Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.24 KB, 13 trang )

Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1: Mô hình xuất khẩu vú sữa của công ty Rồng Đỏ . . Error: Reference source not found
Bảng 1: Ma trận SWOT ......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2 : Dự kiến doanh thu và sản lượng cung ứng thị trường xuất khẩu vú sữa sang
Philippines trong 3 năm 2011 – 2013 ....................... Error: Reference source not found
Quản trị kinh doanh quốc tế 1
Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
1.1.1 Thông tin công ty
Tên doanh nghiệp:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI –
DỊCH VỤ RỒNG ĐỎ
Địa chỉ: số 63/3 đường 20, phường 11, quận Gò
Vấp, Tp Hồ Chí Minh
Website: www.reddragon.vn
Điện thoại: 39210467/68
Vốn điều lệ: 5 000 000 000 vnđ
1.1.2 Sản phẩm
Sản phẩm tiêu biểu của công ty như: Xoài, mía, nhãn, gấc, thanh long, vú sũa, khoai lang,măng
cụt, hạt điều, susu…
Vú sữa Nhãn Măng cụt
1.1.3 Thị trường tiêu thụ
Công ty đang cung cấp nhiều loại rau, quả cho thị trường toàn cầu ở các nước như: Đức,
Hà lan, Tây Ban Nha, các nước Đông Âu, Canada, Mỹ, Anh, Trung Đông, Xingapor, Malaysia
và Thailand.
1.2 Lý do chọn mặt hàng vú sữa để xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế
Vú sữa là một trong những trái cây đặc sản của Việt Nam, nó chỉ trồng được ở những


vùng đất thuộc đới khí hậu nhiệt đới, những vùng đất phù sa màu mở của các tỉnh miền nam.
Đây là một loại trái cây bổ dưỡng được rất nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng.
Bên cạnh đó trái vú sữa có tiềm năng kinh tế rất lớn nếu biết cách xây dựng thương
hiệu để xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay giống vú sữa được ưa chuộng và nổi tiếng là vú sữa
Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang, vú sữa Bơ Hồng của tỉnh Bến Tre, và một số loại khác
Quản trị kinh doanh quốc tế 2
Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ
Ta tìm hiểu chính là loại vú sữa Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang. Với diện tích tự nhiên là 225,7
km2. Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành là được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng nam
Quốc lộ 1A giáp với sông Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù sa màu mỡ, sông ngòi chằng
chịt, thích hợp cho việc tưới tiêu, nuôi trồng. Vườn cây ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành
miệt vườn trù phú. Vùng này cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc. Vùng bắc Quốc lộ 1A là
vùng lúa về phía cực bắc đất hoang hoá, chua phèn, đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư
thưa thớt hơn. Huyện có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ nam đến bắc, từ đông sang
tây xen kẽ những giồng cát gò cao và những vùng trũng.
Ta có thể thấy điều kiện tự nhiên của tỉnh này rất thuận lợi và đường giao thông chính
là quốc lộ 1A có thể vận chuyển hàng hóa từ tỉnh này lên TP Hồ Chi Minh rất tiện và nhanh.
Bên cạnh đó nguồn cung vú sữa chủ yếu là hợp tác xã Vĩnh Kim của huyện Châu Thành là
vùng đất cội nguồn của vú sữa Lò Rèn.
Những điều kiện trên cho thấy huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang hoàn toàn có
khả năng cung ứng nguồn trái vú sữa cho xuất khẩu đê mang lại lợi nhuận kinh tế do đó chủ
đề: “Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất –
Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ” được chọn để nghiên cứu.
Quản trị kinh doanh quốc tế 3
Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
2.1.1 Yếu tố tự nhiên
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim trồng tốt nhất ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho thu
hoạch trái vào khoảng tháng 9, 10 âm lịch tức là vào tháng 11, 12 dương lịch. Huyện Châu

Thành nằm ở trung tâm của tỉnh Tiêng Giang, phía đông giáp thành phố Mỹ Tho và huyện Chợ
Gạo, phía tây giáp huyện Cai Lậy, phía bắc giáp huyện Tân Phước và tỉnh Long An, phía nam
giáp Bến Tre ngăn cách bởi sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên là 225,7 km2. Đặc điểm tự
nhiên của huyện Châu Thành là được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng nam Quốc lộ 1A giáp với
sông Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù sa màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, thích hợp cho việc
tưới tiêu, nuôi trồng. Vườn cây ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành miệt vườn trù phú. Nơi
đây có xã Vĩnh Kim với nguồn phù sa màu mở của Sông Tiền được dẫn vào bởi sông Rạch
Rầm. Nơi đây là vùng đất thích hợp cho cây vú sữa phát triển.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Việt Nam hiện là nước đang giữ thế độc
quyền về trái vú sữa hàng hóa, trong đó huyện Châu Thành (Tiền Giang) là vùng có đủ năng
lực, trình độ sản xuất cây vú sữa với diện tích, sản lượng tập trung lớn nhất, đặc biệt là sản
phẩm vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim từ lâu vốn đã nổi tiếng là trái ngon thương phẩm, được thị
trường trong, ngoài nước ưa chuộng, chấp nhận. Từ vị thế này, Tiền Giang đang tập trung mở
rộng vùng chuyên canh cây vú sữa Lò Rèn theo qui trình sản xuất trái an toàn, đồng thời đăng
ký thương hiệu nhằm phát triển cây sữa theo hướng bền vững.
Khác với các loại vú sữa tím, vú sữa vàng, vú sữa Lò Rèn có đặc điểm trái to tròn, màu xanh
ngà, vỏ mỏng, cơm dày, vị ngọt lịm, dòng nhựa trắng đục như sữa và thoang thoảng hương
thơm. Chính đặc điểm hấp dẫn này đã tạo cho giống sữa Lò Rèn tồn tại và nổi tiếng trên thị
trường hơn bảy mươi năm qua và được khách du lịch rất ưa chuộng.
Hiện nay, vú sữa Lò Rèn được trồng tại 13 xã phía Nam Quốc lộ I của huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang với diện tích khoảng 2.300 ha, năng suất bình quân đạt 13-15 tấn/ha.
Với diện tích rọng như vậy nếu đảm bảo được khâu chăm sóc, bảo quản cho chất lượng cao thì
sẽ đảm bảo được nguồn cung ứng dồi dào cho thị trường xuất khẩu.
Về phía quốc gia nhập khẩu vú sữa Philippines là một quần đảo bao gồm 7100 đảo nhỏ.
Phía bắc Manila là thành phố núi Baguio và thị trấn cao nguyên Banaue và Sagada. Nơi đây rất
hiếm các loại trái cây nhiêt đói và rất thích hợp cho việc tiêu thụ nguồn trái vú sữa Lò Rèn đặc
sản của tỉnh Tiền Giang
2.1.2 Yếu tố văn hóa- xã hội
Về yếu tố văn hóa xã hội thì đất nước nhập khẩu Philippines là một quần đảo bao gồm
7100 đảo nhỏ. Người dân ở đây nói tiếng Anh. Quốc gia này có bờ biển dài cùng với một nền

văn hóa đa dạng vốn là sự kết hợp giữa nền văn hóa bản địa, Tây Ban Nha, Mỹ và đạo Hồi với
nhiều lễ hội diễn ra hằng năm là điều kiện thuận lợi để Việt Nam xuất khẩu đặc sản vú sữa
sang nước này (Để kỷ niệm một mùa vụ bội thu hay mừng một sự kiện lịch sự nào đó, mỗi
vùng đều có những lễ hội riêng. Truyền thống, tôn giáo, và chính trị tất cả được hòa quyện vào
nhau trong những lễ hội đầy mầu sắc kéo dài trong nhiều ngày. Một vài lễ hội được cả thế giới
biết đến như lễ hội Sinulog đảo Cebu), lễ hội Pahiyas Quezon], Ati-Atihan (Kalibo)...) với nền
Văn hóa đa mầu sắc được thể hiện rõ nét với những lễ hội kéo dài (từ tháng 1-5) điều này càng
thuận lợi cho ta phát triển sản phẩm trái cây nhiệt đới.
Quản trị kinh doanh quốc tế 4
Chiến lược xuất khẩu vú sữa Lò Rèn sang Philippines cho Công Ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại – Dịch Vụ Rồng Đỏ
Đặc biệt là Manila, thủ đô của Philippines, là một thành phố hướng ngoại với nhiều mối
liên hệ tới các vùng khác. Ðến đây có nhiều du khách có thể tham quan, mua hàng trong các
shop, nhà hàng, hay tham quan thành phố cổ Intramuros và phía bắc Manila là thành phố núi
Baguio và thị trấn cao nguyên Banaue và Sagada. Ta có thể cung cấp vú sữa cho các shop, nhà
hàng nơi đó và cho cả du khách khi tham quan thành phố cổ Intramuros.
2.1.2 Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Đối với yếu tố công nghệ thì cây vú sữa hiện nay với sự tiến bộ của khoa học ta có thể
xử lý để nó cho trái nghịch mùa mang lại giá thành cao và đa dạng về thời gian sản xuất. Theo
ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Hợp tác xã hiện có
47 ha vú sữa Lò Rèn được trồng theo tiêu chuẩn GLOBALGAP đang cho trái để thu được lợi
nhuận cao trên một đơn vị diện tích, nhiều nhà vườn ở nước ta, nhất là những nhà vườn ở các
vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái ở các tỉnh Nam bộ thường tìm cách xử lý cho nhiều loại
cây ăn trái ra trái nghịch mùa, một số nông dân ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (một trong những
xã chuyên canh cây vú sữa Lò Rèn của tỉnh Tiền Giang).
Về mặt bảo quản vú sữa thì nên sữ dụng lá lụt bình để giữ tươi cho trái trong quá trình
vận chuyển đay là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cao.
Bên cạnh đó thì một yếu điểm của nông sản Việt Nam là việc áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế .Theo quan điểm của TS Nguyễn Hữu Đạt - Cục BVTV Bộ NNPTNT, để XK trái cây
cũng không quá khó nếu DN hiểu được thị trường. Nhưng bù lại thì đối với trái vú sữa Lò Rèn
thì hiện đã áp dụng thành công theo tiêu chuẩn GobalGap được hợp tác xã thu mua của xã viên

với giá 28.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn
Ngàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Hợp tác xã hiện có 47 ha vú sữa Lò
Rèn được trồng theo tiêu chuẩn GLOBALGAP đang cho trái để thu được lợi nhuận cao trên
một đơn vị diện tích, nhiều nhà vườn ở nước ta. Nếu tiếp tục xuất được với giá này, người
trồng vú sữa theo qui trình GobalGap sẽ có lãi từ 12 đến 15 triệu đồng/công (1.000m2).
Như vậy nhờ áp dụng khoa học công nghệ nhà vườn sẽ có lợi nhiều hơn so với việc
trồng bình thường và không theo tiêu chuẩn xuất khẩu và về phía các doanh nghiệp xuất khẩu
sẽ có đuợc nguồn vú sữa đầu vào chất lượng ổn định để xuất khẩu.
2.1.3 Yếu tố kinh tế
Đối với thị trường xuất khẩu nông sản ở các nước ASEAN thì Việt Nam trúng thầu
nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo với giá tốt, dự báo cả năm giá cà phê ở mức cao, cao su có cơ
hội bứt phá…, đó là những tín hiệu rất tốt cho một năm bội thu của ngành nông sản Việt Nam.
Riêng tại thị trường Philipines, Việt Nam đã trúng thầu bốn lô liên tiếp với khối lượng trên
1,35 triệu tấn gạo. Trong gói mở thầu 250.000 tấn gạo mới đây, Tổng công ty Lương thực
Miền Nam đã trúng thầu cung ứng 150.000 tấn với giá bán khá cao: 480 USD/tấn. Điều này
cho thấy nông sản nói chung và trái vú sữa nói riêng đang được người tiêu dùng Philipine ưa
chuộng.
Tuy nhiên theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định xuất khẩu nông sản
năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là do Việt Nam không còn được hưởng một số ưu đãi của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dành cho một nước đang phát triển. Theo cơ quan này
thì vào năm tới, những biện pháp bảo hộ phi thuế dành cho nông nghiệp gần như được bãi bỏ
hết. Hầu hết hàng hóa đều được quản lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và không hạn chế định
lượng. Điều này dẫn đến việc xuất khẩu nông sản năm 2011 khó có lợi thế về giá như năm
nay. Do hạn chế về tài chính, các doanh nghiệp, hộ nông dân không đủ khả năng trữ lúa, cà
phê…để chờ tăng giá nên cũng phần nào ảnh hưởng đến giá nông sản xuất khẩu. Điều đáng
Quản trị kinh doanh quốc tế 5

×