Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





VŨ THỊ THÚY HẰNG







GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC








THÁI NGUYÊN - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





VŨ THỊ THÚY HẰNG






GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.02



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Hiệu
2. PGS.TS. Phan Thanh Long





THÁI NGUYÊN - 2015

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.

Tác giả Luận án


Vũ Thị Thúy Hằng



ii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Luận điểm bảo vệ 4
9. Đóng góp mới của luận án 5
10. Cấu trúc luận án 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HOÁ HỌC
TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.2. Ở Việt Nam 11
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 16
1.2.1. Văn hoá và văn hóa học tập 16
1.2.2. Hành vi văn hóa 23
1.2.3. Hành vi văn hóa học tập 27
1.2.4. Giáo dục hành vi văn hóa học tập 29

iii
1.3. Cơ sở tâm lý của việc giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên ĐHSP 30
1.3.1. Cấu trúc của hành vi văn hóa học tập 30
1.3.2. Cơ chế hình thành hành vi văn hóa học tập của SV trong nhà trƣờng 31
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của sinh viên 33
1.3.4. Đặc điểm hoạt động học tập có tính chất nghiên cứu của SV các
trƣờng ĐHSP 34
1.4. Tiếp cận giá trị - hoạt động - nhân cách trong giáo dục HVVHHT cho sinh
viên đại học sƣ phạm 37
1.4.1. Tiếp cận giá trị trong giáo dục HVVHHT cho sinh viên 37

1.4.2. Tiếp cận hoạt động với việc giáo dục HVVHHT cho sinh viên Sƣ phạm 38
1.5. Quá trình giá o dụ c hà nh vi văn hó a họ c tậ p cho sinh viên cá c trƣờ ng ĐHSP 39
1.5.1. Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục HVVHHT cho sinh viên
trƣờng ĐHSP 39
1.5.2. Nhiệm vụ giáo dục hành vi văn hóa học tập 40
1.5.3. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên trong
trƣờng sƣ phạm 40
1.5.4. Phƣơng pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập 44
1.5.5. Con đƣờng giáo dục hành vi VHHT cho sinh viên ĐHSP 47
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình giáo dục HVVHHT cho sinh viên các
trƣờng ĐHSP 52
1.6.1. Nhóm yếu tố từ phía ngƣời học 52
1.6.2. Nhóm yếu tố từ phía giảng viên và tập thể sƣ phạm 53
1.6.3. Môi trƣờng học tập trong nhà trƣờng Sƣ phạm 53
1.6.4. Ảnh hƣởng của các nhân tố từ cuộc sống hiện đại 53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 54
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 55
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 55
2.1.1. Mục tiêu khảo sát 55
2.1.2. Đối tƣợng và quy mô khảo sát 55
2.1.3. Nội dung khảo sát 55
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát và xử lý kết quả 55

iv
2.2. Thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên đại học sƣ phạm 55
2.2.1. Thực trạng nhận thức chungcủa sinh viên đại học sƣ phạm về
HVVHHT 55
2.2.2. Thực trạng một số hành vi văn hóa học tập của sinh viên ĐHSP 57
2.2.3. Đánh giá chung 73

2.3. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trƣờng ĐHSP 74
2.3.1. Nhận thức về giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên ở
các trƣờng ĐHSP 74
2.3.2. Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên tại các
trƣờng Đại học sƣ phạm 81
2.3.3. Thực trạng thái độ tham gia giáo dục HVVHHT của GV, CBQL và
SV trƣờng ĐHSP 95
2.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục HVVHHT cho sinh viên tại các
trƣờng ĐHSP 100
2.3.5. Nhận xét chung về thực trạng giáo dục HVVHHT cho SV ở các
trƣờng ĐHSP 101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 104
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 105
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho
sinh viên Đại học sƣ phạm 105
3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn 105
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa 105
3.1.3. Đảm bảo phát huy vai trò chủ thể học tập của sinh viên 105
3.2. Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên đại học sƣ phạm 106
3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục HVVHHT cho sinh viên trong cá c
trƣờ ng ĐHSP 106
3.2.2. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục HVVHHT cho SV vào nội
dung GD và ĐT trong nhà trƣờng ĐHSP 108

v
3.2.3. Áp dụng phƣơng pháp kỷ luật tích cực trong tổ chức dạy học
các môn khoa học ở trƣờng ĐHSP 111
3.2.4. Tổ chức luyện tập hành vi văn hóa học tập cho SV trong các hoạt
động dạy học, giáo dục 114

3.2.5. Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
học tập 117
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá và nhân rộng điển hình hành vi văn hóa học tập
trong sinh viên 120
3.2.7. Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, nghiêm túc, tích cực trong
nhà trƣờng ĐHSP 123
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục hành vi VHHT cho sinh
viên ĐHSP 127
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm 128
3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 128
3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 132
3.4. Trao đổi 146
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148
1. Kết luận 148
2. Khuyến nghị 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 158



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL
:
Cán bộ quản lý
ĐHSP

:
Đại học sƣ phạm
GD
:
Giáo dục
GV
:
Giáo viên
HVVH
:
Hành vi văn hóa
HVVHHT
:
Hành vi văn hóa học tập
HĐGDNGLL
:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
NVSP
:
Nghiệp vụ sƣ phạm
SV
:
Sinh viên
VHHT
:
Văn hóa học tập



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của SV về hành vi văn hóa nề nếp học tập 57
Bảng 2.2: Thái độ của SV khi thực hiện nề nếp học tập trong nhà trƣờng 58
Bảng 2.3: Tần suất thực hiện quy định nề nếp học tập của sinh viên ĐHSP 60
Bảng 2.4: Nhận thức của SV về hành vi văn hóa học hỏi trong nhà trƣờng 62
Bảng 2.5: Mức độ chủ động của SV khi thực hiện hành vi học hỏi 64
Bảng 2.6: Tần suất sử dụng các phƣơng thức học hỏi của SV ĐHSP 65
Bảng 2.7: Nhận thức của SV về hành vi văn hóa chia sẻ trong học tập 68
Bảng 2.8: Đối tƣợng chia sẻ trong học tập của SV đại học sƣ phạm 70
Bảng 2.9: Nội dung chia sẻ của sinh viên ĐHSP trong học tập 71
Bảng 2.10: Nhận thức của SV về ý nghĩa giáo dục HVVHHT ở các trƣờng
ĐHSP hiện nay 75
Bảng 2.11: Đánh giá của SV về nội dung cần quan tâm giáo dục HVVHHT
cho SVSP hiện nay 76
Bảng 2.12: Nhận thức của GV, CBQL về ý nghĩa giáo dục hành vi VHHT
cho SV trƣờng ĐHSP 78
Bảng 2.13: Đánh giá của GV, CBQL về nội dung cần quan tâm giáo dục
HVVHHT cho SV ĐHSP 79
Bảng 2.14: Đánh giá của GV, CBQL về các hình thức tổ chức giáo dục
HVVHHT cho SV 80
Bảng 2.15: Đánh giá của GV, CBQL và SV về thực trạng nội dung giáo dục
HVVHHT ở trƣờng ĐHSP 82
Bảng 2.16: Đánh giá của GV và SV về các hoạt động giáo dục hành vi
VHHT ở trƣờng đại học sƣ phạm 84
Bảng 2.17: Cách thức giáo dục HVVHHT cho SV thông qua tổ chức hoạt
động dạy học 89
Bảng 2.18: Đánh giá của GV, CBQL và SV về lực lƣợng tham gia giáo dục
HVVHHT ở trƣờng ĐHSP 91


viii
Bảng 2.19: Đánh giá của GV, CBQL và SV về hiệu quả giáo dục HVVHHT
ở trƣờng ĐHSP 94
Bảng 2.20: Tự đánh giá của GV, CBQL các trƣờng ĐHSP về thái độ tham
gia giáo dục HVVHHT 95
Bảng 2.21: Thái độ của SV đối với các hoạt động giáo dục HVVHHT trong
trƣờng ĐHSP 97
Bảng 2.22: Nguyện vọng của SV về hoạt động giáo dục HVVHHT trong
nhà trƣờng 99
Bảng 2.23: Đánh giá của GV, CBQL và SV về các yếu tố ảnh hƣởng đến
hoạt động giáo dục HVVHHT 101
Bảng 3.1: Kết quả đo hành vi VH nề nếp và hành vi VH hợp tác học tập
của sinh viên trƣớc thực nghiệm 132
Bảng 3.2: Hành vi văn hóa nề nếp học tập của sinh viên sau thực nghiệm
vòng 1 và vòng 2 134
Bảng 3.3: Kết quả tính tƣơng quan Pearson giữa điểm TB học tập và hành
vi VHNN học tập của sinh viên sau thực nghiệm lần 2 139
Bảng 3.4: Hành vi văn hóa hợp tác của sinh viên sau thực nghiệm lần 1 và lần 2 140
Bảng 3.5: Kết quả tính tƣơng quan Pearson giữa điểm TB học tập và hành
vi văn hóa hợp tác học tập của sinh viên sau thực nghiệm vòng 2 145




ix
DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 3.1: Nhận thức của sinh viên về hành vi nề nếp trƣớc TN và sau
TN lần 1 135
Biểu đồ 3.2: Thái độ khi thực hiện hành vi nề nếp của sinh viên trƣớc TN

và sau TN lần 1 136
Biểu đồ 3.3: Kỹ năng thực hiện hành vi nề nếp của sinh viên trƣớc TN và
sau thực nghiệm lần 1 136
Biểu đồ 3.4: Nhận thức về hành vi nề nếp của sinh viên trƣớc thực
nghiệm và sau thực nghiệm lần 1, lần 2 137
Biểu đồ 3.5: Thái độ thực hiện hành vi nề nếp của sinh viên trƣớc TN, sau
TN lần 1 và sau TN lần 2 138
Biểu đồ 3.6: Kỹ năng thực hiện hành vi nề nếp của sinh viên trƣớc TN,
sau TN lần 1 và sau TN lần 2 138
Biểu đồ 3.7: Nhận thức của sinh viên về hành vi văn hóa hợp tác học tập
trƣớc TN và sau TN lần 1 141
Biểu đồ 3.8: Thái độ khi thực hiện hành vi VHHT học tập của SV trƣớc
TN và sau TN lần 1 142
Biểu đồ 3.9: Kỹ năng thực hiện hành vi VHHT học tập của SV trƣớc TN
và sau TN lần 1 142
Biểu đồ 3.10: Nhận thức về hành vi VHHT học tập của SV trƣớc TN, sau
TN lần 1 và sau TN lần 2 143
Biểu đồ 3.11: Thái độ khi thực hiện hành vi VHHT học tập của SV trƣớc
TN, sau TN lần 1 và sau TN lần 2 144
Biểu đồ 3.12: Kỹ năng thực hiện hành vi VHHT học tập của SV trƣớc TN,
sau TN lần 1, sau TN lần 2 144


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, vì nó là nền
tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa nhà trƣờng là nền tảng tinh thần để nhà trƣờng tồn
tại và phát triển, tạo nên cái “tôi” của nhà trƣờng và định hƣớng cho các thành viên nhà
trƣờng cùng nhau làm việc. Vì lẽ đó, xây dựng văn hóa nhà trƣờng luôn đƣợc các nhà

trƣờng quan tâm. Giáo dục và phát triển hành vi văn hóa học tập trong nhà trƣờng là
yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và gìn giữ văn hóa nhà trƣờng.
Hành vi văn hóa học tập là biểu hiện cụ thể sự phát triển của văn hóa học tập -
thành phần cốt lõi của văn hóa nhà trƣờng, góp phần quan trọng trong việc xây
dựng bộ mặt văn hóa của nhà trƣờng. Hành vi văn hóa học tập có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển nhân cách con ngƣời nói chung và với hoạt động học tập
của ngƣời học nói riêng. Nhờ có hành vi văn hóa học tập, con ngƣời điều tiết các
mối quan hệ học tập hài hòa và tạo lập chất lƣợng học tập một cách bền vững.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm là nơi đào tạo nhà giáo tƣơng lai để sinh viên khi ra
trƣờng trở thành những ngƣời có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất
đạo đức mẫu mực. Để đảm trách nhiệm vụ dạy học và giáo dục, sinh viên cần phải
phát triển năng lực học tập, học thƣờng xuyên, học suốt đời đáp ứng những yêu cầu,
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đồng thời họ phải là tấm gƣơng sáng về hành vi,
cách ứng xử trong học tập để các em học sinh noi theo. Hành vi văn hóa học tập
chính là phƣơng tiện để họ thực hiện sứ mạng đó. Giáo dục hành vi văn hóa học tập
cho sinh viên sƣ phạm là yêu cầu, nhiệm vụ không thể thiếu để thực hiện mục tiêu
giáo dục và đào tạo giáo viên của các nhà trƣờng. Mặt khác cũng là nội dung lãnh đạo
các nhà trƣờng cần quan tâm để xây dựng bộ mặt văn hóa nhà trƣờng sƣ phạm.
Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao
của xã hội, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo ở các trƣờng Đại học sƣ
phạm là đòi hỏi bức thiết của xã hội. Vấn đề giáo dục hành vi văn hóa học tập cho
sinh viên càng đặt ra quan trọng.
Hiện nay ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm, công tác giáo dục hành vi văn hóa
học tập còn có nhiều hạn chế, chƣa có sự thống nhất về nội dung, hình thức, con
đƣờng thực hiện. Nhiều sinh viên có thái độ và hành động chống đối, hời hợt, thiếu
tinh thần trách nhiệm trong học tập, học không có kế hoạch, thiếu tính kỷ luật…
Việc học tập của các em mất dần sự đam mê đối với tri thức, thiếu đi tính tích cực,

2
chủ động, sáng tạo trong học tập. Một bộ phận sinh viên có thái độ ích kỷ, thiếu sự

hợp tác giúp đõ lẫn nhau trong học tập, ứng xử với giáo viên trong học tập mất đi
nét đẹp của truyền thống tôn sƣ trọng đạo,… Do đó, giáo dục hành vi văn hóa học
tập cho sinh viên nói chung và sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm nói riêng là vấn
đề mà các nhà khoa học giáo dục cần quan tâm nghiên cứu.
Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa học tập nói chung và hành vi
văn hóa học tập nói riêng chƣa nhiều. Đặc biệt, chƣa có công trình nào nghiên cứu
chuyên biệt về giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trƣờng Đại học
sƣ phạm. Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn
giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trƣờng Đại học Sƣ phạm để từ
đó đề xuất các biện pháp giúp sinh viên học tập có hiệu quả hơn, giúp các trƣờng sƣ
phạm tổ chức tốt hơn công tác này là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả mạnh dạn
chọn đề tài “Giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các trường đại học
sư phạm” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp giáo dục HVVHHT cho SV các trƣờng ĐHSP nhằm
góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo hiện nay ở các trƣờng ĐHSP.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển các phẩm
chất nhân cách của sinh viên ĐHSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành và phát triển hành vi
VHHT của sinh viên ĐHSP trong quá trình đào tạo.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, trình độ HVVHHT của sinh viên các trƣờng ĐHSP chƣa cao. Nếu
xây dựng các biện pháp giáo dục HVVHHT có tính hệ thống, theo hƣớng phát triển
ở SV nhận thức, thái độ, kỹ năng hành vi phù hợp với các giá trị xã hội trên cơ sở
mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với công việc, con
ngƣời với môi trƣờng của sinh viên trong quá trình học tập thì sẽ có ảnh hƣởng tích
cực đến hành vi và kết quả học tập của SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hoá học tập cho sinh

viên các trƣờng ĐHSP.
5.2. Nghiên cứu thực trạng hành vi văn hóa học tập của sinh viên và giáo dục
hành vi văn hoá học tập cho sinh viên tại các trƣờng ĐHSP.
5.3. Đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi văn hoá học tập
cho sinh viên ở các trƣờng ĐHSP.

3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung:
- Nghiên cứu HVVHHT trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, giữa con ngƣời với công việc, giữa con ngƣời với môi trƣờng của SV trong
quá trình học tập.
- Chọn lọc và tập trung nghiên cứu thực trạng một số HVVHHT cơ bản của
SV: hành vi văn hóa nề nếp, hành vi văn hóa học hỏi, hành vi văn hóa chia sẻ.
6.2. Khách thể điều tra: Quá trình nghiên cứu thực tiễn đƣợc tiến hành trên
720 SV năm thứ 2 và 232 GV, CBQL ở các trƣờng: Đại học sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên, Đại học sƣ phạm Hà Nội, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp các tƣ liệu khoa học có liên quan đến HVVHHT, HVVHHT
của ngƣời học trong nhà trƣờng để xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục hành vi văn
hóa học tập cho sinh viên các trƣờng ĐHSP.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát biểu hiện thái độ, phƣơng thức thực hiện hành vi văn hóa học tập
của sinh viên để có thông tin đánh giá thực trạng hành vi VHHT của sinh viên.
Quan sát sự thay đổi về mặt thái độ và phƣơng thức hành vi học tập của sinh viên
trong quá trình tham gia thực nghiệm, ghi lại nhật ký quan sát theo các tiêu chí xác
định. Từ đó đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục HVVHHT
đã đƣợc đề xuất trong luận án.

7.2.2. Phương pháp điều tra (ankét)
Chúng tôi xây dựng và sử dụng các phiếu điều tra viết cho đối tƣợng là sinh
viên và giảng viên, cán bộ QLGD trƣờng ĐHSP nhằm thu thập thông tin về thực
trạng nhận thức, thái độ, kỹ năng thực hiện HVVHHT của SV và thực trạng giáo
dục HVVHHT ở một số trƣờng đại học sƣ phạm.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi phỏng vấn sâu GV và SV nhằm có thêm thông tin định tính đánh
giá thực trạng hành vi VHHT của SV và thực trạng GDHVVHHT cho SV ở một số
trƣờng ĐHSP. Đặc biệt, sử dụng phƣơng pháp này để có thêm thông tin nhằm chỉ ra
nguyên nhân của thực trạng giáo dục HVVHHT trong nhà trƣờng ĐHSP hiện nay.

4
7.2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Trong luận án, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để phân tích các bài kiểm
tra trong một số môn học của cá nhân SV, kết quả thực hiện nề nếp học tập và sản
phẩm làm việc nhóm của SV. Từ đó, bổ sung thông tin đánh giá thái độ và kỹ năng
thực hiện hành vi VHHT của SV trong quá trình học tập và sau khi tham gia thực
nghiệm của luận án.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm đƣợc tiến hành nhằm kiểm định tính khả thi của các biện pháp
giáo dục hành vi văn hoá học tập cho sinh viên đƣợc đề xuất trong luận án.
7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
7.3.1. Phương pháp chuyên gia
Nhằm thẩm định khung lý thuyết về giáo dục hành vi VHHT cho sinh viên
đại học sƣ phạm và các biện pháp giáo dục hành vi VHHT đƣợc đề xuất.
7.3.2. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Để xử lý kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (thống kê mô tả và thống kê suy luận) xử lý số
liệu thu thập đƣợc trong điều tra thực trạng và thực nghiệm để tính các thông số, vẽ
các sơ đồ, biểu đồ có liên quan.

8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Trong xu thế phát triển hiện nay, HVVHHT có vai trò quan trọng đối với
ngƣời học trong việc đáp ứng những yêu cầu đa dạng và thay đổi của hoạt động học
tập, giúp ngƣời học phát triển chất lƣợng học tập bền vững; góp phần xây dựng môi
trƣờng học tập lành mạnh. Đối với SV các trƣờng ĐHSP, giáo dục HVVHHT có ý
nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho sinh viên những yếu tố cần thiết của nhân
cách nhà giáo tƣơng lai.
8.2. HVVHHT của SV biểu hiện trong các mối quan hệ học tập giữa sinh
viên với thầy cô, với bạn bè, với bản thân, với nhiệm vụ học tập và phát triển năng
lực nghề nghiệp, với môi trƣờng học tập, thông qua các mặt nhận thức, thái độ, kỹ
năng hành vi.
8.3. Giáo dục HVVHHT cho SV các trƣờng ĐHSP là quá trình lâu dài, đòi
hỏi phải kết hợp các biện pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, kỹ năng thực hiện
hành vi học tập của sinh viên và tạo dựng môi trƣờng văn hóa học tập trong nhà
trƣờng; gắn với giá trị và yêu cầu của nghề nghiệp. Đặc biệt cần quan tâm khích lệ vai
trò chủ thể, phát huy tính tự giác, phát triển nhu cầu văn hóa hành vi học tập của sinh
viên trong quá trình giáo dục HVVHHT để thúc đẩy quá trình chuyển hóa yêu cầu bên
ngoài thành nhu cầu tự thân.

5
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về mặt lý luận
Xác định đƣợc quan niệm khoa học về HVVHHT của sinh viên và hệ thống
khung lý luận về giáo dục HVVHHT cho sinh viên ĐHSP: Khái niệm, đặc trƣng, biểu
hiện của HVVHHT; nhiệm vụ, nội dung, các con đƣờng giáo dục HVVHHT cho SV các
trƣờng ĐHSP. Góp phần khẳng định giáo dục HVVHHT là nhiệm vụ cấp thiết trong quá
trình đào tạo giáo viên ở các trƣờng ĐHSP hiện nay. Luận án là tài liệu mới góp phần
làm phong phú thêm lý luận giáo dục văn hóa học tập cho ngƣời học trong nhà trƣờng.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Phát hiện đƣợc một số vấn đề thực trạng HVVHHT của sinh viên và

thực trạng công tác giáo dục HVVHHT cho sinh viên ở các trƣờng ĐHSP hiện
nay; Khái quát đƣợc nguyên nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng đƣợc một số biện pháp giáo dục hành vi VHHT cho sinh viên
trong nhà trƣờng đại học sƣ phạm: Nâng cao nhận thức về giáo dục hành vi VHHT
cho sinh viên trong các trƣờng đại học sƣ phạm; Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
dục HVVHHT cho SV vào nội dung giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng ĐHSP;
Áp dụng phƣơng pháp kỷ luật tích cực trong tổ chức dạy học các môn khoa học ở
trƣờng ĐHSP; Tổ chức luyện tập hành vi VHHT cho SV trong các hoạt động dạy
học, giáo dục; Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
học tập; Kiểm tra, đánh giá và nhân rộng điển hình hành vi VHHT trong SV; Xây
dựng môi trƣờng học tập thân thiện, nghiêm túc, tích cực trong nhà trƣờng ĐHSP.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng chuyển giao và ứng dụng trong
xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở các trƣờng đại học, cao đẳng nói chung. Đặc biệt,
luận án cung cấp thêm tƣ liệu để các trƣờng ĐHSP tổ chức tốt hơn công tác giáo
dục phẩm chất nhân cách cho sinh viên. Nội dung luận án có thể sử dụng làm tài
liệu trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm nâng cao thành tích học tập
cho sinh viên và xây dựng văn hóa học tập trong các nhà trƣờng ĐHSP hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên đại học sƣ phạm.
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trƣờng đại học sƣ phạm.
Chương 3: Biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học tập cho sinh viên các
trƣờng đại học sƣ phạm.
Ngoài ra, luận án có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham
khảo và phần Phụ lục.

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HOÁ

HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về HVVHHT và phát triển HVVHHT là nội dung thu hút đƣợc
khá nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Tập hợp tài liệu chúng tôi
nhận thấy trên thế giới hiện nay, các nghiên cứu về HVVHHT đã tồn tại và phát
triển theo các hƣớng nhƣ sau:
- Hướng nghiên cứu HVVHHT là hành vi có tính đặc trưng, biểu thị trình độ
phát triển cao trong tiến trình học tập của con người: Hƣớng nghiên cứu này tập
trung chủ yếu ở các nƣớc phƣơng tây và phát triển khá rầm rộ trong thời gian gần
đây (từ những năm 70 của thế kỷ XX). Các công trình nghiên cứu chuyên sâu theo
hƣớng này có thể kể đến nhƣ: “Học tập đỉnh cao”(2007) của Ronald Gross, “Ứng
dụng kiến thức và kỹ năng học tập tích hợp” (2013) của Bostock John, “Giáo dục vì
cuộc sống sáng tạo” (1994) của Tsunesaburo Makiguchi, “Cú sốc tương lai” (1992)
của Alvin Toffler,… Chẳng hạn, Ronald Gross trong công trình “Học tập đỉnh cao”
(2007) đã khẳng định: tự học là trình độ phát triển cao nhất trong các dạng học tập
của con ngƣời. Đó chính là giá trị văn hóa học tập cần hình thành cho con ngƣời,
nhất là cho SV. Học tập của SV chỉ có kết quả nếu SV biết tự học. Trên cơ sở phân
tích các yếu tố của môi trƣờng học tập ở trƣờng đại học, tác giả đã xây dựng và thiết
kế hệ thống hành vi tự học, tự nghiên cứu cần phát triển ở SV. Tác giả coi trọng
khâu lập kế hoạch tự học và kiểm soát kế hoạch tự học của cá nhân sinh viên. Đồng
thời, tác giả chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình lập kế hoạch tự học, đặc
biệt là các yếu tố tâm lý, tinh thần của chủ thể học tập [62]. Trong công trình “Ứng
dụng kiến thức và kỹ năng học tập tích hợp” của Bostock John, trên cơ sở phân tích
đặc điểm quá trình dạy học trong nhà trƣờng, nhất là đặc điểm về tính liên kết, tính
phức hợp, tính phát triển của nội dung dạy học, tác giả khẳng định học tập tích hợp
là nét đặc trƣng có tính độc đáo của SV trong học tâp. Từ đó, tác giả phân tích vị trí,
vai trò của phƣơng pháp học tập tích hợp; nêu đặc trƣng và tính bản chất của học tập
tích hợp; chỉ ra phƣơng thức và nội dung hành vi học tập tích hợp; con đƣờng phát

triển hành vi học tập tích hợp cho ngƣời học trong nhà trƣờng [83]. Trong công trình
“Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của Tsunesaburo Makiguchi, tác giả khẳng định
học tập sáng tạo là nét tinh hoa mà bất kỳ hoạt động dạy học và giáo dục nào cũng

7
cần phải hƣớng tới. Tác giả chỉ ra: nhà trƣờng cần coi trọng và phát triển khả năng
sáng tạo cho ngƣời học thông qua việc khuyến khích và bồi dƣỡng hệ thống hành vi
học tập sáng tạo. Đồng thời, tác giả đƣa ra những hƣớng dẫn về việc tìm kiếm tri
thức, xử lý thông tin, trong biểu đạt ngôn ngữ, trong ứng dụng và thực hành… [51].
Trong công trình “Cú sốc tương lai” của Alvin Toffler - nhà tƣơng lai học ngƣời Mỹ
- khi bàn về giáo dục trong làn sóng thứ 3, ông đã nêu ra 4 yêu cầu của việc học xuất
phát từ đặc điểm xã hội hậu công nghiệp nhƣ cá nhân thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở,
công việc nhiều lần. Tác giả chỉ ra cần phát triển việc học tập xử lý được số liệu, sự
kiện, giúp con ngƣời có khả năng xác định và làm rõ ràng những xung đột trong hệ
thống giá trị của họ để họ có nghị lực vƣợt qua. Ông nhấn mạnh đến những kỹ năng
cần phát triển ở ngƣời học là: tích lũy kiến thức, sự kiện; liên hệ tri thức, sự kiện với
nhau; đánh giá và lựa chọn tri thức tƣơng ứng mục tiêu của mình; thích ứng với hoàn
cảnh [72]. Từ đó chỉ ra mô hình hành vi học tập cần phát triển ở ngƣời học hƣớng đến
thực hiện 4 mục tiêu:
Tích lũy kiến thức

Thích ứng hoàn cảnh khách quan học Liên hệ kiến thức

Lựa chọn kiến thức
Nhƣ vậy, xuất phát từ quan niệm VHHT mang tính đặc thù, HVVHHT đƣợc
nghiên cứu theo góc độ là những hành vi đặc trƣng, biểu thị trình độ cao của con
ngƣời trong hoạt động học tập. Theo chúng tôi, đây chỉ là một bộ phận trong hệ
thống HVVHHT cần phát triển ở ngƣời học. Tuy nhiên, những nghiên cứu theo
khuynh hƣớng này là cơ sở quan trọng để chúng tôi kế thừa và xây dựng khung lý
luận phát triển hành vi VHHT cho SV.

- Hướng nghiên cứu hành vi văn hóa học tập là hành vi học tập tích cực với
ý nghĩa là hành vi tốt, hành vi đẹp, hành vi có ích đối với hoạt động học tập của cá
nhân hay cộng đồng người học. Hƣớng nghiên cứu này từ lâu đã đƣợc các nhà khoa
học quan tâm. Tựu chung lại, các nghiên cứu thƣờng tập trung bàn luận các khía
cạnh: tính hợp lý của hành vi học tập trong mối tƣơng quan với yêu cầu học tập và
hiệu quả học tập cần đạt tới, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển
hành vi, những phẩm chất và kỹ năng học tập cần hình thành ở ngƣời học.
+ Bàn luận về tính hợp lý của hành vi học tập trong mối tƣơng quan với yêu
cầu học tập do môi trƣờng đặt ra và hiệu quả học tập cần đạt tới: Các nghiên cứu

8
xoay quanh sự phù hợp, tính thiết thực, tính có ý nghĩa của hành vi nhằm mang lại
kết quả học tập tốt. Đại diện có thể kể đến nhƣ “Học tập hợp lý” (1973) của R.
Retzke, “Tâm lý học đại học - những đặc điểm hoạt động của sinh viên và cán bộ
giảng dạy đại học” của M. I. Diassenko, L. A. Kanđƣbôbitso; “Bàn về mối quan hệ
qua lại giữa việc nghiên cứu lý luận với hoạt động thực tiễn của học sinh” của R.
Khabiep; M. Alexêep, V. Oniisuc, “Cách mạng học tập”(2004) của J. Vos, G. Gryen;
“Nghiên cứu học tập như thế nào?”(1984) của Sruitman Hebơc; “Học tập: nguyên
tắc và ứng dụng” (1991) của Klein Stephen; “Fower: chiến lược thành công trong
học tập ở đại học” (2003) Feldman Roberts,… Các nghiên cứu này khẳng định hành
vi học tập tốt, tích cực là hành vi có ý thức đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động
học tập; là hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong các mối quan hệ học tập.
Từ đó khẳng định ý nghĩa của các hành vi này đối với sự phát triển nhân cách ngƣời
học, đối với môi trƣờng học tập chung. Ở các góc độ khác nhau, các nghiên cứu đã
chỉ ra nội dung, tính chất hành vi và phƣơng hƣớng phát triển các hành vi tƣơng ứng
đƣợc cho là cần thiết. Ví dụ, Noffke Susan trên cơ sở phân tích đặc điểm, tính chất
các mối quan hệ giao tiếp học tập của ngƣời học trong nhà trƣờng đã tập trung phân
tích hệ thống và tính chất, đặc điểm hành vi văn hóa giao tiếp, văn hóa hợp tác, giúp
đỡ lẫn nhau cần tạo dựng trong học tập cho người học ở trường đại học [90].
R Retzke và các cộng sự trong tác phẩm “Học tập hợp lý” (1973) trên cơ sở

phân tích những điều kiện làm việc và sinh hoạt ở trƣờng đại học đã chỉ ra 3 yếu tố
quan trọng có ảnh hƣởng quyết định đến việc thực hiện nhiệm vụ học tập của SV là lập
kế hoạch học tập, không ai làm thay được bản thân người học, học tập không phải là
việc làm cá thể (phải hợp tác). Thành công của công trình nghiên cứu này là tác giả đã
đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết về nội dung, cách thức, các loại hành vi học tập
hợp lý mà SV cần thực hiện. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến hành vi văn hóa trong
quản lý hoạt động học tập của bản thân SV. Ví dụ: xác định mục tiêu học tập cho từng
thời điểm, từng môn học; lập kế hoạch học tập; quản lý xúc cảm trong học tập nhƣ
lắng nghe, kiềm chế, duy trì chú ý, ; tích cực và luôn sẵn sàng tham gia vào hoạt động
học tập có tính tập thể nhƣ seminar, thảo luận nhóm, nhóm học tập; ứng dụng và phát
triển tri thức; hành vi tự học; hành vi tiếp thu - xử lý - tích lũy tri thức có hiệu quả;
hành vi tìm kiếm tài liệu khoa học; hành vi tự kiểm tra, tự đánh giá hiệu quả trong học
tập. Trên cơ sở đó, tác giả và các cộng sự đã đƣa ra một số sáng kiến nhằm kích thích
ngƣời học tự mình hành động làm tăng năng suất, hiệu quả học tập [63].
Trong công trình “P.O.W.E.R - Chiến lược để thành công trong học tập ở
trường đại học và cuộc sống” (2003) của Feldman Robert đã phân tích những yêu

9
cầu ngày càng cao của cuộc sống đối với con ngƣời, đặc biệt đối với SV trong
trƣờng đại học. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những yếu tố cần kíp cho thành công trong
học tập. Những yếu tố này đƣợc lập thành công thức POWER LEARNING. Công
thức này khuyên ngƣời học phải làm đƣợc 5 việc: phải biết kế hoạch hóa việc học
của mình (planning - P); phải biết tổ chức thực hiện đƣợc kế hoạch đề ra
(Organizing - O); phải biết làm việc khoa học để mục tiêu vạch ra đạt đƣợc chất
lƣợng hiệu quả (Working - W); Phải biết tự đánh giá đƣợc kết quả học tập
(Evaluting - E); Phải biết rút ra đƣợc các nhận thức mới (Recognizing - R). Từ đó
phát triển hệ thống hành vi học tập tích cực và cần có là: hành vi quản lý, tổ chức
hoạt động học tập của bản thân, phân bố thời gian và phối hợp các kỹ năng nhận
thức, tƣ duy, trạng thái học tập; hành vi đối chiếu, so sánh mình với ngƣời khác, với
mục đích học tập; phê phán và tổng kết cái mới cho bản thân,… [87]. Sruitman

Hebơc trong tác phẩm “Nghiên cứu học tập như thế nào?” (1984) trên cơ sở phân
tích bản chất hoạt động học tập, mối quan hệ cá nhân trong học tập đã đƣa ra hƣớng
dẫn cụ thể về phƣơng pháp nghiên cứu học tập, cách thức thực hiện các hành vi tự
học khoa học, phối kết hợp giữa học cá nhân với học tập thể, hành vi hợp tác, chia
sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cách chia sẻ và biểu đạt thông tin học tập đƣợc chia sẻ,… [64]
+ Khía cạnh nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và
phát triển hành vi học tập tốt, hành vi tích cực, hành vi có ý nghĩa trong học tập:
“Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” (1978) của I. F
Kharlamop, “Tại sao trẻ không vâng lời” (1982) của L. F. Oxtropxcaia, “Gia đình
và nhà trường” của K. N. Crupxcaia,… Những nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố bên
ngoài môi trƣờng sống hay bên trong (các yếu tố tâm lý) ảnh hƣởng đến sự hình
thành và phát triển hành vi. Từ đó đề xuất các phƣơng án để phát huy tác động tích
cực của các yếu tố ảnh hƣởng đó ngƣời học nhằm duy trì và phát triển những hành
vi học tập mong đợi. Ví dụ, Ôxtropxcaia nghiên cứu tập trung các yếu tố ảnh hƣởng
từ phía môi trƣờng gia đình đối với hành vi học tập của trẻ. Từ đó khẳng định: tính
yêu cầu cao và sự thống nhất trong giáo dục; tính hợp lý của công tác động viên,
khuyến khích; ý nghĩa của nêu gƣơng tốt, của lời chỉ bảo và hƣớng dẫn quy tắc thực
hiện hành vi là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong giáo dục hành vi, hoạt động
cho trẻ - trong đó có hành vi học tập. Tác giả cũng khẳng định tính sẵn sàng vâng
lời là công việc đầu tiên trong giáo dục tính kỷ luật - đức tính quan trọng để hình
thành ở trẻ những giá trị văn hóa tốt đẹp. Theo đó, động viên, khuyến khích là một
trong những phƣơng pháp giáo dục hành vi tốt, hành vi đẹp cho con trẻ [58].
Các nghiên cứu trên mặc dù chỉ đề cập đến khía cạnh yếu tố ảnh hƣởng đến
hành vi học tập của ngƣời học nhƣng có ý nghĩa quan trọng để chúng tôi xác định

10
nội dung lý luận quan trọng trong việc xác lập cơ chế hình thành HVVHHT là: môi
trƣờng học tập có vai trò và ảnh hƣởng quan trọng trong việc đặt ra yêu cầu, tiêu chí
và điều kiện để duy trì hành vi; chỉ ra con đƣờng, phƣơng thức giáo dục hành vi học
tập cho ngƣời học là cần quan tâm xây dựng môi trƣờng để nuôi dƣỡng hành vi.

+ Nghiên cứu hành vi học tập tích cực nhƣ là biểu hiện cụ thể của phẩm chất
nhân cách tốt đẹp của ngƣời học: hƣớng nghiên cứu này đề cập đến những biểu hiện
hành vi tƣơng ứng với các phẩm chất học tập nhƣ tính tích cực, tính tự lực, tính kỷ
luật trong học tập,… Ví dụ, các công trình “Nghiên cứu về tính tích cực học tập”
của Jean Vial, Denomme, “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào” (1978) của I. F. Kharlamop, R. Anhizamop, A. Kacovalep,… đã chỉ ra bản
chất, cấu trúc, giá trị, ảnh hƣởng của tính tích cực đối với hiệu quả của hoạt động
học tập. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển hành vi học tích cực nhƣ cố gắng,
bền bỉ, tập trung chú ý thực hiện nhiệm vụ học tập, huy động trí lực và thể lực đạt
mục đích học tập đề ra. Nghiên cứu về tính tự lực học tập, đại diện có thể kể đến
các nhà nghiên cứu nhƣ A. V. Petrovxki, A.V. Kruchetxki, I. Kon, E. G.
Mikhailopxki, E. I. A. Golant, Leonchiep,… Các nghiên cứu đã khẳng định tính tự
lập học tập là một phẩm chất của ý chí học tập, là phẩm chất trung tâm của nhân
cách ngƣời học. Các nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế hoạt động của tính tự lực, đó là sự
không phụ thuộc mà là sự thể hiện tính mục đích, tính kiên định, niềm tin và sự nỗ
lực của cá nhân trong hoạt động. Tự lực học tập là sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự
tự học của ngƣời học. Từ đó, cần phát triển ở ngƣời học hệ thống hành vi tự lập
trong học tập nhƣ tự giác sắp xếp thời gian, tự lựa chọn phƣơng pháp học tập; độc
lập, chủ động nghiên cứu, nỗ lực ý chí để vƣợt qua khó khăn; Nghiên cứu về tính
kỷ luật học tập, có thể kể đến các công trình “Bàn về kỷ luật tự giác” (1963) của Ân
Thực Trƣớc, “Công tác tự học của người học sinh trong giờ lên lớp”(1960) P. V
Exipor, các nghiên cứu này khẳng định vai trò của tính kỷ luật học tập đối với việc
đảm bảo chất lƣợng học tập nói chung và sự phát triển nhân cách ngƣời học nói
riêng. Đồng thời, các tác giả khẳng định kỷ luật học tập là một trong những yếu tố
tạo ra nét đẹp cho bộ mặt văn hóa nhà trƣờng. Từ đó các nghiên cứu đã đƣa ra
những yêu cầu, phƣơng hƣớng, biện pháp để phát triển hành vi kỷ luật học tập ở
ngƣời học. Trong đó, khẳng định cách tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên, nội
dung học tập và công việc mà ngƣời học phải hoàn thành, những nội quy, quy định
và cách đánh giá hành vi học tập của ngƣời học có ý nghĩa quan trọng trong phát
triển hệ thống hành vi kỷ luật học tập ở ngƣời học. Đây là những hành vi có tính

nền tảng để phát triển hệ thống các hành vi có tính tích cực học tập khác ở ngƣời

11
học. Các nghiên cứu này chỉ chuyên sâu về các phẩm chất học tập cần hình thành ở
ngƣời học nhƣng có ý nghĩa để chúng tôi kế thừa, xác định và hệ thống hóa những
nội dung lý luận quan trọng về HVVHHT. Đó là cơ chế tạo lập tính ổn định và
vững chắc của hành vi văn hóa học tập chính là những yếu tố tâm lý bên trong, tạo
lập từ những phẩm chất nhân cách của ngƣời học.
+ Nghiên cứu về kỹ năng học tập: Các tác giả trên cơ sở nghiên cứu đặc
điểm các hình thức học tập (tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, học hợp tác, ) đã chỉ
ra yêu cầu hành vi học tập ở ngƣời học từ đó xây dựng hệ thống kỹ năng mà ngƣời
học cần có. Kỹ năng học tập chính là yếu tố tâm lý quan trọng để hiện thực hóa
hành vi văn hóa học tập, là cơ sở thực tiễn để đánh giá hành vi. Chẳng hạn, Ellis
Esler đƣa ra hƣớng dẫn và phát triển kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc hiệu quả cho
ngƣời học [86]. Kirklan James W, Hollett B. Dilworth, Patrick Bizzaro đƣa ra
hƣớng dẫn sinh viên kỹ năng học quan sát, kỹ năng tƣ duy, kỹ năng phát triển ý, kỹ
năng diễn đạt thông tin học tập,… [88]. Sruitman Hebơc phân tích yêu cầu, tầm
quan trọng của hoạt động tự học ở ngƣời học và đƣa ra hệ thống kỹ năng cũng nhƣ
những yêu cầu về kỹ năng tự học mà ngƣời học cần có để hoạt động tự học đạt kết
quả [64]. I. X. Merienco, V. M. Korotop, O. X Bogodannova,… nghiên cứu giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh, chỉ ra những quy tắc và kỹ năng
hành vi giao tiếp, ứng xử cho từng lứa tuổi, biện pháp giáo dục và những yêu cầu
đặt ra cho học sinh khi thực hiện hành vi…
Những nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để chúng tôi xác định: kỹ
năng hành vi là một yếu tố trong cấu trúc HVVHHT, có ảnh hƣởng trực tiếp đến
kết quả hành vi. Từ đó kế thừa và xây dựng những đánh giá về kỹ năng
HVVHHT cần phát triển ở SV. Đây là hƣớng tiếp cận đƣa ra đƣợc những yêu cầu
tƣơng đối cụ thể về chuẩn mực hành vi ứng xử trong học tập, phân loại hành vi học
tập, hƣớng dẫn hành động học tập cho ngƣời học, đặc biệt là việc định hƣớng giáo
dục hành vi học tập cho ngƣời học.

1.1.2. Ở Việt Nam
Tƣ tƣởng giáo dục HVVHHT cho ngƣời học, đặc biệt là học sinh trong các
nhà trƣờng đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này
chƣa nhiều. Tập hợp tài liệu, chúng tôi xác định có các hƣớng nghiên cứu sau:
Nghiên cứu HVVHHT dƣới góc độ giáo dục hành vi đạo đức, lối sống cho học sinh,
SV trong nhà trƣờng; hƣớng nghiên cứu HVVHHT là bộ phận trong xây dựng văn
hóa học đƣờng; hƣớng nghiên cứu HVVHHT là yếu tố nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả hoạt động học tập.

12
- Hướng nghiên cứu HVVHHT dưới góc độ giáo dục hành vi đạo đức, lối
sống cho học sinh, SV trong nhà trường: Đại diện hƣớng nghiên cứu này có thể kể
đến nhƣ Hà Thế Ngữ, Trần Trọng Thủy, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Xuân Hoài, Lê Đức
Phúc, Nguyễn Văn Lê, Mạc Văn Trang,… Các tác giả nghiên cứu về hành vi đạo
đức lối sống trong nhà trƣờng, và chỉ ra hành vi học tập tốt, hành vi học tập tích cực
là một loại hành vi đạo đức, lối sống của ngƣời học trong nhà trƣờng. Các tác giả
thống nhất là hành vi bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội lịch sử với
những điều kiện cụ thể. Yếu tố quy định một hành vi đạo đức cụ thể của ngƣời học,
xét đến cùng là toàn bộ nhân cách, bao gồm cả nhận thức, tình cảm, ý chí, vốn liếng
kỹ năng, kỹ xảo đƣợc sắp xếp trong hệ thống phẩm chất và năng lực cùng ý thức
bản thân của một con ngƣời cụ thể. Từ chỗ xem xét các yếu tố tâm lý trực tiếp tác
động đến hành vi, các tác giả đều thống nhất: để có hành vi học tập đúng với chuẩn
mực đạo đức xã hội, cần trang bị cho ngƣời học hiểu biết đúng đắn về chuẩn mực
hành vi, ngƣời học cần có thái độ và nên hành động nhƣ thế nào. Đồng thời đƣa ra
phƣơng pháp, cách thức tác động để phát triển hành vi theo các chuẩn mực đạo đức
chi phối. Ví dụ, tác giả Mạc Văn Trang trong công trình “Giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh nhỏ tuổi”(1983) đã nêu lên vấn đề giáo dục hành vi học tập cho học
sinh nhỏ tuổi dƣới góc độ hành vi đạo đức. Tác giả đã chỉ ra các loại hành vi học
tập cần phát triển ở học sinh cấp 1. Trong đó, hành vi kỷ luật học tập là hành vi đặc
biệt có ý nghĩa. Tác giả nêu lên một số quan điểm về phƣơng pháp giáo dục mới

phải xuất phát từ cuộc sống thực của trẻ em ở nhà trƣờng. Theo tác giả, phƣơng
pháp giáo dục hành vi học tập cho học sinh trong nhà trƣờng đƣợc vận hành theo cơ
chế: Thầy giáo tổ chức - học sinh hoạt động. Tác giả đƣa ra phƣơng pháp và kỹ
thuật cụ thể trong giáo dục hành vi: 1. Phân tích cuộc sống học sinh thành hệ thống
các hoạt động, các mối quan hệ để xác định các loại hành vi cần giáo dục học sinh.
Trên cơ sở đó đƣa ra các “mẫu hành vi” cụ thể mà học sinh phải thực hiện. 2. Tổ
chức hình thành hành vi cho học sinh qua 3 khâu: khâu 1 - khâu định hƣớng - nhằm
đƣa ra các “mẫu hành vi” để học sinh biết cần làm gì và làm nhƣ thế nào. Khâu 2 -
khâu hình thành thái độ - nhằm giúp học sinh hiểu vì sao phải thực hiện các hành vi
đó để trẻ tập trung cố gắng thích thú, tích cực thực hiện hành vi. Đây là khâu phức
tạp cần thực hiện xen kẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Khâu 3 - khâu hiện
thực hóa - nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện hành vi. Khâu này đƣợc coi là khâu
quyết định nhất. Trong khâu này cần coi trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các
“mẫu hành vi” theo chuẩn hành vi xác định để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh các sai
lệch. Việc hƣớng dẫn hành vi cần chú ý tính đặc thù của hành vi (hành vi nề nếp,

13
hành vi hợp tác trong hoạt động học tập có tính tập thể, hành vi giao tiếp, ứng xử
trong học tập). Theo tác giả, cần phải đƣa các phƣơng thức hành vi đã học thành
thể chế của nếp sống hàng ngày [69].
Những công trình nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật trong học tập cho ngƣời
học nhƣ đề tài luận án “Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên
trong nhà trường quân đội” (2009) của tác giả Vũ Quang Hải, “Biện pháp giáo dục
tính kỷ luật trong hoạt động học tập trên lớp cho học sinh đầu bậc tiểu học” (1999) của
tác giả Phạm Minh Hùng. “ Hướng dẫn sinh viên tự học ngay từ giai đoạn khởi đầu
trong đào tạo theo tín chỉ” (2011) của tác giả Đỗ Hồng Quang,… Các nghiên cứu này
đều chỉ ra hành vi kỷ luật học tập là một trong những hành vi đạo đức, lối sống của
ngƣời học trong nhà trƣờng. Hành vi kỷ luật học tập nhƣ là yêu cầu trong thiết lập trật
tự của hoạt động học tập đƣợc tổ chức trong nhà trƣờng, có ảnh hƣớng đến kết quả học
tập đồng thời tạo ra nét đẹp văn hóa học đƣờng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp sƣ

phạm nhằm phát triển hành vi này ở ngƣời học.
- Hướng nghiên cứu HVVHHT là một bộ phận trong xây dựng văn hóa học
đường: Nhìn chung các nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về nội dung này chƣa
nhiều. Chủ yếu là các bài báo khoa học, có thể kể đến “Bàn về một số nội dung cơ
bản của văn hóa học đường” (2009) của Nguyễn Ngọc Phú, “Giáo dục giá trị xây
dựng văn hóa học đường” (2009) của Phạm Minh Hạc, “Văn hóa học đường- nhìn từ
khía cạnh lý luận và thực tiễn” (2009) của Vũ Dũng,… Một số đề tài nhƣ “Lý luận
phát triển văn hóa nhà trường phổ thông” của Nguyễn Tiến Hùng, “Xây dựng nội
dung và biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư
phạm” (2011) của Phan Thanh Long,… Mặc dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau,
nhƣng các nghiên cứu đều khẳng định: văn hóa nhà trƣờng là yếu tố nền tảng, tạo lập
sự phát triển bền vững của tổ chức nhà trƣờng; văn hóa học tập là một bộ phận tạo lập
văn hóa nhà trƣờng; HVVHHT là một trong những nội dung và biểu hiện cụ thể để
đánh giá văn hóa của nhà trƣờng. Trong bài “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học
đường” (2009), tác giả Phạm Minh Hạc từ chỗ phân tích cơ chế tâm lý của hành vi
văn hóa đã chỉ ra mục tiêu của văn hóa học đƣờng là xây dựng trƣờng học lành mạnh
- cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lƣợng thật, làm cho con ngƣời trở nên con ngƣời
văn hóa. Tác giả nêu ra 3 nội dung cơ bản của văn hóa học đƣờng là: cơ sở vật chất,
môi trƣờng giáo dục, văn hóa ứng xử - văn hóa hành vi của con ngƣời trong học
đƣờng. Tác giả cho rằng văn hóa ứng xử - văn hóa hành vi chính là nội dung đặc
trƣng nhất trong nhà trƣờng. Nội dung này cần quan tâm hình thành ở ngƣời học: lễ
phép, thực thà, nề nếp, hợp tác, chia sẻ, có tinh thần trách nhiệm. Tác giả cho rằng, để

14
xây dựng văn hóa học đƣờng phải làm nhiều việc, bằng nhiều cách. Một trong những
cách đó là nhà trƣờng cần có hệ giá trị làm chuẩn mực để các thành viên đồng thuận,
lấy đó là mục tiêu phấn đấu [36]. Trong đề tài “Lý luận phát triển văn hóa nhà trường
phổ thông” (2010), tác giả Nguyễn Tiến Hùng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
hóa và bầu không khí trong nhà trƣờng, các đặc trƣng cơ bản và quy trình phát triển
văn hóa nhà trƣờng phổ thông. Đặc trƣng cơ bản của văn hóa nhà trƣờng là tính hợp

tác, tính hiệu quả. Muốn phát triển văn hóa nhà trƣờng cần xây dựng cả bầu không
khí nhà trƣờng và hành vi ứng xử tích cực, có văn hóa cho ngƣời học. Đó là thiết lập
môi trƣờng ủng hộ, khuyến khích để ngƣời dạy và ngƣời học thấy đƣợc giá trị và
hoàn thành thốt nhiệm vụ, ứng dụng các phƣơng pháp dạy học khuyến khích học
sáng tạo và học thực tiễn,… [38]. Trong đề tài “Xây dựng nội dung và biện pháp giáo
dục hành vi văn hóa học đường cho sinh viên đại học sư phạm” (2011), tác giả Phan
Thanh Long đã thiết kế nội dung và đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi văn
hóa học đƣờng cho sinh viên ĐHSP. Trong nghiên cứu này, tác giả xem giáo dục
HVVHHT là một phần trong nội dung giáo dục hành vi văn hóa học đƣờng. Nội dung
cơ bản là giáo dục cho SV nội quy, quy chế trong học tập, thi cử; thái độ nghiêm túc,
tích cực trong học tập, Tác giả đƣa ra một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa
học đƣờng cho SV nhƣ bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa học đƣờng, tổ chức hoạt động
cho SV trong lớp học, xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học, giáo
dục SV bằng tình yêu thƣơng và sự làm gƣơng, rèn thói quen hành vi văn hóa học
đƣờng trên lớp cho SV [49]. Tuy nhiên, HVVHHT trong nghiên cứu này mới chỉ
đƣợc đề cập trong việc chấp hành nội quy, quy chế học tập, biểu hiện thái độ học tích
cực của SV mà chƣa quan tâm một cách toàn diện đến nội dung văn hóa hành vi học
tập của ngƣời học trong các quan hệ học tập. Các biện pháp giáo dục đƣa ra là các
biện pháp giáo dục hành vi văn hóa học đƣờng nói chung, chƣa chuyên biệt nhằm
hình thành HVVHHT. Mặc dù vậy, nghiên cứu này là một trong số ít công trình
nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến hành vi văn hóa học tập của sinh viên. Đây là tƣ
liệu tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Nhƣ vậy, giáo dục HVVHHT đã đƣợc đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu về xây dựng văn hóa học đƣờng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở việc khẳng định văn hóa học tập, hành vi văn hóa học tập là một bộ phận
tạo lập văn hóa học đƣờng - văn hóa tổ chức nhà trƣờng. Nghiên cứu chuyên sâu về
HVVHHT chƣa nhiều, chƣa toàn diện.
+ Hướng nghiên cứu HVVHHT trong nội dung nâng cao chất lượng, hiệu
quả của việc học: Các công trình nghiên cứu theo hƣớng này có thể kể đến nhƣ:

×