quyền tự chủ giáo dục của các trường học cũng như trách nhiệm nghề nghiệp
của giáo viên cho các kết quả của quá trình giáo dục.
- Theo dõi Chương trình khung giáo dục cho giáo dục mầm non và tạo thành một cơ sở
cho chương trình khung giáo dục cho giáo dục trung học.
( ./01*,-,-2
- Quy định cụ thể mức độ năng lực quan trọng mà các em học sinh đã đạt được khi kết
thúc giáo dục cơ bản.
- Quy định cụ thể nội dung giáo dục - dự kiến kết quả và đối tượng.
- Tích hợp đối tượng với chức năng rõ ràng hình thành qua chương trình nên được bao
gồm như là một thành phần bắt buộc của giáo dục cơ bản.
- Thúc đẩy một cách tiếp cận toàn diện việc thực hiện các nội dung giáo dục, bao gồm cả
khả năng của nó như là thích hợp, và giả định sự lựa chọn từ một loạt các thủ tục giảng
dạy, phương pháp và các định dạng khác nhau của nhu cầu giảng dạy học sinh phù hợp
cá nhân.
- Cho phép nội dung giáo dục phải được sửa đổi để phù hợp với nhu cầu của học sinh có
nhu cầu giáo dục đặc biệt.
- Được ràng buộc cho tất cả các trường trung học cơ sở xác định yêu cầu của họ cho các
thủ tục vào học tại các trường trung học.
- Đi vào nhu cầu của học sinh tài khoản và tiềm năng khi đạt được các mục tiêu của giáo
dục cơ bản.
- Áp dụng biến mô hình tổ chức và cá nhân hóa của quá trình giáo dục tôn trọng nhu cầu
của học sinh và tiềm năng, ứng dụng khác biệt với giáo dục.
- Cung cấp một phạm vi rộng lớn hơn của các đối tượng tùy chọn bắt buộc cho sự phát
triển của lợi ích và tiềm năng cá nhân của học sinh.
- Tạo một bầu không khí xã hội, tình cảm và làm việc thuận lợi dựa trên hợp tác hiệu
quả, động lực và tham gia của các phương pháp giáo dục.
- Dần dần thực hiện những thay đổi trong đánh giá của học sinh đối với chẩn đoán trên
cơ sở liên tục, cá nhân đánh giá thành tích của học sinh và sử dụng rộng rãi đánh giá bằng
lời nói.
- Đặt căng thẳng hơn về hợp tác hiệu quả với cha mẹ.
( 3,-&4
* Có 3 nhóm “những nét đạo đức” cần giáo dục cho học sinh:
Nhóm 1:
Những nét nhân đạo : tính nhân đạo, tính tự chủ, tính chính nghˆa, tính từ thiện,
tính hào hiệp, tính thẳng thắn, tính công bằng, cư xử có lễ độ, tôn kính người già.
Nhóm 2 :
Những nét về thực tiễn đời sống: học sinh phải tập làm quen với lao động, có sức
kiên nhẫn, chịu đựng lâu dài, nhẫn nại trong lao động, có tình yêu đối với lao động.
Nhóm 3:
Những quy tắc hành vi có văn hóa : sạch sẽ, chỉnh tề, ý thức, tự chủ, khiêm tốn,
giữ gìn phẩm cách.
* Các phương tiện giáo dục đạo đức :
- Giáo dục đạo đức thông qua dạy học
- Giáo dục đạo đức thông qua thực tiễn đời sống, thông qua hoạt động của con người,
thông qua con đường thực hành, rèn luyện đạo đức thường xuyên.
- Giáo dục bằng sự gương mẫu : sự gương mẫu của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, những
tấm gương rút ra từ sách vở, từ lịch sử, từ cuộc sống, những tấm gương sống có tác dụng
mạnh nhất vì nó tác động trực tiếp tới học sinh.
- Giáo dục bằng những quy tắc của cuộc sống giúp cho thanh thiếu niên tự rèn luyện, từ
giáo dục nhân cách của bản thân.
- Giáo dục bằng việc giữ gìn môi trường trong sạch (tiếp xúc).
- Giáo dục thông qua trò chơi, hoạt động ngoài lớp, ngoài thiên nhiên…
- Giáo dục bằng k‰ luật (tránh k‰ luật bằng bạo lực, cưỡng bức).
V. Phương pháp giáo dục
Ngày nay, Cộng hòa Séc là hưng thịnh ngày này qua ngày khác không chỉ bởi bên giáo
dục mà còn bởi các công nghệ có trình độ cao và các thiết bị đang được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc là một nơi vô số cơ hội sở hữu giảng dạy
độc đáo và các cơ sở đào tạo cũng như nó có một hệ thống up-to-date giáo dục và các
giáo sư, những người quan tâm trong lˆnh vực của họ là bằng chứng cho thấy nó là bộ
não nhiều hấp dẫn tốt nhất từ nước ngoài.
Các phương pháp cụ thể bao gồm trong hướng dẫn sử dụng là:
- Active phương pháp học tập (như phân nhóm, động não, luân phiên xem xét, vv)
- Kỹ thuật đánh giá và đánh giá (ví dụ như bạn bè đánh giá, tự đánh giá, vv)
- Danh mục đầu tư phát triển.
- Bài học lập kế hoạch.
- Các trò chơi và giải khát.
-Phương pháp gọi hồn:
Quá trình trong đó người học được thúc đẩy để lấy kiến thức trước khi về chủ đề nhất
định.
-Thực hiện Ý nghˆa
Quá trình các thông tin mới được trình bày một cách chủ động và sinh viên
tìm hiểu thông tin mới này liên quan đến những gì họ đã biết.
Tích cực chủ động của học sinh, lấy người học làm trung tâm.
Ưu điểm:
Hệ thống giáo dục xuyên suốt từ nhỏ tới lớn.
Tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có thể đi học.
Có những chính ách ưu đãi.
Nuôi dưỡng mầm mống giáo dục ngay từ nhỏ.
Quan tâm, kiểm soát nhiều tới công việc giáo dục và có sự kết hợp với gia đình và xã hội.
Sử dụng các phương pháp hiện đại.
Liên hệ Việt nam.
Có nhà trẻ và mẫu giáo dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi với mục đích hình thành tư duy cho
trẻ. Tạo những thói quen, tập tính ngay trong giai đoạn này.
Có các trường dạy nghề.
Chia ra các cấp học: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học…
Áp dụng các phương pháp hiện đại như: động não, làm việc nhóm….
Tích cực, chủ động, lấy ngươi học làm trung tâm.
Giáo dục thông qua các trò chơi và thực tiễn cuộc sống.