Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.31 KB, 15 trang )

Đề số 7: Vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong việc ly hôn
Bài làm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình hạnh
phúc. Ở đó vợ chồng sống bình đẳng, hòa thuận, thương yêu quý trọng lẫn nhau,
con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo ông bà cha mẹ. Nhưng không phải mong ước ấy
lúc nào cũng trở thành hiện thực, mà trong thực tế cuộc sống vẫn còn nhiều gia
đình lâm vào hoàn cảnh bất hạnh. Vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn dẫn đến ly hôn,
trong đó người phụ nữ luôn phải chịu nhiều phần thiệt hơn. Vấn đề bảo vệ quyền
lợi của người phụ nữ trong việc ly hôn là việc làm hết sức quan trọng trong xã
hội ngày nay.
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm ly hôn:
“Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của hai vợ chồng” ( khoản 8, Điều
8 Luật HN&GĐ).
Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình
đẳng nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì hiện tượng ly hôn là hiện tượng bất
bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi
quân hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
2. Quyền của người phụ nữ trong ly hôn
Theo nghĩa thông thường thì quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc
xã hội công nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Trong khoa học
luật, khái niệm quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ. Để tiếp cận khái niệm về
quyền phụ nữ, chúng ta không thể tách rời với việc nghiên cứu khái niệm về
quyền con người.
1
• Khái niệm quyền con người
Quyền con người là một thuật ngữ khá phổ biến. tuy nhiên, trong các văn
bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa có một định nghĩa chính


thức về quyền con người. Trên cở sở tìm hiểu ý kiến của các nhà khoa học, tôi
xin đưa ra ý kiến về quyền con người: “Quyền con người là những đặc quyền,
quyền tự nhiên của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân
con người nắm giữ trong mối liên hệ với Nhà nước và với những cá nhân con
người khác”. Nội dung quyền con người, theo phương pháp tiếp cận khoa học
pháp lí có thể được chia thành các nhóm chính:
+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị: quyền tham gia quản lí Nhà nước
và xã hội; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do ngôn
luận……
+ Các quyền dân sự: quyền tự đo đi lại cứ trú trong nước; quyền đi ra
nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
quyền được an toàn , bí mật về thư tín, điện thoại; quyền khiếu nại, tố cáo….
+ Các quyền kinh tế - xã hội: quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, sở
hữu hợp pháp và quyền thừa kế; quyền học tập, quyền nghiên cứu, quyền được
bảo vệ sức khỏe, quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình ….
• Khái niệm về quyền phụ nữ
Trên cơ sở quyền con người tôi cho rằng khái niệm quyền phụ nữ cần phải
được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Quyền phụ
nữ là một khái niệm chỉ các quyền con người của phụ nữ. Phụ nữ là một nhóm
xã hội đặc biệt, dễ bị tổn thương. Do đó, việc xác định và ghi nhận các quyền
con người cho họ, đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của tiêu chí bình đẳng là cần thiết,
phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả những quyền con người mà
pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
II. Những quy định pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trong ly hôn
2
1. Pháp luật thời phong kiến
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam thì xã hội phong kiến
xưa đã coi trọng vấn đề hôn nhân gia đình, các quy định về hôn nhân gia đình
chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật. Những điều luật này ít
nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia

đình.
1.1. Quốc triều hình luật
Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn (đâm đơn kiện).
Điều 322 Quốc triều hình luật ghi: "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan,
cho ly dị". Ngoài ra, người vợ còn được phép xin ly hôn trong trường hợp chồng
không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (và trong 1 năm nếu vợ đã có con).
Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Khi ly
hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có
quyền đòi chia một nửa số con.
Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly
hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng
mỗi bên giữ một bản làm bằng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay
các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là
một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt,
hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Bộ luật nhà Lê đã quy định khá đầy đủ các quan hệ hôn nhân và gia đình
song quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong nhiều trường hợp không được quy
định, hạn chế tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Hậu quả pháp lí
của li hôn không được quy định mà giải quyết theo phong tục tập quán.
1.2. Bộ luật Gia Long
Điều 15 Xuất thê Hộ luật hôn nhân có quy định:
3
“- Phàm dù vợ ở trong 7 điều nên bỏ, cũng không nên bỏ, và đối với chồng
không có trạng thái nghĩa tuyệt, mà tự tiện bỏ vợ thì phạt 80 trượng. Dù phạm 7
điều là không có con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, nói nhiều, trộm cắp,
ghen tuông, ác tật. Nhưng có 3 điều không bỏ để tang 3 năm, trước nghèo sau
giàu, có người cưới cũng không ưng mà bỏ thì giảm hai bực tội, cho về đoàn tụ.
Nghĩa tuyệt là ân tình chồng vợ đi trái ngược nhau làm cho mất đứt nghĩa.
Điều luật này quy định cũng tương tự như trong Quốc triều hình luật. Tuy người

vợ phạm thất xuất nhưng cũng không được bỏ khi người vợ ở trong tam bất khứ.
Nếu người chồng thẳng tình bỏ thì giảm hai bực, phạt 60 trượng cho về đoàn tụ.
- Nếu phạm nghĩa tuyệt nên li dị mà không li dị thì phạt 80 trượng. Nếu vợ
chồng không cùng ăn ý vui vẻ mà cả hai muốn li dị thì không có tội. (tình thế đã
đến li dị khó kéo lại hòa hợp). Quy định này thể hiện sự tôn trọng ý chí của cả hai
vợ chồng, đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng của người phụ nữ với chồng
trong việc yêu cầu ly hôn.
- Nếu chồng không có ý li dị mà vợ theo trai, chồng bỏ thì phạt vợ 100
trượng.
Người đàn bà đáng nghĩa phải theo chồng, Chồng có thể bỏ vợ nhưng vợ
thì không được tự mình tuyệt giao với chồng. Quy định này thể hiện sự bất bình
đẳng của người phụ nữ trong việc yêu cầu ly hôn khi việc ly hôn không có đầy
đủ ý chí của hai bên. Như vậy, quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp này
không được đảm bảo.
- Trường hợp chồng đem gả bán, nhân đó vợ trốn tự cải giá thì phạt thắt cổ
(giam chờ). Nếu chồng bỏ vợ đi biệt trong ba năm, trong thời gian ấy, không báo
quan biết, rồi bỏ đi thì bị phạt 80 trượng, tự ý cải giá thì phạt 100 trượng. Bề
thiếp thì giảm hai bực….”
Trường hợp chồng đi biệt xứ xa không tin tức, không biết sống chết thế
nào, cũng phải đợi 3 năm mới báo quan ty biết, để xử theo lí. Nếu trong hạn 3
4
năm không báo quan mà trốn đi thị phạt 80 trượng, tự tiện cải giá thì phạt 100
trượng. Việc chồng đi không về và việc phản bội chồng hoàn toàn khác nhau.
Nhưng nếu còn trốn thì có thể trở về, chứ còn cải giá thì là chấm dứt rồi. Cho
nên tội có nặng nhẹ khác nhau.
2. Pháp luật Việt nam từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay
2.1 Luật hôn nhân gia đình 1959 và Luật hôn nhân gia đình 1986
Các quy định trong hai luật này còn khá sơ sài nhưng cũng đã phần nào
thể hiện được sự quan tâm của các nhà làm luật đến việc bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong ly hôn.

Về quyền yêu cầu xin ly hôn, cả hai luật đều quy định bình đẳng giữa hai
vợ chồng. Một trong hai người hoặc cả hai người nhận thấy tình trạng hôn nhân
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt
được thì đều có thể nộp đơn xin ly hôn và được Toà án nhân dân sẽ xử cho ly
hôn.
Về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn, cả hai luật đều đưa ra quy định khá
giống nhau: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ
đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly
hôn của người vợ.” (điều 41 Luật hôn nhân gia đình 1986).
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Các quy định về việc này giữa hai luật cũng khá giống nhau và đều được quy
định trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng và bắt buộc phải xem
xét tới lợi ích của con cái. Nội dung chính bao gồm:
- Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng,
giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.
- Người không nuôi giữ con có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc
con và phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu trì hoãn hoặc lẩn
5
tránh việc đóng góp, thì Toà án nhân dân quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc
buộc phải nộp những khoản phí tổn đó.
- Vì lợi ích của con, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ con hoặc
mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con.
Các quy định về việc chia tài sản sau khi ly hôn cũng được xây dựng trên
cơ sở bình đẳng giữa vợ và chồng. Nhà làm luật đã nhấn mạnh thêm việc bảo vệ
quyền cho người phụ nữ khi ly hôn trong quy định: “Khi chia tài sản, phải bảo
vệ quyền lợi của người vợ…”
2.2. Luật hôn nhân gia đình 2000
Khoản 1 điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2000 thể hiện sự bình đẳng
giữa vợ và chồng trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nhà nước bằng

pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau thì
cũng không thể bắt buộc vợ chồng vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy
trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích
của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với
quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó có thể có lợi cho vợ chồng, con cái
và các thành viên khác trong gia đình. Quyền tự do ly hôn là quyền chính đáng
và bình đẳng giữa vợ chồng.
- Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:” Trong trường hợp vợ có thai hoặc
đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly
hôn”. Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, nhà làm luật đã hạn chế quyền ly hôn của
người chồng”. ( Khoản 2, Điều 85 Luật HN&GĐ).
- Đảm bảo cho người phụ nữ khi giải quyết vấn đề chia tài sản chung theo
luật định. Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ quy định: “Việc chia tài sản chung
được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem
xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên
6

×