Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CN&QT SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.19 KB, 38 trang )

0
















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC MINH

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CN&QT
SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC



Tp. H


Chí Minh, tháng
05
/
2012

1


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Hướng dẫn khoa học: GVC. Ts. Võ Thị Ngọc Lan
(chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: Ts. Nguyễn Thị Thu Lan
(chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. Ts. Võ Văn Lộc
(chữ ký)



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Ngày 05 tháng 05 năm 2012

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐ CN&QT Sonadezi : Trường Cao Đẳng Công Nghệ và
Quản Trị Sonadezi
DHTNN : Dạy học theo nhóm nhỏ
KN : Kỹ năng
KNS : Kỹ năng sống
SV : Sinh viên
UNESCO : The United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization
UNICEF : The United Nations International
Childrent’s Emergency Fund
WHO : World Health Organization



1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, vấn đề đổi mới toàn diện
ngành Giáo dục luôn là một trong những vấn đề nhận được
sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội. Đã có nhiều văn
bản pháp quy của các kỳ Đại hội Đảng đề cập đến vấn đề
này. Trong đó, vấn đề đổi mới về nội dung, phương pháp
trong các cấp học, bậc học luôn được đặt lên hàng đầu. Đáp
lại sự quan tâm trên, Bộ GD&ĐT đã kịp thời đề ra những
chủ trương, nhiệm vụ chiến lược đưa giáo dục Việt Nam đến
năm 2020, trong đó có mục tiêu: đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng
lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường Cụ thể,
về nội dung: góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có
tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có kỹ năng sống,
kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp ; về
phương pháp: chú trọng trang bị cách học, giúp người học có
thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng
và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống ….
Như vậy, trọng tâm của các nhiệm vụ đổi mới giáo
dục là vừa nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, vừa nhấn mạnh đến nội dung giáo
dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
trong đó vấn đề giáo dục - đào tạo kỹ năng nghề, và kỹ năng
sống được xem là nội dung không thể thiếu.
Từ đó cho thấy, kỹ năng sống là một trong những nội
dung giáo dục cần thiết ở các cấp học và đang nhận được
nhiều sự chú ý trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, hoạt
động dạy học kỹ năng sống trong các nhà trường hiện chưa
đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung, hình thức
tổ chức đều còn mới mẻ; lực lượng giảng viên còn mỏng;

phương pháp dạy học mang tính truyền thống nên chưa phát
2

huy cao độ tính độc lập, sáng tạo của người học, cũng như
người học chưa nhiều cơ hội tiếp cận và sự quan tâm đúng
mức với môn học này.
Do vậy, làm thế nào để sinh viên chủ động tự học và
có thái độ hứng thú, tự giác tham gia rèn luyện với môn kỹ
năng sống này trong nhà trường? Làm thế nào để sinh viên
có dịp rèn luyện môn học không chỉ từ các bài giảng mà còn
từ kinh nghiệm, vốn sống của bản thân và bạn bè thông qua
các hoạt động tương tác từ trong cho đến ngoài lớp?
Chính từ những lý do trên thúc đẩy người nghiên cứu
thực hiện đề tài “vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ trong
giảng dạy môn Kỹ năng sống tại trường Cao đẳng Công
nghệ và Quản trị Sonadezi, tỉnh Đồng Nai”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ trong môn Kỹ năng
sống tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi,
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Kỹ năng sống.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về dạy học theo nhóm nhỏ
trong giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Kỹ năng sống
nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Kỹ năng sống ở
trường CĐ CN&QT Sonadezi.
- Thiết kế quy trình dạy học theo nhóm nhỏ trong môn
Kỹ năng sống ở trường CĐ CN&QT Sonadezi.

- Kiểm nghiệm đánh giá các quy trình dạy học theo
nhóm nhỏ trong môn Kỹ năng sống đã thiết kế tại trường CĐ
CN&QT Sonadezi.
3

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quy trình dạy học môn Kỹ năng sống tại trường CĐ
CN&QT Sonadezi
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình và tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ môn Kỹ
năng sống tại trường CĐ CN&QT Sonadezi
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Do điều kiện về thời gian và mức độ của luận văn, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng nội dung bài giảng, quy
trình dạy học theo nhóm nhỏ với 2 chuyên đề kỹ năng gồm 3
đơn vị học trình thuộc môn Kỹ năng sống, theo chương trình
dành cho sinh viên trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi, tỉnh
Đồng Nai.
- Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 2 lớp sinh viên:
lớp K1 QTKD, khoa Quản trị Kinh doanh, hệ vừa làm vừa
học; lớp K7 CNTT1, khoa Công nghệ Thông tin, hệ chính
qui, tại trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi, tỉnh Đồng Nai.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu môn Kỹ năng sống được tổ chức dạy học theo quy
trình người nghiên cứu đề xuất thì sinh viên có cơ hội gia tăng
sự tương tác, qua đó đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng học tập.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học
4

8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
8.1. Tính thực tiễn
Khi vận dụng các quy trình dạy học theo nhóm trong
môn Kỹ năng sống có hiệu quả sẽ:
- Giúp các giảng viên có thêm cơ sở lý luận và kinh
nghiệm ứng dụng vào giảng dạy môn Kỹ năng sống nói riêng,
các môn cơ sở ngành nói chung.
- Giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo môn Kỹ
năng sống cho sinh viên và các đối tượng tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Góp phần hoàn thiện nội dung, các quy trình, kỹ thuật
trong dạy học môn Kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu rèn luyện
kỹ năng sống trong các trường dạy nghề, các tổ chức, đơn vị
doanh nghiệp; góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho
lực lượng lao động - đội ngũ nhân lực chính yếu trong các
doanh nghiệp, có khả năng đem lại hiệu quả tích cực trong lao
động và đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực sản xuất.
8.3. Khả năng triển khai, ứng dụng vào thực tế
Các kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có khả
năng ứng dụng vào thực tế đào tạo, giảng dạy KNS trong nhà
trường nói chung, trong các trường dạy nghề nói riêng.
5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO
NHÓM NHỎ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Dạy học theo nhóm nhỏ (xem trang 6-7)
Có nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm DHTNN dưới
góc độ: là phương pháp dạy học, là hình thức tổ chức dạy học
hoặc là phương tiện dạy học theo nghĩa rộng. Trên cơ sở những
quan niệm khác nhau, tác giả đưa ra định nghĩa: ''Dạy học theo
nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp SV
thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp
giữa các thành viên, qua đó SV trong nhóm phối hợp và giúp đỡ
nhau làm việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập''.
1.1.2. Kỹ năng sống
+ UNESCO quan niệm: kỹ năng sống là năng lực cá nhân
để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống
hàng ngày.
+ WHO cho rằng: kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và
cư xử tích cực cho phép cá nhân đối phó hiệu quả với các yêu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Đó là những kỹ
năng mang tính tâm lý xã hội, và kỹ năng về giao tiếp được vận
dụng, tương tác trong những tình huống hàng ngày và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống cuộc sống [2,
tr.12].
Qua việc phân tích các quan điểm trên, người nghiên cứu
cho rằng kỹ năng sống là “năng lực cá nhân (có được thông qua
học tập, rèn luyện) khi tham gia giải quyết các vai trò, nhiệm vụ
cụ thể của cuộc sống một cách có hiệu quả”.
6


1.1.3. Dạy học Kỹ năng sống
Thực hiện các chủ trương của Bộ GD&ĐT, đã có nhiều
nhà giáo, nhà nghiên cứu đưa các nội dung kỹ năng sống vào
nhà trường với nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
khác nhau. [56, 57]
Quá trình dạy học môn Kỹ năng sống cũng tuân theo
những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học đã
đề ra. Đồng thời thể hiện đặc điểm riêng mang tính đặc trưng
của môn học, chú trọng hướng đến sự thay đổi hành vi người
học [2, tr.33 - 35].
Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả cho
rằng “dạy học KNS là một quá trình bộ phận, nằm trong quá
trình giáo dục kỹ năng sống nói chung. Quá trình này bao gồm
toàn bộ các phương pháp, hình thức tổ chức có định hướng của
giáo viên, từng bước hình thành cho sinh viên có được những
thái độ, kiến thức, năng lực phù hợp với các mục tiêu đã đề ra”
1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Trên thế giới (xem trang 9-15)
1.2.2. Tại Việt Nam (xem trang 15-19)
1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ (xem trang 20-21)
1.4. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
1.4.1. Đặc trưng của nhóm và nhóm học tập
Nhóm là một tập hợp những cá nhân cụ thể, liên kết với
nhau thông qua các tương tác nhằm đạt đến mục tiêu chung.
Nhóm học tập là một tập hợp sinh viên được liên kết với
nhau thông qua các tương tác trong hoạt động học nhằm thực thi
nhiệm vụ học tập đề ra.
1.4.2. Đặc trưng của dạy học theo nhóm nhỏ
Xuất phát từ khái niệm và quan điểm khác nhau của các
nhà nghiên cứu và do đặc điểm riêng của đề tài, người nghiên

7

cứu đồng ý với quan điểm tiếp cận DHTNN dưới góc độ phương
pháp dạy học, tuy nhiên cũng không bỏ qua góc độ hình thức tổ
chức của nó.
Thực chất dạy học theo nhóm là một trường hợp đặc biệt
nằm trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực, hướng vào
người học. Do vậy, đặc trưng cơ bản của dạy học theo nhóm thể
hiện ở chỗ các hoạt động riêng biệt của cá nhân sinh viên được
tổ chức lại và liên kết với nhau trong một hoạt động nhằm thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
1.4.3. Ý nghĩa của dạy học theo nhóm
- Về mặt nhận thức: Người học ý thức được khả năng của
mình; Nâng cao niềm tin vào việc học tập, khả năng ứng dụng
khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các
tình huống khác nhau
- Về mặt quan hệ xã hội như: Cải thiện các mối quan hệ
giữa các cá nhân; Dễ dàng trong làm việc theo nhóm; Tôn trọng
các giá trị dân chủ; Tôn trọng các giá trị văn hóa….
Hạn chế: Một vài học sinh có cá tính trở nên quyết đoán,
điều khiển nhóm; Một số thành viên có thể trở nên thụ động, lệ
thuộc, mất dần tính tích cực…. Các hạn chế này có thể được
khắc phục nếu có sự phân công trách nhiệm, định hướng mục
tiêu rõ ràng và có sự quản lý, bao quát lớp tốt.
1.4.3. Phân nhóm trong dạy học (xem trang 29 - 30)
1.4.5. Hoạt động của người học trong nhóm (xem trang 31)
1.4.6. Tương quan với các phương pháp dạy học (xem trang
32 – 33)
1.4.7. Quy trình dạy học theo nhóm
Quy trình vận dụng cho toàn buổi học (xem trang 34)

Quy trình DHTNN vận dụng xen kẽ trong giờ trên lớp (xem
trang 35)
8

Tóm tắt quy trình DHTNN qua sơ đồ 1:
























1.5. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG SỐNG

1.5.1. Đặc điểm, phân loại kỹ năng (xem trang 37 – 38)
Giáo viên
- Xác định mục tiêu,
chọn nội dung,
soạn giáo án.

Sinh viên
- Đọc giáo trình,
tham kh

o tài

li

u.

Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn lên lớp

Bước 1
Bước 2
(Thảo luận nhóm)
Bước 3
(Thảo luận lớp)
Bước 4
(Tổng kết, đánh giá)
Giai đoạn sau lên lớp

- Thành lập nhóm
- Tình huống vấn đề

- Đề ra nhiệm vụ
- Bao quát lớp
-Khuyến khích SV
chủ động.
-

Đi

u ch

nh k

p th

i

- Yêu cầu các nhóm
cử đại diện; báo
cáo kết quả.
- Tóm tắt theo từng
vấn đề, nhiệm vụ.
- Nêu nhận xét, đánh
giá các

nhóm.

- Rút kinh nghiệm
- Xây dựng kế hoạch,
nội dung ôn tập.
- Tiến hành đánh giá.

- Tham gia nhóm,
phân công cá nhân.
- Nhận định, phát
hiện, tái hiện tri
th

c.

- Tự sắm vai.
- Nêu giả thuyết,
hướng giải quyết.
- Bảo vệ quan điểm.

- Đại diện nhóm trình
bày.
- Bổ sung; Ghi nhận ý
kiến phản hồi.

- Tự so sánh với kết
quả các nhóm khác.
- Ôn tập, hệ thống hóa
tri thức.
- Tự kiểm tra, đánh
giá.
- Tham gia đánh giá.
9

1.5.2. Đặc điểm, phân loại Kỹ năng sống
- Đặc điểm: Kỹ năng sống thể hiện ở những khả năng như,
Có thể sống phù hợp và hữu ích; Quản lý được các tình huống

rủi ro; Quản lý cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội.
- Phân loại: (xem trang 39 – 41)
1.6. Dạy học Kỹ năng sống (xem trang 41- 45)
Dạy học KNS ở trường cao đẳng công nghệ cũng mang
bản chất của hoạt động dạy học bậc cao đẳng và đại học nói
chung. Đó là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu
vừa sức của sinh viên dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng
viên. Đồng thời, còn mang những nét đặc riêng của môn học,
chú trọng đến rèn luyện, thay đổi hành vi.
Do vậy, so với các môn học khác, dạy học KNS cần chú ý
vận dụng các nguyên tắc và phương pháp phù hợp với đặc
trưng riêng của môn học. Đặc biệt, cần chú trọng hệ thống các
phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa người học, trong đó có
phương pháp DHTNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
+ DHTNN là một trong những vấn đề đã và đang nhận
được sự quan tâm, vận dụng của các nhà giáo dục nổi tiếng trên
thế giới và đã đem lại nhiều thành tựu về mặt phương pháp luận
trong dạy học; đặc biệt nhằm hướng đến phát huy tính tích cực,
chủ động của người học.
Tại Việt Nam, dạy học theo nhóm được xem như là một
trong những phương pháp dạy học hiện đại, được khuyến khích
nghiên cứu và ứng dụng trong nhà trường.
+ Vấn đề giáo dục Kỹ năng sống cũng đã được quan tâm
và chú trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếp cận kỹ năng
sống không chỉ giúp phát triển cá nhân mà còn tạo nên những
đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của các quốc gia, đặc
biệt trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ
10


Tại Việt Nam, vấn đề giáo dục Kỹ năng sống đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và toàn xã hội. Bộ
GD&ĐT cũng đã có những văn bản, chính sách cụ thể hướng
đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục KNS dành
cho các cấp học, bậc học.
+ Nhưng hiện tại, việc giảng dạy KNS vẫn chưa có nội
dung, giáo trình mang tính chính quy, hàn lâm. Tình trạng giáo
viên “tự bơi” về nội dung, phương pháp… vẫn là phổ biến.
Đáng chú ý, vẫn chưa có giáo trình đào tạo KNS dành cho sinh
viên trong các trường cao đẳng, đặc biệt là các ngành quản trị,
công nghệ.
Do vậy, việc nghiên cứu biên soạn nôi dung bài giảng
KNS, vận dụng các phương pháp tích cực hóa người học trong
môn KNS hiện nay là vấn đề cấp thiết, trong đó chú trọng đến
phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG SỐNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CN &QT SONADEZI
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐ CN&QT SONADEZI
2.1.1. Hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (gọi tắt
là trường Cao đẳng Sonadezi) được thành lập ngày 01/6/2005
theo Quyết định số 2979/QĐ-BGDĐT-TCCB của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Hiện tại do Công ty Phát triển Khu công nghiệp
Biên Hòa đầu tư và trực tiếp quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản lý của về mặt trách nhiệm Nhà nước [51].
2.1.2. Sứ mạng
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng và tay
nghề vững chắc; Với chủ trương đào tạo gắn liền với nhu cầu
và thực tế sản xuất của doanh nghiệp.

11

2.1.3. Quy mô đào tạo (xem trang 48)
2.1.4. Một số đặc điểm của sinh viên (xem trang 49 - 50)
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG SỐNG
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích
Nhằm xác định đúng thực trạng dạy học môn KNS tại
trường CĐ Sonadezi.
Nội dung
- Thực trạng dạy học môn Kỹ năng sống trong trường
- Thực trạng vận dụng DHTNN vào môn KNS trong
trường CĐ Sonadezi.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hạn
chế, giúp nâng cao chất lượng đào tạo môn KNS trong trường
CĐ Sonadezi.
Công cụ khảo sát (xin xem phần phụ lục 2.1 – 2.3)
Đối tượng - mẫu khảo sát
+ Giảng viên, cán bộ đào tạo tại các khoa.
+ Sinh viên lớp QTKD1 và QTKD2, K5, khoa Quản Trị
Kinh Doanh, hệ chính quy, niên khóa 2011 – 2012.
+ Cán bộ quản lý, phụ trách nhân sự tại các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn các khu công nghiệp Biên Hòa II và các khu
vực lân cận tỉnh Đồng Nai, thời điểm từ tháng 11/ 2011.
Bảng 2.1. Thống kê mẫu khảo sát
Đối tượng
Giới tính
GV, CBĐT SV CBDN TC
Nam
4

28.6%
25
30.1%
13
48.1%
42
33.9%
Nữ
10
71.4%
58
69.9%
14
51.9%
82
66.1%
Tổng
14
100%
83
100%
27
100%
124
100%
12

2.2.2. Thực trạng dạy và học môn Kỹ năng sống
2.2.2.1. Mục tiêu dạy học
Đa số sinh viên xác nhận, học tập KNS là để chuẩn bị

những kỹ năng phù hợp cho các lĩnh vực nghề nghiệp và trau
dồi kiến thức cho nghiệp vụ trong tương lai.
2.2.2.2. Nội dung dạy học
- Có 11 chuyên đề kỹ năng trong môn KNS đang được
giảng dạy tại trường.
Xếp theo tỷ lệ sinh viên đã tham gia học tập gồm có: Quan
hệ công chúng (PR); Làm việc nhóm; Giao tiếp; Thuyết trình;
Viết báo cáo thực tập; Lập kế hoạch; Phỏng vấn, làm hồ sơ xin
việc; Quản lý thời gian; Chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng; Thuyết
phục khách hàng; Động viên nhân viên.
Trong khi đó, ưu tiên hàng đầu của nhà tuyển dụng gồm
có các kỹ năng: Giao tiếp, lập kế hoạch và viết báo cáo.
- Xét về tính cấp thiết: Sinh viên cho rằng Kỹ năng thuyết
trình và giao tiếp là cần thiết ở bậc nhất. Trong các nhà tuyển
dụng cho kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm cần thiết nhất.
- Xét về tính hữu dụng: Sinh viên chọn kỹ năng giao tiếp
và làm việc nhóm. Trong khi các nhà tuyển dụng chọn kỹ năng
lập kế hoạch và giao tiếp.
2.2.2.3. Phương pháp và hình thức tổ chức
Các phương pháp, hình thức dạy học môn KNS được
giảng viên vận dụng đa dạng, phong phú nhưng tập trung vẫn là
phương pháp thuyết trình ở dạng diễn giảng. Các phương pháp
dạy học hướng đến phát huy tính tích cực, trong đó có DHTNN,
đã có vận dụng, nhưng mức độ thường xuyên chưa cao.
2.2.2.3.1. Hiện trạng vận dụng dạy học theo nhóm
73.49% sinh viên đã từng tham gia cách học theo nhóm
nhưng với các bộ môn khác; Với môn KNS chỉ chiếm khoảng
13

29%. Trong khi đó, 73.85% giảng viên đã vận dụng DHTNN

khi có nội dung phù hợp và có trên 42% giảng viên hiếm khi sử
dụng.
- Xét về mục đích vận dụng, có 63.86% sinh viên và
92.31% giảng viên cho rằng vận dụng DHTNN nhằm tích cực
hóa người học.
- Phần đông các giảng viên cho rằng DHTNN vừa là
phương pháp, vừa là hình thức tổ chức dạy học.
- Xét về ưu điểm của DHTNN, có 72.29% sinh viên cho
rằng “lớp học sôi nổi, có thể linh động về nhiều mặt”; 100%
giảng viên cho rằng, giúp người học phát huy cao tính tích cực
học tập và phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm.
- Xét về nhược điểm của DHTNN, 72.29% sinh viên cho
rằng lớp học ồn ào, dễ mất trật tự, ảnh hưởng tới lớp khác.
Trong khi đó, 100% giảng viên cho rằng mất nhiều thời gian,
công sức để chuẩn bị.
2.2.2.3.2. Nhận định về việc vận dụng DHTN vào
môn KNS
- Xét về tính cấp thiết: có 77.11% sinh viên và 84.62%
giảng viên trong diện khảo sát đã lựa chọn ở mức rất cần thiết.
- Xét về tính hữu ích: có 86.75% sinh viên đồng ý DHTN
sẽ giúp sinh viên rèn luyện thêm các kỹ năng trình bày, thảo
luận. Trong khi đó, 84.62% giảng viên đồng ý DHTN sẽ giúp
phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên.
- Xét về tính thực tiễn: Có 66.27% sinh viên cho rằng
DHTNN là phù hợp với xu hướng pháp triển của dạy học hiện
đại. Trong khi, có 92.31% giảng viên đã đồng ý nên khuyến
khích và triển khai đại trà.
- Xét về tính khả thi: 68.67% sinh viên cho rằng học theo
nhóm là bình thường, sinh viên nào cũng tham gia được; Trong
khi đó, tới 61.54% cho rằng DHTNN là hơi khó, chỉ một số ít

giáo viên có thể thực hiện được.
14

2.2.2.4. Điều kiện và phương tiện
- Xét về mặt khó khăn: có 61.45% sinh viên cho rằng do
thời lượng lên lớp không cho phép. Với các giảng viên, có 100%
cho rằng do diện tích, không gian lớp học không thuận tiện và
do dễ gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
- Xét về mặt thuận lợi: có 61.45% và 84.62% giảng viên
đồng ý với thuận lợi quan trọng nhất là sự ủng hộ, đồng thuận từ
các khoa và nhà trường.
2.2.2.5. Vai trò của người dạy và người học
- Quan điểm: Các giảng viên và sinh viên đều nhận định,
trong DHTN cách thức “giáo viên tổ chức cho sinh viên trao
đổi, thảo luận”;
- Người dạy: với 69.23% giảng viên cho rằng đã có nghiên
cứu đôi chút về DHTN;
- Người học: 66.27% sinh viên và 76.92% giảng viên xác
nhận “có chủ động nhưng chưa thực sự tích cực”.
Xét về năng lực học tập: Các sinh viên và giảng viên đều
nhận định năng lực học tập môn KNS ở mức Trung bình – Khá;
Điều này cũng phù hợp với các nhận định của cán bộ nhân sự
doanh nghiệp về năng lực vận dụng KNS của các nhân viên.
2.2.3. Nguyên nhân của các thực trạng
50.60% sinh viên đồng ý với nguyên nhân: Điều kiện cơ
sở vật chất chưa đáp ứng được với cách học này. Trong khi,
100% giảng viên cho rằng: Giáo viên chưa nắm vững lý luận và
thực tiễn liên quan, và Ban ngành chức năng chưa khuyến
khích.
2.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Với 92.59% ý kiến của các nhà quản trị doanh nghiệp
đồng ý với biện pháp đưa môn KNS vào chương trình chính
quy; 81.48% ý kiến cho rằng rất cần có kiểm tra, đánh giá quá
trình học tập môn KNS cách rõ ràng.
15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tìm hiểu về hiện trạng đổi mới phương pháp dạy học cho
thấy: hiện tại các giảng viên đã có sự đổi mới, cập nhật về các
phương pháp giảng dạy nhưng ở những mức độ khác nhau. Tựu
trung phương thuyết trình ở dạng diễn giảng vẫn là chính yếu.
Các hình thức và phương pháp dạy học hiện đại đã có áp dụng
nhưng tần xuất chưa cao. Trong đó, dạy học theo nhóm đã được
các giảng viên vận dụng nhưng chỉ ở mức khi có nội dung phù
hợp
Môn KNS đã được giảng dạy trong trường CĐ Sonadezi
gồm có 11 chuyên đề kỹ năng và đã nhận được sự quan tâm của
sinh viên, tuy nhiên nhận thức của sinh viên về vai trò, tính cấp
thiết và tính hữu dụng của các kỹ năng không đồng đều. Do đó,
kết quả học tập KNS của sinh viên đa số ở mức trung bình –
khá, rất ít sinh viên được đánh giá mức tốt – giỏi.
Phương pháp giảng dạy môn KNS trong nhà trường của
các giảng viên phổ biến vẫn là các phương pháp truyền thống.
Do đó tính tích cực, độc lập nhận thức của sinh viên với bộ môn
còn hạn chế.
KNS hiện nay là một trong những yêu cầu quan trọng của
các tổ chức doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên,
hiệu quả vận dụng các kỹ năng của nhân viên hiện nay phần lớn
chỉ ở mức trung bình hoặc khá. Tại các doanh nghiệp, các kỹ
năng có tính cấp thiết và hữu dụng cần phải đào tạo ngay như:

thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm và lập kế hoạch.
Do vậy, để nâng cao chất lượng học tập môn KNS cũng
như phát huy được tính độc lập, sáng tạo của sinh viên giảng
viên cần chú ý, quan tâm nhiều đến các cách thức tiến hành dạy
học theo nhóm.
16


CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CĐ CN&QT
SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. NỘI DUNG MÔN KỸ NĂNG SỐNG
Trên cơ sở của lý luận về DHTNN, về KNS và thực trạng
dạy học môn KNS ở trường CĐ Sonadezi, người nghiên cứu tiến
hành biên soạn nội dung bài giảng, thiết kế 4 quy trình DHTNN
với 2 chuyên đề: kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
3.1.1. Đề cương bài giảng: kỹ năng giao tiếp (xem trang 84)
3.1.2. Đề cương bài giảng: Kỹ năng làm việc nhóm (xem
trang 84 – 85)
3.2. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM
Dựa trên cơ sở lý luận về qui trình DHTNN, các quy trình
được thiết kế gồm cả hai dạng. Người nghiên cứu chỉ minh họa
2 quy trình (1 quy trình cho toàn buổi học – Kỹ năng giao tiếp; 1
quy trình xen kẽ - Kỹ năng làm việc nhóm) trong kế hoạch giảng
dạy mà người nghiên cứu đã vận dụng dạy thực nghiệm. (các
quy trình minh họa còn lại, xin xem phụ lục 1.2)
3.2.1. Quy trình vận dụng cho toàn buổi học (xem trang 85 – 95)
3.2.2. Qui trình vận dụng xen kẽ trong giờ lên lớp (xem trang
95 – 96)

3.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
3.3.1. Phương pháp thực nghiệm
3.3.1.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm
 Mục đích
Nhằm kiểm tra sự biến đổi về nhận thức, kỹ năng và kết
quả học tập môn KNS của sinh viên khi tham gia học theo
17

nhóm, từ đó xác nhận tính hiệu quả, tính khoa học và tính khả
thi của DHTN trong môn KNS ở trường.
 Nội dung
Thực nghiệm với hai chuyên đề kỹ năng: giao tiếp và
làm việc nhóm. Chú trọng các hoạt động theo quy trình
DHTNN đã thiết kế trong kế hoạch lên lớp.
 Đối tượng
Chọn 4 lớp thuộc trường CĐ CN&QT Sonadezi, học
kỳ 1, niên học 2011 – 2012, trong đó 2 lớp đối chứng và 2 lớp
thực nghiệm, danh sách cụ thể (xem phụ lục 4).
 Thời điểm: Từ ngày 1/11 đến ngày 30/12/2011.
3.3.1.2. Khảo sát đầu vào (xem trang 97 – 98)
3.3.1.3. Xác định tiêu chuẩn và thang đánh giá (xem
trang 99)
3.3.1.4. Kết quả thực nghiệm
3.3.1.4.1. Đánh giá nhận thức của sinh viên về nội
dung môn KNS
 Thái độ đối với môn học

Biểu đồ 3.1: Thái độ của sinh viên đối với môn KNS
Biểu đồ 3.1 cho thấy nhóm sinh viên được tiếp cận KNS
thông qua DHTNN đã có chuyển biến về thái độ theo hướng tích

18

cực: rất thích môn học KNS, cao hơn (35.47%) so với nhóm
sinh viên được tiếp cận thông qua cách học truyền thống.
 Mục đích học tập

Biểu đồ 3.2 cho thấy, với nhóm thực nghiệm, (đường
Ts), các thay đổi diễn ra theo hướng gần tâm hơn. Đặc biệt các
mục đích: MĐ5, MĐ6, đã thể hiện tầm nhìn và sự chín chắn của
sinh viên khi xem học tập kỹ năng sống như là cách trang bị,
đầu tư cho sự nghiệp, công việc tương lai.
 Nội dung học tập
Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về nội dung môn KNS
Nội dung môn học
TN

ĐC

H
ệ số

Tt Ts Đt Đs Ts-Đs

Ts-Tt

Đs-Đt

Tt-Đt



G
ắn chặt, gần gũi với thực
tế cuộc sống
0.68

0.92

0.97

0.44

0.48 0.24

-0.53

-0.29


Gây hứng thú, hấp dẫn
người học
0.68

0.85

0.32

0.37

0.48 0.47


0.05 0.06


Tr
ừu t
ư
ợng, khô khan v
à
khó hiểu
0.39

0.00

0.16

0.27

-0.27

-0.24

0.11 0.08


Giúp tự tin hơn trước
đám đông và khi xin việc
0.24

0.89


0.97

0.58

0.31
-0.05

-0.39

-0.03


Bi
ểu đồ 3.
2:

Nh
ận thức của sinh vi
ên v
ề mục đích học tập

19


Làm cơ s
ở cho việc r
èn
luyện thêm các kỹ năng
chuyên biệt khác
0.94


0.76

0.68

0.73

0.03 0.02

0.05 0.06


Hữu dụng trong các lĩnh
vực nghề nghiệp hiện tại
0.74

0.77

0.61

0.58

0.19 0.00

-0.03

0.16


Mang nặng tính lý luận, lý

thuyết trừu tượng
0.77

0.03

0.42

0.44

-0.40

-0.32

0.02 -0.06

Bảng 3.4 cho thấy, bước đầu cách học theo nhóm đã giúp sinh
viên có sự thay đổi tích cực trong nhận định về nội dung kiến thức
môn học. Trừ hai tiêu chí 3 và 7, các tiêu chí còn lại đều nhận sự đồng
ý cao với các
X
từ 0.76 đến 0.92.
 Tính cấp thiết
Với nhóm thực nghiệm (Ts), sau khi tiếp cận hai môn kỹ năng
qua quá trình học theo nhóm, đã có sự chuyển đổi trong nhận thức về
tính cấp thiết rõ rệt. Cụ thể là các kỹ năng giao tiếp; làm việc nhóm đã
đạt được trị trung bình
X
=1.34 và 1.37.
 Tính hữu dụng
Nhóm thực nghiệm (Ts) có sự chuyển đổi trong nhận thức về

tính hữu dụng. Cụ thể các kỹ năng như: Làm việc nhóm (1.19),
Thuyết phục khách hàng (1.40), Giao tiếp (1.10), Quản lý thời gian
(1.44) có điểm mean đã tập trung ở mức nhận thức đúng và đầy đủ.
3.3.1.4.2. Đánh giá nhận thức của Sv về phương
pháp dạy học môn KNS
 Mặt hạn chế
Với nhóm thực nghiệm, có sự đồng ý cao hơn nhóm đối
chứng ở các tiêu chí như: lớp học ồn ào, mất trật tự (
X
= -0.77);
giáo viên phải mất nhiều công sức để chuẩn bị (-0.68); sinh viên
không đủ thời gian rèn thêm các kỹ năng của bài học trên lớp (-
0.58); quỹ thời gian trên lớp không đủ để thực hiện (-0.45);
 Mặt ưu điểm
So sánh hai nhóm, thái độ đồng ý nghiêng về nhóm thực
nghiệm, xếp theo thứ tự của
X
: ƯĐ8: Lớp học sôi nổi, có thể
20

linh động nhiều mặt (-1.02); ƯĐ10: giúp quan hệ giữa SV-GV
và SV-SV cởi mở, tin cậy (-0.95); ƯĐ2: khắc phục được sự mệt
mỏi, nhàm chán trong giờ học (-0.87); ƯĐ1: SV phát huy tính
tích cực, độc lập trong học tập (-0.82).
 Thái độ

Nhìn biểu đồ 3.6 có thể nhận định, bước đầu việc học tập
theo nhóm đã góp phần làm thay đổi nhận thức của sinh viên
nhóm thực nghiệm. Sự thay đổi này còn cho thấy nhận thức đã
đạt mức độ đúng đắn, rõ ràng hơn về các mặt tích cực, và hiệu

quả của PPDH.

Biểu đồ 3.6: Thái độ của SV đối với PPDH
23

 Điều kiện và phương tiện dạy học
Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về các ĐK-PTDH và phong cách giảng viên
Điều kiện và phương tiện dạy học
Hệ số Kiểm nghiệm t
Ts-Đs Ts-Tt Đs-Đt Tt-Đt 1 2 3

Có giáo trình cho môn học -0.53
-0.31 0.13 -0.10
.000
.012 .261

Có tài liệu tham khảo cho môn học -0.34
-0.23 -0.02 -0.13
.002
.022 .892

Phòng học được trang bị phương tiện nghe, nhìn (bảng,
micro, loa, đèn, quạt trần)
-0.79 -0.95
0.08 0.24
.000 .000
.526

Phòng học được trang bị phương tiện trình chiếu (máy
tính, máy chiếu, màn chiếu)

-0.47 -0.79
-0.05 0.27
.000 .000
.759
Phong cách giáo viên

GV sử dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực tư duy của người học
-0.66
-0.15 0.26 -0.26
.000 .005
.052

GV dạy dễ hiểu nên ghi chép được bài học -0.56 -0.53
0.08 0.05
.000 .000
.439

GV gần gũi, thân thiện trong quá trình giảng dạy -0.84 -0.27
0.39 -0.18
.000 .002 .002

GV khách quan, công bằng trong đánh giá SV
-0.26 -0.15 0.35 0.24 .025 .107
.002
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, nhóm thực nghiệm, có sự khác biệt ở các tiêu chí: ĐK-PT3: Phòng
học được trang bị phương tiện nghe, nhìn (
X
=-0.95); ĐK-PT4: Phòng học được trang bị phương tiện
trình chiếu (-0.79); PC2: Giáo viên dạy dễ hiểu nên ghi chép được bài học (-0.53); PC3: GV gần gũi,

thân thiện trong quá trình giảng dạy (-0.27).
24

 Đánh giá kết quả học tập
 Kết quả bài viết

Biểu đồ 3.10 cho thấy, bước đầu cách học theo nhóm đã
có những tác động tích cực đến kết quả học tập. Cụ thể, bài viết
của sinh viên nhóm thực nghiệm có tỷ lệ loại giỏi cao hơn.
 Kết quả bài thực hành

Qua biểu đồ 3.11 có thể nhận định, việc vận dụng dạy
học theo nhóm đã có những hiệu quả cụ thể đến kết quả thực
hành và sử dụng kỹ năng giải quyết tình huống của sinh viên
nhóm thực nghiệm.

Bi
ểu đồ 3.
10
:

K
ết quả đánh giá b
ài vi
ết của sinh vi
ên


Biểu đồ 3.11: Kết quả đánh giá bài thực hành của sinh viên

×