Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.71 KB, 27 trang )

Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU iii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội 1
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty cổ phần điện máy Hà Nội 2
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY HÀ NỘI 5
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 5
2.3. Tổ chức công tác tài chính tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội 13
2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính 13
2.3.5.Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ 17
17
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại Công Ty CP ĐM HN 20
3.2.1.Ưu điểm 20
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của Công Ty Cổ Phần ĐM HN 20
3.3.1. Ưu điểm 20
i
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
ii
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, và xu hướng toàn cầu hóa
đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát huy mọi nguồn lực,
mọi tiềm năng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, muốn làm được điều đó
thì các doanh nghiệp, các công ty…ở Việt Nam phải phát triển hùng mạnh.
Vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải tìm mọi biện pháp để tối thiểu hoá chi phí,


tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm tới thông tin kế toán. Một thông tin có vai trò hết sức quan trọng quyết
định thành bại của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội, em nhận thấy
Công Ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội là một trong những công ty làm ăn có hiệu quả
tại Hà Nội. Các sản phẩm của Công Ty ngày càng đa dạng, phong phú và chất
lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
tại trường Đại Học Thương Mại, bản thân em đã tiếp thu và được trang bị vốn kiến
thức về nghiệp vụ kế toán và muốn hiểu sâu công tác tổ chức kế toán và công tác tài
chính của doanh nghiệp nhằm củng cố nâng cao kiến thức đã học ở trường, nên em
đã xin thực tập tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội để học hỏi thêm những
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nâng cao trình độ thực tế, củng cố thêm kiến thức lý
thuyết tài chính kế toán ở trường. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế ở
Công ty được sự giúp đỡ tận tình của phòng tài chính- kế toán cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của PGS.TS Trần Thị Hồng Mai, em đã hoàn thành bản báo cáo này.
Tuy nhiên do lần đầu tiếp xúc với việc tìm hiểu, công việc thực tế, thời gian
thực tập có hạn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự thông
cảm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
iii
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC : Báo Cáo Tài Chính
CP ĐM HN : Cổ Phần Điện Máy Hà Nội
DN : Doanh Nghiệp
DT : Doanh Thu
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định

KHTX : Kê khai thường xuyên
LN : Lợi nhuận
NSNN : Ngân sách Nhà Nước
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VKD : Vốn kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
iv
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
STT
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty CP ĐM HN 4
2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 5
3 Biểu 1.1.
Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 và
năm 2011
4
4 Biểu 2.1
Các tài khoản chi tiết tài khoản Tiền gửi ngân
hàng 112
11
5 Biểu 2.2
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong
2 năm 2010, 2011
14

6 Biểu 2.3.3a Công tác quản lý và sử dụng vốn 16
7 Biểu 2.3.3b Tình hình Tài sản 17
8 Biểu 2.3.4 Phân phối lợi nhuận của Công ty CP ĐM HN 18
9 Biểu 2.3.5a
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách
Nhà nước
18
10 Biểu 2.3.5b
Phân tích tình hình quản lý công nợ của Công
ty CPĐMHN
19
v
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Điện Máy
Hà Nội
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội
- Tên tiếng anh: HANOI ELECTRIC MACHINERY JOINT STOCK
COMPANY
- Tên công ty viết tắt: HANOEL JSC
- Ngày thành lập: Năm 2005
- Vốn điều lệ:
• 20/01/2005: Vốn điều lệ của công ty: 1.000.000.000 đồng. Số cổ phần:
10.000 cổ phần. Loại cổ phần: cổ phần phổ thông. Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Việt Nam
• 3/5/2006: thay đổi vốn điều lệ là 2.000.000.000 đồng theo đăng ký kinh
doanh lần đầu 28/01/2005.
• 20/03/2009: Thay đổi vốn điều lệ, Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng. Số cổ
phần: 60.000 cổ phần. Loại cổ phần: cổ phần phổ thông. Mệnh giá cổ phần: 100.000

đồng Việt Nam.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giấy phép kinh doanh: Công Ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội thành lập theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006639 do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày lần 1 ngày 28/01/2005.
- Địa chỉ của doanh nghiệp: trụ sở chính Số 364, Đường Lê Duẩn, Phường
Phương Liên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.
- Điện thoại: 04.35724588 – 04.35724599
- Fax : 04.35724699
- Website: www.hanoel.com
- Giám đốc: Phạm Viết Thưởng
- Kế toán trưởng: Võ Thị Hồng Bích
- Tổng số lao động: Hiện nay Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội có số lao
động là 70 nhân viên, trong đó trình độ trên đại học, đại học là 50 nhân viên, trình
độ dưới đại học là 20 nhân viên.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: Mua bán máy móc,
thiết bị vật tư và phụ tùng thay thế cho ngành xây dựng, công nghiệp và dân dụng.
Sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn, băng chuyền
công nghiệp, thiết bị nâng, hệ thống điện lạnh, máy phát điện. Mua bán máy san ủi,
trải nhựa, rải đường, máy trộn bê tông, máy kéo xích, máy đào đất, giàn giáo di động,
1
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
thiết bị đốn gỗ, cần cẩu trong xây dựng. Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Xuất nhập
khẩu những mặt hàng mà công ty kinh doanh (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật).
- Chức năng - nhiệm vụ của công ty:
Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoạt động, sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của mình và được
nhà nước bảo hộ. Công ty có chức năng nhiệm vụ sau: Xây dựng, tổ chức và thực

hiện các mục tiêu hoạt động do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng
ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập của công ty. Tuân thủ chính sách,
chế độ kế toán, các chính sách pháp lý do nhà nước đề ra. Hoạt động hạch toán kinh
tế độc lập có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Điện Máy
Hà Nội
- Công Ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội là công ty hạch toán kinh tế độc lập.
Công ty cung cấp các mặt hàng như: Thang máy tải khách, thang máy tải hàng,
thang bệnh viện, thang nâng ô tô, hệ thống đỗ xe tự động, máy phát điện, thiết bị
xếp kho, cửa tự động,…
- Phân phối và lắp đặt, bảo hành thang máy chính hãng HYUNDAI - HÀN
QUỐC. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp các loại Thang máy VIETLIFT – các
thiết bị chính nhập khẩu đồng bộ của hãng MITSUBISHI - Nhật Bản.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty cổ phần điện máy
Hà Nội
• Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh:
- Hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
- Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt đông
của công ty. Ban kiểm soát chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về mọi
mặt của mình. Do vậy những người trong ban kiểm soát làm việc rất có trách nhiệm
và được tín nhiệm tuyệt đối của toàn bộ cổ đông trong công ty
- Hội đồng quản trị: Là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu
trách nhiệm trước cổ đông về nội dung và nhiệm vụ hoạt động của công ty.
- Giám đốc công ty cổ phần điện máy hà nội : Người trực tiếp điều hành và
quản lý công việc của công ty, chịu toàn bộ trách nhiệm trước các thành viên trong
công ty về nội dung là nhiệm vụ hoạt động của công ty.
2
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Đại diện lãnh đạo: là những người có năng lực và tâm huyết, tham gia điều

hành công ty cùng giám đốc, tham mưu, cố vấn cho giám đốc, giúp công ty đạt được
các mục đích cũng như tôn chỉ kinh doanh của mình.
- Phó giám đốc: là những người trực tiếp điều hành một bộ phân cụ thể trong
công ty. Là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được phân công hoặc uỷ
quyền và báo cáo kết quả được giao
• Dưới đó là các phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể:
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về nhân sự, tổ chức, và
hành chính tổng hợp, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên, thực hiện các
chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên trong công ty để phù hợp với yêu cầu
kinh doanh của công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Phụ trách toàn bộ các vấn đề có liên quan đến công
tác tài chính và kế toán của công ty. Giám sát tình hình tài chính, lập các báo cáo, kế
hoạch về kế toán - tài chính của công ty.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ hoạt động
kinh doanh và quản lí chất lượng hàng hoá của công ty, thực hiện nhiệm vụ mua
bán mà công ty giao cho bao gồm cả khai thác những nguồn hàng và tổ chức tiêu
thụ.
- Phòng bảo hành - kỹ thuật: Thực hiện chức năng giám sát chế độ bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị khi có yêu cầu của khách hàng.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ kiểm tra nhập xuất hóa đơn
mua hàng, bán hàng, báo cáo định kỳ công tác xuất nhập khẩu của công ty.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty nên
công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí theo mô hình trực tuyến chức năng, là
quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty CPĐM HN
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
Kinh

Doanh
Phòng Kế
Toán Tài
Chính
Phòng Bảo
Hành- Kỹ
Thuật
Phòng
Nhân Sự
Phòng Kế
Hoạch
Xuất Nhập
Khẩu
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Cổ Đông
3
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.4.
1.5.
1.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm
2010 và năm 2011
Biểu 1.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 và năm 2011
Nhận xét: ( Số liệu trên lấy từ Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2010, 2012)
Qua số liệu trên bảng kết quả kinh doanh của công ty cho ta thấy công ty
đang thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ toàn công ty năm 2011 so năm 2010 tăng
1.707.124.580 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,09%, giá vốn hàng bán tăng
254.494.570 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,55%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng
31.184.233 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 13,6%. Tuy nhiên lợi nhuận tăng còn chưa

ổn định. Ở lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so năm 2010 tăng
386.846.069 đồng, tương ứng tỷ lệ 6.248,9%, tăng vọt quá nhiều. Một phần do ảnh
hưởng từ hoạt động tài chính, mặt khác công ty năm 2010 hoạt động chưa hiệu quả.
Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty đã dần đi vào ổn định đã duy
trì được bạn hàng qua các năm. Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành chủ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh
Số tiền
Tỷ
lệ %
1 Tổng DT thuần B &CCDV 18.778.942.557 20.486.067.131 1.707.124.580 9,09
2 Giá vốn hàng bán 16.393.208.571 16.647.703.140 254.494.570 1,55
3 LN từ BH& CCDV 2.385.733.980 3.838.363.991 1.452.630.001 60,89
5 LN từ HĐKD 14.603.766 401.449.835 386.846.069 6.248,95
6 LN khác 214.774.741 -140.887.095 -355.661.836 -165,6
7 LN trước thuế 229.378.507 260.562.740 31.184.233 13,6
8 Thuế và các khoản nộp NS
57.344.627
65.140.685 7.796.058 13,6
9 LN sau thuế TNDN 172.033.880 195.422.055 23.388.175 13,6
4
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Qua đó cho thấy kết quả thu được
từ hoạt động kinh doanh của Công ty là khá vững chắc và Công ty có đủ nguồn lực
cần thiết để tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY HÀ NỘI
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
• Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán




Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và quản lý, phòng kế toán của công ty
được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
- Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý, phân công công việc, giám sát thực hiện
công việc kế toán, công việc của nhân viên kế toán, thủ quỹ. Đảm bảo và chịu trách
nhiệm về tính trung thực kịp thời, chính xác số liệu trên báo cáo tài chính, trên sổ
sách kế toán. Tuân thủ các quy định về luật thuế, luật kế toán. Tìm kiếm, dự trữ và
cân đối, điều hòa nguồn vốn cho công ty. Tham mưu cho các lãnh đạo của mình
trước khi ra quyết định hoặc ra quyết định về chi tiêu tài chính. Quản lý các hoạt
động tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình doanh thu của toàn công ty.
- Kế toán vật tư, TSCĐ, chi phí, giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm
vật tư, tăng giảm tài sản cố định của công ty và tính khấu hao tài sản cố định hàng năm.
- Kế toán công nợ: Nhiệm toán, thanh toán với khách hàng, lập báo cáo thu
chi, báo cáo định kỳ, theo dõi doanh thu, các khoản nợ ngân sách nhà nước, thanh
toán tạm ứng, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kế toán thuế, tiền lương, thủ quỹ: Thu chi theo lệnh của thủ trưởng và kế
toán trưởng, thực hiện ghi sổ quỹ các khoản, ngoài ra phải cùng với kế toán thực
Kế toán trưởng
Kế toán
thuế,
tiền
lương
thủ quỹ
Kế toán
kho,

TSCĐ
Kế toán
công
nợ
Kế
toán
với
ngân
hàng
Kế
toán
tổng
hợp
5
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
hiện các nghiệp vụ tài chính tại ngân hàng. Đồng thời thực hiện kế toán tiền lương
và BHXH. Tính lương và phụ cấp hàng tháng, các khoản khấu trừ cho cán bộ công
nhân viên dựa vào bảng chấm công…và tính trích nộp các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ theo quy định.
- Kế toán với ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính ngân hàng.
• Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
- Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: Theo hình thức nhật ký chung
( Phần mềm kế toán SimBa) (mục lục 1).
- Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Ban hành Theo
Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và
quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm (Theo năm dương lịch).
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai

thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và tính giá bình quân gia quyền từng mặt
hàng.
- Phương pháp tính thuế: Công ty là đơn vị tính thuế Giá trị gia tăng Theo
phương pháp khấu trừ, áp dụng luật thuế GTGT theo đúng qui định của Bộ tài chính.
- Phương pháp tính KHTSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng. Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ là nguyên giá và thời gian sử dụng
kinh tế của TSCĐ.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng Việt
Nam: Theo tỉ giá thực tế trên thị trường liên ngân hàng. Cụ thể là các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
thực tế của ngân hàng Đông Á, ngân hàng TMCP Quân Đội tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi
Theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố
vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
2.1.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
• Tổ chức hạch toán ban đầu
 Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty
Chứng từ ban đầu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Bảng thanh toán
lương, tiền công. Bảng tính khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT. Các
chứng từ thanh toán khác…
6
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chứng từ ban đầu Kế toán bán hàng: Hóa đơn bán hàng thông thường, hóa
đơn cước phí vận chuyển, hóa đơn thuê kho, thuê bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong
quá trình bán hàng, bảng kê bán lẻ, phiếu thu, phiếu chi, …
Chứng từ ban đầu Kế toán TSCĐ hữu hình: Biên bản bàn giao TSCĐ, bảng
trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Phiếu chi,
Chứng từ Ngân hàng, Biên bản đánh giá TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐ…

Chứng từ ban đầu Kế toán tiền lương và khoản BHXH: Bảng chấm công,
Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, Phiếu chi tiền
Chứng từ Kế toán mua nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán tiền mua
hàng : Hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT, Phiếu mua hàng, bảng kê mua hàng,
Phiếu chi, giấy báo ngân hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nhận hàng hoá và
các chứng từ khác có liên quan…
Chứng từ Kế toán bằng tiền và các khoản phải thu: Phiếu thu, phiếu chi, giấy
báo nợ, giấy báo có, biên bản thu tiền, biên bản kiểm kê…
Chứng từ ban đầu Kế toán kết quả tài chính - Phân phối lợi nhuận: Phiếu kế
toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ các hoạt động, Quyết định phân phối lợi
nhuận, Thông báo của cơ quan thuế…
 Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty
- Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, bộ
phận nào thì được chuyển đến bộ phận kế toán đó để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
của chứng từ sau đó sẽ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Đồng nghĩa với việc vào liệu cho
máy tính theo trình tự thời gian và có phân tích theo tài khoản đối ứng thông qua
các sổ NH chung (nhật ký đặc biệt). Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ
Cái từng TK
- Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản: sau khi sử dụng chứng từ làm cơ sở ghi
sổ, các chứng từ sẽ được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước như
(lưu kho, đóng thành quyển, sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh, theo từng
nghiệp vụ cụ thể ).
Ta có Sơ đồ xử lý, luân chuyển chứng từ như sau:
Kiểm tra
chứng từ
Hoàn
chỉnh
chứng từ
Chuyển
giao và

sử dụng
chứng
từ
Bảo
quản và
lưu trữ
Lập
hoặc thu
nhận
chứng từ
7
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ví dụ về kế toán bán hàng của Công ty CP ĐM HN:
Nghiệp vụ 1: Theo HĐ GTGT mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu EA/11P số
seri: 0000301, ngày 10/11/2011. Người mua hàng là Nguyễn Thị Thanh Thương địa
chỉ lô K3 và K18 khu TM Kim Thành, Tp Lào Cai. Số TK ngân hàng tại NH Đầu tư
và phát triển Lào Cai : 3751.000.000.2549. Hình thức mua hàng TM/CK . MST:
53.00140310. Mua thang máy MITSUBISHI (chiếc) 01 chiếc : 348.000.000đ, VAT
10%: 34.800.000đ. Tổng tiền 382.800.000đ. Thặng số 20%.
Quy trình xử lý chứng từ:
- Kế toán: Nhận được đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh, tiến hàng lập
phiếu xuất kho cho thang máy để xuất bán thang máy chuyển đến thủ kho và có chữ
ký của kế toán lập phiếu xuất kho.
- Thủ kho nhận phiếu xuất kho và xuất hàng chuyển tới nhân viên bán hàng.
Nhân viên bán hàng chuyển phiếu xuất kho cho kế toán trưởng, kế toán trưởng xác
nhận và ký duyệt.
- Nhân viên bán hàng sẽ lập HĐ bán hàng và chuyển hàng cho khách hàng.
Sau khi khách hàng nhận được hàng và HĐ bán hàng, sẽ tiến hành thanh toán.
Khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển khoản. Kế toán nhận được giấy Báo Có

của Ngân hàng Đàu tư và phát triển Lào Cai tiến hành ghi sổ tiền gửi.
Kế toán nhận hóa đơn bán hàng từ nhân viên bán hàng và đồng thời kiểm tra
tính hợp lý và hợp pháp của hóa đơn.
Hoàn chỉnh chứng từ: Sau khi kiểm tra cần ghi bổ sung các yếu tố còn thiếu,
phân loại chứng từ và lập định khoản trên các chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế
toán và lập định khoản sẽ được ghi nhận như sau:
Nợ TK 1121 382.800.000
Có TK5111 348.000.000
Có TK 33311 34.800.000
Và phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 290.000.000
8
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Có TK156 290.000.000
- Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: Khi phiếu xuất kho, và hóa đơn thuế
GTGT phát sinh đưa đến bộ phận kế toán bán hàng sẽ tiến hành nhập vào phần
mềm kế toán MISA.
- Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản.
• Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản hiện
hành theo quyết định số 15/2006/BTC của Bộ trưởng Tài chính ban hành ngày
20/03/2006 và quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp thương mại. Do sử dụng
phương pháp KKTX nên Công ty không sử dụng TK 611.
Trong tổ chức kế toán của Công ty việc vận dụng tài khoản kế toán để
hạch toán tổng hợp áp dụng như hệ thống tài khoản kế toán Việt nam. Riêng việc
tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù
hợp với yêu cầu quản lý. Công ty áp dụng thống nhất theo quyết định
15/2006/BTC gồm 10 loại trong đó:
TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài Sản

TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn Vốn
TK loại 5, 7 là TK mang kết cấu phản ánh Nguồn Vốn
TK loai 6, 8 là TK mang kết cấu phản ánh Tài Sản
Tài khoản loại 9 có tài khoản duy nhất TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh và cuối cùng là tài khoản loại 0 là nhóm tài khoản ngoài Bảng Cân Đối Kế
Toán.
Các Tài Khoản cấp 2, cấp 3 được mở phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
công ty sao cho việc quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hiệu quả nhất.
Công ty sử dụng các Tài khoản chủ yếu như: 154, 621, 622, 627, 511, 133,
333, Để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tài khoản 112, 131, 331, 311 được mở chi tiết cho từng khách hàng,
từng đối tượng.Ví dụ cụ thể tài khoản 112 được mở chi tiết như sau:
Biểu 2.1 : Các tài khoản chi tiết tài khoản Tiền gửi ngân hàng 1121
Tên Tài Khoản 112
Tiền gửi ngân hàng Đông Á 11211
9
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tiền gửi ngân hàng Quân Đội 11212
Tiền gửi ngân hàng ĐT&PT 11213
Tiền gửi ngân hàng Nông Nghiệp 11214
Ví dụ: Vận dụng tài khoản hay nhập vào máy kế toán MISA.NET.2010.
Nghiệp vụ 2: Xuất TM thanh toán tiền dầu ngày 18/05/2011 theo mẫu : 02-
TT ( ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)\, số PC 00649 người nhận tiền là Vũ Phi Hải số tiền: 654.100 VNĐ. Theo HĐ
Công Ty Xăng dầu khu vực I-TNHH 1 TV. Địa chỉ: số 1 Thành Công- Bà Đình –
Hà Nội mẫu số: 01 GTKT3/001, ký hiệu: BL/11P số hóa đơn 0920570 chứng từ số:
063791-BLENYET. Kho xuất: Cửa hàng XD số 04, MST: 0101101910, hình thức
thanh toán: TM dầu diesel 0,05%, đơn vị tính Lít: số lượng 31,00. Đơn giá
18.727,27. Thành tiền 580.545. Cộng tiền hàng: 580.545đ, tiền thuế GTGT(10%):

58.055đ tiền phí xăng dầu:(500đ/l):15.500. Tổng tiền thanh toán 654.100đ.
Luân chuyển chứng từ:
- Người nhận tiền là Vũ Phi Hải xuất trình giấy đề nghị thanh toán và hóa đơn.
- Kế toán tiền mặt kiểm tra giấy đề nghị thanh toán và hóa đơn.
- Kế toán lập phiếu chi và chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt.
- Thủ quỹ kiểm tra xuất tiền mặt và ký xác nhận.
- Người nhận tiền ký tên.
- Thủ quỹ ghi sổ số phiếu chi PC00649.
Kế toán vận dụng tài khoản: Theo phiếu chi TM số PC 00649, ngày
18/05/2011 kế toán hạch toán:
Nợ TK 6421 596.045
Nợ TK 1331 58.055
Có TK 1111 654.100
• Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung ( Phần mềm kế toán) (Phụ
lục 1)
Sổ kế toán tổng hợp sử dụng cho hình thức kế toán Nhật ký chung gồm: Sổ
Nhật ký chung, các sổ cái tài khoản. Việc ghi chép trên Sổ Nhật ký chung là ghi
theo thời gian, còn ghi chép trên các Sổ cái tài khoản là ghi theo hệ thống. Ngoài ra
công ty còn mở thêm nhật ký đặc biệt như sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền,các
sổ chi tiết,
10
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng
tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, Số phát sinh Nợ được nhặt từ các nhật ký
chứng từ có liên quan và Số phát sinh có, Số dư cuối Tháng của từng tài khoản .
- Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết:
Sổ chi tiết hàng hoá ; Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, Sổ chi tiết nợ phải thu khách hàng,
phải trả người bán

- Bảng tổng hợp số liệu chi tiết: Bảng tổng hợp chi phí , bảng tổng hợp công
nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán Cuối kỳ đối chiếu giữa Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết và Sổ cái các tài khoản liên quan. Căn cứ vào Bảng tổng hợp số liệu
chi tiết; Sổ cái; Sổ nhật ký chung để lập BCTC.
- Theo phần ví dụ 1 và ví dụ 2, kế toán vào sổ:
Nghiệp vụ 1: Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để vào sổ chi tiết hàng hóa
theo phương pháp bình quân gia quyền từng mặt hàng và hóa đơn thuế GTGT mẫu
số 01GTKT3/001, ký hiệu EA/11P số seri: 0000301, ngày 10/11/2011 sẽ lên được
sổ cái TK 1121 , TK 5111, TK 3331. Đồng thời vào sổ cái TK 632, 156.
Nghiệp vụ 2: Kế toán căn cứ vào số PC 00649 lên được sổ cái TK 1111, sổ
cái TK1331, và sổ chi tiết TK 6421.
• Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp
Tất cả các báo cáo tài chính của công ty đều có những điểm chung dưới đây,
con những điểm khác nhau được nêu ở phần phụ luc.
Kỳ lập: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm tài chính.
Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là Kế toán tổng hợp. Các kế toán viên
trong phòng kế toán cung cấp các sổ chi tiết để kế toán tổng hợp lập các BCTC. Kí
duyệt kế toán trưởng, giám đốc.
11
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Các báo cáo tài chính được nộp cho cơ quan thuế, được dùng niêm yết trên
thị trường chứng khoán,…

2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội
2.2.1. .Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh
tế tại Công ty
- Bộ phận phân tích : Định kỳ Phòng kế toán tài chính công ty tiến hành phân tích
các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh
lời và triển vọng của Công ty nhằm mục đích đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu
quả nhất
- Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế
định kỳ, vào cuối mỗi quý, năm, nếu có trường hợp có tác động bên ngoài hoặc các
dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh của công ty thì có thể tổ chức
phân tích hiện hành.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty
- Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu :
Công thức : ROE: = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: ROE: Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu- Một đồng
vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Phân tích doanh lợi tài sản
Công thức: ROA= (Lợi nhuận trước thuế và lãi) / Tài sản
Ý nghĩa: ROA dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ danh mục tài
sản của doanh nghiệp – một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Phân tích chỉ tiêu thanh khoản
Công thức: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
Công thức : Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =Tổng tài sản/ Tổng nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn
2.2.3. Tính toán phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
12
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Biểu 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2010 và 2011.
STT Nội dung Công thức Năm

2011 2010
1
Tỷ suất sinh lời
(ROA)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản
0,86% 1,11% -0.25%
2
Hệ số sinh lợi
vốn chủ sở hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
3,21% 3,03% 0,18%
3
Hệ số khả năng
thanh toán hiện
thời
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
133,21% 154,17%- -20,96%
4
Hệ số thanh toán
tổng quát
Tổng tài sản
Tổng nợ
136.6% 158% -21,4%
Nhận xét: (Số liệu lấy từ bảng Cân Đối Kế Toán năm 2010, 2011)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa
ổn định, năm 2011 hoạt động kém hơn năm 2010 cụ thể là : Tỷ suất sinh lời giảm

từ 1,11% năm 2010 xuống 0,86% năm 2011 giảm -0,25%.
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng từ 3,03% năm 2010 lên 3,21% năm 2011
tăng 0,18%.Nhưng tỷ suất sinh lời còn thấp.
Ngoài ra tình hình thanh khoản của công ty cũng chưa ổn định. Khả năng
thanh toán hiện thời năm 2011 so với năm 2010 giảm 20,96%
Khả năng thanh toán tổng quát luôn cao năm 2010 đạt 158%, năm 2011 đạt
mức 136,6% giảm so với năm 2010 21,4% .
 Theo tình hình phân tích trên hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa
tốt, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như hoạt động của công ty.
2.3. Tổ chức công tác tài chính tại Công ty Cổ Phần Điện Máy Hà Nội
2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính
Hiện nay công tác kế hoạch hóa tài chính cho năm kế hoạch được bộ phận
kế toán của Công ty thực hiện. Vào đầu mỗi tháng, mỗi quí bộ phận kế toán lập kế
hoạch tài chính cụ thể cho tháng hay quí đó dựa trên kế hoạch chung của năm.
Nguồn số liệu: kế hoạch kinh doanh, các tài liệu kế toán về công nợ phải thu,
phải trả, các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các
chỉ tiêu hạch toán và báo cáo tài chính, báo cáo quản trị có liên quan, thông báo đối
chiếu công nợ, hợp đồng tín dụng.
13
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nội dung của kế hoạch hóa tài chính: kế hoạch về nguồn vốn và nguồn tài
trợ; kế hoạch chi phí kinh doanh; kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch lợi
nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty.
Đây là một trong những công việc cần thiết và quan trọng giúp Công ty có
thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho
Công ty.
2.3.2. Công tác huy động vốn
• Lập kế hoạch huy động vốn
Vào đầu mỗi quý, mỗi năm công ty dựa vào các số liệu về tình hình hoạt

động kinh doanh, hợp đồng dịch vụ đã đang, sẽ thực hiện trong kỳ, các số liệu hạch
toán về nguồn vốn hiện có, nợ phải trả… để lập kế hoạch huy động vốn.
Nội dung của kế hoạch huy động vốn: xác định các nguồn tài trợ vốn trong
Công ty trong kỳ kế hoạch (nợ phải trả ngắn hạn, nguồn vốn vay của ngân hàng, các
tổ chức tín dụng, nợ phải thu sẽ thu được trong kỳ, các khoản phải trả cho người
bán, phải trả cho nhà nước trong kỳ, phải trả người lao động) và cơ cấu, quy mô
nguồn tài trợ mà Công ty dự định sẽ huy động trong kỳ.
• Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn
Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu, phải trả đặc biệt là các khoản nợ
sắp đến hạn, quản lý tốt các khoản nợ trên.
Ký kết các hợp đồng tín dụng vay ngắn hạn, dài hạn đối với ngân hàng
Theo dõi và sử dụng tốt các nguồn vốn vay trên trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nhanh chóng thu hồi
vốn, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản
• Lập kế hoạch sử dụng vốn- tài sản trong kỳ
Căn cứ vào kế hoạch tài chính chung của Công ty cùng các tài liệu có liên
quan đến vốn tài sản, kế hoạch kinh doanh trong kỳ, các chính sách mà Công ty áp
dụng trong quản lý vốn- tài sản. Và được lập vào đầu mỗi quý.
Nội dung: xác định các kế hoạch tăng giảm vốn – tài sản của Công ty, các
biện pháp sẽ thực hiện, cơ cấu vốn- tài sản mục tiêu cần đạt, công tác khấu hao, đầu
tư khai thác sử dụng các tài sản cố định, máy móc thiết bị của Công ty trong hoạt
động tư vấn, cung cấp các dịch vụ của Công ty.
• Tổ chức công tác thực hiện quản lý sử dụng vốn, tài sản
Theo dõi tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty dựa trên các số
liệu thống kê của các bộ phận khác.
14
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo dõi và thực hiện các kế hoạch mua sắm, thanh lý tài sản trang thiết bị

của Công ty.
• Phân tích công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty CP ĐM HN
Biểu 2.3.3.a: Công tác Quản lý và sử dụng vốn
Các chỉ tiêu 2010 2011 So Sánh
ST TT% ST TT% ST TT% %
1.Nợ phải trả BQ 7.891.059.515 65,68 13.081.560.230 69,15 5.190.500.715 3,47 65,78
-Nợ NH BQ 7.518.414.279 - 12.616.241.670 - 5.097.827.391 67,8
-Nợ DH BQ 372.645.236,5 - 465.318.564,5 - 92.673.328 24,87
2. VCSH BQ 4.123.564.904 34.32 5.835.786.615 30,85 1.712.221.711 -3,47 41,52
3.Tổng NV 12.014.624.420 100 18.917.346.850 100 6.902.722.430 0 57,45
Nhận xét: ( Số liệu trên lấy từ Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2010, 2011).
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tình hình Nợ phải trả bình quân của
công ty năm 2011 so với năm 2010 có nhiều biến đổi nợ đã tăng lên 5.190.500.715đ
tương ứng với tỉ lệ tăng là 65.78%. Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 5.097.827.391đ,
chiếm tỷ trọng 67,8%. Còn nợ dài hạn bình quân chiếm 92.673.328đ. Nhận thấy
doanh nghiệp vay nợ ngắn hạn là chủ yếu. Điều đó, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình
hình kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 so với năm 2010 có xu hướng tăng lên
với số tiền là1.712.221.711đ, tương ứng tỉ lệ tăng lên là 41,52%.
Tổng nguồn vốn bình quân của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng lên
6.902.722.430đ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 57,45%.
Vậy có thể nhận thấy rằng: Tổng nguồn vốn của công ty được bù đắp bởi và
tạo ra từ Nợ phải trả. Do vậy tình trạng của công ty phụ thuộc phần lớn là nguồn nợ
phải trả nên Công ty chưa tự chủ được nguồn vốn kinh doanh.
 Phân tích tình hình Tài Sản của Công Ty CP ĐM HN năm 2010, 2011.
Biểu 2.3.3.b: Tình hình Tài sản:
Các chỉ tiêu 2010 2011 So Sánh
ST TT% ST TT% ST TT% %
1.Gía trị TS BQ 12.014.624.410 - 18.917.346.850 - 6.902.722.440 - 57,45
15

Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
-TSNH BQ 11.511.962.940 - 17.821.935.100 - 6.309.972.160 - 54.81
-TSDH BQ 502.661.471 - 1.095.411.753 - 592.750.282 - 117,9
2.Tổng DT thuần 18.778.942.557 - 20.486.067.131 - 1.707.124.580 - 0,91
3.LNT kinh doanh 14.603.772 - 401.449.835 - 386.846.063 -
Qua bảng phân tích tình hình TS của công ty năm 2011 so với năm 2010
nhận thấy TSNH bình quân của công ty chiếm tỷ trọng lớn. Lợi nhuận thuần kinh
doanh năm 2011 tăng vọt so với năm 2010.
2.3.4. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi
nhuận.
Quản lý doanh thu, chi phí: Công ty luôn tiến hành ghi chép thường
xuyên, trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản doanh thu, chi phí,
hạch toán vào sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa
các sổ sách tránh trường hợp khai khống, khai thiếu, bỏ sót nghiệp vụ làm ảnh
hưởng tới kết quả kinh doanh
Quản lý lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Công ty đề ra chính sách về việc
quản lý lợi nhận và phân phối lợi nhuận sao cho vừa đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ
với nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, lợi ích cho người lao động vừa
đáp ứng bổ sung nhu cầu vốn cho kinh doanh (hình thành nên các quỹ trong công
ty).
16
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ta có: Biểu 2.3.4. Phân phối lợi nhuận của Công ty CP ĐM HN
(Số liệu lấy từ Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2010, 2011)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh
Số tiền TL(%)
Lợi nhuận trước thuế 229.378.507 260.562.740 31.184.233 13,6

Thuế TNDN phải nộp
57.344.627
65.140.685 7.796.058 13,6
Phân phối LNST 172.033.880 195.422.055 23.388.175 13,6
2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ
Thực hiện công tác khai thuế thu nhập doanh nghiệp, các kế hoạch các nguồn
tài chính để chi trả cho các khoản phải nộp Ngân sách như các loại thuế,các loại
phí, lệ phí.
Ta có Biểu 2.3.5.a: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011
1 Thuế GTGT - -
2 Thuế TNDN
57.344.627 23.774.371
3 Các loại thuế khác 495.000.165 37.787.488
4 Tổng
552.334.792 61.561.859
Lên danh sách các khoản nợ đến hạn của Công ty theo thời gian đến hạn,
qui mô khoản nợ, đối tượng nợ. Qua đó cân nhắc các nguồn tài chính hiện có của
Công ty ,tính toán khả năng thanh toán các khoản,các nguồn tài trợ cho các khoản
nợ phải trả theo thời gian, qui mô để có thể có được những nguồn tài chính cần thiết
chi trả nợ đúng hạn, đảm bảo uy tín của Công ty.
Đối với các khoản nợ phải thu: Thống kê các khoản nợ phải thu của khách
hàng theo thời hạn trả, qui mô nợ, lập dự phòng, đánh giá khả năng thanh toán của
khách hàng, đánh giá chất lượng nợ, tiến hành quản lý nợ, thúc giục khách hàng
thanh toán nợ .
Ta có Biểu 2.3.5.b: Phân tích tình hình quản lý công nợ của Công ty CP ĐM HN
Các chỉ tiêu 2010 2011
So sánh
ST %

17
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nợ phải thu ngắn hạn BQ 8.151.368.907 10.512.485.830 2.361.116.923 28,97
Vòng quay các khoản
phải thu bình quân.
2,41 0,56 - -1,85
Kỳ thu tiền BQ 149,38 642,86 - 493,48
Nhận xét: (Số liệu trên lấy từ Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2010, 2011)
Qua bảng số liệu nhận thấy Nợ phải thu của khách hàng năm 2011 so với
năm 2010 đã tăng lên 2.361.116.923(đồng), tương ứng với tỉ lệ tăng là 28,97%. Với
vòng quay các khoản phải thu bình quân (DT thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ/Nợ phải thu bình quân) năm 2010 là 2,41 vòng còn năm 2011 là 0,56 vòng số
vòng quay khoản phải thu giảm là 1,85 vòng. Nhận thấy rằng tình hình nợ phải thu
giảm đánh giá khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là ít hơn càng ngày càng tốt.
Đồng thời kỳ thu tiền bình quân tăng lên 493,48 ngày khả năng quay vòng nguồn
tiền của Công ty là tương đối ổn định.
18
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY HÀ NỘI
3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của Công ty Cổ Phần điện máy Hà Nội
3.1.1. Ưu điểm
Việc sử dụng các chứng từ trên là hoàn toàn phù hợp với công ty và tuân thủ
theo đúng hướng dẫn ghi chép ban đầu của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành,
trình tự lập chứng từ và luân chuyển chứng từ có hệ thống khẳng định sự liên kết
giữa các phòng ban trong công ty, nó được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ
nhưng lại hợp lý nhằm thể hiện sự chặt chẽ trong công tác kế toán.
Việc vận dụng hệ thống TK kế toán phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Hệ

thống TK kế toán Công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,
yêu cầu quản lý trình độ nhân viên kế toán thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra
đối chiếu.
Việc vận dụng và mở TK chi tiết của Công ty phù hợp với sự hướng dẫn của
Nhà nước và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản trị doanh
nghiệp. Việc vận dụng hệ thống TK kế toán do Bộ tài chính quy định phù hợp với
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và dịch vụ,
yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán của Công ty.
3.1.2. Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trong công tác kế toán tiêu thụ hàng
hóa và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục,
hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty.
Giá vốn hàng bán được kế toán tính theo phương pháp bình quân cả gia
quyền theo từng mặt hàng. Theo phương pháp này, cuối kỳ kế toán mới tính đơn giá
bình quân của hàng xuất bán và phản ánh giá vốn cũng như cập nhật số liệu. Do
vậy, các số liệu không mang tính kịp thời, kết quả mỗi lần xuất bán chưa được cập
nhật để có hướng điều chỉnh kịp thời.
Một số mặt hàng được nhập về Công ty để tiêu thụ thường phát sinh chi phí
thu mua. Theo chế độ kế toán thì khoản chi phí này được phản ánh vào TK 1562
“Chi phí thu mua hàng hóa”, song công ty đã không hạch toán vào tài khoản này mà
19
Đinh Thị Trang – K45D7
Báo cáo thực tập tổng hợp
hạch toán thẳng vào TK 156. Khi đó toàn bộ chi phí thu mua phát sinh trong kỳ đều
được tính là chi phí phát sinh ngay trong kỳ đó, kể cả chi phí của số lượng hàng tồn kho
cuối kỳ, điều này làm phản ánh sai lệch giá vốn của hàng xuất bán.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại Công Ty CP ĐM HN
3.2.1. Ưu điểm
Công ty đã tổ chức được bộ phận phân tích nhằm phân tích tình hình hoạt
động và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu tương đối rõ ràng và phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động của
doanh nghiệp như: hiệu quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tốc độ phát triển
doanh thu qua từng năm,
3.2.2. Hạn chế
Tuy đã có sự phân tích tương đối cụ thể, nhưng các báo cáo phân tích được
trình duyệt lên ban giám đốc chỉ dừng lại ở mức phân tích các điểm mạnh và hạn
chế mà chưa đưa gia các biện pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị
trường nhận định diễn biến, để tìm ra phương án kinh doanh cho phù hợp.
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của Công Ty Cổ Phần ĐM HN
3.3.1. Ưu điểm
Công ty đã tổ chức được công tác tài chính tại doanh nghiệp tương đối hiệu
quả. Các công việc tài chính được phân công một các rõ ràng, chi tiết dẫn đến việc
thực hiện tương đối đơn giản và hiệu quả.
Dưới sự giám sát của bộ phận kiểm soát trong công ty thì việc sử dụng vốn
được hiệu quả hơn tránh thất thoát lãng phí.
3.3.2. Hạn chế
Công tác huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn chưa hiệu quả, công tác
quản lý và sử dụng vốn còn hạn chế dẫn đến việc lẵng phí nguồn vốn của doanh
nghiệp.
20

×