Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

pháp luật hôn nhân và gia đình trong thời kỳ đất nước hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.58 KB, 17 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa đất
nước, các quan hệ dân sự- kinh tế có yếu tố nước ngoài có thêm mảnh đất để phát
triển. Trong các quan hệ dân sự- kinh tế có yếu tố nước ngoài đó, quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài phát triển tương đối nhanh và có chỗ đứng nhất
định. Nhìn chung thì đó là một tất yếu của sự phát triển đất nước và các quyền con
người (kết hôn và ly hôn là một quyền con người), những gì mà quan hệ kết hôn với
người nước ngoài mang lại cho đất nước và chính những người than gia quan hệ là
không nhỏ. Nhưng khi giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
mới thấy hết hệ quả mà nó giành cho đất nước, xã hội và bản thân người tham gia
quan hệ. Chính vì vậy việc tìm hiểu một số nét thực trạng, nguyên nhân và cách
thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là ly hôn giữa người Việt
Nam và người nước ngoài) là một việc làm cần thiết không chỉ cho những người
đang tham gia, sẽ tham gia vào quan hệ này và những người nghiên cứu, học tập
pháp luật hôn nhân và gia đình trong thời kỳ đất nước hội nhập.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề chung về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Khái niệm về vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định về
ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của
Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật
1
của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú
chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền


của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam”.
2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài đã có từ rất sớm và ngày càng được hoàn thiện. Có thể kể ra:
- Luật Hôn nhân & Gia đình năm 1986; Luật Hôn nhân & Gia đình năm
2000;
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài, ngày 17/04/1993;
- Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ cho phép
thực hiện ghi vào sổ sự thay đổi về hộ tịch của công dân Việt Nam do việc ly
hôn ở nước ngoài;
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài (sau được được bổ sung bằng Nghị định số 69/2006/NĐ-CP
ngày 21/7/2006);
- Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng
pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia
đình;.v.v…
2
II. Thực Trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo số liệu thống kê, từ năm 2002- 2008 có gần 18 nghìn trường hợp phụ
nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó tỷ lệ lấy chồng Đài Loan
chiếm 81% (hiện nay ở Đài Loan có khoảng 80.000 cô dâu Việt Nam). Thời gian
chung sống dưới ba tháng của những cặp vợ chồng chiếm đến 67%. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ về ly hôn có yếu tố nước ngoài (chỉ tính đối với Đài Loan
và Hàn Quốc) từ năm 2004 đến năm 2008 là 122 vụ. Cụ thể năm 2004 là 52 vụ;
năm 2005 là 29 vụ; năm 2006 là 11 vụ; năm 2007 là 13 vụ và năm 2008 là 17

vụ. Trong đó có khoảng 80% là người Đài Loan, khoảng 20% là người Hàn
Quốc. Trung bình mỗi tháng Tòa án nhân dân TP. HCM xử lý khoảng 50 trường
hợp ly hôn (chủ yếu là vụ án ly hôn), trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm
khoảng 85%, có một thực tế là những cuộc hôn nhân này đám cưới luôn rình
rang, hoan hỉ nhưng những phiên tòa xử ly hôn luôn vắng bóng một người.
Tham dự các phiên tòa ly hôn có yếu tố nước ngoài mới biết có hàng nghìn
lý do để các cô gái Việt Nam lấy “chồng ngoại”. Người vì tình, kẻ vì tiền. Nhưng
cũng có nhiều người có những lý do đôi khi chẳng giống ai. Kim Tuyết, 24 tuổi
quyết định lấy chồng Đài Loan để “được đi máy bay”. Thùy Anh, 22 tuổi thì mơ
mộng đến ngớ ngẩn “lấy chồng Trung Quốc sẽ được sang đó ở, được nhìn thấy
tuyết hàng ngày”. Nhất Lan, đang là sinh viên cũng quyết định lấy chồng người
Đức chỉ vì “có mấy đứa bạn ở bên Đức, mình muốn qua đó cho… vui”.
Ở Cần Thơ, trung bình một năm, Tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly
hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số.
Tuy nhiên, hiện tượng những cô gái trẻ nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lấy
chồng Đài Loan vẫn tiếp tục bùng phát. Năm 2000, chỉ riêng tỉnh Cần Thơ có
3
1.800 cô gái lấy chồng ngoại. Có những xã như Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ; xã
Hưng Thành và Hưng Hội, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, việc “kiếm” chồng nước ngoài rộ
lên thành phong trào.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Đài Loan cho biết, ở
Đài Loan mặc dù chính quyền các cấp kiểm tra giấy tờ rất nghiêm khắc song vẫn
“lọt lưới” một số trường hợp người có vợ hoặc mắc bệnh tâm thần vẫn xin được
giấy chứng nhận độc thân, sức khỏe bình thường để lấy vợ Việt Nam. Đa số
người Đài Loan lấy vợ ngoài lãnh thổ là do hoàn cảnh đặc biệt, bị dị tật, tuổi cao.
Ông Thứ trưởng cho rằng con số 15-20% cô dâu Việt Nam sống không hòa
thuận với gia đình chồng như Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan công bố là
hơi thấp. Thực tế, tỷ lệ này cao hơn vì sau hôn nhân nảy sinh hàng loạt vấn đề
phức tạp, khiến nhiều cô dâu nước ngoài thất vọng.
Nếu biết phải trả giá quá đắt không hiểu các cô gái và gia đình họ có dám

bước vào “con đường chồng ngoại”? Nhưng có vẻ như những “tấm gương bất
hạnh” tuy nhiều song lại hiện ra khá mờ nhạt trong mắt mọi người. Hình ảnh
những căn nhà vách đất được “lên đời” sau khi gia đình có con lấy chồng ngoại
lại gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân nông thôn hơn. Hơn nữa, do số phụ nữ
bị bạc đãi từ quê chồng trở về thường bỏ đi làm ăn xa hoặc không muốn nói lên
sự thật. Mộng Thảo, đã ly hôn với người chồng Đài Loan tâm sự: “Em còn mặt
mũi nào mà về quê. Biết hoàn cảnh em như thế này, chắc cha mẹ cũng chẳng vui
vẻ gì khi sống trong căn nhà được sửa lại khang trang bằng số tiền em đem về khi
mới lấy chồng Đài Loan”. Hiện nay, Mộng Thảo đang làm tiếp viên nhà hàng ở
thành phố. Một số cô sau khi về nước lại làm môi giới cho những bạn gái khác
kiếm chồng ngoại để kiếm hoa hồng.
Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn
tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi,
nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở
4
bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa.
Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu… Em không dám
có con vì sợ sau này con mình giống…cha nó”. Nói xong, cô cười khoe Tòa án đã
quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người
phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được giống
như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu.
2. Thực trạng của việc giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn, đặc
biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai,
tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đang định cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những
người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì

hầu như không có kết quả. Ví dụ: Bị đơn là công dân Mỹ, đang định cư tại Mỹ, có
địa chỉ rõ ràng, văn bản ủy thác ghi lời khai của bị đơn Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội ghi là “Tòa án có thẩm quyền của Hoa Kỳ” gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo
bản dịch bằng tiếng Anh (do đương sự nộp chi phí dịch thuật) để Bộ Tư pháp gửi
Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) thực hiện ủy thác đến Hoa Kỳ thì rõ ràng rất khó có
kết quả. Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án nào, phía Mỹ thực hiện việc ủy
thác của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì họ có lợi gì trong khi không có phí
ủy thác. Gặp những vụ án như thế này thì việc thời hạn để xét xử không đảm bảo,
việc kéo dài và bế tắc khi không có kết quả ủy thác sẽ làm thiệt thòi quyền lợi của
người đang ở trong nước; nếu họ lấy vợ, chồng khác thì cuộc sống hôn nhân trái
pháp luật các quyền lợi về vợ chồng không được đảm bảo.
5
Mặc khác, còn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài thời gian giải quyết
vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án không thể giải quyết được. Ví dụ: Bị đơn cố
tình vắng mặt tại phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 200 BLTTDS năm
2004 hoặc bị đơn cố tình để mình không nhận được quyết định mở phiên tòa gây rất
nhiều khó khăn cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Không những khó khăn đến từ cơ quan được ủy thác từ nước ngoài và các
đương sự, mà khó khăn còn đến từ chính những quy định của pháp luật hiện
hành, đặc biệt là thủ tục giải quyết tại Tòa án.
3. Nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang – địa bàn nóng cả về kết hôn và ly hôn
có yếu tố nước ngoài
Xuất giá tòng phu, người phụ nữ sau khi kết hôn thường theo chồng về
nước chung sống cùng gia đình chồng. Trong số đó, cũng có không ít những cặp
vợ chồng hạnh phúc, các cô gái có thể tiếp cận và hoà nhập với nền văn hoá mới,
môi trường sống và nếp sống của gia đình chồng. Nhưng phần đa các chị em phụ
nữ là những người con gái lam lũ chốn quê nghèo mong muốn kết hôn, lấy chồng
nước ngoài để có một cuộc sống tươi sáng hơn trong khi họ không được trang bị
các kiến thức cần thiết để có thể hoà nhập với môi trường sống mới. Sự bất đồng
về ngôn ngữ, sự khác biệt về truyền thống, văn hoá ứng xử, sự lệch nhau về nếp

sống… những điều đó đã khiến rất nhiều cô gái Việt Nam phải hứng chịu những
bất hạnh trong đời sống hôn nhân với người chồng ngoại quốc. Nhiều chị em phải
chịu cảnh đòn roi, đánh đập, ngược đãi của chồng và gia đình chồng, nhiều trường
hợp phải bỏ trốn về Việt Nam sinh sống mà không có sự thoả thuận ly hôn với
chồng hoặc không có phán quyết cho ly hôn từ phía nước ngoài.
Đây là một vấn đề còn gặp khá phổ biến khi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà
nước tỉnh Hậu Giang tiến hành trợ giúp pháp lý lưu động. Qua quá trình người dân
xin tư vấn, những kết quả thống kê vụ việc về yêu cầu tư vấn của người dân, đặc
6

×