BÁO CÁO CÔNG TÁC
- Người viết: TS. Colin Cargill-
***********************************************
Miền Trung Việt nam – Từ 8/11 đến 23/11/2007
Dự án CARD (424 7155 01 004/05VIE)
Dự án phát triển chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ bền vững ở Miền Trung Việt Nam
Các bên tham gia:
Phía Việt Nam:
- Bộ môn Nghiên cứu gia súc nhỏ - Viện Chăn nuôi
- Khoa Chăn nuôi – Đại học Nông Lâm Huế
- Bộ môn Vi trùng – Viện Thú Y
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
- Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Phía Úc:
- Trường Thú y – Đại học Queensland
- Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc
- Trung tâm Nghiên cứu bệnh lợn – Phòng Công nghiệp cơ bản Victoria
Ngày báo cáo: Tháng 05/2008
MỤC TIÊU CỦA CHUYẾN CÔNG TÁC
1. Tới Thành phố Hồ Chí Minh:
a. Gặp tiến sỹ Tony Fahy và ông Patrick Daniel
b. Thăm tiến sỹ Đồng mạnh Hòa, Giám đốc Trung tâm Thú y vùng 6
2. Tới Huế:
a. Đánh giá sự tiến triển của dự án
b. Gặp tiến sỹ Linh và nhóm của ông ta để thảo luận về những mẫu thiết kế chuồng đẻ và
chuồng nuôi, đánh giá tiến trình khảo sát trang trại.
c. Thăm các trại lợn ở 2 tỉnh Miền Trung Việt Nam: Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
d. Hỗ trợ tập huấn cho các thú y viên xã trong việc kiểm tra và đánh giá tình hình trại lợn
3. Tới Hà Nội:
a. Thăm Viện Thú y cùng tiến sỹ Tony Fahy để gặp tiến sỹ Phú và anh Tuấn
b. Thăm Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương để gặp gỡ nhân viên và thảo luận các
cơ hội hợp tác
c. Gặp tiến sỹ Côi và anh Biên (Viện Chăn nuôi), tiến sỹ Phú và anh Tuấn (Viện Thú y),
tiến sỹ Linh (Đại học Nông Lâm Huế), tiến sỹ Tony Fahy và ông Patrick Daniels để đánh giá kết
quả và thảo luận các vấn đề liên quan tới dự án.
TÓM TẮT CÔNG VIỆC
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Mục đích chính của chuyến công tác là nhằm đánh giá sự tiến triển của dự án và hỗ trợ
tập huấn cho một nhóm các thú y viên và kỹ thuật viên nòng cốt tại các địa phương tham gia dự
án trong việc đánh giá và theo dõi, kiểm tra các trại lợn về cách quản lý chăm sóc (chăn nuôi,
dinh dưỡng, thú y) và chuồng trại (thông gió, kiểm soát nhi
ệt độ, quản lý chất thải).
Đáng tiếc là chỉ có 2-3 cán bộ thú y và cán bộ kỹ thuật ở mỗi làng hoặc xã có mặt để tập
huấn, khái niệm về tập huấn và chuyển giao các dịch vụ khuyến nông tại đại phương có vẻ như
bị rơi rụng trong quá trình dịch. Điều này có thể do sự hiểu sai về mục đích của tập huấn hoặc do
sự khác biệt về văn hóa khi tiếp cận với tập huấn. Việc tập huấn và thăm trại lợn cũng bị đứt
quãng do ngập lụt, và chúng tôi mất 2 ngày đầu tiên bị kẹt trong khách sạn.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tới thăm 10 trại lợn trình diễn của dự án trong
vòng 2 ngày (ngày 14 và 17/11). Quy mô đàn dao động từ 3 tới 9 nái và phần lớn các trại có xây
các chuồng cho nái sau cai sữa. 20 trại có các hộp sưởi và m
ặc dù các chủ trại đều thích những
hộp này nhưng chỉ một người duy nhất tự đóng thêm hộp để dùng. Chi phí của mỗi hộp khoảng
400.000-500.000 VND (tương đương 28-30 AUD), dường như khá đắt. Mỗi trại lợn của dự án
cũng đã nhận được 5-6 lợn Móng Cái hậu bị, nhiều lợn trong số này hoặc đang mang thai hoặc
đã đẻ. Ban đầu, nhóm của trường Đại học Nông Lâm Huế chọn 27 trại lợn tham gia, nhưng 3 trại
đã bị loại từ khi dự án bắt đầu.
Ở tỉnh Quảng Trị, nhóm của Viện Chăn nuôi đã chọn được 30 trại lợn, chúng tôi đã thăm 9 trại
trong 2 ngày (15 và 16/11). Không có trại nào được cung cấp hộp sưởi và chỉ một số ít có xây
các chuồng cho nái sau cai sữa. Lợn hậu bị chưa được đưa vào vì dịch Lở mồm long móng,
nhưng anh Biên cam kết sẽ có các trại trình diễn ở Quảng Trị sẵn sàng vào tháng 01/2008.
Một câu hỏi được đưa ra về dòng ngân sách dự án để cung cấp lợn hậu bị, nhưng khi kiểm tra
ngân sách không thấy có. Chưa có cố gắng nào được tiến hành để cung cấp các chuồng đẻ vì
nhìn chung chúng quá đắt. Chi phí của các chuồng nhập khẩu dao động khoảng 3 triệu VND
(214 AUD) từ Trung Quốc tới khoảng 7 triệu VND (500 AUD) từ Châu Âu. Tuy nhiên, một nhà
sản xuất ở
địa phương có thể làm mẫu chuồng với giá hợp lý hơn nhiều.
Những vấn đề chính được xác định ở các trại lợn ở cả 2 tỉnh, đó là:
1. Thông gió:
Ở nhiều chuồng thiếu sự thông gió cần thiết, thậm chí ở cả những chuồng được thiết kế
tốt với các bức tường mở tối ưu. Các chủ trại che các bức tường mở b
ằng các túi nhựa và miễn
cưỡng tháo bỏ chúng, thậm chí khi trời mát mẻ và không mưa. Một phần của lý do theo họ là tốn
thời gian để mở chúng. Vì vậy, một mô hình trình diễn về cách làm một tấm rèm che có thể cuộn
lên-xuống ngoài các túi nhựa sẽ có hiệu quả. Ở một trại đã thăm ở Thừa Thiên Huế, giá trị của
mái thoáng được chứng minh nhờ khói thuốc của anh Tuấn. Thậm chí khi các bức tườ
ng bên
được đóng kín, khói thuốc vẫn bị hút khỏi chuồng qua mái thoáng. Ở phần chuồng không có mái
thoáng, khói thuốc chỉ treo lơ lửng trong không khí phía trên các ô chuồng. Việc tăng độ dài của
phần mái nhô ra để bảo vệ lợn khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp khi thời tiết đẹp và mưa khi
thời tiết ẩm ướt cũng sẽ có tác dụng không tốt.
2. Hộp sưởi:
Mặc dù các hộp sưởi được dùng phổ biến và ở hầu hết các trại lợn đã thăm, phần lớn lợn
con đều nằm ngủ bên trong hộp. Ở những trại không có hộp sưởi thường quan sát thấy lợn con bị
lạnh, và mặc dù có được cung cấp đèn sưởi nhưng đèn thường được đặt cao hơn độ cao của
thành chuồng khiến cho nhiệt phát tán ra ngang xung quanh chuồng mà không tới lợn con. Vì
vậy, có vẻ như là hầu hết các chủ trại đều không hiểu hết về nguyên lý sử dụng đèn sưởi cho lợn
con hoặc nó hoạt động như thế nào. Một chủ trại đã sử dụng các ổ rơm làm từ cỏ khô cho lợn
con nhưng thậm chí ở đây lợn con được cung cấp hộp sưởi sẽ ấm hơn.
3. Các chuồng cho nái sau cai sữa:
Các chuồng cho nái sau cai sữa được xây dựng ở hầu hết các trại lợn ở tỉnh Thừa Thiên
Huế còn ở Quảng Trị thì không có.
4. Dinh dưỡng và thức ăn:
Cho ăn hạn chế là một thực tế phổ biến ở hầu hết các trại lợn mặc dù khẩu phần ăn có vẻ
như không đầy đủ, chỉ số thể trạng lợn nái dao động từ 2.5 tới 3.5. Chỉ có một số ít nái cá biệt có
chỉ số thể trạng 1.5 và 2. Các khẩu phần ăn cho lợn có thể là thức ăn chế biến sẵn hoặc trộn tại
nhà dựa trên các nguyên liệu thức ăn có sẵn tại địa phương và với các công thức phối hợp khác
nhau. Nói chung, những lợn vỗ béo được cho ăn thức ăn chế biến sẵn với khẩu phần protein
khoảng 15 tới 17%, trong khi lợn nái thường được cho ăn khẩu phần ăn gồm các nguyên liệu và
nông sản có sẵn tại địa phương trộn lẫn với thức ăn đậm đặc. Các nguyên liệu dùng trong khẩu
phần ăn gồm: gạo, cám gạo, ngô, bột sắn, cá muối, thân cây chuối và khoai lang. Một ví dụ điển
hình của một khẩu phần ăn là:
a. Gạo 0.7 kg, cám gạo 1 kg, ngô 1 kg, khoai lang 3 kg, thức ăn đậm đặc 0.5 kg. Đôi khi
thức ăn đậm đặc được thay bằng cá hoặc cá muối.
b. Chi phí nguyên liệu được định giá theo VND/kg là: gạo 4000, cám gạo 3000, bột sắn
2000, ngô 4000, cá 10000 và cá muối 6000.
c. Mặc dù lợn nái chỉ được cho ăn 2.5 kg/ngày nh
ưng chỉ số thể trạng của tất cả nái ở trại
này là trên 2.5.
d. Ở một trại khác, lợn vỗ béo được cho ăn thức ăn đậm đặc, lợn được cho ăn 0.5 tới 0.9
kg/ngày từ lúc cai sữa cho tới 30 kg, 0.9 tới 1.5 kg/ngày từ 31 tới 60 kg, và 1.5 tới 2.2 kg/ngày từ
61 tới 100 kg.
5. Nước uống:
Hầu hết các trại lợn không cung cấp đủ nước uống liên tục cho lợn, thậm chí là v
ới nái
đang nuôi con. Điều này cần được chú ý và cải thiện ngay.
6. Ghi chép:
Ở một số trại đã thăm ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sổ ghi chép theo dõi lợn nái, nhưng
không có trại nào ở tỉnh Quảng Trị có sổ này. Việc ghi chép sẽ giúp cho việc đánh giá của dự án
nếu sổ theo dõi nái và lứa đẻ được giữ ở tất cả các trại lợn và nếu một số trại ở mỗi tỉnh được
chọn để theo dõi chi tiết hơn. Quy mô lứa đẻ ở các trại đã thăm dao động từ 2 tới 15 nhưng
không phải luôn luôn có thể thu được số liệu về số con sinh ra còn sống trên tổng số sinh và số
con cai sữa. Điều này cũng sẽ có ích để có đánh giá hợp lý về số lứa đẻ/nái/năm, vì hầu hết các
trại sử dụng thụ tinh nhân tạo cho nái và nhiều trại không có lợn đực. Chúng tôi đã làm tăng đáng
kể năng suất chăn nuôi ở Indonesia bằng việc cung cấp các trại lợn đực ở các làng, tại đó có thể
đưa lợn nái đến tiếp xúc với lợn đực ngay sau khi cai sữa. Liệu cách làm này có hiệu quả với
giống lợn Móng Cái không thì chưa biết.
7. Cai sữa:
Tuổi cai sữa lợn con khác nhau giữa 2 tỉnh. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lợn thường được cai
sữa vào khoảng 45 ngày tuổi và bán lúc 60 ngày tuổi ở 10-12 kg trọng lượng, với giá 30000
VND/kg. Nếu lợn to tới 90-100 kg thì giá hạ xuống 17000 VND/kg. Ở tỉnh Quảng Trị, phần lớn
lợn con được cai sữa vào khoảng 25 ngày tuổi (6 kg) và được xuất khẩu sang Trung Quốc.
8. Tiêm phòng vacxin và sử dụng kháng sinh:
Ở nhiều trại lợn đã thăm, chủ hộ hình như không biết về lịch tiêm phòng vacxin hoặc các
loại vacxin có sẵn trên thị trường, cũng như sử dụng thuốc hợp lý. Tại một cửa hàng thuốc đến
thăm ở Quảng Trị, có ít thông tin về việc sử dụng thuốc hợp lý cho lợn và không có bán loại
vacxin nào. Tiến sỹ Tony Fahy đã cung cấp các loại thuốc mới nhất và danh sách điều trị cũng
như lịch tiêm phòng vacxin cho các trại làm theo. Việc này sẽ chứng minh giá trị cực lớn trong
việc nâng cao sức khỏe cho lợn ở trại.
9. Chuồng lợn liền kề với nhà ở:
Một vấn đề nhận thấy là các chuồng lợn được gắn liền với nhà ở. Kiểu bố trí này làm nảy
sinh những vấn đề về vệ sinh và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cũng như vấn đề
mùi và quản lý chất thải. Tôi muốn thấy một số thảo luận về thái độ của chúng ta để tiếp tục hỗ
trợ cho những trại lợn này. 2 trại đã thăm ở tỉnh Quảng Trị đã xây những chuồng lợn mới tách
riêng khỏi nhà từ khi tôi đến thăm vào tháng 04/2007, và việc này rõ ràng là một giả
i pháp thích
hợp hơn. Theo ý kiến tôi ở nơi nào có thể chúng ta nên cố gắng cải tạo lại chuồng trại trong thời
gian ngắn trước mắt để chủ trại có thể thu được số vốn đủ để xây mới chuồng nuôi tách riêng
khỏi nhà. Nếu không thể cải tạo chuồng nuôi một cách đầy đủ, chúng ta nên rút lại sự hỗ trợ cho
chủ trại. Tiến sỹ Duyệt đã thu được thành công khả quan với 2 trại mà chúng tôi đã thăm ở vùng
mà ông phụ trách, tại đây bức tường sau của chuồng lợn đã được mở thoáng cung cấp sự thông
gió tốt hơn và tạo cho lợn khu vệ sinh bên ngoài chuồng. Điều này đã cải thiện một cách hiệu
quả vệ sinh và thông gió và giảm mùi hôi bên trong nhà ở. Khu vực vệ sinh cũng đã được di
chuyển ra xa khỏi khu vực nấu ăn của gia đình. Một điển hình tốt nữa về chuồng nuôi liền với
nhà ở được cải tạo tốt được quan sát thấy ở Quảng Trị.
Thị trường thịt lợn
Theo tất cả những gì mà tôi hiểu về quá trình buôn bán thịt lợn, những người thu mua sẽ
mua lợn từ các trại lợn theo như yêu cầu và cung cấp cho người trung gian giết thịt lợn và bán
thân thịt lợn cho các chủ qu
ầy thịt ở các chợ bán thực phẩm tươi hoặc cho các nhà chế biến. Một
người trung gian mà chúng tôi ghé thăm là một phụ nữ có tới 12 người thu mua với 200-300 lợn
mỗi ngày để giết thịt. Phần lớn lợn là giống nhập ngoại, thu mua chủ yếu từ tỉnh Bình Định, còn
lại là các giống lai (F1) thu mua quanh thành phố Huế. Giống Móng Cái thuần có xu hướng được
sử dụng chỉ để gây giống F1.
Giá bán hiện tại với giống lợn lai là 22000 VND/kg trọng lượng hơi và 14000 VND/kg cho
giống nhập ngoại. Giá thịt lợn móc hàm là 35000 VND/kg với giống nhập ngoại (tỷ lệ thịt 75%)
và 32000 VND/kg với giống lai (tỷ lệ thịt 65-68%). Xương đầu to ở những giống lai làm giảm tỷ
lệ thịt và lợn thường được bán ở khoảng 65-70 kg trọng lượng hơi. Thịt của giống nhập ngoại
bán chạy hơn của giống F1, và giá cả sẽ tăng lên khi dịp Tết đến gần. Vào mùa hè các đồ hải sản
được bầy bán nhiều hơn làm giảm giá thịt lợn. Hiện tại giá thịt lợn ở các chợ thực phẩm tươi là
khoảng 55000 VND.
Do vậy, trị giá của một lợn giống lai bán hơi là khoảng 1,5 triệu VND (106 AUD) và của giống
lợn nhập ngoại (bán ở khoảng 90 kg) là 2,2 triệu VND (157 AUD).
HỌP NHÓM DỰ ÁN CARD TẠI VIỆN THÚ Y – HÀ NỘI
Thành phần tham dự: Tiến sỹ Phú và anh Tuấn (Viện Thú y), tiến sỹ Côi và anh Biên (Viện
Chăn nuôi), tiến sỹ Linh (Đại học Nông Lâm Huế), tiến sỹ Tony Fahy và ông Patrick Daniels
(Trung tâm Nghiên cứu bệnh lợn – Phòng Công nghiệp cơ bản Victoria) và tiến sỹ Colin Cargill
(Viện Nghiên cứu và phát triển Nam Úc).
Tiếp sau những thảo luận và đánh giá về tiến triển của dự án ở mỗi tỉnh, nhóm Viện Chăn nuôi
đã cam kết hoàn thành các trại trình diễn được cung cấp hộp sưởi và lợn hậu bị vào cuối tháng
01/2008. Tuy việc này chậm hơn so với kế hoạch ban đầu nhưng vẫn có thể đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng hạn.
Chúng tôi nhìn chung đã thống nhất rằng cần phải cung cấp cho các chủ nuôi thêm thông tin về
việc sử dụng thuốc và vacxin, sử dụng hộp sưởi và đảm bảo điề
u kiện thông gió. Một số chủ trại
cũng sẽ cần lời khuyên về việc cải tạo và thậm trí thiết kế những chuồng lợn mới đứng tách riêng
khỏi nhà ở.
Quyết định hoàn thành một bộ tài liệu và cung cấp cho mỗi trại cũng như mỗi cán bộ thú y và
cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông. Bộ tài liệu sẽ bao gồm:
• Giải thích tầm quan trọng củ
a việc đảm bảo nhiệt độ ấm ổn định cho lợn trước và sau cai
sữa, cũng như tầm quan trọng của việc cung cấp nhiệt độ mát mẻ hơn cho lợn nái.
• Giải thích việc sử dụng các hộp sưởi cộng với thiết kế, kích thước, thông tin xây dựng và
chi phí
• Bản sao của mô hình chuồng nuôi được phát triển bởi tiến sỹ Duyệt và anh Biên cùng với
chi phí và hướng dẫn
• Giải thích tại sao việc cung cấp điều kiện thông gió tốt lại quan trọng và cách xây dựng
và điều khiển rèm che các bức tường mở một cách dễ dàng
• Hướng dẫn lịch tiêm phòng vacxin và danh sách các loại vacxin có sẵn và nhà cung cấp
• Hướng dẫn điều trị bệnh với các loại thuốc có bán sẵn và sử dụng loại nào với những
biểu hiện bệnh lâm sàng khác nhau
• Hướng dẫn trộn khẩu phần ăn (được chuẩn bị bởi anh Phương) sẽ bao gồm cách làm thế
nào để cung cấp khẩu phần ăn cân bằng với chi phí giảm bằng cách pha trộn các khẩu
phần ăn đậm đặc với nông sản trồng ở địa phương.
Chúng ta cũng cần đảm bảo rằng nhóm trường Đại học Nông Lâm Huế có bộ đồ mổ khám và
dụ
ng cụ chẩn đoán khi họ thăm các trại lợn. Để làm được việc này thì theo gợi ý anh Tuấn (Viện
Thú y) nên mang thêm một bộ đồ mổ khám và dụng cụ chẩn đoán cho nhóm của Đại học Nông
Lâm Huế và hướng dẫn cách sử dụng khi anh ta có mặt ở đó. Anh ta cũng nên đến thăm các trại
ở Quảng Trị với anh Biên và lặp lại thực hành.
Chúng tôi cũng thống nhất rằng nên chọn 5 trại lợn ở mỗi tỉnh và tăng lượng thông tin thu thập
được qua ghi chép của chủ trại. Tuy nhiên việc này có thể được mở rộng để bao gồm tất cả các
trại vì điều này sẽ cung cấp thông tin chắc chắn để đảm bảo giá trị của dự án. Việc này có thể
được bao hàm như một trong những hoạt động của dự án được cam kết trong chuyến thăm của
Tarni.
Trong khi tôi nhận thấy rằng có sự thống nhất chung với những đề xuất, ai đó sẽ cần nắm trách
nhiệm thực hiện từng việc. Tôi thấy vui khi được làm việc với tiến sỹ Duyệt và anh Biên về việc
chuẩn bị một bản thông tin có cơ sở hợp lý về sử dụng hộp sưởi và cải thiện thông gió, cũng như
bản thông tin về tầm quan trọng của việc cung cấp nước đầy đủ. Tiến sỹ Tony Fahy đã thu thập
và cung cấp nhiều thông tin được yêu cầu về sử dụng kháng sinh và lịch tiêm phòng vacxin, và
anh Tuấn có thể hoàn thành nhiệm vụ này dưới sự hướng dẫn của tiến sỹ Tony và tiến sỹ Phú.
Một điểm được tiến sỹ Tony đưa ra là mặc dù có sẵn các loại vacxin nhưng hầu hết chủ nuôi
cũng như các cán bộ thú y làm công tác khuyến nông không biết về hoặc là vacxin hoặc là cách
sử dụng chúng. Tương tự, họ có ít kiến thức về loại thuốc nào sử dụng phù hợp với những triệu
chứng bệnh lâm sàng cụ thể và cách sử dụng chúng.
THĂM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LỢN THỤY PHƯƠNG
Kết quả chính từ chuyến thăm của chúng tôi đến Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương là tìm
kiếm quỹ cho hội thảo năm 2008, theo đó những người chủ chốt từ khắp Việt Nam có liên quan
đến ngành chăn nuôi lợn như các chuyên gia thú y, chuyên gia chăn nuôi, chuyên gia dinh
dưỡng, chuyên gia khuyến nông và các nhà hoạt động thị trường có thể được mời tới tham dự.
Tiến sỹ Tony đã đồng ý nói về vấn đề quản lý dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị những bệnh
thường gặp, còn tôi tình nguyện có bài nói chuyện về chuồng trại, chăn nuôi và quản lý dòng
chảy lợn. Việc này sẽ tạo cơ hội lớn để đặt nền móng cho một Hiệp hội lợn quốc gia và tạo một
nơi gặp gỡ tốt để mở rộng các kết quả của dự án như đã nêu ở trên cho ngành chăn nuôi lợn Việt
Nam. Khả năng tài trợ gồm CARD và quỹ Crawford.
THĂM TRUNG TÂM THÚ Y VÙNG 6
Chuyến thăm tới Trung tâm Thú y Vùng 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu về hệ thống
ngành thú y ở Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm mối liên hệ giữa dự án và hiệp hội trang trại mà
chúng tôi mong muốn tạo ảnh hưởng. Ở Việt Nam có 7 Trung tâm Thú y Vùng và ở Huế là số 4.
Ở mỗi tỉnh là Chi cục Thú y và ở mỗi quận, huyện là Trạm Thú y. Trong mỗi quận, huyện lại có
các nhóm thú y địa phương. Nhóm này có trách nhiệm tiến hành các chương trình tiêm phòng
vacxin một số bệnh chính như: Dịch tả lợn và Lở mồm long móng, cũng như khống chế, loại trừ
dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, vai trò của họ với vấn đề thú y hàng ngày
ở trại còn hạn chế vì họ ít tiếp xúc với các chủ hộ chăn nuôi nhỏ.