Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.17 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3
MÔN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Đề tài:
Giảng viên: Th.s Nguyễn Đắc Thanh
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Hằng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2012
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1
I. Tên hoạt động
QUÊ HƯƠNG BA MIỀN
II. Mục tiêu hoạt động
Sau khi tham gia hoạt động học sinh có kỹ năng:
THANH NIÊN VỚI VIỆC
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC
 Về kiến thức
− Mô tả và phân biệt được một vài nét đặc trưng văn hóa của từng vùng dân tộc
Việt Nam.
− Nâng cao hiểu biết của học sinh về bản sắc văn hóa 3 miền của đất nước.
 Về kỹ năng
− Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
− Rèn luyện kỹ năng nói trước công chúng, linh hoạt xử lý vấn đề.
− Rèn luyện sự bản lĩnh, tự tin, quyết đoán…
 Về thái độ
− Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy sự đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt
Nam.
− Có tinh thần đoàn kết nhân ái.
− Tự hào về truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam.
III. Nội dung và hình thức


 Nội dung
Tìm hiểu về bản sắc văn hóa đặc trưng ở ba miền của Việt Nam.
 Hình thức
Bố trí lớp học hình chữ U.
Chia lớp thành 3 đội để thi các vòng thi, có tất cả 3 vòng thi:
− Vòng 1: Thi theo hình thức trắc nghiệm nhằm đánh giá sự hiểu biết của các đội về
văn hóa và những nét đặc trưng của 3 miền ở Việt Nam.
− Vòng 2: Thi theo hình thức liệt kê các câu ca dao dân ca mà nội dung đều có mang tên
một địa danh Việt Nam, hoặc ca ngợi danh lam thắng cảnh, tài nguyên của vùng miền,
của đất nước.
− Vòng 3: Thi theo hình thức ghép lời, hát bài hát và phải trả lời được đó là bài hát gì,
bài hát đó đặc trưng cho miền nào của nước ta.
 Điểm sẽ được tính qua ba vòng thi, đội nào cao điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.
2
IV. Chuẩn bị
− Thời gian: 45 phút.
− Địa điểm: dành cho 1 lớp ở cấp trung học phổ thông, đại diện lớp 12A2 trường
THPT Vĩnh Bình, tỉnh Tiền Giang.
− Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật: Máy chiếu, laptop, loa, micro, bảng, bút, viết,
giấy các loại, phấn, băng keo giấy…
− Phân công nhiệm vụ:
• Chọn 2 học sinh( 1 nam, 1 nữ) dẫn chương trình vòng 1_MC.
− Dự kiến tài chính: 100 nghìn đồng.
V. Tiến hành hoạt động
Thời gian Tiến trình hoạt động Người phụ trách
2 phút Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
− Mở đầu: cho nghe bài hát QUÊ HƯƠNG BA
MIỀN
− Giới thiệu chương trình
− Giới thiệu thành phần tham gia

− Giới thiệu ban giám khảo
− Các đội chơi
Giáo viên
1 phút 30 giây Hoạt động 2:
− Các đội có 30 giây để giới thiệu về đội mình
Các đội chơi
15 phút Hoạt động 3: VÒNG 1
 Thể lệ:
− Có tất cả 10 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi đội chơi
sẽ lần lượt chọn câu hỏi cho đội mình( mỗi
đội có 3 lượt chọn).
− Các đội có 20 giây để suy nghĩ và trả lời sau
khi MC đọc xong câu hỏi và đáp án, nếu sau
20 giây mà đội đó không trả lời được thì sẽ
nhường quyền ưu tiên lại cho 1 đội tiếp theo.
− Mỗi đội chỉ được trả lời 1 lần, nếu trả lời đúng
sẽ được cộng 10 điểm, sai thì sẽ không bị trừ
điểm và quyền ưu tiên sẽ dành cho một đội
khác( trả lời đúng sẽ được 10 điểm và sai thì
không bị trừ điêm).
 Hệ thống câu hỏi:
− Câu 1: Nền văn minh của nước ta được
mệnh danh là nền văn minh:
MC
3
A. Lúa nước B. Nông nghiệp
C. Công nghiệp D. Dịch vụ
 Đáp án : A
− Câu 2: Bạn hãy cho biết Ngày giỗ tổ Hùng
Vương được tổ chức vào thời gian nào?

A. Ngày 03 tháng 10 âm lịch
B. Ngày10 tháng 3 âm lịch
C. Ngày 10 tháng 3 dương lịch
D. Ngày 3 tháng 10 dương lịch
 Đáp án: B
"Dù ai đi ngược vềxuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười
tháng ba".'
Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền
Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả
mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận
hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của
những đồng bào có công cùng các vua Hùng dựng
nước. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng
3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là
ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích
tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công
dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân
và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha
mẹ của các vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một
giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính
thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân
tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền
thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10
tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và
cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội
nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày giỗ tổ
Hùng Vương đã được công nhận là một trong
những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý
"uống nước nhớn guồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng
cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này

cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những
người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007.
− Câu 3: Những di sản nào sau đây của Việt
Nam được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới?
A. Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long,
Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.
B. Quần thể di tích Cố đô Huế, Cồng chiêng
4
Tây Nguyên, Lễ hội Gióng, Phố cổ Hội
An.
C. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,
Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc
cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên.
D. Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long.
 Đáp án: D
− Câu 4: Phở là một món ăn ngon của người
Việt Nam. Bạn có biết phở lần đầu tiên xuất
hiện ở tỉnh nào của nước ta?
A. Nam Định B. Hà Nội
C. Thừa Thiên Huế D. Thái Bình
 Đáp án: A
Phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội
lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi
tiếng như ngày nay.
− Câu 5 : Bạn hãy cho biết quốc hiệu đầu tiên
của nước ta là gì?
A. Âu Lạc B. Đại cổ việt

C. Văn Lang D. Vạn Xuân
 Đáp án: C
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nước ta đã có nhiều
tên gọi khác nhau.
Văn Lang - Âu Lạc - Vạn Xuân - Đại cổViệt - Đại
Việt - Đại Ngu - Đại Việt - Việt Nam - Đại Nam
- Việt Nam.
− Câu 6: Hát ả đào là loại hình nghệ thuật
của miền nào ở nước ta, loại hình nghệ
thuật này còn có tên gọi khác là gì?
A. Ở miền Bắc, hát Quan họ.
B. Ở miền Trung, hát xoan.
C. Ở miền Bắc, ca trù.
D. Ở miền Trung, hát chèo.
 Đáp án: C
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật
truyền thống ở phía Bắc Việt Nam, kết hợp hát cùng
một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ
15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới
quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối
hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm
nhạc.
5
− Câu 7: Hãy cho biết đây là trang phục của
dân tộc nào?
A. Chăm
B. Khơ-me
C. Tày
D. Thái
 Đáp án: D

− Câu 8: Loại hình nghệ thuật cải lương được
hình thành vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỷ 19
B. Cuối thế kỷ 19
C. Đầu thế kỷ 20
D. Cuối thế kỷ 20
 Đáp án: C
− Câu 9: Lễ hội hoa ban là lễ hội của dân tộc
nào và được tổ chức vào tháng mấy?
A. Dân tộc Thái, tháng 2 Âm lịch.
B. Dân tộc Mường, tháng 1 Âm lịch.
C. Dân tộc Tày, tháng 2 Âm lịch.
D. Dân tộc Dao, thánh 1 Âm lịch.
 Đáp án: A
Lễ hội hoa ban: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc
Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên
bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào
tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây
Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa;
ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm
nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui
chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng….
6
− Câu 10: Thịt đông là món ăn không thể
thiếu trên mâm cỗ ngày tết của miền nào?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Nam
 Đáp án: A
 Ý nghĩa vòng chơi thứ nhất:

Để học sinh có thêm những hiểu biết về nét đặc
trưng văn hóa và bản sắc từng vùng miền của
Việt Nam. Đồng thời kích thích sự tìm tòi, học
hỏi các kiến thức về văn hóa, lịch sử của học
sinh. Qua đó trắc nghiệm về kiến thức của các
em và củng cố thêm những gì các em học được.
10 phút Hoạt động 4: VÒNG 2
 Thể lệ:
− Các đội họp lại, cùng thảo luận tìm các câu ca
dao dân ca mà nội dung mang tên một địa danh
ở Việt Nam, hoặc ca ngợi danh lam thắng cảnh,
tài nguyên của vùng miền, của đất nước.
− Các đội ghi kết quả lên giấy A0 và dán lên
bảng, cử người đại diện lên trình bày kết quả.
− Các đội có 5 phút thảo luận và 1 phút để trình
bày.
− Mỗi câu ca dao dân ca đúng yêu cầu và chính
xác sẽ được cộng 10 điểm, sai sẽ không bị trừ
điểm.
 Những câu ca dao dân ca:
− “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
− “Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Giàu nghiêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn”
− “Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm”
− “Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Giáo viên
7
Dập dìu tài tử, dập dìu giai nhân”

− “Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”
− Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
− Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền
− Đường vô xứ Huế( Nghệ) quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Xe hơi đã tới Đèo Ngang
Ấy qua Hà Tĩnh, đường sang Quảng Bình
− Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em đi/(qua) không kịp tội lắm anh ơi!
Bấy lâu ni mang tiếng chịu lời
Dù xa nhau đi nữa cũng tại trời mà xa
− Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
− Bao phen quạ nói với diều
Cù Lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
− Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh
− Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân lại buồn
− Cà Mau hãy đến mà coi
8
Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội lềnh như bánh canh

− Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh thương em cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay
− Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
− Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
− Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà
Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay

 Ý nghĩa vòng chơi thứ 2:
Trang bị thêm cho học sinh những câu ca dao, tục
ngữ , bổ sung vào kiến thức văn học cà cuộc sống
cho các em. Đồng thời biết thêm những địa danh có
gì đặc trưng. Rèn luyện cho các em tinh thần đồng
đội và làm việc nhóm.
15 phút Hoạt động 5: VÒNG 3
 Thể lệ
− Có 3 bài hát đặt trưng cho ba miền được đặt
trong phong thư, mỗi câu trong lời bài hát
được viết trên 1 mẩu giấy và được trộn lẫn
vào nhau, không có tựa đề bài hát.
− Mỗi đội cử lên 1 người bốc 1 bìa thư cho đội
mình.
− Các thành viên trông đội cùng sắp xếp các

mẩu giấy sao cho đúng thứ tự lời bài hát và
thành bài hát hoàn chỉnh, và nêu tên bài hát đó
Giáo viên
9
là gì, ở miền nào của đất nước. Ghép lời bài
hát và ghi kết quả lên giấy A3.
− Sau đó lần lượt các đội lên trình bày bài hát
theo thứ tự đội nào hoàn thành xong sớm nhất,
thứ 2 và cuối cùng.
− Các đội có 5 phút để hoàn thành công việc,
mỗi đội khi lên trình bày sẽ được nghe trước
giai điệu bài hát và sau đó tự hát.
− Đội nào ghép đúng, nêu đúng tên bài hát và
vùng miền của bài hát sẽ được 50 điểm, hát
đúng lời được 80 điểm và đúng giai điệu sẽ
được 100 điểm.
− Mỗi lỗi sai sẽ bị trừ 10 điểm. tùy theo mức độ
sai mà cho điểm.
 Tên và lời 3 bài hát:
Lý mười thương_ dân ca Bắc bộ
Một thương tóc xõa ngang vai,
Hai thương, hai thương đi đứng,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Vẻ người thật là đoan trang
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Ba thương ăn nói có duyên,
Bốn thương, bốn thương mơ mộng
ố tang ố tang tình tang,tình tang tình

ố tang tình tang
Đôi mắt huyền càng nhìn thêm xinh
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Năm thương dáng điệu thanh thanh
Sáu thương, sáu thương nón Huế,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
10
Nửa vành thật là nên thơ,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Bảy thương thiếp cũng mong chờ
Tám thương, tám thương thơ thẩn
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
bên bờ tạc dòng Hương Giang,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Chín thương bến Ngự sang ngang
Mười thương, mười thương tà aó,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
Dịu dàng là bay gió bay,
ố tang ố tang tình tang, tình tang tình,
ố tang tình tang
ố tang tình tang
Giận mà thương_dân ca Trung bộ
Em xa anh nghe câu dân ca
Giận mà thương sao mà da diết thế

Ôi câu ca nặng tình nặng nghĩa
Có lúc nào anh giận em không.
Chứ có lúc nào em giận anh không
Để thương suốt cả ngày em giận
Khi xa nhau đến ngàn vạn dặm
Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm.
11
Em nhớ ngày em nhớ đêm
Giận mà thương cháy lòng em đỏ
Thương mà giận dễ gì đã có
Em chỉ tìm thấy ở mình thôi.
Một nắng hai sương đội trời đạp đất
Bao vất vả bàn tay em lo hết
Bao đổi thay anh chưa thể hiểu
Ôi câu ca rằng giận mà thương, mà thương.
Anh lại đi khắp mọi nẻo đường
Mang câu ca và tình yêu thắm nồng
Khi trở gió anh vẫn ấm
Bởi giận rồi cũng chỉ để thương thêm.
Lý Chim Xanh_dân ca Nam Bộ
Đêm qua mơ thấy anh đang chèo xuồng qua sông,
thăm em qua cầu tre lắc lẻo đường đê gập ghềnh .
Lòng bỗng như buổi chiều tình quê ôi mến yêu .
Duyên tình cây lúa dập sóng, đậm tình quê hương .
Anh vui nghe kể đêm qua nằm mộng thương anh,
anh quên công em mùi hương lúa tình thêm ngọt
ngào .
Dù gian lao nắng mưa sớm chiều tình quê ôi sắt son .
Nuôi tình khôn lớn để nhớ, tình nào hơn em
Em mơ trông thấy anh mang trà rượu cau xanh, sang

em ta tròn duyên số thành hôn vợ chồng .
Bà con vui sớm hôm cuối làng mừng đôi ta sánh
duyên .
12
Đêm nằm mơ thấy ngày ấy, cận kề không xa .
 Ý nghĩa trò chơi cuối:
Cho các em biết thêm những làn điệu đặc trưng của
từng vùng miền. Rèn luyện thêm cho các em tinh
thần đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn
đề. Qua đó phát hiện tài năng âm nhạc của các em.
VI. Kết thúc hoạt động
 Giáo viên nhận xét: thái độ, tinh thần tham gia, khả năng tổ chức và hoạt náo của
các em, sự hiểu biết của các em về các vấn đề liên quan…
 Đánh giá, kết luận và giao nhiệm vụ cho buổi sau.
VII. Tài liệu tham khảo



13

×