Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.84 KB, 33 trang )



- 4 -
PHẦN A : MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực hướng tới các chuẩn
trình độ quốc gia, khu vực và thế giới đang được toàn xã hội
đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và tạo năng lực hoà nhập với thị trường
lao động trong khu vực và quốc tế. Muốn đào tạo được nguồn
nhân lực cho nhu cầu thời đại mới thì cần phải đổi mới quá
trình giáo dục và đào tạo.
Kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục và đào tạo đòi
hỏi bảo phải đảm bảo tính khách quan thì quá trình đào tạo mới
có kết quả tốt. Hiện nay, trắc nghiệm là hình thức kiểm tra
được đánh giá mang tính khách quan nhất và đang được áp
dụng rộng rãi trong giáo dục chuyên nghiệp cũng như giáo dục
nghề nghiệp.
Tuy nhiên việc thực hiện và hình thức KTĐG hiện nay tại
trường CĐN Bạc Liêu chưa theo chuẩn, chủ yếu theo lối cho
thi tự luận. Xuất phát từ thực trạng trên và bản thân là một GV
dạy nghề, người nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên soạn bộ câu
hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ
trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu” nhằm đổi
mới phương pháp dạy, phương pháp học, góp phần trực tiếp vào


- 5 -
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tại trường Cao
Đẳng Nghề Bạc Liêu.


2. MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu của đề tài
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung
sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề
Bạc Liêu.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số khái niệm và cơ sở lý luận về TNKQ
xem đây là những luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc
nghiên cứu tiếp theo.
- Khảo sát thực trạng việc KTĐG môn Dung sai kỹ thuật
đo tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
- Biên soạn và thử nghiệm bộ câu hỏi TN môn Dung sai
kỹ thuật đo tại trường CĐN Bạc Liêu.
- Phân tích, điều chỉnh hoàn thiện và lưu trữ bộ câu hỏi.
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học Dung
sai kỹ thuật đo.
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ
thuật đo mà người nghiên cứu đề xuất để giảng dạy và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy môn học.


- 6 -
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng kiểm tra, đánh
giá môn học Dung sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại trường
Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
4.2. Khách thể nghiên cứu

Nội dung và việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của
học sinh môn học Dung sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại
trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2. Phương pháp thử nghiệm
5.3. Phương pháp khảo sát, điều tra
5.4. Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu
5.5. Phương pháp chuyên gia
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ Biên soạn
bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp
nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc liêu.






- 7 -
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TN KHÁCH QUAN

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên Thế giới
Giới thiệu một số lĩnh vực khoa học TN trên thế giới. Điều
đó cho thấy, TN có cơ sở lý luận vững chắc với bề dày lịch sử
lâu đời, nhiều ưu điểm vượt trội nên được nhiều nước trên thế
giới nghiên cứu và áp dụng, TN có thể vận dụng vào đo lường
đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy cần được

nghiên cứu và nhân rộng tại Việt Nam.
1.1.2. Ở Việt Nam
Sự ra đời của hình thức TNKQ ở Việt Nam và một số
công trình nghiên cứu. Hầu hết các đề tài đã góp phần làm sáng
tỏ các khái niệm, cách biên soạn, cách đánh giá và quy trình
xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ. Nhưng chưa có công trình
nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi TN môn Dung sai kỹ
thuật đo. Nên qua sự tìm hiểu này sẽ giúp người nghiên cứu có
được sự hiểu biết sâu sắc hơn và đầy đủ hơn về đề tài của mình.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Trắc nghiệm
1.2.2. Trắc nghiệm khách quan
1.2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
1.3. TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của TNKQ


- 8 -
TN với tính cách là một công cụ để khảo sát trình độ học tập
của HS người ra đề cần quan tâm đến hai đặc điểm cơ bản của
một đề thi là tính tin cậy và tính giá trị.
1.3.1.1. Tính tin cậy
1.3.1.2. Tính giá trị
1.3.1.3. Mối quan hệ tính tinh cậy và tính giá trị
Tính giá trị của bài TN liên quan đến mục tiêu của sự đo
lường, còn độ tin cậy liên quan đến sự vững chãi của điểm số.
Để đảm bảo cho một bài TN thành quả học tập có chất lượng,
cần phải xem xét cả tính giá trị và tính tin cậy.
1.3.2. Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi TN
Ba mục đích chính là để giảng dạy, học tập và KTĐG.

1.3.2.1. Sử dụng để giảng dạy
Ngân hàng câu hỏi TN được dùng để: Đổi mới phương
pháp giảng dạy, chuẩn hóa kiến thức môn học, dạy nhận thức và
tư duy bậc cao.
1.3.2.2. Sử dụng để học tập
Căn cứ vào ngân hàng câu hỏi TN môn học, học phần để
lập kế hoạch tự học và tổ chức học, để nắm vững nội dung
chuẩn xác và đạt mục tiêu MH đề ra.
1.3.2.3. Sử dụng để kiểm tra đánh giá
Ra đề thi đánh giá tiếp thu MH của HS, Đánh giá chất
lượng giảng dạy của GV, hạn chế tiêu cực trong thi cử.
1.3.3. Ưu và nhược điểm của TNKQ
1.3.3.1. Ưu điểm


- 9 -
- Trong thời gian ngắn có thể KT được một phạm vi kiến
thức rộng. Tránh được tình trạng quay cóp, học tủ, học đối phó.
- Đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi tổ
chức chấm thi. Cùng một nội dung có thể xây dựng các bài TN,
các câu hỏi phong phú và đa dạng.
- Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới trong tổ chức
KT, thi và chấm thi.
- Gây hứng thú và tính tích cực trong học tập cho HS
- Rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phán đoán của HS.
1.3.3.2. Nhược điểm
- Không phát triển được tư duy sáng tạo cho HS do câu
hỏi chỉ đề cập một vấn đề, một kiến thức.
- Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức thái độ
của HS. Đòi hỏi GV công phu ra đề, đồng thời phải có trình độ

chuyên môn nhất định, có nhiều kinh nghiệm và phải có thời gian.
- Hạn chế rèn luyện kỹ năng viết, tư duy lập luận logic,
trình bày một vấn đề, khả năng diễn đạt ý tưởng.
1.3.4. Các hình thức câu TN và nguyên tắc soạn thảo
Trong một bài TN có thể có nhiều hình thức câu TN,
nhưng loại trắc nghiệm thông dụng nhất là:
1.3.4.1. Loại câu trắc nghiệm đúng – sai
1.3.4.2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
1.3.4.3. Trắc nghiệm ghép hợp
1.3.4.4. Trắc nghiệm điền khuyết
Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm, qui tắc biên soạn và


- 10 -
cách cho điểm của từng loại trắc nghiệm.
1.3.5. Phân tích câu trắc nghiệm
Việc phân tích câu TN là phân tích về ba phương diện
của câu trắc nghiệm là độ khó, độ phân cách và các mồi nhử
của câu trắc nghiệm đó.
1.3.5.1. Độ khó của câu trắc nghiệm
Mức độ khó một câu TN được xác định theo 3 mức:
- Độ khó = 0 ÷ 24% : Câu hỏi quá khó;
- Độ khó = 25% ÷ 75% : độ khó chấp nhận được;
- Độ khó = 76% ÷ 100% : Câu hỏi quá dễ.
Độ khó vừa phải của câu TN: Để có thể kết luận một câu
TN là dễ, khó hay vừa sức HS, trước hết ta phải tính độ khó của
câu TN ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu TN này.
1.3.5.2. Độ phân cách của câu trắc nghiệm
Đó là khả năng phân biệt được HS giỏi với HS kém khi
trả lời câu TN, nghĩa là làm sao cho một câu TN có khả năng

phân cách cao.
Bảng 1.2 : Ý nghĩa của chỉ số phân cách
Chỉ số phân cách D Đánh giá câu trắc nghiệm
D ≥ 0.4 Độ phân cách rất tốt
0.3≤ D ≤ 0.39 Độ phân cách khá tốt, nhưng có thể
làm cho tốt hơn
0.2≤ D ≤ 0.29 Độ phân cách chấp nhận được
D ≤ 0.19 Độ phân cách kém, cần loại bỏ hay
sửa chữa lại cho tốt hơn



- 11 -
1.3.5.3. Phân tích các mồi nhử của câu trắc nghiệm
Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu
TN, ta có thể làm cho câu TN trở nên tốt hơn bằng cách xem
xét tần số của các đáp ứng sai cho mỗi câu hỏi.
1.3.6. Đánh giá bài trắc nghiệm
Để đánh giá một bài TN ta sử dụng các thông số sau đây :
- Điểm trung bình của bài trắc nghiệm
- Độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm
- Độ khó của bài trắc nghiệm
- Độ phân cách của bài trắc nghiệm
- Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm
- Sai số tiêu chuẩn của đo lường của bài trắc nghiệm
1.4. QUI TRÌNH BIÊN SOẠN NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM
Để các câu hỏi trong bộ đề trắc nghiệm có hiệu quả như
mong muốn, chúng ta cần phải thực hiện các bước sau:
Bước1: Phân tích nội dung môn học

Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá
Bước 3: Lập dàn bài trắc nghiệm
Bước 4: Biên soạn các câu trắc nghiệm
Bước 5: Lấy ý kiến tham khảo về các câu TN
Bước 6: Thử nghiệm và phân tích các câu hỏi
Bước 7: Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học




- 12 -
Sơ đồ qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm





















Hình 1.1: Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TN
2. Xác đ
ịnh mục ti
êu KTĐG

3. L
ập d
àn bài tr
ắc nghiệm

4. Biên so
ạn các câu TN

5. L
ấy ý kiến tham khảo về

các
câu trắc nghiệm
6. Th
ử nghiệm v
à phân tích
các câu hỏi
C
ần sửa

Không đ
ạt


Loại bỏ
Đ
ạt

Nhu cầu
Lưu tr
ữ, sử dụng

7. L
ập ngân h
àng
câu hỏi cho môn học
1. Phân tích n
ội dung môn học



- 13 -
1.5. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÂU HỎI TNKQ
Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của hệ thống câu
hỏi TNKQ đã đạt tiêu chuẩn vào trong quá trình dạy học, GV
cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1 : Chọn lựa câu trắc nghiệm
- Bước 2 : Đưa câu trắc nghiệm vào nội dung dạy học
- Bước 3 : Tổ chức quá trình dạy học
- Bước 4 : Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
1.6. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIÊN
SOẠN BỘ CÂU HỎI
- Tâm lý lứa tuổi học sinh học nghề:
- Công nghệ thông tin:

- Cơ sở vật chất:
- Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy:
- Năng lực giảng viên:
- Sự quan tâm của Ban giám hiệu trường:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 là cơ sở lý thuyết cho việc tiến hành
xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo một
cách đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Ngoài cơ sở lý luận, cần
xem xét đến cơ sở thực tiễn của đề tài, người nghiên cứu sẽ
phân tích cụ thể trong chương 2 của luận văn


- 14 -
Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỂN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CĐN BẠC LIÊU
Địa chỉ: 68-Tôn Đức Thắng-Khóm 7-Phường 1-Tp. Bạc
Liêu-Tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại : 0781 3 822358
Email :

2.1.1. Lịch sử của trường
2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của trường
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.4. Hiện trạng đội ngũ Giáo viên, nhân viên

2.2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO
2.2.1. Vị trí môn học
Dung sai kỹ thuật đo là môn kỹ thuật cơ sở, là môn học bắt


- 15 -
buộc và có nhiều ứng dụng trong chương trình đào tạo các nghề
Hàn, Cắt gọt kim loại và Công nghệ ô tô, mã môn học MH11.
2.2.2. Mục tiêu chung của môn học
HS sẽ có đầy đủ kiến thức, khái niệm về lắp lẩn và dung
sai lắp ghép, hệ thống dung sai, độ nhẵn bề mặt theo TCVN.
Sử dụng được bảng dung sai TCVN, hiểu được đặc điểm
kỹ thuật, công dụng của các lắp ghép cơ bản. Xác định được
cấp chính xác, độ nhẵn gia công cho các chi tiết thường gặp
như vòng bi, then hoa.
Có hiểu biết cơ bản về chuổi và chuẩn kích thước, ý nghĩa
của cách ghi và tính toán kích thước.
2.2.3. Đề cương chi tiết môn học
Môn học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản cần
thiết về dung sai lắp ghép nhằm phục vụ cho học tập chuyên
môn, rèn luyện tay nghề và vận dụng vào thực tế.
2.2.4. Yêu cầu chung khi giảng dạy môn học
- Đối với mục tiêu dạy học
- Đối với nội dung, chương trình học
- Đối với hoạt động giảng dạy
- Đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
2.3. KTĐG TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Từ tháng 6 năm 2007 các trường, trung tâm có tham gia
hoạt động dạy nghề tổ chức thi, kiểm tra được thực hiện theo
Qui chế thi, kiểm tra của Quyết định số 14/2007/QĐ –

BLĐTB&XH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.


- 16 -
2.4. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KTĐG
MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO
2.4.1. Quá trình tổ chức kiểm tra
2.4.2. Quá trình tổ chức đánh giá
Trường CĐN Bạc Liêu hầu hết các môn học đều sử dụng
hình thức thi tự luận, do đó việc ôn tập, kiểm tra, ra đề hay
chấm bày đều tốn nhiều công đoạn và mất thời gian.
2.4.3. Thực tiễn hoạt động kiểm tra đánh giá môn
Dung sai kỹ thuật đo tại trường CĐN Bạc Liêu
Quá trình khảo sát về hoạt động KTĐG tại trường CĐN
Bạc Liêu, người nghiên cứu đã sử dụng phiếu khảo sát và thu
được các số liệu từ ý kiến của 13 GV như sau:
- Về tầm quan trọng việc đánh giá chính xác kết quả
học tập đối với môn Dung sai Kỹ thuật đo : trong 13 phiếu
khảo sát có 9 phiếu giáo viên cho là rất quan trọng chiếm
69,2% và 4 phiếu cho rằng quan trọng chiếm 30,8%.
69,20%
30,80%
00
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng

Hình 2.3: Biểu đồ tầm quan trọng việc đánh giá chính xác kết

quả học tập môn Dung sai Kỹ thuật đo
Số liệu trên cho thấy việc đánh giá chính xác kết quả
học tập môn Dung sai kỹ thuật đo là rất quan trọng.


- 17 -
- Về tầm quan trọng của môn Dung sai Kỹ thuật đo đối
với chương trình đào tạo ngành cơ khí : tất cả 13 giáo viên đều
cho là rất quan trọng.
- Về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá :
0
5
10
15
Thường
xuyên
Đôi khi Rất ít
dùng
Không
dùng
Tự luận
Vấn đáp
Trắc nghiệm
Làm tiểu luận

Hình 2.4: Biểu đồ biểu thị hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá
- Lý do các GV thường xuyên sử dụng các phương
pháp KTĐG trên qua khảo sát là để đánh giá kỹ năng người
học, biên soạn đề thi nhanh, khả năng trình bày vấn đề.
- Về ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm : thi theo

phương pháp trắc nghiệm là quan điểm mới phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội và nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua
khảo sát các GV đều đồng ý quan điểm trên.
0
2
4
6
8
10
Phù hợp với xu thế
phát triển của XH
Nâng cao chất lượng
giảng dạy
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
lắm
Không đồng ý
Hình 2.6: Biểu đồ ưu điểm phương pháp TN


- 18 -
- Nếu có sẳn bộ câu hỏi TN đạt yêu cầu thì hầu hết các
GV đều mong muốn được thử nghiệm bộ đề thi được tạo ra từ
bộ câu hỏi đó (13 phiếu lựa chọn đồng ý, chiếm tỷ lệ 100%).
Ngoài việc khảo sát ý kiến của các giáo viên, trong quá
trình thực hiện đề tài người nghiên cứu đã phát phiếu hỏi và lấy
ý kiến của 30 HS của trường CĐN Bạc Liêu. Qua khảo sát các
ý kiến được tổng hợp lại như sau :
- Về Nội dung chương trình môn học : Có 56,7 % học

sinh cho rằng nội dung môn học là rất phù hợp với tâm lý lứa
tuổi và nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều chỗ
không phù hợp (chiếm 3,3%). Tuy nhiên, với chương trình hiện
tại phù hợp cho phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
56,70%30,00%
10,00%
3,30%
Rất phù hợp
Phù hợp
Ít phù hợp
Không phù hợp
Hình 2.7: Biểu đồ mức độ phù hợp của nội dung chương trình
môn học
- Về phương pháp giảng dạy : Phương pháp GV thường
xuyên vận dụng là phương pháp thuyết trình. Chính vì thế, nếu
không biết tổ chức hợp lý các hình thức tổ chức dạy học thì HS
dễ bị mệt mỏi.


- 19 -
0
5
10
15
20
25
Thường
xuyên
Đôi khi Rất ít Không
dùng

Thuyết trình
Đàm thoại
Đặt và giải quyết vấn đề
Thảo luận theo từng nhóm

Hình 2.8: Biểu đồ biểu thị việc sử dụng phương pháp giảng
dạy của giáo viên
- Thái độ HS khi GV sử dụng phương pháp để kiểm tra
đánh giá : Hầu hết HS đều thích GV sử dụng hình thức trắc
nghiệm để kiểm tra.
0
5
10
15
20
25
30
Rất thích Thích Bình
thường
Không
thích
Thi viết
Thi vấn đáp
Thi trắc nghiệm
Làm tiểu luận

Hình 2.9: Biểu đồ thái độ HS khi GV sử dụng phương
pháp KTĐG
- Về kết quả kiểm tra đa số HS cho rằng chỉ tương đối
do phương pháp kiểm tra GV sử dụng thường là tự luận, điểm



- 20 -
số còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố : cách trình bày, chữ viết do
đó các em thích kiểm tra trắc nghiệm hơn vì có nhiều ưu điểm.
Sau quá trình khảo sát về việc xây dựng câu TN môn
Dung sai kỹ thuật đo tại Trường CĐN Bạc Liêu đạt được những
kết quả như sau: Hiện tại Trường có GV sử dụng phương pháp
TN để kiểm tra nhưng chưa có một bộ câu TN nào được xây
dựng theo đúng quy trình. Riêng môn học Dung sai kỹ thuật đo
thì hoàn toàn không có bộ đề thi TN. Các GV khoa cơ khí cũng
cũng mong muốn có được bộ câu TN cho môn học xây dựng
theo đúng quy trình để khắc phục những nhược điểm và tăng
cường những ưu điểm mà bộ câu TN đem lại.
Do vậy khi người nghiên cứu đề xuất đưa câu hỏi TN áp
dụng vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS môn
Dung sai kỹ thuật đo đã được các GV đồng tình ủng hộ.
2.4.4. Thực tiễn của hoạt động kiểm tra đánh giá
môn Dung sai kỹ thuật đo tại các trường khác
Sau quá trình khảo sát tại trường CĐN Bạc Liêu, người
nghiên cứu đã lấy ý kiến của 06 GV dạy cơ khí, trong đó có 02
giáo viên trường CĐN Cần Thơ, 02 GV trường CĐN Sóc Trăng,
01 GV trường Trung cấp nghề Bạc Liêu, 01 GV trường Trung
cấp nghề Cà Mau. Các GV trên đều có kinh nghiệm trong giảng
dạy từ 7 đến 22 năm, 02 GV vừa giảng dạy vừa làm công tác
quản lý. Kết quả của việc lấy ý kiến tham khảo của các GV :
- Hầu hết các trường trong quá trình thi, kiểm tra, tổng kết
điểm đều thực hiện theo Quyết định 14 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.



- 21 -
- Hình thức kiểm tra đánh giá : hiện tại các trường cho thi
dưới hình thức thi tự luận là chính, chỉ có một số môn trắc
nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm theo đề thi
giáo viên tự biên soạn sau khi kết thúc môn học. Hình thức vấn
đáp chỉ áp dụng cho môn lý thuyết nghề khi thi tốt nghiệp ở
một số ngành.
- Tất cả các trường đã khảo sát đều chưa có ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực tiễn việc kiểm tra
đánh giá cho thấy, tại Trường CĐN Bạc Liêu hiện nay:
- Trường chưa có bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ
thuật đo để sử dụng trong KTĐG. Hầu hết GV sử dụng hình
thức kiểm tra tự luận thường xuyên, bên cạnh đó cũng có hình
thức trắc nghiệm và phương pháp tự luận kết hợp.
- Trường có nhu cầu về bộ đề thi TN cho các môn học, đa
số các GV ủng hộ việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho bộ môn.
- Việc thiết kế xây dựng bộ câu hỏi TNKQ môn Dung sai kỹ
thuật đo là một việc làm có ý nghĩa, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, khi mà việc đánh giá chất lượng dạy nghề đang là mối quan
tâm hàng đầu của các ngành, các cấp và của chính phủ.




- 22 -

Chương 3

BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TN MÔN
DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI
3.1.1. Có tính khoa học
- Không tùy tiện, không áp đặt, không chủ quan mà xuất
phát từ đặc thù của môn học.
- Phù hợp xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy của
môn học nói riêng và của chương trình học nói chung.
3.1.2. Phát triển toàn diện người học
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm giúp người học có được hệ
thống kiến thức làm nền tảng trước khi bắt đầu với các môn học
ở học kỳ tiếp theo, rèn luyện cho các em kỹ năng phù hợp đặc
thù của môn học.
3.1.3. Kết hợp cả lý thuyết và thực hành
Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong ngân hàng phải
được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm ứng dụng có
tính sáng tạo kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong
thực tế cuộc sống.
3.1.4. Đảm bảo yêu cầu phân hóa và đạt hiệu quả cao
Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong mỗi đề kiểm
tra phải phân loại được trình độ, năng lực học sinh tham gia


- 23 -
đánh giá. Kết quả đánh giá phản ánh được chất lượng thực của
học sinh.
3.2. QUI TRÌNH XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI

Trên cơ sở lý thuyết về kiểm tra đánh giá bằng phương
pháp TNKQ, người nghiên cứu tiến hành biên soạn bộ câu hỏi
trắc nghiệm môn học Dung sai kỹ thuật đo theo các bước sau :
3.2.1. Phân tích nội dung môn học
- Hệ thống lại chương trình môn học theo giáo trình MH
Dung sai kỹ thuật đo.
- Xác định những phần trọng tâm trong từng chương, từng
bài cần kiểm tra, đánh giá.
3.2.2. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá
- Phân tích nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định cho
từng chương, trong mỗi chương được chia thành từng bài.
- Lập bảng phân tích nội dung – xác lập mục tiêu cần kiểm
tra đánh giá.
3.2.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học
Từ nội dung và mục tiêu kiến thức cần đánh giá của
môn học người nghiên cứu có thể xác định số lượng câu hỏi,
các loại câu TN tương ứng với số lượng câu trắc nghiệm trong
từng chương theo trình tự sau:
Xác định số bài kiểm tra của môn học
Xác định độ lớn của bộ câu hỏi
Xác định số lượng câu trắc nghiệm từng chương


- 24 -
Xác định số lượng câu trắc nghiệm tương ứng với các
mức độ nhận thức
Phân bố nội dung và số lượng câu vào bảng dàn bài câu
trắc nghiệm môn học
Bảng 3.3: Dàn bài trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo


NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN
BIẾT
Tổng
cộng
Tỉ lệ

Biết Hiểu

Vận
dụng

Phần
1
Chương 1 8 16 13 37
15,4%
Chương 2 6 13 10 29
12,1%
Chương 3 6 14 12 32
13,3%
Chương 4 7 15 13 35
14,6%
Chương 5 6 12 10 28
11,7%

Phần
2
Chương 6 4 12 9 25
10,4%
Chương 7 5 13 8 26

10,8%
Chương 8 6 12 10 28
11,7%
Tổng cộng
48 107 85
240
Tỉ lệ
20,0 % 44,6 % 35,4 %

100%

Từ dàn bài TN của từng chương và bảng xác định mục
tiêu người nghiên cứu xây dựng dàn bài TN cho toàn bộ môn
học, qua đó có thể tổng hợp số lượng câu hỏi ứng với mức độ
nhận biết cho từng chương.


- 25 -
20,00%
44,60%
35,40%
Biết
Hiểu
Vận dụng

Hình 3.1 : Biểu đồ phân bố số lượng câu hỏi ứng với
mức độ nhận biết
Qua biểu đồ trên ta thấy, tỉ lệ mục tiêu ở mức độ nhận
biết và hiểu chiếm 64,6%, tỉ lệ mục tiêu ở mức độ vận dụng
35,4%. Như vậy, số lượng câu hỏi được biên soạn đáp ứng

được yêu cầu mục tiêu môn học đã đề ra.
3.2.4. Biên soạn các câu trắc nghiệm cho môn học
Dựa vào bảng phân tích nội dung – xác lập mục tiêu và
bảng quy định 2 chiều về nội dung cần kiểm tra, người nghiên
cứu đã biên soạn và chỉnh sửa ban đầu, số lượng câu hỏi được
thiết lập và tổng hợp lại theo các hình thức sau :
- Trắc nghiệm Đúng – Sai : 32 câu
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn) : 155 câu
- Trắc nghiệm ghép hợp : 19 câu
- Trắc nghiệm điền khuyết : 34 câu
3.2.5. Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm
Sau khi biên soạn 240 câu trắc nghiệm môn học Dung
sai kỹ thuật đo, người nghiên cứu đã in ra 240 câu hỏi, đáp án
và tóm tắt qui trình biên soạn cùng với phiếu lấy ý kiến của GV
về nội dung cũng như cách trình bày của bộ câu hỏi.


- 26 -
Qua thống kê các ý kiến của các chuyên gia về bộ câu hỏi
TN, người nghiên cứu thấy rằng phần lớn các chuyên gia, GV
đánh giá cao về mặt hình thức cũng như nội dung của các câu
TN, bên cạnh đó họ cũng đóng góp thêm những ý kiến về việc
điều chỉnh một số câu TN nhằm tăng thêm tính phán đoán của
người làm TN cũng như về chiến thuật giảng dạy của GV sao
cho phù hợp với hình thức kiểm tra, đánh giá bằng TNKQ.
Một số ý kiến đề nghị có nội dung như sau:
- Tăng tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ mục tiêu vận dụng.
- Một số câu hỏi có đáp án khá dài, cần rút gọn hơn.
- Hình ảnh trong các câu hỏi cần được thể hiện rõ ràng.
3.2.6. Tổ chức thử nghiệm và phân tích các câu TN

3.2.6.1. Thử nghiệm
Mục đích thử nghiệm
Cách thức tiến hành
Đề thi với tính chất thử nghiệm nên nội dung, mục tiêu và
số lượng câu hỏi được chia đều cho 4 đề thi.
Các câu hỏi được mã hóa theo thứ tự trong mỗi đề thi
theo từng mã đề (A1, A2,… B1, B2…). Đối tượng thử nghiệm
gồm 61 HS của 02 lớp Công nghệ ô tô và Cắt gọt kim loại
trường CĐN Bạc liêu, đang học môn Dung sai kỹ thuật đo. Với
sự giám sát trực tiếp của người nghiên cứu, 02 lớp tiến hành thi
cùng một thời điểm, một lớp có 02 GV của Khoa coi thi.
Mỗi đề thi được được đảo và in thành 4 mã đề, phát cho
mỗi HS một bản, phát xen kẽ và HS điền vào phiếu trả lời câu


- 27 -
hỏi, đảm bảo không có học sinh nào ngồi gần nhau có mã đề
giống nhau. khi làm bài xong, tất cả đề thi đều được thu lại
nhằm đảm bảo tính bảo mật và mục đích sử dụng dài lâu.
3.2.6.2. Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm
Phân tích câu TN để chọn ra các câu có giá trị và đủ tin
cậy để tích lũy vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học.
* Độ khó của câu trắc nghiệm
Sau khi HS làm bài kiểm tra, GV tiến hành phân loại các
bài kiểm tra theo từng mã đề. Sử dụng phần mềm Excel để
nhập dữ liệu, quy định câu làm đúng là 1, câu làm sai là 0.
Nhập công thức tính tổng số HS làm đúng cho từng câu hỏi
trong mỗi đề kiểm tra. Tính độ khó cho từng câu hỏi. Kết quả :
Bảng 3.7 : Bảng phân bố tần số các câu TN theo độ khó
Khoảng độ khó Tần số câu Tỉ lệ

P = 0 ÷ 24% (Câu hỏi quá khó) 6 2,50%
P = 25% ÷ 75% (chấp nhận được) 208 86,67%
P = 76% ÷ 100% (Câu hỏi quá dễ) 26 10,83%
Tổng cộng: 240 100%

2,50%
86,67%
10,83%
Câu quá khó
Câu chấp nhận được
Câu quá dễ

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố độ khó của các câu trắc nghiệm


- 28 -
* Độ phân cách của các câu trắc nghiệm
Để tính độ phân của các câu TN, người nghiên cứu sử dụng
phần mềm Excel tính tổng số điểm đạt cho từng HS, sắp xếp
điểm của HS theo thứ tự giảm dần. Tính độ phân cách cho từng
câu hỏi bằng cách lấy nhóm giỏi bao gồm 27% thí sinh đạt
điểm cao từ trên xuống, nhóm kém bao gồm 27% thí sinh đạt
điểm kém từ dưới lên trong mỗi đề. Kết quả tính toán :
Bảng 3.9 : Phân bố tần số các câu TN theo độ phân cách
Độ phân cách
Tần số
câu
Tỉ lệ
D ≥ 0.40 (độ phân cách rất tốt) 142 59,17%
0.3 ≤ D ≤ 0.39 (độ phân cách khá tốt) 52 21,66%

0.2 ≤ D ≤ 0.29 (chấp nhận được) 24 10,00%
D ≤ 0.19 (độ phân cách kém) 22 9,17%
Tổng cộng: 240 100%
59,17%
21,66%
10,00%
9,17%
Rất tốt
Khá tốt
Chấp nhận được
Kém

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố độ phân cách của các câu TN

×