Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Bài giảng XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ PHÒNG XÉT NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.79 KB, 128 trang )

XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ
PHÒNG XÉT NGHIỆM.
MỤC TIÊU :
1. Trình bày được cách thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm.
2. Mô tả đúng cách bố trí, sắp xếp hợp lý một phòng xét nghiệm.
3. Liệt kê được các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho cho một phòng xét nghiệm.
4. Trình bày được công tác quản lý một phòng xét nghiệm.
NỘI DUNG:
1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM:
1.1. HƯỚNG NHÀ:
Tốt nhất là hướng nam. Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay về hướng
bắc. Để tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về mùa hè. Tránh gió rét về mùa đông.
1.2. NỀN NHÀ:
Để tránh ẩm thấp, nền nhà phải cao: 0,8 - 1m. Lát gạch men chống trơn để thường
xuyên cọ rửa, khử khuẩn.
1.3. TƯỜNG NHÀ:
Mặt trong tường nên lát một lớp gạch men cao: 0,7- 1m để tiện cho việc cọ rửa,
khử khuẩn.
1.4. HỆ THỐNG ÁNH SÁNG:
Tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa để tiết kiệm điện hoặc dùng ánh sáng
đèn, tuỳ điều kiện mỗi nơi song phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng là 1/4- 1/5. Nếu tận
dụng ánh sáng tự nhiên nên chú ý tới tỷ lệ giữa diện tích các cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thoáng
với diện tích nền nhà bằng 1/4- 1/5.
Ví dụ: diện tích nền nhà bằng 50 m
2
thì diện tích các cửa lỗ thoáng phải bằng 10- 13 m
2
.
Kinh nghiệm cửa sổ làm chiều cao: 1,2- 1,4m; chiều rộng: 0,7- 0,8m. Nên làm cửa 2
lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ. Cửa ra vào nên làm ở chính giửa phòng.
1.5. HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC:


1.5.1. Hệ thống điện:
Tuỳ từng điều kiện cho phép song phải có ổn áp, có công suất lớn riêng cho khu xét
nghiệm để đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu qủa của máy móc xét nghiệm. Phải
mắc các ổ cắm điện ngang tầm với chiều cao của bàn làm xét nghiệm để tiện lợi cho việc
sử dụng máy móc, có dây nối đất cho từng máy để đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng
1.5.2. Hệ thống nước:
Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệ thống bể
dự trữ nước và đường ống dẫn vào các phòng. Nếu không có nước máy phải xây dựng hệ
thống bể lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch rửa các dụng cụ thuỷ tinh.
1
2. TỔ CHỨC, SẮP XẾP MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM:
2.1. TỔ CHỨC, BỐ TRÍ PHÒNG LÀM VIỆC: Tuỳ theo điều kiện của cơ sở, qui mô
lớn hay nhỏ ta có thể bố trí như sau:
- Phòng hành chính: nên để đầu dãy nhà để cho tiện việc giao nhận, trả phiếu xét
nghiệm, sinh hoạt khoa.
Có 3 khoa riêng biệt: Vi khuẩn-ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh. Nếu không có
điều kiện có thể ghép huyết học và hoá sinh cùng một phòng hoặc một phòng xét nghiệm
máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng rửa dụng cụ.v.v
2.2. SẮP XẾP TRONG PHÒNG:
Ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm. Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men để dễ làm
vệ sinh, khử khuẩn. Trên bàn ở giữa có thể kê giá cao, thấp để hoá chất thuốc thử.
Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụ hoá
chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch men trắng để máy
móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm.
- Lavabô: để góc nhà.
- Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô.
- Bàn để máy ly tâm riêng.
- Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng.
- Bàn để kính hiển vi nên đặt sát cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời.
- Các góc của phòng là nơi để các tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy cất nước.

Riêng tủ lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để gần Lavabô để tiện cho việc vận hành,
vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm ướt khắp phòng. Nên bố trí tủ để kính hiển vi riêng, trong tủ
có hệ thống đèn dùng để sấy kính, 1 tủ kín có hệ thống thông hơi ra ngoài đựng hoá chất
độc.
3. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
3.1. DỤNG CỤ DÂN DỤNG:
Nên dùng ghế sắt quay không gỉ, các đồ gỗ (tủ làm việc, tủ đựng hoá chất, giá để
hoá chất ).
3.2. NHỮNG MÁY MÓC CẦN THIẾT :
- Kính hiển vi.
- Cần phân tích.
- Cân điện.
- Tủ lạnh.
- Ổn áp riêng cho máy đo quang.
- Máy ly tâm.
- Nồi cách thuỷ.
2
- Máy đo quang.
- Tủ ấm.
- Nồi hấp.
- Máy cất nước.
- Tủ sấy.
- Tủ cấy.
- Máy điện di.
- Máy điện giải.
- Máy đếm tế bào
Tuỳ theo điều kiện kinh phí cho phép những máy móc tối thiểu cần cho một phòng
xét nghiệm là: kính hiển vi, cân, tủ lạnh, tủ sấy, máy cất nước, máy ly tâm, máy đo quang
3.3. DỤNG CỤ THUỶ TINH (xem bài dụng cụ thuỷ tinh)
3.4. DỤNG CỤ LẤY BỆNH PHẨM:

- Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm, dây garô, ống nghiệm, gối kê tay,
bông cồn sát khuẩn
- Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích, lam kính, bông thấm, cồn sát khuẩn
- Dụng cụ lấy phân: lọ penicilin đã được rửa, sấy khô, hộp nhựa có nắp kín, que tre(
tăm bông) để lấy bệnh phẩm giun kim
- Dụng cụ lấy nước tiểu: lọ penicilin rửa sạh, sấy khô, ống nghiệm nhỏ, dài để xét
nghiệm bằng máy, bình tam giác ≥ 500 ml để lấy nước tiểu 24h.
- Dụng cụ lấy đờm: hộp nhựa có nắp, lọ thuỷ tinh có nút xoáy
- Dụng cụ dùng riêng cho hoá sinh: ống nghiệm các loại, pipet các loại, giá ống
nghiệm( giá bằng sắt không rỉ, có lỗ thoáng ở dưới để thoát nước) giá pipet gỗ, pipet tự
động , cân đĩa , cân phân tích, máy đo quang, tỉ niệu kế
- Dụng cụ dùng riêng cho huyết học: ống hút Sahli, ống hút bạch cầu, hồng cầu,
buồng đếm, máy đếm, huyết sắc kế Sahli, ống Wesstergreen đo tốc độ máu lắng, máy đếm
tế bào
- Dụng cụ dùng riêng cho vi khuẩn: tủ cấy, nồi cách thuỷ, que cấy, lưỡi amiăng,
đèn cồn
- Các dụng cụ chung khác: pipet, ống đong( thuỷ tinh, nhựa), ống nghiệm, lam
kính, lamen, bình đựng nước, bình hút ẩm, đồng hồ bấm giây, thùng tôn, chậu nhựa, vòi
hút chân không, nhiệt kế, chổi lông, quả bóp cao su, bút chì kính, nhãn dán, gạc, giấy lọc,
giấy đo PH, tủ thuốc sơ cứu tai nạn
3.5. HOÁ CHẤT- THUỐC THỬ:
- Acid: các acid hay dùng như acid acetic, acid clohydrric, acid sulfuric, acid
Tricloacetic, acid phosphoric
3
- Kiềm: Natrihydroxyt, Kalihydroxyt, amoniac.
- Muối: KaliIodua, đồng sunfat, natricitrat, natriclorua, natrisunfat, natriacetat
- Dung môi: aceton, cồn 95
0
, ether, xylen
Các chất khác: cresol đặc, nước oxy già, formol, phenol, vaselin, dầu cede, bột lưu

huỳnh, pyramidon.
- Thuốc nhuộm: xanh metylen, xanh crêzyl brillant, xanh bromothymol, eosin,
Fucsin, Giemsa bột, phenol, tím, gentian
- Thuốc thử: Bariclorua, Kali feroxyanua, thuốc thử Gros, thuốc thử Fouchet
huyết thanh mẫu các loại, dung dịch chuẩn hemoglobin, Kit hoá chất dùng cho máy sinh
hoá, dung dịch rửa cho máy đếm tế bào
4. QUẢN LÝ PHÒNG XÉT NGHIỆM:
4.1. QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ DỤNG CỤ HOÁ CHẤT:
- Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có:
+ Lý lịch máy.
+ Nội qui sử dụng máy.
+ Người sử dụng bảo quản.
- Dụng cụ:
+ Sắp xếp thứ tự.
+ Dụng cụ thuỷ tinh xếp hộp kín, trong tủ ấm để tránh bụi bẩn.
- Hoá chất: mỗi lọ hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử dụng. Các Kit hoá
chất để tủ lạnh, hoá chất độc để trong tủ kính có khoá, có ống thông hơi ra ngoài.
+ Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ
kho theo mẫu sau:
Tên Nguồn gốc Dự trù Nhận Xuất
Ngày Số
lượng
Ngày Số
lượng
Ngày Số
lượng
4.2. QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN:
Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ.
4.3. NỘI QUI LÀM VIỆC:
- Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa, số lấy bệnh phẩm vào

sáng sớm. Trường hợp đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại giường.
- Qui định đối với bệnh phẩm:
4
+ Mỗi lọ bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoa phòng
điều trị, số giường, số buồng.
+ Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để ưu tiên làm trước,
trả kết quả ngay.
- Qui định đối với kỹ thuật viên:
+ Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý.
+ Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm.
+ Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay.
+ Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể.
+ Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo cáo
trưởng khoa xem xét.
+ Những xét nghiệm dễ lây lan phải theo đúng qui tắc phòng dịch.
+ Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ có hệ thống thông hơi.
+ Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra.
+ Tổ chức tẩy uế sau giờ làm việc.
+ Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân.
+ Quản lý chặt chẽ thuốc độc và chất dễ cháy, nổ, các chủng vi khuẩn có
tính chất lây lan mạnh.
LƯỢNG GIÁ:
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1. Trình bày nội dung thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm.
2. Nêu công tác tổ chức, sắp xếp một phòng xét nghịêm.
3. Kể tên những máy móc cần thiết trang bị cho một phòng xét nghiệm.
4. Liệt kê các dụng cụ lấy bệnh phẩm.
5. Trình bày nguyên tắc quản lý khoa xét nghiệm.
ĐIỀN VÀO CHO ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁC CÂU SAU:
6. 5 vấn đề cần lưu ý trong thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm là:

A. Hướng nhà.
C
B
D
E
7. 5 loại trang thiết bị cần thiết cho một phòng xét nghiệm là:
A. Dụng cụ dân dụng C
B. Máy móc cần thiết. D
E
5
PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI TRONG CÁC CÂU SAU:
8. Có thể để cân cùng với máy ly tâm.
9. Hướng nhà nên làm theo hướng đông.
10. Khi lấy máu mao mạch phải dùng dây garô.
11. Bàn nhuộm tiêu bản để gần Lavabô.
CHỌN 1 GIẢI PHÁP ĐÚNG NHẤT:
12. Tường nhà lát một lớp gạch men cao:
A. 0,7- 1 m.
B. 0,6- 1m.
C. 0,7m.
D. 0,5- 1m.
E. 0,8- 1m.
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
MỤC TIÊU :
1. Mô tả đúng các bộ phận của kín hiển vi và nêu tác dụng của nó.
2. Trình bày đúng quy trình sử dụng kính.
3. Trình bày đúng cách bảo quản kính hiển vi
4.Thao tác đúng.theo qui trình kỹ thuật
NỘI DUNG:
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học không thể thiếu trong phòng xét

nghiệm. Nó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp cho việc chẩn đoán bệnh
chính xác.
1. Cấu tạo:
1- Ống trục chính (ống mang thị kính)
2- Đầu kính
3- Bàn xoay
4- Vật kính
5- Thị kính
6- Màn kính
7- Tụ quang
8- Gương
9- Tay cầm (thân kính)
10- Đế kính
11- Ốc đại cấp
12- Ốc vi cấp
6
13- Ốc điều chỉnh tụ quang
14- Đèn soi kính hiển vi
1.1 Ống trục chính (main tu be):
Có hình trụ tròn,một đầu mang thị kính, một đầu nối với đầu kính.Có 2 loại: 1 ống
trục chính (mang 1 thị kính) gọi là kính 1 mắt, 2 ống trục chính (mang thị kính) gọi là kính
2 mắt, 4 ống trục chính (mang 4 thị kính) gọi là kính 4 mắt. (Kính thường dùng cho cả thầy
và trò cùng quan sát: kính thầy)
1.2 Đầu kính (Bodytube):
Đầu kính có hình tròn hoặc đa giác. Trong đầu kính chứa các thấu kính lăng trụ tam
giác.
- Tác dụng: lăng kính này có tác dụng hắt ảnh của vật từ vật kính lên thị kính không bị
đảo ngược.
1.3 Bàn xoay (Revolingnosepiese):
Hình tròn có 3 lỗ mang vật kính và một lỗ gọi là điểm mù không mang vật kính.

-Tác dụng: Bàn xoay có thể xoay tròn 360
0
giúp cho điều chỉnh vật kính vào giữa mâm
kính dễ dàng.
1.4 Vật kính (onjective)
7
Đây là một bộ phận quan trọng nhất của kính cần phải bảo vệ tốt để tránh mốc (vật
kính mốc sẽ không nhìn thấy ảnh của vật). Đầu dưới vật kính được gắn một hệ thống thấu
kính, đầu trên tiếp xúc với hệ thống lăng kính và thị kính.
- Tác dụng:
Phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp ta quan sát rõ hình thể của vật.
Có nhiều loại vật kính với hệ phóng đại khác nhau: 4x, 6x, 8x,10x,40x,90x, 100x
Có nghĩa là các vật kính đó phóng đại được:4 lần, 6 lần 100 lần.(vật kính có độ phóng
đại 90x,100x còn gọi là vật kính dầu.
* Sự khác nhau giữa các vật kính:
+ Vật kính có độ phóng đại nhỏ thì kích thước ngắn, vật kính có độ phóng đại lớn thì kích
thước dài.
+ Khoảng cách giữa vật kính với mâm kính khác nhau:
• Vật kính 10x: khoảng cách xa(khoảng 15,98mm)
Vật kính 40x: khoảng cách gần(khoảng 4,31mm)
Vật kính 100x: khoảng cách rất gần(khoảng 1,81mm)
Chính vì vậy mà khi dùng vật kính 40x, 100x không bao giờ được dùng ốc đại cấp
để tránh vỡ tiêu bản, hỏng vật kính
+ Cửa sổ ánh sáng(khả năng phân ly của các loại vật kính)
• Vật kính 10x: cửa sổ ánh sáng lớn, khả năng phân ly nhỏ(0,3) có khả năng nhìn rõ
2 vật ở xa nhau.
Vật kính 40x: cửa sổ ánh sáng nhỏ, khả năng phân ly tương đối lớn(0,65) có khả
năng nhìn được 2 vật tương đối gần.
Vật kính 100x(90x): cửa sổ ánh sáng rất nhỏ, khả năng phân ly lớn 1,3, có khả năng
nhìn được 2 vật rất gần nhau. ở vật kính này khả năng phân ly lớn, ánh sáng không tập

trung, khi sử dụng phải dùng ánh sáng tối đa và dầu soi để tăng độ chiết quang(nhỏ một
giọt dầu cede) ta nhìn thấy vật rõ nét hơn.
8
1.5 Thị kính(Cocular):
Có hình trụ tròn được gắn ở đầu ống trục chính ở trong được cấu tạo bởi một hệ
thống thấu kính.
- Tác dụng: phóng đại vật, trên thị kính cũng ghi hệ số phóng đại(6x, 8x, 10x nghĩa là ảnh
được phóng đại(6 lần, 8 lần, 10lần )
Ví dụ: nếu soi một mẫu vật có độ phóng đại của thị kính 8x và vật kính có độ phóng đại
10X thì mẫu vật được phóng đại 80 lần, nếu vật kính là 100X thì mẫu vật được phóng đại
800 lần (8 x 100).
1.6 Mâm kính (Stage):
Có hình tròn hay hình vuông tuỳ nơi sản xuất.
- Tác dụng: nâng đỡ mẫu vật(tiêu bản).Trên mâm kính có một lỗ tròn hoặc vuông hoặc
bầu dục để cho ánh sáng đi thẳng từ gương qua tụ quang lên vật kính.
Trên mâm kính còn có một hệ thống kẹp giữ tiêu bản. Một bộ phận di chuyển tiêu
bản gọi là xe đẩy(Chariot) cótác dụng đưa tiêu bản lên trên, xuống dưới, sang phải, sang
trái, có bộ phận thước đo gọi là duxich .
1.7 Tụ quang (Sub Stage):
Là một hệ thống thấu kính .
- Tác dụng: Tập trung, hội tụ ánh sáng lên vật định soi. Nếu để tụ quang thấp thì ánh
sáng được tập trung ít, nếu đưa tụ quang lên cao thì ánh sáng được tập trung nhiều(khi soi
vật kính 10X nên hạ thấp tụ quang; khi soi vật kính 40X, 100X phải nâng tụ quang lên cao
để tập trung ánh sáng. Ở tụ quang còn được gắn 2 bộ phận là: chắn sáng và lọc sáng.
- Chắn sáng: là những lá nhựa xếp theo hình đồng tâm. Muốn ánh sáng mạnh thì
mở rộng chắn sáng, muốn ánh sáng nhỏ thì thu hẹp ánh sáng.
- Lọc sáng: Đặt ở dưới tụ quang, hình tròn, màu xanh có tác dụng làm dịu ánh sáng
khi soi kính, khi không cần thiết có thể tháo ra.
9
1.8 Gương:

Hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt lõm.
- Tác dụng: Phản xạ ánh sáng (hắt ánh sáng) lên vật định soi.
- Gương phẳng để lấy ánh sáng gần
- Gương lõm lấy ánh sáng xa hơn
1.9 Thân kính:(tay cầm) (arm)
Hình cong hoặc gấp khúc
- Tác dụng: nâng đỡ ống trục chính và mâm kính
Trên thân kính mang các ốc đại cấp, vi cấp. Có tác dụng điều chỉnh khoảng cách
giữa vật kính và tiêu bản.
Chú ý:
- Khi sử dụng vật kính 10X thì điều chỉnh ốc đại cấp (nâng mâm kính gần sát vật
kính rồi vặn ốc đaị cấp để hạ dần mâm kính xuống, khi thấy ảnh của vật thì điều chỉnh ốc
vi cấp cho ảnh rõ nét hơn)
- Khi dùng vật kính 40X, vật kính dầu chỉ điều chỉnh ốc vi cấp. Nếu sử dụng nhầm
sang ốc đại cấp dễ bị vỡ tiêu bản, hỏng vật kính.
1.10 Đế kính- chân kính(Base Foot):
Hình chữ nhật hay hình móng ngựa, chắc chắn, giữ cho kính cố định.
2. QUY TRÌNH SỬ DỤNG.
2.1 Tháo, lắp kính.
2.1.1 Tháo kính: thứ tự các bước như sau:
10
(1) Tháo thị kính →(2) tháo đầu kính→(3) tháo vật kính→(4) tháo xe đẩy→ (5)tháo tụ
quang →(6) tháo gương.
2.1.2 Lắp kính:
Trình tự ngược với quy trình trên(lưu ý bộ phận không cố định phải lắp sau cùng
tránh rơi vỡ)
(1) Lắp gương →(2) lắp tụ quang →(3) lắp vật kính →(4) lắp xe đẩy →(5) lắp đầu kính
→(6) lắp thị kính sau cùng.
2.2 Vị trí để kính:
Kính phải để trên một bàn chắc chắn bằng phẳng. Nếu dùng ánh sáng điện thì để ở

một vị trí cố định trong phòng làm việc, nếu dùng ánh sáng tự nhiên để kính ở nơi gần cửa
sổ.
2.3 Cách lấy ánh sáng khi soi kính.
(1) Xoay gương về phía ánh sáng →[2] xoay một vật kính 10X vào giữa mâm kính →[3]
mắt nhìn vào thị kính →[4] điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính (nếu là kính 2
mắt)→[5] điều chỉnh tụ quang, chắn sáng (tuỳ theo cường độ ánh sáng, chắn sáng mở rộng
hoặc hẹp, đưa tụ quang lên cao hoặc xuống thấp) khi thấy ánh sáng tròn thuần nhất là
được.
2.4 Soi vật kính thường(10X, 40X).
1- Đưa tiêu bản lên mâm kính.(nếu soi ở VK 40X phải đậy lamen trước)
2- Kẹp giữ tiêu bản
3- Điều chỉnh xe đẩy để đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
4- Dùng ốc đại cấp nâng mâm kính gần sát với vật kính.
5- Mắt nhìn vào thị kính- dùng ốc đại cấp hạ dần mâm kính xuống- một tay điều
chỉnh xe đẩy.
6- Khi thấy ảnh của vật xuất hiện, điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn.
7- Xoay vật kính 40X về giữa mâm kính để quan sát ảnh rõ nét hơn, đồng thời phải
nâng tụ quang lên và điều chỉnh ốc vi cấp.
Chú ý: Nếu muốn quan sát vật ở vật kính 40X phải đậy lamen để khi soi không bị
ảnh hưởng đến vật kính.
2.5 Soi vật kính dầu(100X, 90X):
1- Sau khi đã thấy ảnh như phần 3.4.6
2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính
3- Nhỏ một giọt dầu vào tiêu bản(vị trí cần quan sát)
4- Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính
5- Mắt nhìn vào vật kính điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát giọt dầu.
6- Mắt nhìn vào thị kính tay điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn ảnh rõ nét hơn.
11
7- Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh cầy(chữ chi) để soi hết tiêu bản
2.6 Sau khi soi xong:

1- Hạ mâm kính
2- Bỏ tiêu bản ra khỏi mâm kính
3- Xoay điểm mù về giữa mâm kính
4- Hạ thấp tụ quang
5- Để gương thẳng đứng
6- Điều chỉnh các ốc về số không
7- Lau kính bằng khăn mềm, lau vật kính bằng khăn riêng
- Nếu soi vật kính dầu:
+ Lau bằng giấy thấm
+ Lau bằng xylen
+ Lau khô
8- Chụp kính bằng vải mềm.
3. Bảo quản kính hiển vi.
3.1 Chăm sóc hàng ngày:
Thường xuyên lau chùi kính, lau kính bằng khăn mềm, mỏng.
Lau các bộ phận cơ học riêng, bộ phận quang học riêng.
Vật kính dầu sau khi sử dụng xong phải lau sạch dầu bằng giấy thấm hoặc khăn
mềm,bông thấm xylen. Sau đó phải lau lại bằng khăn khô.
3.2 Chống mốc kính:
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, nấm mốc dễ phát triển nhất là thị kính, lăng kính và vật
kính. Khi đã có hiện tượng mốc kính, khắc phục rất khó và kính có thể trở nên vô dụng. Để
chống mốc hàng ngày phải để kính ở nơi khô ráo để bảo vệ cho các thấu kính, lăng kính.
- Để tạo ra môi trường không khí khô:
+Lý tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ chạy thường xuyên .
+ Để kính vào một tủ kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên tục. Một tủ
có từ 1- 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ. Đèn thắp liên tục cả khi không có kính để môi
trường không khí trong tủ luôn khô.
+ Nếu phòng xét nghiệm không có điện:
- Để kính ở phòng làm việc bình thường. Tháo vật kính và thị kính cho vào bình
hút ẩm, chứa chất chống ẩm là Silicazen hoặc để vào tủ kín có để vôi clorua mới thay hàng

ngày cũng có tác dụng hút ẩm.
Khi sử dụng Silicazen cần kiểm tra xem cìn tác dụng hút ẩm hay không:
- Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm.
- Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm.
12
Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh lúc đó lại
sử dụng được.
+ Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú ý những điểm sau:
- Không bao giờ:
1- Lau các vật kính và thấu kính bằng cồn.
2- Lau mâm kính, thấu kính bằng xylen vì nó sẽ làm bong lớp mạ.
3- Để kính hiển vi ở ngoài môi trường không chụp mũ vải tránh bụi
4- Chụp kính hiển vi bằng túi nilon
5- Dùng tay lau vật kính
6- Xếp kính hiển vi cùng với dầu soi
LƯỢNG GIÁ:
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1. Kể tên và nêu tác dụng các bộ phận của kính hiển vi (chỉ trên kính)
2. Nêu sự khác nhau giữa vật kính 10X, 40X, 100X
3. Liệt kê những bộ phận của kính hiển vi có tác dụng phóng đại ảnh của vật.
4. Trình bày thứ tự các bước tháo kính, lắp kính.
5. Nêu các bước thao tác khi lấy ánh sáng để soi kính
6. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính 10X, vật kính 40X.
7. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính dầu.
8. Nêu các việc làm sau khi soi xong kính
9. Trình bày cách bảo quản kính hiển vi.
TỔ CHỨC THỰC
HÀNH (4 BUỔI)
THEO PHIẾU KỸ THUẬT (CHECKLIST)
Buổi 1:(4h)

Học tháo lắp kính. Chỉ các bộ phận của kính.
Phiếu kỹ thuật
13
TT Tự đánh giá
Điểm
chuẩn
Đạt Không
đạt
1 Chỉ cá bộ phận của kính hiển vi theo thứ tự đánh số 2,5
2 Tháo kính:
1- Tháo thị kính
2- Tháo đầu kính
3- Tháo vật kính
4- Tháo xe đẩy
5- Tháo tụ quang
6- Tháo gương
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Lắp kính:
1- Lắp gương
2- Lắp tụ quang
3- Lắp xe đẩy
4- Lắp vật kính
5- Lắp đầu kính
6- Lắp thị kính
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4 Tác phong: cẩn thận, chính xác, thao tác đúng quy trình kỹ
thuật, đúng thời gian
1,5
Tổng cộng 10
Buổi 2:(4h)
Học cách lấy ánh sáng, cách soi vật kính thường sau khi soi xong.
1111TT Các bước Tự đánh giá
Điểm
chuẩn
Đạt Không
đạt
14
1 Chọn vị trí lấy ánh sáng 0,5
2 Lấy ánh sáng:
1- Xoay gương về phía nguồn sáng
2- Xoay vật kính 10X về giữa mâm kính
3- Mắt nhìn vào vật kính
4- Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính
5- Điều chỉnh tụ quay, chắn sáng để được ánh sáng tròn
thuần nhất.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

3 Soi vật kính thường (10X, 40X )
1- Đưa tiêu bản lên mâm kính (nếu soi vật kính 40X phải
đậy lamen)
2- Kẹp giữ tiêu bản
3- Điều chỉnh xe đẩy, đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
4- Hai tay điều chỉnh ốc đại cấp- nâng mâm kính gần sát
với vật kính
5- Mắt nhìn vào thị kính, dùng ốc đại cấp hạ dần mâm kính
xuống, 1 tay điều chỉnh xe đẩy
6- Khi thấy ảnh xuất hiện- điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ
nét hơn.
7- Xoay vật kính 40X vào giữa mâm kính để quan sát ảnh
chi tiết hơn (soi vật kính 40X phải nâng tụ quang lên để tập
trung ánh sáng- chỉ được sử dụng ốc vi cấp)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
4 - Sau khi soi xong:
1- Hạ mâm kính- hạ tiêu bản xuống
2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính- hạ thấp tụ quang
3- Để gương thẳng đứng- vặn các ốc về số 0
4- Lau kính bằng khăn mềm, lau vật kính bằng khăn riêng
0,5
0,5
0,5
0,5

5 Tác phong: đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời gian, cẩn
thận, chính xác
1
Tổng cộng 10
Buổi 3: Soi vật kính dầu
TT Các bước Tự đánh giá
15
Điểm
chuẩn
Đạt Không
đạt
1 Chọn vị trí lấy ánh sáng 0,5
2 Lấy ánh sáng:
1- Xoay gương về phía nguồn sáng
2- Xoay vật kính 10X vào giữa mâm kính
3- Mắt nhìn vào thị kính
4- Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính
5- Điều chỉnh tụ quay, chắn sáng để được ánh sáng tròn
thuần nhất
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Soi vật kính 10X:
1- Đưa tiêu bản lên mâm kính- kẹp giữ tiêu bản
2- Điều chỉnh xe đẩy- đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
3- 2 tay điều chỉnh ốc đại cấp- nâng mâm kính gần sát
vật kính
4- Mắt nhìn vào thị kính, dùng ốc đại cấp hạ dần mâm

kính xuống- một tay điều chỉnh xe đẩy
5- Khi thấy ảnh xuất hiện điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh
rõ nét hơn, nâng tụ quang lên cao.
6- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính, nhỏ một giọt dầu
vào tiêu bản (vị trí cần quan sát)
7- Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính, mắt nhìn vào
vật kính dầu điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát với
giọt dầu
8- Mắt nhìn vào thị kính, tay điều chỉnh ốc vi cấp để
nhìn rõ ảnh
9- Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh cầy(chữ chi) để
soi hết tiêu bản
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4 - Sau khi soi xong:
1- Hạ mâm kính- hạ tiêu bản xuống
2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính- hạ thấp tụ quang
3- Để gương thẳng đứng- vặn các ốc về số không
4- Lau kính bằng khăn mềm, l au vật kính bằng
giấy thấm, bằng bông tẩm xylen rồi lau khô
0,2
0,3
0,5

0,5
16
5 - Tác phong: đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời gian,
cẩn thận, chính xác
1
Tổng cộng 10
Buổi 4: Ôn tập - kiểm tra.
CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
MỤC TIÊU:
1. Trình bày các đơn vị cân theo quy ước quốc tế.
2. Mô tả đúng các loại quả cân
3. Mô tả đúng các loại cân dùng trong phòng xét nghiệm
4. Trình bày các phép cân. Quy trình sử dụng cân phân tích
5. Nêu điều kiện một cân tốt và cách bảo quản cân.
6. Chỉ đúng các bộ phận của cân phân tích. Tiến hành cân theo đúng quy trình.
NỘI DUNG:
1. ĐƠN VỊ CÂN.
Theo quy ước quốc tế người ta thừa nhận khối lượng của một lăng trụ bạch kim ở
Sevrow (gần thủ đô Pari) là đơn vị khối lượng = 1kg.
Các đơn vị cân thường dùng trong xét nghiệm là:
- Gam (g) = 1/1000 kg = 10
-3
kg = 0,001 kg = 1000 mg.
- Decigam (dg) = 1/10 g = 10
-1
g = 0,1g = 100 mg.
- Centigam (cg) = 1/100g = 10
-2
g = 0,01g = 10 mg
- Miligam (mg) = 1/1000 g = 10

-3
g = 0,001g = 1mg (1 chỉ vàng = 3,75g).
2. QUẢ CÂN CÁC LOẠI.
2.1 QUẢ CÂN:
Làm bằng gang, đồng, sứ…… hình trụ hay hình tháp có lớp mạ chống rỉ.
- Trọng lượng: 1kg, 500g, 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
2.2 LÁ CÂN: làm bằng nhôm
- Trọng lượng: 500mg, 200mg, 100mg, 50mg, 20mg.
2.3 CON MÃ:
Làm bằng dây kim loại uốn cong hình Ω hoặc làm bằng một miếng hợp kim mỏng gắn
trên đòn cân khi di chuyển trên bảng chia độ có thể cân được một trọng lượng từ 20mg đến
1mg.
3. CÁC LOẠI CÂN:
Cân đươch chia làm 2 loại.
3.1 CÂN CÓ 2 CÁNH TAY ĐÒN BẰNG NHAU:
Gồm có cân đĩa Roberval, cân quang, cân phân tích.
17
3.1.1 Cân đĩa Roberval:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau, có 2 đĩa cân đặt ở 2 bên cán cân. Dùng để
cân một khối lượng lớn (có thể tới 10kg) dùng để cân bằng trước khi ly tâm không cần độ
chính xác cao. Độ nhạy bằng 0,5g.
3.1.2 Cân quang: Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2
quang cân, cân này chính xác hơn cân đĩa, về cấu tạo gần giống cân phân tích nhưng không
có tủ cân. Độ nhạy là 5- 10mg.
3.1.3 Cân phân tích:(có độ chính xác cao)
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang cân. Có tủ
cân bằng kính để bảo vệ cân, dùng để cân khối lượng tới 100g. Độ nhạy là 0,01- 0,1 mg.
* Cấu tạo:
- F: đòn cân
- E

1
, E
2
: thớt cân
- V
1
V
2
: ốc vặn ở
2 bên đòn cân.
- C
1
,C
2
,C
3
: dao cân
- P: đĩa cân
- A: kim cân
- B: tay hãm
- Đòn cân (F) có cấu tạo vững chắc để chịu được sức nặng khi cân. Ở 2 đầu đòn cân
có ốc vặn để cân bằng 2 quang cân trước khi cân. Trên đòn cân có 3 lưỡi dao: 2 lưỡi ở 2
bên mang quang cân (C
1
, C
2
), 1 lưỡi tựa trên bàn mài nhẵn lắp ở cột cân (C
3
). Khi cần quá
sức cân, đòn cân bị cong, dao cân bị mòn.

- Kim cân (A) gắn giữa đòn cân khi dao động đầu nhọn của kim chạy trên bảng
chia độ. Trên kim cân có một ốc điều chỉnh dao động. Càng kéo ốc lên cao, kim dao động
càng nhiều.
- Đĩa cân (P): làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhẹ có mạ chống rỉ. Đĩa cân được treo
trên quang cân ở 2 đầu đòn cân.
- Tay hãm (B): là một núm vặn gắn ở đế cân khi xoay núm vặn này có tác dụng lấy
thăng bằng 2 bên quang cân, để cân một vật, để cho cân về vị trí nghỉ (tịnh cân). Tránh sự
mòn của dao cân.
- Vít vặn dưới đế cân (D): 2 vít vặn này ở 2 bên phía trước của đế cân. Khi cân ta
phải lấy thăng bằng cho đế cân bằng cách vặn 2 vít vặn đó- 2 quả dọi sẽ nằm trên một
đường thẳng (đối với cân điện: đánh giá bằng bọt nước nằm chính giữa lỗ tròn- ở mặt trên
của cân điện).
18
- Tủ cân: làm bằng hộp kính trong suốt để tránh tác động bên ngoài làm dao động 2
quang cân khi tiến hành cân.
- Hộp quả cân: được xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ.
- Quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
- Lá cân: 500mg- 200mg- 100mg- 50mg- 20mg.
3.2 CÂN CÓ 2 CÁNH TAY ĐÒN KHÔNG BẰNG NHAU:
- Cân điện: cân điện là loại cân chỉ có một đĩa cân. Tuỳ theo nơi sản xuất cân điện
có cấu tạo khác nhau.
- Loại cân điện: có tủ cân bằng kính, 2 cửa ở 2 bên cạnh, bọt nước để chỉnh cân
thăng bằng ở trên nóc tủ cân, có núm điều chỉnh khối lượng khi cân, có màn hình hiện số,
khi cân đạt khối lượng cần xác định.
- Có loại cân điện không có tủ cân, chỉ có bàn cân (đĩa cân).
4. QUY TRÌNH CÂN.
Gồm các bước sau:
4.1 Thăng bằng cân trước khi tiến hành:
Cân bằng cách vặn ốc ở 2 bên dưới đế cân để cho bọt nước trong mặt kính vào
chính giữa lỗ tròn (đối với cân điện). Đối với cân phân tích thì 2 quả dọi ở bàn cân và cột

cân sẽ nằm trên cùng một đường thẳng.
4.2 Kiểm tra dao cân và thớt cân:
Có khớp vào nhau không, quang cân phải đặt đúng vị trí của nó, số lượng qủa cân,
lá cân trong hộp cân phải đủ.
4.3 Xác định độ nhạy của cân.
4.4 Gấp giấy cân đặt vào đĩa cân để lấy thăng bằng
4.5 Các vật định cân để bên trái cân.
4.6 Đặt vật định cân lên đĩa cân bên trái.
4.7 Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải để lấy thăng bằng.
4.8 Tính khối lượng của quả cân.
4.9 Ghi khối lượng của vật đem cân.
4.10 Chuyển vật hoặc lọ hoá chất đã cân sang bên phải cân.
4.11 Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân bằng vải mềm, sắp xếp quả cân theo thứ tự.
5. ĐIỀU KIỆN MỘT CÂN TỐT.
Phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:
5.1 CÂN ĐÚNG:
Khi đặt 2 khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân, lấy thăng bằng. Sau đó ta đổi vật ở 2
đĩa cân cho nhau, cân vẫn thăng bằng (cân đúng là cân có 2 cánh tay đòn tuyệt đối bằng
nhau).
19
5.2 CÂN NHẠY:
Khi cân đã thăng bằng cho vào một bên đĩa cân một khối lượng rất nhỏ thì kim cân
bị lệch đi rõ rệt (muốn cân nhạy, các cạnh dao cân phải sắc, thớt cần phải nhẵn, cứng, đòn
cân, quang cân phải nhẹ).
5.3 CÂN TIN:
Khi xê dịch vị trí của vật định cân trên 2 đĩa cân, đòn cân vẫn thăng bằng (cân tin
thì đòn cân phải cứng, cạnh của dao cân sắc và song song với nhau).
6. CÁC PHÉP CÂN.
6.1 PHÁP CÂN ĐƠN: So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân ở
2 bên cánh tay đòn. Phép cân này kém chính xác vì trọng lượng của 2 bên cánh tay đòn có

thể không bằng nhau.
6.2 PHÉP CÂN KÉP:
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân trên cùng một
cánh tay đòn (dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau phép cân này vẫn đúng, cân vẫn chính
xác).
6.2.1 Cân kép kiểu Boocda (xác định một lượng hoá chất cần có).
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân lấy thăng bằng.
2- Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải.
3- Cho cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng.
4- Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào tới khi thăng bằng.
(Khối lượng hoá chất muốn có bằng khối lượng của quả cân)
6.2.2 Cân kép kiểu Lômônôxôp (khi xác định khối lượng của 1 vật).
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân, lấy thăng bằng.
2- Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn khối lượng ước đoán của vật vào đĩa cân bên
phải.
3- Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
4- Đặt vật cần cân vào đĩa bên phải- rút bớt quả cân ra cho tới khi thăng bằng.
( Khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân rút ra)
7. BẢO QUẢN CÂN:
Để bảo quản cân tốt ta cần phải tuân theo các quy định sau:
1- Đặt cân ở một bàn riêng, bằng phẳng, cao ráo, đủ ánh sáng, tránh gió làm ảnh
hưởng đến việc cân.
2- Khi di chuyển cân phải tháo quang cân, đòn cân ra (rất hạn chế việc di chuyển).
3- Không cân nặng quá sức của cân (thường sức cân được ghi trên cán cân)
4- Không cân vật quá nóng hoặc quá lạnh
20
5- Khi cân phải lót giấy cân vào đĩa cân (cân các chất lỏng, cân xút viên (NaOH)
phải cho vào chén cân.
6- Khi cân không tỳ tay lên bàn cân, để tránh rung bàn cân làm sai lệch vị trí thẳng
đứng của cân.

7- Lau chùi cân nhẹ nhàng bằng vải mềm
8- Không bôi dầu mỡ vào cân
9- Đặt cân vào trong hòm kín có chất chống ấm (Silicagen)
10- Thường xuyên kiểm tra quả cân, lá cân và xếp theo thứ tự, lau khô, sạch, phải
dùng kẹp để gắp quả cân (không dùng tay).
11- Khi mở cân chỉ mở 2 bên cánh cửa cân
12- Khi cân có sai lệch phải báo cáo thợ sửa chữa không được tự ý sửa chữa.
LƯỢNG GIÁ
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1. Viết các đơn vị cân thường dùng trong phòng xét nghiệm- cách chuyển đổi đơn vị đó.
2. Mô tả các loại quả cân dùng cho cân thường, cân phân tích.
3. Mô tả các loại cân đĩa, cân quang, cân điện
4. Mô tả cân phân tích
5. Trình bày quy trình cân.
6. Nêu điều kiện của một cân tốt. Trình bày các phép cân.
7. Trình bày cách bảo quản cân.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
8. Có thể cân một vật quá nóng hoặc quá lạnh
9. Cân đặt gần máy ly tâm
10. Dùng khăn ướt để lau quả cân
11. Có thể bôi dầu mỡ vào cân
12. Cân đĩa có độ chính xác nhất
13. Cân đơn là chính xác nhất
14. Cân kép Boocda để xác định khối lượng một vật.
TỔ CHỨC THỰC HÀNH
(2 BUỔI)
Buổi 1(4h): Chỉ các bộ phận của cân- cân đơn.
21

Tự đánh giá

TT Các bước
Điểm
chuẩn
Đạt
Không
đạt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chỉ các bộ phận của cân
Thăng bằng đế cân (vặn 2 ốc ở dưới đế cân)
Kiểm tra dao cân, quang cân đúng vị trí
Kiểm tra hộp quả cân
Xác định độ nhạy của cân- lấy thăng bằng cân
Gấp giấy cân đặt lên đĩa cân- lấy thăng bằng
Để các vật định cân sang bên trái cân- đặt nó lên đĩa
cân bên trái
Đặt quả cân sang đĩa cân bên phải- lấy thăng bằng
Tính khối lượng của quả cân- ghi khối lượng của vật
định cân
Xếp quả cân vào hộp theo thứ tự - chuyển vật đã cân

sang bên phải
Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân (nếu bị
dính hoá chất)
Tác phong: đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời gian
(15- 20 phút), cẩn thận chính xác.
1,5
0,5
0,5
0,5
1
1
0,5
0,5
1
1
1
1
Tổng cộng 10
Buổi 2: Cân kép (Boocda, Lômônôxôp), kiểm tra.
Tự đánh giá
TT Các bước
Điểm
chuẩn
Đạt
Không
đạt
1
2
3
4

5
6
Thăng bằng đế cân (vặn 2 ốc ở dưới để cân)
Kiểm tra dao cân, quang cân đúng vị trí
Kiểm tra hộp quả cân- xác định độ nhạy- lấy thăng bằng
cân
Gấp giấy cân đặt lên đĩa cân- lấy thăng bằng
Cân Boocda (cân một lượng hoá chất)
Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải
Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
22
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào cho đến khi thăng bằng
Cân Lômônôxôp (xác định khối lượng một vật).
Gấp giấy cân đặt lên đĩa cân để lấy thăng bằng
Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn vật định cân vào đĩa

cân bên phải.
Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
Đặt vật định cân vào đĩa cân bên phải
Rút dần quả cân ra cho đến khi cân bằng
Tính khối lượng của vật (bằng khối lượng của quả cân rút
ra)
Xếp quả cân vào hộp theo thứ tự, để cân về vị trí nghỉ -
lau chùi cân
Tác phong: đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời gian
(30- 35 phút), cẩn thận, chính xác.
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
1
1,5
1
Tổng cộng 10
- Lượng giá: thang điểm dựa vào phiếu kỹ thuật.
- Phương pháp: thuyết trình tích cực- hướng dẫn kèm cặp.
23
TỦ LẠNH
MỤC TIÊU :
1. Mô tả đúng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành tủ lạnh và cách bảo quản tủ lạnh.
3. Thao tác đúng quy trình vận hành tủ lạnh.
NỘI DUNG:
Tủ lạnh là phương tiện cần thiết cho một phòng xét nghiệm để bảo quản môi

trường, sinh phẩm, các chủng vi khuẩn, các kit hoá chất xét nghiệm, các dung dịch mẫu….
1. CẤU TẠO:
Tủ lạnh có các bộ phận sau:
1.1 VỎ TỦ:
Làm bằng kim loại hay nhựa, ở giữa có một lớp cách nhiệt.
1.2 KHOANG TỦ:
Tủ lạnh chia làm 2 khoang:
1.2.1 Ngăn trên (ngăn đá):
- Có loại tủ có cánh cửa riêng ngăn đá chứa bộ phận bốc hơi (giàn lạnh). Dùng để
dung dịch mẫu, để đá.
1.2.2 Ngăn dưới:
Chia làm nhiều ngăn bằng các vỉ sắt hoặc vỉ nhựa. Dùng để bảo quản sinh phẩm,
môi trường, các chủng vi khuẩn, kit hoá chất, một số loại thuốc thử.
1.2.3 Cửa tủ:
Làm bằng nhựa, xung quanh cửa tủ có nhiều lớp nhựa mềm xốp có tác dụng đóng
khít cửa tủ. Ở giữa có lớp cách nhiệt.
1.2.4 Bộ phận bốc hơi (giàn lạnh):
Chứa các ống sinh hàn kín, bên trong chứa các chất sinh hàn ở thể khí như amoniac
etylclorua, freon 12, freon 22……tuỳ theo các chất sinh hàn mà khả năng làm lạnh khác
nhau.
1.2.5 Bộ phận ngưng tụ (giàn nóng):
Nằm phía sau tủ, nó chứa các chất sinh hàn ở thể lỏng.
1.2.6 Máy nén (Block):
Nằm ở đáy tủ, khi máy nén hoạt động phải tiêu thụ một nguồn điện lớn (150- 200W)
1.2.7 Bộ phận điều chỉnh:
24
Nằm ở trong tủ, phía dưới của ngăn đá góc bên phải. Gồm có núm điều chỉnh nhiệt độ
và có đèn báo sáng khi mở tủ.
2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG.
- Khi máy nén hoạt động, hút các chất sinh hàn ở thể khí đẩy mạnh lên giàn nóng

làm cho áp suất ở đây tăng lên 7- 8 atmotphe.
- Chất sinh hàn ở thể khí dưới tác dụng của áp suất cao ngưng tụ lại ở giàn nóng
thành thể lỏng. Quá trình ngưng tụ chất sinh hàn toả nhiệt cho bộ phận ngưng tụ nóng lên.
Ta gọi là giàn nóng.
- Chất sinh hàn ở thể lỏng qua van tiết lưu tới bộ phận bốc hơi. Do thể tích ở bộ
phận bốc hơi cao hơn và khi đi qua van tiết lưu hẹp làm cho áp suất ở bộ phận bốc hơi
giảm xuống 1- 2 atmôtphe, chất sinh hàn ở thể lỏng bốc hơi. Quá trình bốc hơi chất sinh
hàn thu nhiệt làm cho nhiệt độ giảm xuống. Ta gọi là giàn lạnh.
- Chất sinh hàn ở thể khí lại được nén, hút và đẩy lên bộ phận ngưng tụ, cứ như vậy
tiếp tục một chu trình khép kín.
3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH.
3.1 Mở tủ lạnh: Xếp các nguyên liệu cần lưu ý giữ vào các ngăn phù hợp (ngăn đá phải để
nước)
3.2 Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về số cần thiết (từ -8
0
C đến -16
0
C )
3.3 Đóng chặt cửa- cắm phích điện.
3.4 Khi lấy các nguyên liệu ra khỏi tủ phải ngắt điện
3.5 Khi lấy đá ra phải ngắt điện, mở tủ một lúc mới lấy.
4. BẢO QUẢN.
1- Tủ lạnh nên kê ở góc phòng, không kê sát tường
2- Đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh đúng điện thế, công suất
3- Buồng sinh hàn (ngăn đá) luôn có khay chứa nước- không được để nước nóng
vào ngăn đá
4- Khi có nhiều đá phải rút phích điện, mở cửa tủ để cho đá chảy ra, lấy hết đá, lau
chùi tủ (định kỳ vệ sinh tủ)
5- Không nên để nhiều thứ vào tủ lạnh làm quá công suất của tủ
6- Tuyệt đối không mở cửa tủ lạnh tuỳ tiện để đảm bảo cho tủ hoạt động bình

thường và bảo quản các nguyên liệu trong tủ
7- Tránh dùng vật nhọn để cậy lấy đá- phải chờ cho nước đá tự chảy ra để lấy đá
được dễ dàng ( nên dùng khay nhựa đựng đá)
8- Muốn di chuyển tủ lạnh phải ở tư thế thẳng đứng.
LƯỢNG GIÁ:
25

×