I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua những bản hiến pháp của nước ta cho thấy rõ nhà nước ta một nhà
nước "của dân, do dân, vì dân" và "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Bước trên những chặng đường lịch sử dân tộc đã đi qua thì tất cả những điều
trên ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân
dân. Thấm thía điều đó mà nhà nước ta quy định rõ trong hiến pháp về quyền
làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, nhân dân không thể tự mình trực tiếp thực
hiện những quyền ấy được mà phải bầu ra người đại diện thực thi quyền lực
nhà nước. Người đó là đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các
cấp. Chính vì vậy khi đề cập đến mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử
tri, trước hết phải xác định đây là mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua
lại với nhau. Và người đại diện quyền lực nhân dân, thay mặt nhân dân làm
chủ quyền lực nhà nước là đại biểu quốc hội. Thế nên chúng ta hãy đi làm rõ
mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri để làm sáng tỏ hơn quyền lực
nhà nước thuộc về tay nhân dân.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Định nghĩa, nghiax
a. Đại biểu quốc hội
Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại
diện cho nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước trong quốc hội (Điều 35 - Luật tổ chức quốc hội).
b. Cử tri
Cử tri là những người công dân của nước Việt Nam có đủ những điều
kiện tham gia vào các cuộc bầu cử ở nước ta.
2. Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri.
Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri là tất yếu. Mối quan hệ
này không chỉ dừng lại đơn thuần là sẽ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ
họp, Mà đó là mối quan hệ được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý quan
trọng được ghi nhận những điều luật của hiến pháp và trong các điều luật của
luật tổ chức quốc hội. Điều đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cơ sở pháp lý
hình thành nên mối quan hệ này,.
a. Cơ sở pháp lý.
Điều 38 Luật tổ chức quốc hội năm 1992 quy định về mối quan hệ giữa
đại biểu quốc hội với cử tri như sau "Đại biểu quốc hội chịu trách nhiệm trước
cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ
đại biểu của mình" và điều 97 của hiến pháp đã quy định "...Đại biểu quốc hội
phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản
ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với quốc hội và các cơ quan
nhà nước hữu quan, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt
động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri,
xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và
hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó". Như vậy, luật tổ chức
quốc hội đã phát triển mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri là phải liên hệ chặt
chẽ với cử tri nhưng cũng phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri. Ngoài ra ít
nhất mỗi năm một lần đại biểu quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực
hiện nhiệm vụ của quốc hội.
Điều 12 của quy chế hoạt động của đại biểu quốc hội và đoàn đại biểu
quốc hội quy định "đại biểu quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo
chương trình tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu quốc hội. Trong trường hợp
không thể tham gia tiếp xúc cử tri thì đại biểu quốc hội báo cáo với trưởng
đoàn đại biểu quốc hội. Đoàn đại biểu quốc hội có thể tiếp xúc cử tri nơi cư
trú, nơi làm việc".
Để hoạt động tiếp xúc cử tri trở thành hoạt động thường xuyên, đi vào
thực chất và đa dạng các hình thức tiếp xúc, ngày 10/9/2004, uỷ ban thường
vụ quốc hội phối hợp với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc
Việt Nam có nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT, UBTVQH 11 - ĐCT
UBTWMTTQ Việt Nam ban hành hướng dẫn về việc đại biểu quốc hội tiếp
xúc cử tri, trong đó quy định ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ
trước và sau kỳ họp quốc hội, đại biểu quốc hội cần tiếp xúc cử tri theo
chuyên đề lĩnh vực mà đại biểu quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với
cử tri.
Như vậy các quy định của hiến pháp và các văn bản liên quan đến mối
quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri là hoạt động tiếp xúc cử tri của đại
biểu quốc hội. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội là một trong
những hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được của đại biểu quốc hội,
nó là cầu nối thông tin để đại biểu quốc hội có thể thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình.
b. Mối quan hệ của cử tri thông qua hình thức tiếp xúc và thông qua
các cơ quan đại diện.
Trong những năm vừa qua, việc tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội
luôn được quan tâm, cải tiến và bước đầu khắc phục được tính hình thức, góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động chung của quốc hội được
nhân dân ghi nhận. Và cứ mỗi kỳ họp thì đại biểu quốc hội thu nhận được rất
nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri tập hợp lại để báo cáo tại mỗi kỳ họp. Và
chính từ những ý kiến, kiến nghị đó mà đại biểu quốc hội báo cáo với quốc
hội, đây là cơ sở để quốc hội thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước, cũng như là thực hiện việc giám sát, đánh giá về những hoạt động
chung của Chính phủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các nghị
quyết của quốc hội.
Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri trước tiên thể hiện qua
hình thức tiếp xúc của đại biểu với cử tri. Vì đây là mối quan hệ máu thịt nên
chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Để chứng minh cho mối quan hệ này chúng ta sẽ đi xem xét đầu tiên ở hình
thức tiếp xúc của đại biểu quốc hội với cử tri. Hiện nay có hai hình thức chủ
yếu là hội nghị tiếp xúc cử tri và gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri tại
nơi làm việc. Hình thức phổ biến nhất là hội nghị tiếp xúc cử tri. Hình thức
này có ưu điểm đó là những người đại diện cho cử tri sẽ có sự chuẩn bị trước
trong việc cần kiến nghị với đại biểu quốc hội những điều gì, phân loại thành
từng từng nhóm lĩnh vực... Tuy nhiên hình thức này sẽ có hạn chế đó là ý kiến
của cử tri phải thông qua người đại diện cho mình nghĩa là đại diện cử tri. Thế
nên ý kiến của cử tri đôi khi không được truyền tải hết đến đại biểu quốc hội.
Còn về hình thức gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc mang lại hiệu quả
hơn so với hình thức đã nói ở trên. Vì theo hình thức này thì cử tri cảm thấy
thoải mái phát biểu ý kiến của mình không bị áp đặt bởi ai.
Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước ta cũng góp phần không
nhỏ làm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri. Như
nghị quyết liên tịch giữa uỷ ban thường vụ quốc hội và đoàn chủ tịch
ban thường vụ quốc hội khẳng định "đoàn đại biểu quốc hội, thường trực hội
đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc các
cấp và cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị
tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội".
Qua thực tiễn tiếp xúc cử tri trong thời gian qua, có thể nói vai trò của
đoàn đại biểu quốc hội và văn phòng đoàn đại biểu quốc hội là rất quan trọng.
Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, tổ chức
thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu quốc hội, việc phân công
các đại biểu quốc hội trong đoàn tiếp xúc cử tri các đơn vị bầu cử ở địa
phương, việc phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, thời gian, địa điểm
các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu với cử tri.Như vậy những cuộc tiếp xúc của
đại biểu quốc hội với cử tri diễn ra hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nhắc đến vai trò của các cơ quan trong việc thúc đẩy mối
quan hệ giữa đại biểu quốc hội với cử tri thì không thể không nhắc đến uỷ ban
mặt trận tổ quốc các cấp. Phát huy vai trò là cơ sở chính trị của Chính quyền
nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tâp hợp khối đại đoàn kết toàn
dân, nơi hiệp thương và thống nhất tổ chức thành viên, ủy ban mặt trận tổ
quốc các cấp đã phối hợp chặt chẽ với đại biểu quốc hội, uỷ ban nhân dân và
văn phòng đoàn đại biểu quốc hội trong việc xây dựng chương trình, tổ chức
chương trình, chủ trì các cuộc tiếp xúc và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử
tri. Ngoài ra, mặt trận tổ quốc còn vận động nhân dân tham gia quản lý nhà
nước, giám sát các hoạt động của đại biểu quốc hội do chính mình bầu ra, để
đại biểu quốc hội thực sự là đại biểu của dân.
Kinh nghiệm của các nhiệm kỳ quốc hội vừa qua cho thấy, việc tổ chức
đoàn đại biểu quốc hội ở địa phương là cần thiết, đã phát huy tác dụng tích
cực trong thực tế. Nhằm tạo điều kiện cho đoàn đại biểu quốc hội ở địa
phương hoạt động, luật tổ chức quốc hội đã quy định về tổ chức và hoạt động
của tổ chức này (điều 48) theo đó các đại biểu quốc hội được bầu trong một
tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành đoàn đại biểu quốc hội.
Điểm mới so với luật tổ chức quốc hội và hội đồng nhà nước 1981 là mỗi
đoàn đại biểu quốc hội có thể có một đến hai đại biểu làm việc theo chế độ
chuyên trách. Đoàn đại biểu quốc hội ở địa phương có văn phòng để làm việc,
cử tri có thể đến kiến nghị trình bày hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo. Như
vậy, hoạt động của đoàn đại biểu quốc hội góp phần mở rộng mối quan hệ
giữa đại biểu quốc hội với các cử tri, đồng thời tạo điều kiện để các đại biểu
quốc hội tại địa phương hỗ trợ lẫn nhau.
Hiện nay có nhiều đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và đại
biểu theo chế độ không chuyên trách. Việc kết hợp hai chế độ làm việc của
đại biểu quốc hội tạo điều kiện để các đại biểu bổ sung cho nhau. Nếu chỉ có
đại biểu làm việc chuyên trách thì quốc hội sẽ thoát ly, xa rời thực tế phong
phú của đời sống kinh tế - xã hội. Điều quan trọng nhất bảo đảm hiệu quả
hoạt động của quốc hội và của mỗi đại biểu quốc hội là mối quan hệ giữa đại
biểu quốc hội với cử tri, với ngành, lĩnh vực mà đại biểu đó công tác để thông
qua đó, người đại biểu có những thông tin cần thiết về các mặt của đời sống
xã hội, để đại biểu kịp thời phản ánh với quốc hội và tổ chức thực hiện, phổ
biến luật, nghị quyết của quốc hội.
Cuộc sống là muôn màu, muôn vẻ. Nên việc xảy ra những điều bất cập
trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu
quốc hội cũng vậy. Thế nên trong hiến pháp đã quy định. Nhân dân có quyền
nêu ý kiến, kiến nghị của mình với người đại diện thay mặt thực hiện quyền
lực nhà nước... "các kiến nghị chính đáng của cử tri là hình thức phản ánh
bản chất của quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân đối với công
việc của nhà nước, đại biểu quốc hội mới có khả năng hoà cùng hơi thở và
nhịp đập của cuộc sống đem được tiếng nói của nhân dân vào các kiến nghị,
các đạo luật và giám sát có hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết các đạo
luật đó. Nếu không giữa mối quan hệ với cử tri và đại biểu quốc hội sẽ xa rời
thực tiễn trở nên quan liêu không thể đại diện cho ý chí nguyện vọng của
nhân dân" - TS. Lê Thanh Vân.
Đối với các cơ quan hữu quan, việc tổ chức để đại biểu quốc hội tiếp
xúc cử tri có ý nghĩa quan trọng: Thông qua các cuộc tiếp xúc ấy, cử tri đóng
góp nhiều ý kiến bổ sung từ thực tiễn, tổ chức, hoạt động của từng cơ quan và
từng cá nhân có trách nhiệm. Tiếp thu và giải quyết những ý kiến đóng góp
chính cá nhân có trách nhiệm. Tiếp thu và giải quyết nhữngg ý kiến đóng góp
chính đáng của cử tri, là góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quyền làm
chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri còn gặp phải những hạn
chế nhất định. Như là chưa có sự chủ động của cử tri trong những cuộc gặp
gỡ tiếp xúc với đại biểu quốc hội. Nghĩa là chỉ đến lúc nào đại biểu có nhu
cầu thì mới thực hiện tiếp xúc cử tri để lấy ý kiến và kiến nghị. Như vậy ta
thấy được rằng nhân dân có thái độ trông chờ vào đại biểu mà họ bầu ra. Họ
học cách chấp nhận những điều đáng lẽ ra không nên chấp nhận, và qua đây
cho thấy công tác tổ chức các hình thức tiếp xúc còn yếu: một là nhân dân
cảm thấy khó khăn trong những quá trình, trình tự khi đi kiến nghị bởi nhiều
thủ tục lằng nhằng, hai là những ý kiến, kiến nghị của họ chưa chưa được
quan tâm thoả đáng.
Còn một hiện tượng nữa có lẽ phổ biến trong xã hội đó là cử tri còn
cảm thấy dè dặt với đại biểu quốc hội. Dường như họ thấy sợ đối với người
do mình bầu ra. Sợ ở đây nghĩa là sợ quyền lực, sự ảnh hưởng của đại biểu