Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Dự án phát triển chăn nuôi gà đồi Hiệu quả từ việc xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.04 KB, 26 trang )

Dự án phát triển chăn nuôi gà đồi.

I. Giới thiệu chung về dự án
1. Lý do chọn dự án
- Thịt gà là thức ăn rất phổ biến và có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người dân,
tuy nhiên số lượng thịt gà hiện tại không đủ cung cấp cho người tiêu dùng, kèm với
số lượng thiếu là chất lượng thịt gà cũng giảm dần. Cùng với đó là sự xuất hiện của
các loại gà thải loại của Trung Quốc siêu rẻ với chất lượng kém gây hại cho sức
khỏe hay một số loại gà siêu nạc, siêu trứng đang thao túng trên thị trường cả nước.
- Trong những năm gần đây, bên cạnh việc chăn nuôi các giống gà nội, gà
ngoại truyền thống, theo các phương thức khác nhau: Chăn thả,bán chăn thả và
nuôi công nghiệp. Thì gần đây có xuất hiện 1 mô hình mới ở các vùng trung du và
miền núi, đó là chăn thả gà đồi. Nuôi thả gà đồi thực chất là nuôi thả các giống gà
lông màu ở các vùng đồi núi có độ dốc thấp dễ chăm sóc đầu tư ban đầu ít nên rất
hợp để xóa đói giảm nghèo. Là huyện vùng cao, diện tích đồi núi rộng, nguồn thức
ăn sẵn có đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gà theo hướng bán công
nghiệp
2. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: ngoài các sản phẩm có thể áp dụng của gà đồi Yên
Thế ta có thể cung cấp các loại gà khác trên thị trường để đa dạng các sản phẩm
cung cấp nhưng vẫn xuất phát từ việc được thả đồi tự nhiên. Có thể cung cấp một số
giống gà sau: Gà ri, gà đông tảo, gà mía, gà chọi, gà tam hoàng, gà lai, các giống gà
ngoại…được chăn thả đồi tự nhiên.
3. Địa điểm đặt dự án.
Xã Tân Bình, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hóa nơi có diện tích đất đồi núi, điều
kiện tự nhiên phù hợp cho dự án.
4. Mô hình kinh doanh: với diện tích đồi núi lớn, số lượng dân cư ít nên diện tích đất
của các hộ gia đình là lớn. Với những điều kiện trên ta nên áp dụng mô hình kinh
doanh là hộ gia đình, cụm gia đình dầu tiên. Sau khi thành công với mô hình trên ta
có thể chuyển sang mô hình tập trung, liên kết các gia đình để mở rộng với quy mô
lớn.
II. Tính khả thi về bối cảnh ra đời dự án


- Hiện tại trên thị trường cầu về thịt gà là rất lớn tuy nhiên cung về thịt gà đảm bảo
chất lượng là rất ít. Sự xâm nhậm thị trường của một số giống gà siêu nạc làm cho
cầu về thịt gà sạch, chất lượng ngày càng cao. Nuôi gà đồi có tỷ lệ nuôi sống cao,
đồng đều, chóng lớn, đẹp, ngon, dễ bán và hiệu quả cao.
- Sự thành công của một số mô hình chăn nuôi gà đồi tiêu biểu như gà đồi Yên Thế
đã đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương vùng đồi núi. Chăn nuôi gà đã
trở thành một nghề đối với nhiều hộ dân, lợi thế so sánh về vườn đồi với mô hình
nông, lâm kết hợp đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng,
nhiều khoản chi tiêu trong các hộ gia đình khó khăn được giải quyết từ chăn nuôi
gà, qua đó đã góp phần không nhỏ trong việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Đến nay, tổng đàn gà toàn huyện Yên Thế đã đạt trên 4,5 triệu con,
tổng giá trị sản lượng đạt 900 tỷ đồng/năm. Yên Thế trở thành huyện có tổng đàn
gia cầm lớn nhất toàn quốc. Gà đồi Yên Thế là giống gà địa phương có ngoại hình
đẹp, được thả trong đồi vải với những chiếc "nhà sàn" nhỏ nhắn xinh xắn, thức ăn
chủ yếu là ngô hạt, côn trùng nên thịt săn chắc, có vị ngọt đậm đà và mùi thơm
ngon đặc trưng của vùng rừng núi. Giờ đây sản phẩm ''Gà đồi Yên Thế'' đã có mặt
tại các thị trường khó tính như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Nhiều nhà hàng,
khách sạn ở các thành phố về tận nơi đặt hàng
- Xã Tân Bình là xã có diện tích đồi núi nhiều, là một trong những xã thuộc diện
nghèo của huyện. Xã Tân Bình có diện tích 38,61 km², dân số năm 1999 là 2368
người,

mật độ dân số đạt 61 người/km². Đất lâm nghiệp lớn với nhiều vườn đồi,
vườn rừng, độ dốc thấp và cơ bản được phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm
nghiệp lâu năm. Thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu
dân cư nên rất thuận tiện cho phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thả đồi,
thả vườn với số lượng lớn.
- Điều kiện kinh tế tại địa phương kém, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng
trưởng kinh tế tại địa phương còn thấp. Thu nhập chính của người dân ở đây vẫn
còn phụ thuộc vào mùa vụ từ việc trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày trên các đồi

núi như ngô, khoai, sắn… Dự án chăn nuôi gà đồi với chi phí thấp rất phù hợp với
sự phát triển hiện tại của địa phương, hơn nữa dự án lại phù hợp với điều kiện của
vùng, dễ chăn nuôi, khả năng sống sót cao.
III. Nghiên cứu thị trường dự án
- Xác định thị phần: Người dân Thanh Hóa, các nhà hàng địa phương, các nhà hàng
đặc sản, khách sạn, các siêu thị lớn trong tỉnh, các khu du lịch trong và ngoài huyện.
Nếu phát triển mạnh có thể đưa thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh như Hà Nội. Với số
dân hơn 6 triệu người, bấy lâu nay, Hà Nội là thị trường lớn khu vực phía Bắc về
tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là gà đồi khi mà nguồn cung chính ít và
không rõ nguồn gốc suất xứ.
- Đối thủ cạnh tranh: trên thị trường ngoài một số thương hiệu như gà đồi Yên Thế,
gà Tiến Vua… thì đa số gà chất lượng được cung cấp từ các hộ gia đình chăn nuôi
nhỏ, họ cung cấp chủ yếu qua chợ. Tuy nhiên gần đây với đánh giá của thị trường
tiêu thụ thì gà đồi Yên Thế cũng như một số gà thương hiệu khác không đạt được
chất lượng như người tiêu dùng mong đợi, gà không thơm ngon cũng như không dai
như một số gà trên thị trường mà giá cả lại cao. Vì vậy việc đưa ra dự án này là
hoàn toàn có cơ sở để là đối thủ cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác trên
thị trường.
- Biện pháp chiếm lĩnh thị phần:
+ Bước đầu tạo dựng tên tuổi về thương hiệu gà đồi tại địa phương với ưu thế cạnh
tranh vốn có, liên hệ với quán ăn, các chợ đầu mối, các khách sạn, siêu thị…có nhu
cầu về gà đồi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo chất lượng gà cung cấp
trên thị trường là thơm ngon, dai. Cùng với đó là giá cả hợp lí, phù hợp với mọi đối
tượng tiêu dùng. Mình có thể cung cấp với số lượng nhiều và lâu dài, có thể ký hợp
đồng.
+ Sau khi tạo dựng được tên tuổi về thương hiệu gà đồi tại địa phương thì mở rộng
quy mô cùng với đó là mở rộng thị trường ra các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội thì trường
đầy tiềm năng.
IV. Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật dự án.
1. Chuẩn bị chuồng trại, thiết bị nuôi gà.

a. Chuồng nuôi và khu vực chăn thả.
- Chuồng nuôi:
+ Vị trí: càng xa nhà ở càng tốt.
+ Ấm với gà con, thoáng với gà lớn.
+ Không xây tường, chỉ che lưới và bạt để dễ nâng lên, hạ
xuống.
+ Mái kép (4 mái, có hệ thống phun mưa…), trồng nhiều cây tán rộng
xung quanh
chuồng nuôi.
+ Cách ly: xa dân, đường đi, chợ, trường học…
+ Chỉ nuôi một loại gà, không nuôi bất cứ con vật nào khác: chó, mèo,
vịt, lợn, bồ
câu…
- Khu vực chăn thả dưới bóng cây trên đồi có độ dốc vừa phải
- Ưu điểm:
+ Có chỗ che nắng cho gà
+ Đất có độ dốc lớn nên ko dễ dọng nước dễ dàng vệ sinh ít bệnh tật
+ Thoáng khí tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của gà
b. Chuồng úm gà (giữ ấm cho gà).
- Có đệm lót bằng trấu hay dăm bào, dày 15-17 cm .
- Yêu cầu khô, sạch, khử trùng trước khi sử dụng.
-
Mỗi đời gà chỉ dùng đệm lót một lần (không thay hay bổ sung lót
chuồng khi
nuôi), sau khi bán gà mới thay đệm chuồng.
- Lớp độn lót dày là để:
+ Trấu hút ẩm trong phân gà, không làm bẩn chân, lông gà.
+ Để gà vùi mình vào trấu khi lạnh hay nóng quá .
+ Khi phân thải ra, nước trong phân được hút vào lớp độn, sau đó bốc hơi
vào không khí.


+ Trong phân gà có quá nhiều vi khuẩn, vi rút, trứng giun sán… chúng sẽ
bị lên men và giết chết khi bị lên men do bị vùi trong lớp độn chuồng dày.
- Tránh bụi cho gà ( khi thay trấu mới, chuồng rất bụi, làm cho gà dễ mắc bệnh đường
hô hấp).
-
Tóm lại: độn chuồng dày làm cho chuồng luôn sạch sẽ, không bụi,
không bẩn,
không có quá nhiều khí độc… tạo điều kiện tốt cho gà sống và sản xuất, ít bị bệnh…
- Không được để nền ẩm ướt, chống bệnh cầu trùng (đi ngoài ra máu). Đảm bảo ấm
nhưng thông thoáng.
- Có thể tận dụng cót để quây làm chuồng úm gà

c. Một số thiết bị nuôi gà.
- Chuồng nuôi gà: Thực chất chuồng này chỉ để gà ngủ vào ban đêm và là chỗ trú của
gà khi thời tiết bất thường. Căn cứ vào số lượng gà nuôi để làm chuồng cho phù
hợp. Mật độ khoảng 6-8con/m2. Chuồng này xung quanh không có vách mà chỉ có
bạt che để đảm bảo thông thoáng. Nền chuồng lát xi măng, phía trên là sàn tre cách
mặt đất khoảng 40cm để phân rơi xuống dưới đảm bảo vệ sinh.
- Máng ăn máng uống cho gà: Máng ăn và máng uống cho gà thường được làm bằng
tôn hoặc nhựa để ở ngoài bãi chăn thả và trong chuồng.
2. Các giống gà thả đồi.
a. Gà ri.
- Gà ri có tầm vóc nhỏ, thanh tú, nhỏ xương thịt thơm ngon.
- Gà ri có khối lượng cơ thể khi trưởng thành: con trống 1,8-2,5kg. Con mái 1,3-
1,8kg.
- Gà mái có thể cho trứng hằng năm
- Đây là giống gà thích hợp với khí hậu nước ta, gà rất chịu khó kiếm ăn nên khi nuôi
chỉ cần cho ăn ít và ko cần chăm sóc nhiều.
b. Gà đông cảo

- Đặc điểm nổi bật có tầm vóc lớn khi trưởng thành con trống nặng từ 3-4kg. Con
mái từ 2-3kg.
- Tuy nhiên gà này ít di chuyển,chậm chạp nên cần phải chăm sóc nhiều
- Khả năng sống sót thấp
c. Gà mía.
- Gà Mía đầu nhỏ, mình vuông, dễ nuôi; gà mái trưởng thành nặng 2,8 - 3kg, gà trống
4 - 6kg. Gà mái thường có chân nhỏ, lông vàng, sau khi đẻ 4 - 5 lứa sẽ mọc yếm
(dải thịt bên dưới bụng). Gà trống thân to, dài hơn, lông thường có màu mận chín.
d. Gà chọi.
- Thân hình lớn khối lượng lớn thịt thăn chắc ngon nhưng khả năng tăng đàn thấp.
- Ngoài ra gần đây gà chọi dc coi là 1 thứ dặc sản bán rất dc giá.
e. Ngoài ra còn một số loại gà nhập ngoại và gà lai trên thị trường như gà tam hoàng,
gà kirb.
- Những giống gà này thân hình khối lượng vừa phải từ 2-3kg với con trống và từ
1,5-2,5 với con mái. Khả năng thích nghi với môi trường và sống sót cao tuy nhiên
lại ko được thị trường ưa thích.
3. Thức ăn chăn nuôi.
Chi phí của thức ăn chiếm tới 70% chi phí cho chăn nuôi nên thức ăn là một phần
rất quan trọng. Ngoài ra thức ăn quyết định đến tốc độ lớn, thời gian chăn nuôi vì
thế làm cách nào để tiết kiệm chi phí và thức ăn vẫn có hiệu quả là điều rất đáng
chú ý dưới đây có 2 cách để tạo thức ăn cho gà.
a. Chế biến thức ăn có sẵn.
- Nên tận dụng các loại thức ăn có sẵn trong nhà cùng với 1 số cách pha trộn để tạo
thức ăn đầy đủ dinh dưỡng mà tiết kiệm cho gà như: bột ngô, cám gạo, bột sắn, thóc
nghiền, đậu tương, bột cá, premix…
- Biết được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số N.liệu thức ăn (tra
bảng).
Ví dụ một số loại:
Thức ăn đạm (%)
Tấm gạo 12

Cám 13
Sắn 1.8
Ngô vàng 8.7
Khô dầu lạc 45
KD đậu tương 42
Bột cá 57
- Phối hợp các nguyên liệu: Theo nguyên tắc hình ô vuông.
Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt có 16 % đạm Nguyên liệu
gồm có: Ngô, đậu tương rang, Premix.
Nghĩa là: cứ đem 8 phần đậu tương rang, trộn với 24 phần ngô, sẽ có
thức ăn cho gà
thịt có 16% đạm.
Tính % từng loại:
Đậu tương là :
8
x 100 = 33,3 %
24
Ngô là 100 - 33,3 = 66,7%
Sau đó, trộn thêm 0,5% premix
Trộn thật đều: loại nhiều đổ trước, rải loại ít lên sau, Riêng premix, phải trộn tăng dần
với thức ăn
Xác định giá của 1 kg thức ăn để hạch toán lỗ lãi
Giả sử:
Giá đậu tương là 12.000 đ/kg x 0,33 = 3.960đ
Giá ngô 5.000 đ/kg x 0,67 = 3.350 đ
Giá premix 40.000 đ/kg x 0,005 = 200 đ
Cộng = 7.510đ
Như vậy, giá của 1 kg thức ăn tự phối là 7.510 đ
-
Dưới đây sẽ là 1 số phương pháp pha chế thức ăn cho gà

b. Một số cách tạo thức ăn đạm cho gà.
- Nuôi giun.
Nuôi giun có các cách nuôi sau:
+ Cách đơn giản là đào hố sâu 50cm, rộng hẹp tùy ý, đổ vào hố 3 phần phân hoại 1
phần đất vụn sau đó thả vào hố số giun đất (loại giun hồng hay giun quế) thỉnh
thoảng tưới nước đủ ẩm, trên mặt hố phủ lớp rơm. Khoảng 30 ngày nuôi, giun đã
sinh sản và phát triển nhiều, bắt giun lớn
cho gà ăn sau đó cho thêm phân và tưới
nước để cho giun con và trứng
giun nở phát triển chở thu hoạch đợt giun kế tiếp.
+ Nếu chăn nuôi nhiều gà thì nuôi theo phương pháp thâm canh -
chọn giống giun đẻ nhiều, lớn nhanh (giun kế có bán giống tại trung tâm
chuyển giao kỹ thuật của trường ĐHNN Hà Nội). Nuôi giun trong thùng gỗ
hoặc xây gạch kích thước dài 50, rộng 35, sâu 30 cm, đáy thùng dùi một số lỗ
nhỏ để thoát nước và thông khí, đổ phân mục và đất (như cách trên) vào thùng
rồi tưới nước ẩm. Sau đó ghả giun vào, mỗi thùng 350 - 400 con có thể dùng
nước gạo tưới cho giun rất tốt. Sau 30 ngày nuôi ta thu hoạch giun bằng cách
đổ giun trong thùng lên mặt sàng dưới ánh nắng hoặc ánh điện, giun sợ ánh
sáng mạnh chui qua mắt sàng hoặc lưới mắt nhỏ rơi xuống dưới. Đất, phân
lẫn
trứng giun và giun nhỏ trên sàng ta lại đổ vào thùng và trộn với phân
bổ sung, đồng thời nhặt khoảng 200 - 250 giun ta thả vào thùng làm giống.
Nuôi trong thùng tiết kiệm được diện tích, thuận tiện cho việc tưới nước.
Nuôi giun ở nơi tối mát, ẩm nhưng phải thoáng khí thì giun mới phát triển tốt.
Chú ý: Các loại phân gà, phân lợn, phân trâu phải ủ 25 - 30 ngày, sau đó tãi ra cho
bay hết mùi hôi mới dùng nuôi giun. Không được tưới đẫm, không được tưới nước
xà phòng, nước bẩn.
-
Tự chế biến bột cá từ cá tươi có sẵn ở địa phương: mua cá tươi, rửa
sạch, cho vào

chảo ngoáy đều trên ngọn lửa, khi đã cạn nước thì cho nhỏ lửa đi, đảo đều cho đến
khi cá ròn, nghiền hoặc giã nhỏ, sàng thành bột cá nhạt, để nguội hoàn toàn, đóng
vào túi ni lông, dùng dần.
4. Kỹ thuật nuôi gà.
IV.1. Từ 1-3 tuần tuổi
- Phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị trước khi đưa gà vào chuồng. Vệ sinh tẩy uế
chuồng trại, tháo gỡ máng ăn, lau bụi, bẩn, phân, rửa sạch, khử trùng formon 2%
hoặc thuốc tím, tráng qua nước lã, đem phơi nắng. Tiến hành tương tự với chụp sưởi
và các vật dùng trong chuồng, hót hết lớp lót chuồng cũ, quét sàn nhà, lưới, tường,
trần nhà rửa bằng vòi nước áp suất,
khử trùng sàn nhà bằng: NaOH 10% 1m2/2,5l.
Hoặc quét vôi đặc, formon,
crefin 3%, phun dipterex xung quanh chuồng khử: chuột,
vi trùng.
- Khô sàn nhà thì rải lớp đệm lót mới vào: phoi bào, trấu, rơm chặt nhỏ bảo đảm: khô,
hút ẩm tốt, sạch, được khử trùng trước khi đưa vào. Trải dày 15 - 17 cm. Đưa máng ăn,
uống vào chuồng. Xắp xếp máng ăn máng uống đều đặn hợp lý ở trong chuồng.
Máng đựng thức ăn làm bằng tôn hoặc nhựa. Ở gia đình có thể dùng
mẹt. Tốt nhất
trong 3 ngày đầu rải thức ăn trên giấy để gà dễ ăn và kích thích gà khách ăn, nhờ
nghe tiếng kêu "bộp "bộp" của con khác mổ thức ăn. Thức ăn ở khay không dày quá
2cm. Hàng ngày phải sàng thức ăn để loại phân lẫn trong thức ăn, đảm bảo vệ sinh.
- Gà giống nên mua ở cơ sở có uy tín chất lượng. Có thể chọn gà con ngay lúc 1 ngày
tuổi. Chọn xong, gà được đựng trong hộp, xung quanh và trên nóc hộp có khoan
nhiều lỗ để thông khí và để gà vào nơi ấm và thoáng khí
- Nguyên tắc chọn: Dựa vào đặc điểm ngoại hình.
Đặc điểm ngoại hình cần chọn Loại bỏ những con sau đây
Khối lượng sơ sinh lớn
Lông bông, tơi xốp
Bụng thon nhẹ, rốn kín

Mắt to, sáng
Chân bóng, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình
thường.
Hai mỏ khép kín
Khối lượng quá bé
Lông dính ướt
Bụng nặng, hở rốn
Hậu môn dính phân
Khoèo chân, Vẹo mỏ

- Chọn theo các đặc điểm nêu trên theo trình tự sau đây: Bắt lần lượt từng con và cầm
gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện
các khuyết tật. Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại. Loại những con không đạt yêu
cầu.
a. Đặc điểm của gà con
- Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do đó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ
môi trường.
- Sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm bệnh.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu quả sử dụng thức ăn cao.
- Đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao.
b. Yêu cầu kỹ thuật
- Nhu cầu dinh dưỡng cao
- Chế độ cho ăn: Ăn tự do cả ngày lẫn đêm.
- Nhiệt độ sưởi ấm: Trong 2 tuần đầu nhiệt độ sưởi ấm 32 - 35
o
C, sau đó giảm dần
đến nhiệt độ tự nhiên.
- Phòng bệnh: Tiêm phòng vắcxin phòng một số bệnh cho gà con theo lịch tiêm
phòng.
Lịch tiêm phòng

Tuổi Phòng bệnh
1 - 4 ngày đầu Cho gà con uống thuốc bổ như vitamin B
1
, B- Complex.
7 ngày tuổi Dùng vắcxin Lasota nhỏ vào mắt, mũi mỗi con 2 giọt để phòng bệnh
gà rù và chủng đậu để phòng bệnh đậu.
10 ngày tuổi Nhỏ vắcxin Gumboro để phòng bệnh Gum-bô-rô.
21 ngày tuổi Nhỏ vắcxin Lasota và vắcxin Gum-bô-rô lần 2, kết hợp phòng bệnh
đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn.
Các giống gà nội thả vườn đã có khả năng chịu đựng kham khổ và tính kháng bệnh
cao, do đó nếu cho ăn uống đầy đủ và tiêm phòng đúng lịch, chắc chắn gà ta sẽ có
tỷ lệ nuôi sống cao.
c. Nuôi úm gà con
- Độn chuồng : Trước khi đưa gà vào rải 1 lớp độn chuồng bằng phoi bào, trấu, rơm
chặt nhỏ dày 5 - 10 cm, hoặc giấy báo vào quây úm hoặc lồng úm.
- Khi về chuồng, nhanh chóng thả gà trong quây dưới chụp sưởi, tránh gà bị lạnh dễ bị
nhiễm bệnh đường hô hấp.
- Cho gà uống nước sạch, trong có pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%). Cho
gà uống nước hết lượt mới cho gà ăn, nếu không dễ bị bội thực
- Chuẩn bị chụp sưởi: Có thể làm chụp sưởi bằng bóng điện có công suất 60 - 100 W
chụp có chao, treo cách đáy lồng 30 - 40 cm.
Điều chỉnh độ cao chụp sưởi phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Kinh nghiệm cho thấy: nếu gà
tụm lại
dưới chụp sưởi là gà bị lạnh, cần phải hạ chụp hoặc tăng công suất điện. Nếu gà
tản mạn xa chụp sưởi là gà bị nóng, cần nâng chụp sưởi hoặc
giảm công suất điện
sưởi, Nếu gà nằm quanh ŕa chụp sưởi là gà đủ nhiệt
(ấm), không cần điều chỉnh
chụp sưởi.

Chế độ chiếu sang:
Tuần đầu: 24giờ/ngày/đêm. Tuần thứ 2: 23
giờ/ngày/đêm. Tuần thứ 3 trở đi: 23 - 22 giờ/ngày/đêm.
- Trước khi thả gà vào quây, lồng úm phải sưởi ấm chuồng trước vài giờ.
- Mật độ nuôi: Khoảng 40 -50 con/m
2
nền.
- Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây úm trước khi
đưa gà vào.
- Nếu dùng khay ăn có kích thước 60 x 70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50 cm thì
bố trí 2 chiếc/100 con.
- Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2 - 3 chiếc/100 con.
d. Các chú ý khi nuôi úm gà con
- Mật độ gà trong quay
+ Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 50 con/1m
2
, tránh cho gà bị lạnh.
Mùa hè sau 2 tuần, mùa đông sau 3 tuần thì bỏ quây.
+ Cho uống nước sạch, pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%).
+ Cho gà uống nước trước khi cho ăn.
- Thức ăn
+ Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao.
+ Khi trộn thức ăn không được để quá 5 ngày.
+ Cho ăn ngô nghiền trong 1 ngày đầu để tiêu hết túi lòng đỏ còn lại trong bụng.
+ Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bàng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp
hoặc cám viên đùng ho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 - 21 % và năng lượng 2800 -
2900 kcal.
+ Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm
ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
+ Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa

phương cho gà ăn.
+ Cho thức ăn vào mẹt, khay tôn, khay nhựa cao 3 - 5 cm hoặc máng bằng tre luồng
để cho gà ăn.
+ Cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
+ Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để
loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
+ Cho gà ăn ngô nghiền trong 1 - 2 ngày đầu, để sạch ruột. Vì 1 - 2 ngày đầu gà còn
dự trữ nhiều chất dinh dưỡng ở lòng đỏ còn lại trong bụng. Cho gà ăn đủ chất, đủ
lượng.
+ Để giảm bớt lượng thức ăn giàu đạm, đắt tiền (như bột cá) người ta đã
hỗn hợp nhiều loại phụ phẩm của công nghiệp ép dầu (các loại khô dầu cây
họ đậu)
- Nước uống
+ Cho gà uống nước sạch, tốt nhất là nước sôi để nguội.
+ Thay nước uống mới đồng thời với thay thức ăn mới, mỗi ngày 4 - 6 lần.
- Chế độ chiếu sang
Chỉ đủ ánh sáng để gà nhận thức ăn, nước uống.
- Sưởi ấm cho gà
+ Chụp sưởi để cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm cho gà tuỳ
thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà.
+ Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp.
+ Nhiệt độ vừa phải : gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường.
+ Nhiệt độ thấp : gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm
chồng lên nhau.
+ Nhiệt độ cao : gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước.
+ Gió lùa : gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng.
IV.2. Từ 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng.
-
Cung cấp nhiều nước uống sạch mát, tốt hơn là dùng máng uống có núm
- Luôn phải đảm bảo thông thoáng cho chuồng nuôi.

- Trong giai đoạn này việc cho gà ăn phải phụ thuộc vào thời tiết nếu trời mát thì có
thể cho ăn cả ngày còn trời nóng thì chỉ chon ăn vào sáng sơm và chiều tối. Cho gà
ăn trước bình minh, khi trời còn tối và tương đối mát. Thức ăn tươi và giàu vitamin,
chất khoáng.
- Nước uống trong chuồng và ngoài bãi phải đảm bảo mát và vệ sinh được thay
thường xuyên.
- Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 - 2 giờ. Ngày
đầu thả gà ra khoảnh 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong
vòng một tuần.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15 - 16%, năng lượng 2800 kcal.
- Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa,
tấm, cám, giun đất
- Trước khi bán 10 - 15 ngày, vỗ béo cho gà bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn
hợp tấm hoặc ngô vàng.
5. Đầu vào, số lượng của dự án.
- Đầu vào: các địa điểm bán gà giống chất lượng uy tín tại TP Thanh Hóa. Đảm bảo
số lượng và số giống cần.
- Số lượng: dự tính số lượng gà mỗi hộ nuôi trung bình là 1000 con giống. Với thì
điểm ban đầu dự án là trong 50 hộ gia đình.
6. Vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học.
- Mua đàn gia cầm mới từ cơ sở giống có danh tiếng, có hợp đồng mua bán.
- Đàn gia cầm mua được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh phổ biến
nhất
- Khu vực nuôi có hàng rào, cửa khoá, hố sát trùng
- Áp dụng Cùng vào - Cùng ra, nuôi từng lứa cho từng khu vực.
- Không được nuôi chung với các loại gia suc gia cầm khác.
- Tránh tiếp xúc với chim hoang dã.
- Giảm thiểu tiếp xúc giữa người và gia cầm Cần đi kiểm tra gà vào ban đêm.
- Thường xuyên cắt cỏ vệ sinh xung quanh chuồng nuôi.
- Quét dọn phân hằng ngày.

- Phun thuốc sát trúng quanh chuồng 2 lần trên tháng có thể rắc vôi bột.
- Tiêm phòng cho gà đúng định kỳ.
- Gà chết phải được xử lý rồi đem chôn không được vứt bừa bãi.
- Xong 1 lứa nuôi sát trùng toàn bộ chuồng trại bãi chăn thả.
- Sửa chữa chuồng trại để trống chuồng từ 2 đến 3 tuần mới nuôi lứa mới.
- Nghi ngờ khi: Tỷ lệ chết >1% mỗi ngày hoặc gà ăn giảm đột ngột lượng thức ăn
>20%
V. Nghiên cứu tài chính dự án.
Đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ bản: NPV, BCR, IRR, Thời gian hoàn vốn.
Dự kiến 1000 con, thí điểm 50 hộ.
Địa phương cho thuê 400 m2 diện tích đồi với giá 1000đ /m2/tháng, chi phí thuê đất
2 năm là 9,6 triệu đồng.
Con giống : 12000đ/1con.
Thuốc (vacxin, cúm, viêm,…) cho 1 đợt: 5,6 triệu đồng.
Thức ăn 56 triệu đồng.
Marketing (PR cho sản phẩm) : 2,4 triệu đồng.
Chuồng trại đợt đầu 4 triệu đồng, chi phí bảo trì các đợt tiếp theo 2 triệu đồng.
Nếu nuôi 3 tháng tuổi, gà có khối lượng 2,5 -3 kg đối với gà ngoại, gà lai
hoặc
1,5 1,8 kg đối với gà ri, tỷ lệ nuôi sống 95 -97 %. Trọng lượng trung bình của cả
đàn khi xuất chuồng là 1,9kg.
Dự tính trung bình mỗi kì gà chết 4% (40 con).
Giá bán thị trường là 50.000đ/kg.
Lãi xuất ngân hàng là 7,5%/năm
Vụ
Chi phí
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Thuê đất đồi (9,6)
Chi phí giống (12) (12) (12) (12) (12) (12) (12) (12)
Chuồng trại (4) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2) (2)

Marketing (2,4) (2,4) (2,4) (2,4) (2,4) (2,4) (2,4) (2,4)
Thức ăn (56) (56) (56) (56) (56) (56) (56) (56)
Thuốc men (5,6) (5,6) (5,6) (5,6) (5,6) (5,6) (5,6) (5,6)
Thu nhập từ
bán gà
91,2 91,2 91,2 91,2 91,2 91,2 91,2 91,2
Luồng tiền
ròng
(13,6) 13,2 13,2 13,2 13,2 13,2 13,2 13,2 13,2
(đơn vị : triệu đồng)
Thời gian nuôi thử nghiệm là 2 năm, mỗi 1 năm sẽ có 4 vụ
Các chỉ số cơ bản:
- Chỉ tiêu giá trị

hiện tại thuần(NPV):
NPV =
=
+


=
n
i
i
ii
r
CB
0
)1(


075,0)075,01(
1)075,01(
8,52
2
2
+
−+
-13,6 = 81,2 (triệu đồng)
NPV>0 nên dự án khi đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi.
- Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (BCR)
BCR =


=
=
+
+
n
i
i
i
n
i
i
i
r
C
r
B
0

0
)1(
)1(
=
6,13
075,0)075,01(
1)075,01(
312
075,0)075,01(
1)075,01(
8,364
2
2
2
2
+
+
−+
+
−+
= 1,142
Như vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,142 đồng lợi ích đã quy về
hiện tại.
Dự án đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi.
- Thời gian hòa vốn (t
hv
)
t
hv
= 6 tháng

sau 6 tháng đầu tiên, hộ gia đình sẽ thu lại số vốn và có lãi 12,8 triệu đồng.
- Tỷ suất hòa vốn nội bộ (IRR)
Ta có:
r
1
= 369% NPV
1
=
69,3)69,31(
1)69,31(
8,52
2
2
+
−+
-13,6 = 0,058
r
2
=371% NPV
2
=
71,3)71,31(
1)71,31(
8,52
2
2
+
−+
-13,6 = -0,0097
IRR = r

1
+
)(
NPV -NPV
NPV
12
21
1
rr −
= 370,7%
Như vậy lãi suất cao nhất mà các hộ gia đình có thể chịu được là 370,7%
Sở dĩ IRR lớn như vậy là vì các dự án chăn nuôi gà đều có thời gian thu hồi
vốn rất nhỏ.
VI. Nghiên cứu kinh tế-xã hội-tổ chức dự án
1. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế của dự án.
Hiện tại thu nhập chính của người dân địa phương ở đây chủ yếu là sống nhờ việc
canh tác đất lâm nghiệp, chồng một số loại cây ngắn ngày như ngô, sắn…ngoài ra
còn kết hợp chồng một số loại cây lâu năm tuy nhiên hiệu quả không cao. Kết quả
cho thấy từ việc chồng cây ngắn hạn và dài hạn làm thu nhập chính nơi đây chỉ giúp
người dân đủ ăn.
Với việc nghiên cứu và đánh giá dự án thông qua các chỉ số ở trên ta thấy việc đưa
dự án chăn nuôi gà đồi vào địa phương tuy làm giảm diện đất canh tác và thu nhập
của người dân về nông lâm nghiệp nhưng lại đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế
với địa phương. Giúp người dân có thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao.
Tuy nhiên có một vấn đề bất cập là dự án này giúp người dân tăng thu nhập, thu
nhập bình quân địa phương cũng tăng nhưng do diện đất thu hẹp, sản lượng ngô,
khoai sắn qua đó cũng giảm mạnh làm cho nhu cung đầu vào của các nhà máy cần
nguyên liệu đầu vào giảm. Vì vậy cần có biện pháp để thâm canh hợp lí giữa việc
chồng các cây nông lâm nghiệp và việc chăn nuôi gà để có thể tăng thu nhập cho
người dân mà vẫn dữ được sản lượng đầu vào cho các nhà máy.

2. Nghiên cứu khía cạnh xã hội của dự án.
Với tính khả thi cao của dự án nên khi dự án được tiến hành sẽ đem lại sự đóng góp
rất lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc dân khi mà thu nhập của người dân tăng lên.
Dự án giúp cho người dân ở đây thoát khỏi cái nghèo, nâng cao đời sống. Tăng thu
nhập còn giúp họ có thể cho con em đi học đầy đủ, tăng hiểu biết về kinh tế và xã
hội, giúp cải thiện khoảng cách giữa vùng cao và thành thị.
VII.Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.
Xác định đây là dự án thí điểm ban đầu vị vậy các hộ dân sẽ thực hiện chiến lược
marketing mục tiêu, tập trung vào thị trường với người mua chủ yếu là các nhà
hàng, quán ăn các chợ đầu mối và siêu thị.
Nhận thấy thực trạng hiện tại của thị trường là nguồn cung cấp gà thường nhỏ
lẻ, không rõ xuất sứ, chất lượng không ổn định…
Với lợi thế là sản phẩm giá rẻ hơn với quy mô đồng bộ, chất lượng thịt thơm
ngọt hơn nhiều so với gà nuôi thông thường…
- Tiếp thị sản phẩm:
Ban đầu thị trường xác định tập trung là các khu vực lân cận như thành phố
Thanh Hóa, thành phố Ninh Bình, và các huyện lân cận.
Tập trung và các siêu thị bán lẻ như BIG C, Coop Mart, các siêu thị khác, các
trợ lớn, chợ đầu mối của thành phố
Quảng cáo thông tin sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, in các
tờ rơi, tiếp thị thông tin trên các trang báo, đồng thời đưa sản phẩm trực tiếp đến các
siêu thị, các chợ đầu mối, và các hộ gia đình.
- Bán hàng:
Ban đầu nguồn cầu sản phẩm chắc chắn sẽ chưa ổn định, vì vậy chúng tôi sẽ
tiếp tục công viêc marketing một cách mạnh mẽ, với lợi thế về chất lượng thịt và giá
cả, sau 1 thời gian thương hiệu gà đồi của chúng tôi sẽ chiếm được thị phần tương
đối trên thị trường, và từ đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ thương hiệu , tăng thị phần
sản phẩm.
Sau khi có được một thị phần ổn định trên thị trường, chúng tôi sẽ có một đại
lý tại mỗi thành phố nhằm phân phối sản phẩm đên tay người tiêu dùng một cách dễ

dàng hơn, đồng thời từ đó sẽ gia tăng thị phần , chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng.
1. Rủi ro.
- Dịch bệnh xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường làm cho lượng gà chết nhiều.
- Chi phí thức ăn, thuốc men tốn kém ngoài dự kiến.
- Thị trường chưa ưa chuộng sản phẩm, chưa có các đầu ra lâu dài cho sản phẩm.
- Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khác.
2. Phương án dự phòng.
- Tiến hành tiêm phòng dịch cho đàn gà khi có các triệu chứng.
- Cẩn thận lựa con chọn giống khỏe để đảm bảo sức đề kháng tốt.
- Tiến hành tiếp thị sản phẩm tới từng cửa hàng, chợ đầu mối về sản phẩm để giải
quyết đầu ra.
- Tạo sự tin cậy của khách hàng trong thời gian đầu bằng chất lượng đi kèm giá cả
phù hợp sao cho không bị lỗ trong kỳ.

×