Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Tâm lý - Giáo dục
ĐỀ TÀI:
GVHD: TH.S NGUYỄN ĐẮC THANH
SVTH : NGUYỄN THỊ LÝ
LỚP : TÂM LÝ 3
TP.HCM, Ngày 30 tháng 12 năm 2012.
MỤC LỤC
I. Tên hoạt động: An toàn là bạn, tai nạn là thù 3
II. Mục tiêu hoạt động 3
1.1. Về kiến thức: 3
1.2. Về thái độ: 4
1.3. Về kỹ năng, hành vi: 4
III. Nội dung và hình thức 5
i. Nội dung 5
ii. Hình thức 5
IV. Công tác chuẩn bị 6
V. Tiến hành hoạt động 7
VI. Kết thúc ( 4 phút) 10
2
I. Tên hoạt động: An toàn là bạn, tai nạn là thù.
II. Mục tiêu hoạt động
1.1.Về kiến thức:
- Nêu ra và hiểu rõ được nguyên nhân, hậu qủa của tai nạn giao thông và các
biện pháp khắc phục.
- Làm theo luật giao thông.
3
- Nhận biết các loại biển báo giao thông, các yêu cầu, quy định khi tham gia
giao thông.
- Nhận thức đúng và hiểu biết đầy đủ về an toàn giao thông.
1.2.Về thái độ:
- Có thái độ đúng đắn. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toan
giao thông ( đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người, không phóng nhanh vượt
ẩu, đánh võng, đi hàng hai, hàng 3 ).
- Tự giác, chủ động chấp hành an toàn giao thông vì xã hội, gia đình và bản
thân mình.
- Tích cực tham gia thực hiện và tuyên truyền an toàn giao thông cho tất cả
mọi người xung quanh.
- Thông qua các trò chơi giúp các em tác động thêm vào nhận thức và mang
lại niềm vui để các em dễ học, dễ nhớ, dễ hình thành tình cảm, thái độ đúng
đắn trong an toàn giao thông.
- Có thái độ phê phán với các hành vi gây tai nạn.
1.3.Về kỹ năng, hành vi:
- Tập luyện cho học sinh những thói quen tốt như không vượt đèn đỏ, đi
hàng hai, hàng 3, đội nón bảo hiểm…
4
- Thông qua phương pháp giao việc và sử dụng phương pháp khen thưởng,
rèn luyện giúp cho học sinh hình thành hành vi, thói quen thực hiện an toàn
giao thông và kích thích các hoạt động tốt phát triển và vận dụng vào trong
cuộc sống hàng ngày.
- Hình thành hành vi và thói quen đúng đắn.
III. Nội dung và hình thức
i. Nội dung
- Cho học sinh cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân, hậu quả, biện pháp
liên quan tới vấn đề giao thông từ đó ý thức và chấp hành tốt an toàn giao
thông để không gây tai nạn : đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hai, hàng ba,
lạng lách, đánh võng, đi xe phân phối lớn…
- Biết và nhớ được hình và công dụng của các loại biển báo để giúp ích cho
việc an toàn khi lưu thông trên đường.
- Bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của mình về vấn đề giao thông.
- Cho các em trực tiếp tham gia để được trải nghiệm.
ii. Hình thức
- Tổ chức các trò chơi nhận thức( làm việc nhóm, tập thể, cá nhân, đóng
kịch, thi vẽ ) trong lớp học. Xếp bàn chữ U.
5
- Sử dụng các phương pháp tác động vào ý thức: giảng giải, đàm thoại; hình
thành hành vi, thói quen: giao việc, rèn luyện, tập luyện; kích thích hoạt
động: phương pháp khen thưởng
IV. Công tác chuẩn bị
- Thời gian: 45 phút.
- Địa điểm : trường trung học phổ thông Sông ray, Cẩm mỹ, Đồng nai, đối
tượng học sinh lớp 12, sĩ số khoảng 40 em.
- Phương tiện: máy chiếu, micro.
Phân công nhiệm vụ
- Giáo viên: thiết kế các trò chơi, chia lớp thành các nhóm, chuẩn bị giấy A0,
bút lông, các biển báo, vẽ bản đồ đường để các em lắp ghép vào, kéo, hồ
dán, các loại giấy màu đa dạng để các em thiết kế, các sợi dây, các phần quà,
nhạc trò chơi.
- Học sinh: về xem lại kiến thức về giao thông, xem lại các biển báo đã học
và hay gặp trên đường, tên gọi và công dụng; chuẩn bị tiết mục đóng kịch
ngắn về chủ đề an toàn giao thông, thông điệp muốn gửi đến mọi người.
Ngoài ra trang trí lớp học cho sinh động.
6
V. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: giáo viên cho học sinh tham gia chơi trò chơi nhận thức “đèn
xanh - đèn đỏ” , thời gian 3 phút.
Cách chơi: khi giáo viên hô “ đèn xanh” thì các em được phép
tự do di chuyển, khi giáo viên hô “ đèn đỏ” thì các em sẽ đứng
yên và giữ nguyên tư thế đó.
Luật chơi: bạn nào cử động lúc đèn đang đỏ là bị loại và sẽ bị
xử phạt sau đó. Các bạn còn lại sau 5 lượt sẽ được nhận quà
trên sân khấu.
Giáo viên sẽ dẫn nhập vào chủ đề: hiện nay có rất nhiều điều kiện, cơ hội
cho mọi người hiểu biết về an toàn giao thông nhưng tai nạn giao thông vẫn
còn xảy ra thường xuyên, và là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Vậy
làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
thông qua:
Hoạt động 2 mang tên: Chia sẻ hiểu biết an toàn giao thông.( 10 phút)
Giáo viên sẽ chia lớp thành 3 đội chơi theo vị trí ngồi chữ U, mỗi đội sẽ
chọn và giới thiệu về tên của đội mình, ấn tượng sẽ được cộng điểm.
Giáo viên phát giấy rô-ki, bút lông cho mỗi đội cùng thảo luận 3 vấn đề
sau: những nguyên nhân gây ra tai nạn? Hậu quả sẽ ra sao? ảnh hưởng
7
như thế nào? Đề xuất một số biện pháp góp phần thực hiện an toàn giao
thông?
Cách chơi: Đội nào mang lên nhanh, đầy đủ ý, không trùng lặp nhiều
với ý của đội khác và trình bày cô đọng, xúc tích sẽ là đội chiến thắng.
Công bố đội thắng cuộc.
Sau khi các đội trình bày xong, giáo viên tóm lại các ý chính như: do nhận
thức chưa đầy đủ và chưa có thái độ đúng đắn, do cơ sở hạ tầng không tốt để
lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ bản thân mình mà
còn cho người khác. Có rất nhiều biện pháp như : đội nón bảo hiểm, không
đi hàng hai, ba; học sinh chưa đủ tuổi không đi xe phân phối lớn => để tác
động vào ý thức của các em vì nó rất gần gũi với học sinh.
Để xem chúng ta sẽ vận dụng chúng như thế nào, ta sẽ sang tiếp hoạt động 3
mang tên:
Hoạt động 3: Vận dụng ( 20 phút). Hình thức chơi theo đội đã chia.
Bao gồm các trò chơi sau:
Đầu tiên là vẽ biển báo. Mỗi đội sẽ vẽ 5 loại biển báo giao thông mà các
em biết, nêu tên và công dụng của chúng. Đội nào vẽ đẹp, rõ ràng,
nhanh và trình bày hình vẽ đúng với công dụng biển báo sẽ là đội thắng
cuộc => giúp các em nhớ và hiểu rõ công dụng của các biển báo.(5
phút)
8
Công bố đội thắng cuộc.
Tiếp theo là trò chơi đóng kịch ngắn đã được chuẩn bị do giáo viên giao
nhiệm vụ về nhà cho học sinh và gửi thông điệp tới mọi người, đội nào
diễn hay, thông điệp ý nghĩa, hợp chủ đề an toàn giao thông sẽ giành
chiến thắng.(10 phút) => tác động tới tình cảm, thái độ của các em.
Công bố đội thắng cuộc.
Cuối cùng là trò chơi con đường đến trường, vòng thi này yêu cầu các
em sẽ đặt những biển báo giáo viên đang cầm vào bản đồ đường đi, có
thể sẽ có ổ gà, đèn đỏ, cấm rẽ trái, phải nhiệm vụ của các em là đặt
đúng biển báo để con đường đến trường được an toàn cho học sinh, đội
nào nhanh và đặt đúng sẽ là đội thắng cuộc.( 5 phút)=> giúp cho các em
rèn luyện khả năng quan sát, áp dụng những điều đã học trên lý thuyết
vào trong thực tế, gây hứng thú và tình cảm cho các em để sau này khi
đi ngoài đường thấy các biển báo các em sẽ nhớ, hiểu hơn và có những
hành vi phù hợp.
Hoạt động 4 mang tên “ vui để học, học để vui” ( 8 phút) : cho các em chơi
trò chơi để giảm căng thẳng và mục đích vui là chính, gồm 2 trò chơi là: đỗ
xe an toàn và thời trang nón bảo hiểm.
Cách chơi đỗ xe an toàn như sau: các em xếp thành vòng tròn đứng
quanh 1 vòng ghế, số ghế ít hơn số người tham dự, nhạc nổi lên các em
9
sẽ đi theo vòng, khi nhạc rứt các em phải nhanh chóng tìm một ghế để
ngồi xuống.
Luật chơi: không được xô đẩy nhau, không được giành ghế đã có người
ngồi. Em nào không tìm được bãi xe sẽ bị loại, em nào còn lại cuối cùng sẽ
chiến thắng.
Cách chơi thời trang nón bảo hiểm: 3 đội khi có lệnh bắt đầu của giáo
viên sẽ sử dụng các vật dụng có thể và sự sáng tạo của tập thể để thiết kế
ra chiếc nón bảo hiểm, có ý nghĩa, đẹp mắt nhất sẽ thắng cuộc.
VI. Kết thúc ( 4 phút)
Công bố đội thắng cuộc trong các phần chơi và trao phần quà cho 3 đội
nhất, nhì, ba.
Chốt lại kiến thức và giao nhiệm vụ về nhà cho các em: Quan sát trong
một tuần và kể ra được những hành vi chấp hành an toàn giao thông của
mọi người xung quanh và ngay cả bản thân mình, kể được nhiều sẽ được
khen thưởng, bản thân làm nhiều, kêu gọi mọi người tham gia sẽ được
tuyên dương trước lớp và có phần thưởng.=> phương pháp giao việc,
rèn luyện, thi đua, tuyên dương để hình thành và kích thích hành vi, thói
quen tốt.
10
11