UBND TỈNH QUẢNG NGÃI VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG CÂY SA NHÂN TÍM
(Amomum longiligulare T.L. Wu) Ở MIỀN NÚI
TỈNH QUẢNG NGÃI
Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi
Cơ quan chủ trì: Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thanh Phương
Quy Nhơn, tháng 12/2011
1
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG CÂY SA NHÂN TÍM
(Amomum longiligulare T.L. Wu) Ở MIỀN NÚI
TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
TS. Nguyễn Thanh Phương
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CƠ QUAN QUẢ LÝ ĐỀ TÀI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Đào Minh Hường
Quy Nhơn, tháng 12/2011
2
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Đơn vị công tác Ký xác nhận
1 TS. Nguyễn Thanh Phương
Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB
2 KS. Nguyễn Quốc Hải
Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB
3
KS. Lê Văn Ninh Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ
4
KS. Trần Thị Diễm
Phương
Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ
3
MỞ ĐẦU
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 513.760 ha. Diện tích rừng và đất rừng là
391.192 ha, chiếm gần 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh. Đất ở vùng núi còn rừng phần lớn là
đất đỏ, tầng canh tác dày, màu mỡ, thích hợp với sa nhân. Huyện Ba Tơ có diện tích tự
nhiên 113.235 ha, có hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 22% diện tích toàn tỉnh. Đặc
điểm khí hậu và đất đai của huyện Ba Tơ nói riêng và một số huyện miền núi của tỉnh
Quảng Ngãi tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Sa nhân.
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi (đặc biệt là Ba Tơ), Sa nhân phân bố tự
nhiên dưới tán rừng tự nhiên, người dân tự hái nhưng chưa nắm được kỹ thuật nhân giống,
trồng, thu hoạch, bảo quản nên sa nhân giảm về diện tích cũng như tỷ lệ hao hụt và chất
lượng sản phẩm thấp. Chưa có một nghiên cứu về nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế cây
Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan
chưa nghiên cứu giải quyết một cách toàn diện về gieo ươm, trồng, thu hoạch, chế biến, bảo
quản, phân tích dược tính của hạt và quả Sa nhân tím
Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và vườn rừng trên địa bàn một số huyện miền núi
tỉnh Quảng Ngãi rất lớn và hầu hết là đất dốc nên cần nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng
Sa nhân tím đến môi trường đất;
Từ những tồn tại và lợi thế nêu trên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải
Nam Trung Bộ sẽ giải quyết những nội dung công việc với mục tiêu xây dựng hướng dẫn
kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản Sa nhân tím trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo nguồn dược liệu, sử dụng đất bền vững và góp phần tăng thu
nhập cho nông dân.
Đề tài thành công rất cao vì: (i) Một số vùng núi tỉnh Quảng Ngãi có phân bố tự
nhiên cây Sa nhân tím, đặc biệt là huyện miền núi Ba Tơ, phát triển cây Sa nhân tím tại địa
bàn huyện là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh. Khả
năng nhân rộng kết quả nghiên cứu vào sản xuất rất cao; (ii) Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề
tài đã nắm được khoa học công nghệ của cây Sa nhân, có kinh nghiệm trong việc thực hiện
các đề tài nghiên cứu.
Khi đề tài thành công thì đạt được những vấn đề như sau: (i) Có hướng dẫn kỹ thuật
nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản của cây Sa nhân tím; (ii) Kết
quả nghiên cứu của đề tài dễ áp dụng, phù hợp với trình độ và điều kiện kinh tế - xã hội của
nông dân vùng núi (đặc biệt là nông dân người dân tộc); (iii) Bảo vệ và phát triển cây Sa
nhân tím, có thêm loại cây trồng mới, tăng tính đa dạng cây trồng cho ngành nông nghiệp,
ngành dược liệu tỉnh Quảng Ngãi; (iv) Góp phần hạn chế thoái hóa đất, hoang mạc hóa, tiến
tới canh tác bền vững cho vùng đất dốc; (v) Không cạnh tranh đất đai với loại cây trồng khác,
chỉ tận dụng đất dưới tán rừng tự nhiên, tán rừng trồng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện
tích, góp phần tăng thu nhập của người dân vùng núi rừng; (vi) Cung cấp nguồn nguyên
liệu quý cho ngành dược, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm , tạo công ăn việc làm, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc trên nên thực hiện đề tài: “Nghiên cứu gây
trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi”
là hết sức cần thiết.
4
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) ở miền núi
tỉnh Quảng Ngãi
2. Cơ quan chủ trì:
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ
3. Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Thanh Phương
4. Thời gian thực hiện:
36 tháng (tháng 6/2008 – 6/2011)
4. MỤC TIÊU
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của Sa nhân tím, xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sa nhân tím trên địa bàn miền
núi tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo nguồn dược liệu, sử dụng đất bền vững và góp phần tăng thu
nhập cho nông dân.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM
5.1. Nội dung 1. Điều tra tình hình sản xuất, thu hái, chế biến và thu mua Sa nhân trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Quy mô điều tra: 6 huyện x 3 xã/ huyện x 50 phiếu/ xã = 900 phiếu.
- Địa điểm điều tra: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà.
5.2. Nội dung 2. Nghiên cứu, thử nghiệm nhân giống vô tính (tách chồi từ gốc cây mẹ)
và nhân giống hữu tính (gieo ươm từ hạt) cây Sa nhân tím
- Quy mô: 2.000 cây/ năm x 3 năm = 6.000 cây (3.000 cây giống vô tính, 3.000 cây
giống hữu tính]
- Địa điểm: huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng, phát triển cây
Sa nhân tím dưới tán rừng trồng và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh
- Công thức: C1: độ tàn che 0,1
C2: độ tàn che 0,3
C3: độ tàn che 0,5
C4: độ tàn che 0,7
- Mật độ trồng: 2.500 cây/ha
- Nội dung đánh giá: Sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây Sa nhân tím trong các
công thức thí nghiệm.
- Quy mô: 4.000 m
2
(2.000 m
2
/ loại rừng x 2 loại)
- Địa điểm: xã Ba Cung và Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5
5.4. Nội dung 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển
cây Sa nhân tím dưới tán rừng trồng và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh
- Công thức: M1 (2.000 cây/ha) [Cự ly: hàng 2,00 m; cây 2,50 m]
M2 (2.500 cây/ha) [Cự ly: hàng 2,00 m; cây 2,00 m]
M3 (3.000 cây/ha) [Cự ly: hàng 2,00 m; cây 1,67 m]
M4 (3.500 cây/ha) [Cự ly: hàng 2,00 m; cây 1,43 m]
M5 (4.000 cây/ha) [Cự ly: hàng 2,00 m; cây 1,25 m]
- Nội dung đánh giá: Sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây Sa nhân tím trong các
công thức thí nghiệm.
- Quy mô: 4.000 m
2
(2.000 m
2
/ loại rừng x 2 loại).
- Địa điểm: xã Ba Cung và Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
* Vị trí và trạng thái rừng bố trí thí nghiệm:
+ Rừng trồng: tại Khoảnh 5, Tiểu khu 378 thuộc xã Ba Cung (rừng Thông 20
năm tuổi), độ cao so với mặt nước biển là 130 m;
+ Rừng tự nhiên: tại Khoảnh 2, Tiểu khu 406 thuộc xã Ba Trang (rừng tự
nhiên, trạng thái rừng IIIA1), độ cao so với mặt nước biển là 500 m.
5.5. Nội dung 5. Nghiên cứu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản Sa nhân tím
- Quy mô: 2 vụ quả vào năm 2009 và 2010.
- Địa điểm: huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5.6. Nội dung 6. Đánh giá chất lượng sản phẩm (hàm lượng tinh dầu) của hạt Sa nhân
tím trong thí nghiệm và Sa nhân tím thu hái tự nhiên
- Quy mô: Số lượng mẫu phân tích là 5 mẫu/ vụ x 2 vụ = 10 mẫu (2 vụ quả vào năm 2009
và 2010).
- Địa điểm: huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; Quy Nhơn và Hà Nội.
5.7. Nội dung 7. Chuyển giao kỹ thuật, khuyến cáo nhân rộng mô hình trồng, chăm sóc,
thu hoạch, chế biến, bảo quản Sa nhân tím
- Nội dung: 1 hội thảo khoa học chuyên ngành và 2 hội nghị đầu bờ.
- Địa điểm: Tại Quảng Ngãi; huyện Ba Tơ.
- Quy mô: 30 người tham gia hội thảo và 100 người tham gia hội nghị đầu bờ (50 người/
hội nghị).
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY SA NHÂN
1.1. Đặc điểm của cây Sa nhân
1.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây Sa nhân thuộc họ gừng, là một loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành
khóm. Cây cao 1,5 - 2m, lá màu xanh đậm, dài 25-35cm, rộng 10-15cm, mặt nhẵn. Thân
ngầm và rễ mọc tập trung, ở tầng đất mặt 0-15cm, phát triển theo mặt nằm ngang, không ăn
sâu. Hàng năm mỗi bụi sa nhân sinh ra khoảng 3-5 “tia thân ngầm” nằm sâu từ 1-2cm dưới
mặt đất. Các tia này xuyên sâu vào đất rồi trồi lên mặt đất để tạo thành một cây Sa nhân
mới. Hàng năm từ tháng 7-10, từ các đốt thân ngầm dưới mặt đất mọc lên những chồi hoa.
Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ có 4-8 hoa, cuống hoa dài từ 7-10cm, hoa lưỡng
tính, đài 3 nối liền nhau, tràng 3 cánh hình ống, nhị đực 3, trong đó có 2 nhị bị thoái hóa, tỷ
lệ đậu quả < 30%. Quả hình cầu hay hình bầu dục, mặt ngoài vỏ màu nâu, có gai, trong có
nhiều hạt, hạt phần lớn là hình có cạnh màu nâu đỏ đến màu đen, sau khi đập dập có mùi
thơm. Rễ chùm phần lớn phân bố ở lớp đất mặt trong phạm vi 20cm. Độ tàn che của thảm
tươi Sa nhân dưới tán rừng tương đối dày đặc, có thể dùng che phủ đất tốt.
Nhìn hình dáng bề ngoài rất khó xác định được các loài Sa nhân khác nhau. Thường
người ta phân biệt chúng qua đặc điểm của hoa, quả và hạt. Sa nhân tím (Amomum
longiligulare T.L.Wu), có hoa màu trắng, có mép vàng. Quả hình cầu, màu tím mốc. Một
năm cho 2 vụ quả: hè, đông. Hạt có 3 cạnh tù, có gân đều. Khối hạt hình cầu hơi dẹt hai
đầu.
1.1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh thái
Sa nhân là cây nhiệt đới, nhiệt độ bình quân hàng năm 22-28
0
C là thích nghi cho cây
sinh trưởng tốt, nhiệt độ 16-18
0
C cây phát triển kém, song khả năng chịu lạnh của cây sa
nhân khỏe hơn các cây nhiệt dới khác, có thể chịu được nhiệt độ từ 1-3
0
C trong thời gian
ngắn.
Là cây chịu bóng, thích râm mát, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng có độ
tàn che 0,5-0,6; độ ánh sáng tốt nhất là 50%, nếu quá râm thì cây Sa nhân mọc rậm rạp, ít
ra hoa kết quả, thậm chí không ra hoa kết quả. Sa nhân mọc hoang dại trong rừng, vì độ
khép tán của rừng quá lớn nên cây ít ra hoa kết quả. Còn cây mọc ở rìa rừng, ánh sáng
chiếu xuống tương đối nhiều, cây tuy thấp nhưng đậu quả rất nhiều. Dưới ánh sáng trực
xạ, cây sinh trưởng kém, lá bị vàng úa.
7
Sa nhân đòi hỏi nước rất nghiêm ngặt, lượng mưa hàng năm từ 1.800-2.500mm, độ
ẩm bình quân hàng năm trên 80%. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả nếu gặp độ ẩm không khí
cao thì tỷ lệ đậu quả cao, ngược lại nếu bị mưa dầm thì làm cho hoa bị thối nên tỷ lệ đậu
quả thấp, nếu gặp khô hạn thì làm cho hoa khô héo, quả lép nên sản lượng giảm.
Sa nhân không đòi hỏi đất đai tốt lắm, đất cát, đất thịt đều có thể trồng được, tốt nhất
là đất cát pha thoát nước tốt, giàu mùn, tơi xốp, lớp đất dưới là đất thịt. Đất sét dễ úng
nước, đất sỏi đá khô cằn, đất mặn, đều không nên trồng Sa nhân. Sa nhân nên trồng trên
đất có độ dốc vừa phải, hướng dốc tốt nhất là hướng Nam hay Đông Nam.
Sa nhân sống dưới tán rừng đặc biệt trong thung lũng và khe núi, có độ ẩm không
khí cao và mát, cây sinh trưởng tốt và cho năng suât cao. Sa nhân có nhu cầu cao về các
chất khoáng dinh dưỡng NPK, đặc biệt là đạm và kali.
Nhìn về toàn bộ điều kiện ngoại cảnh mà Sa nhân đòi hỏi, điều kiện khí hậu đặc biệt
là điều kiện rừng (râm, ẩm, mát, nhiều sương mù) và điều kiện nước, đất và khâu quan
trọng để đảm bảo cho Sa nhân sinh trưởng, phát triển tốt.
1.2. Thực trạng về sản xuất Sa nhân hiện nay
1.2.1. Thực trạng về sản xuất Sa nhân hiện nay tại Việt Nam
Nhóm loài mang tên Sa nhân ở Việt Nam thuộc chi Amomum Roxb. Trên thế giới chi
này có khoảng 100 loài. Mặt hàng Sa nhân thực tế đã được khai thác, thu mua từ nhóm loài
phức tạp kể trên, trong đó phổ biến nhất là 2 loài: Amomum longiligulare T.L. Wu (Sa nhân
tím), A. villosum Lour (Sa nhân đỏ). Loài A. longiligulare T.L. Wu do Nguyễn Chiều thu
mẫu ở Đắc Lắc, mô tả và công bố lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1986. Loài này thường
phân bố tự nhiên ở Phú Thọ, Bình Định, Đắc Lắc, Khánh Hòa.
Theo Nguyễn Ngọc Bách (2006), Việt Nam có 13 giống Sa nhân với trên 100
loài. Sa nhân là một loài thuộc chi Amomum Roxb thuộc họ gừng được Carolus Linaeus
công bố năm 1773. Theo số liệu bổ sung của Index Kawensis thì có tên chính thức trong
chi Amomum có tới 250 loài. Ở Trung Quốc có 31 loài Sa nhân được thống kê và mô tả,
phân bố chủ yếu ở vùng Nam Trung Quốc giáp với Việt Nam và Lào. Các công trình
nghiên cứu về Sa nhân cho rằng rất đa dạng về thành phần loài, giá trị sử dụng thông
qua việc xuất khẩu sản phẩm trong nền kinh tế và có ý nghĩa trong việc đóng góp vào
bảo tồn đa dạng sinh học.
8
Bảng 1.1. Thống kê một số loài mang tên Sa nhân ở Việt Nam
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố
1
Amomum villosum Lour var
T.L Wu
Sa nhân đỏ
Hoà Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Nghệ An
2
A. xanthioides Wall ex Bak
T.Lwu
Sa nhân xanh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Hoà
Bình
3
A. auran tiacum H.T T Sai
S.W.Zhao
Sa nhân đỏ Lai Châu, Sơn La
4 A. longiligulare T.L. Wu Sa nhân tím
Phú Thọ, Phú Yên, Bình Định, Đắc Lắc,
Gia Lai, Quảng Ngãi
5 A. lappaceum Ridl Sa nhân Hoàng Liên Sơn
6 A. ovoideum Gaguep Sa nhân trắng
Hoà Bình, Phú Quốc (Kiên Giang), Ba
Vì (Hà Nội), Thanh Hoá
7
A. echinosphaera K. Schum
(giống A. villosrum)
Sa nhân đỏ Ba Vì (Hà Nội), Thanh Hoá, Phú Yên
8 A. bislorum Jack Sa nhân 2 hoa Đắc Lắc, Quảng Nam, Đà Nẵng
9 A. repoense Pierre Sa nhân Quảng Nam, Đà Nẵng
10 A. vespertilio Gagnep
Sa nhân Thầu dầu
se đất
Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú
Thọ
11 A. schmidtii Gagnep Sa nhân hồi Lai Châu, Sơn La
12 A. thyrsoideum Gagnep Sa nhân hoa thưa Ninh Bình
13 A. repens Sorner Sa nhân; Rễ gấm Lào Cai, Ninh Bình
14 A. davieanum Pierre Sa nhân Lai Châu, SơnLa
15 A. cardamomum Willd Đậu khấu Trung Bộ
(Nguồn: Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, 2002)
Theo Hoàng Xuân Tý, đã tổng kết kinh nghiệm tạo chồi hoa của dân tộc Dao (tại xã
Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) như sau: hàng năm mỗi bụi Sa nhân sinh ra
khoảng 3-5 tia thân ngầm nằm sâu trong đất 1-2 cm. Các tia này xuyên trong lớp đất xốp
khoảng 0,5-1 m rồi trồi lên khỏi mặt đất như một cây măng để tạo thành một cây Sa nhân
mới. Vào vụ xuân, chính các chồi hoa sẽ được hình thành trên các tia thân ngầm này tại
điểm sát gốc cây mẹ, Như vậy, hoa quả Sa nhân bề ngoài coi như mọc từ dưới đất lên và
chùm quả nằm ngay sát mặt đất bên gốc mẹ. Tuy nhiên, chùm hoa và quả được sinh ra từ
thân ngầm chứ không phải từ rễ như thể hiện bề ngoài.
Để Sa nhân có nhiều hoa quả, đồng bào có tập quán dùng các mảnh đá kê các tia
thân ngầm lên khỏi mặt đất khi chúng nhú khỏi gốc cây mẹ 5-10 cm.
Theo tập tính sinh học, sau khi vượt qua các mảnh đá, các tia thân ngầm lại chui
ngầm xuống đất một đoạn dài trước khi trồi lên thành cây mới. Việc kê đá vào thân ngầm
thường làm vào vụ mưa khi có nhiều tia mầm phát sinh. Sang xuân, các tia ngầm có độ tuổi
bánh tẻ và chính tại điểm kê viên đá các chồi hoa sẽ được hình thành và cho nhiều chùm
quả. Các đoạn thân ngầm nằm dưới mặt đất chưa bao giờ quan sát có chồi hoa. Xem xét kỹ
9
các chùm hoa Sa nhân ta chỉ thấy chúng xuất hiện trên các đoạn thân ngầm bị lộ ra ánh
sáng.
Thông thường chỉ một số ít thân ngầm bánh tẻ tạo được chồi hoa nên năng suất Sa
nhân không cao, mặc dù Sa nhân dễ trồng và sinh trưởng nhanh, Nhờ phương pháp kê đá
mà tỷ lệ thân ngầm ra hoa đậu quả đã tăng rõ rệt so với các khóm không tác động.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, nước ta là một trong những trung tâm phân bố các
loài cây thuốc trên thế giới. Theo thống kê của Viện Dược liệu Trung ương (2000), Việt
Nam có 3.648 loài cây thuốc (Phạm Kim Mãn, 2004), chiếm 10% các loài cây thuốc của
toàn thế giới. Theo Lương Văn Tiến (2006) và những số liệu điều tra năm 2005 có thể đưa
ra một số liệu chưa đầy đủ về diện tích trồng và sản lượng của cây Sa nhân trong giai đoạn
1998-2004 như sau:
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích, sản lượng khai thác Sa nhân
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu USD)
1988 20.100 83 -
2000 - 250 0,375
2003 - 450 0,675
2004 24.777 2.661 -
Nguồn: Lương Văn Tiến (2006), Số liệu điều tra năm 2004 – 2005 và số liệu chu kỳ 2, Viện
ĐTQH Rừng
Theo Nguyễn Ngọc Bách (Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, 2006), ở Việt Nam,
trong những năm gần đây Sa nhân đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng 1000
tấn/năm, với giá trị xuất khẩu 8 triệu USD/năm (Niên giám Thống kê năm 2003). Nó đã trở
thành nguồn thu nhập quan trọng trong công việc nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo
đồng thời thay thế xóa bỏ cây thuốc phiện. Gần đây, Sa nhân mới được đặt vấn đề nghiên
cứu bảo vệ tái sinh trồng bán tự nhiên dưới tán rừng nhất là từ khi mô hình kinh tế đồi phát
triển.
Trước đây hàng năm nước ta xuất khẩu được chừng 250-400 tấn. Sa nhân thường
mọc tự nhiên dưới tán rừng, được nhân đan thu hái. Năm 1980, tại tỉnh Phú Thọ, Viện
Khoa học Lâm nghiệp đã trồng Sa nhân dưới tán rừng Mỡ 20 tuổi, có độ tàn che 0,6 trên
diện tích 3 ha, mật độ trồng 10.000 cây/ha. Sau 2 năm, sa nhân bắt đầu cho quả năng suất
quả thu được 35-50 kg khô/ha, giá trị 2-4 triệu đồng/ha.
Tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, có 300 ha rừng gỗ tự nhiên, có nhiều Sa nhân mọc
tự nhiên ở tầng thảm tươi dưới tán rừng, người dân đã biết bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc và
trồng tra dặm thêm, tạo thanh khu rừng có xen Sa nhân dưới tán rừng khá dày đặc. Hàng
năm thu được 2-3 tấn quả khô, bán được 180-270 triệu đồng (1983-1984). Ở huyện Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình nhiều hộ gia đình đã trồng sa nhân dưới tán rừng cho năng suất khá
cao đạt 100-200 kg/ha, trị giá 7-14 triệu đồng/ha. Mô hình ở tỉnh Hòa Bình là trồng trẩu,
xoan, dưới tán trồng Sa nhân với mật độ 10.000 cây/ha, sau 3 năm mỗi bụi cho trên dưới 1
kg quả tươi (0,2-0,3 kg quả khô). Giá bán trên 100.000 đ/kg khô hay 100 triệu đồng/tấn. Sa
nhân cho khai thác quả 7-8 năm mới thay thế.
10
Giá Sa nhân tại các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa trong năm 2007
và những năm gần đây thường ổn định: (i) Giá quả Sa nhân tươi: 7.000-8.000 đ/kg (người
dân thu hái bán cho người thu gom hoặc đại lý tại nhà hoặc tại cửa rừng); (ii) Giá quả Sa
nhân khô: 80.000-100.000 đ/kg (đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2).
Trong 1 – 2 năm gần đây (2010 - 2011), giá quả Sa nhân tươi tại Ba Tơ – Quảng
Ngãi từ 10.000 – 15.000 đ/kg; giá quả Sa nhân khô từ 200.000 – 250.000 đ/kg.
(Thu mua) (Thu gom)
Bán Người + Người
Trung gian 1 Trung gian 2
Thầy lang
(Nguồn: Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, 2002)
Biểu đồ 1.1. Các mối quan hệ trong hệ thống sản xuất và tiêu thụ Sa nhân ở Việt Nam
* Thu hái và chế biến
Sau 2 - 3 năm trồng, cây Sa nhân bắt đầu cho thu quả và có thể thu hoạch trong 5 - 7
năm liền.
Sa nhân thu hoạch vào khoảng tháng 7 - 8 hoặc có thể sớm hơn. Vì thời gian thu
hoạch rất ngắn, mà hái sớm hay hái muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng của sa nhân nên
cần phẩi theo dõi để kịp thời thu hái. Khi vỏ ngoài đã tím thẫm, gai đã thưa, bóc ra thấy róc
vỏ, bóp quả thấy còn cứng, lúc bóc ra hạt hơi có màu vàng, ở giữa mỗi hạt có một chấm
đen hay màu hung hung, nhấm thấy chua và có chất cay nồng là Sa nhân đúng tuổi hái
được. Loại này gọi là Sa nhân hạt cau (loại tốt nhất).
Nếu để quá 5 - 7 ngày mới hái, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết,
đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản vì dễ ẩm mốc, cứ phơi
khô để vài ngày là bị ẩm, hạt rời vụn ra màu đen như cứt gián.
Nhưng nếu vội hái non quá, khi bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm
thấy cay nhưng không chua, gọi là sa nhân non kém giá trị.
Sa nhân hái về phải tải ra phơi khô ngay, nếu không gặp nắng phải dùng củi sấy kịp
thời, tốt nhất là ngày phơi, đêm sấy, chừng 4 - 5 ngày thì khô. Thường 10 kg quả Sa nhân
đầu mùa phơi được 1,8 kg quả Sa nhân vỏ (Sa nhân xác), nếu hái đúng tuổi có khi được
2kg. Nếu sa nhân hái về không kịp phơi khô ngay dễ bị thối nát, ngả màu đen. Khi Sa nhân
khô kiệt rồi mới bóc vỏ, nếu bóc vỏ trước khi phơi sấy thì tinh dầu bốc đi mất, dễ vỡ vụn và
cũng kém giá trị. Mỗi 1 kg quả Sa nhân bóc vỏ được từ 0,7 - 0,8 kg Sa nhân hạt. Tùy theo
thời kỳ thu hái và phơi sấy người ta phân Sa nhân ra thành nhiều loại:
- Sa nhân hạt cau: là loại tốt nhất, có hạt to mẩy, khi hạt khô không bị nhăn nheo, hạt
màu nâu sẫm, cứng, nhấm cay nồng.
11
Thu hái ở rừng
tự nhiên
Trồng
(hộ gia đình)
Chợ
XN dược phẩm
Xuất khẩu
Tiêu thụ
(người tiêu dùng)
- Sa nhân non (Sa nhân loại 2): hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, màu vàng răng
ngựa, nhấm ít cay.
- Sa nhân vụn (Sa nhân loại 3): gồm những hạt Sa nhân đường, non vỡ ra hay không
được phơi sấy đúng cách, còn gọi là Sa nhân cứt gián kém cay.
- Sa nhân đường (Sa nhân loại 4): sờ tay thấy ẩm dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu
đen.
* Về công dụng của quả Sa nhân
Sa nhân là vị thuốc quý, chuyên trị các bệnh đường ruột, đã được sử dụng lâu đời và
là một trong những dược liệu có giá trị xuất khẩu ổn định nhất.
Thành phần hóa học: Trong hạt Sa nhân có 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu: D-
Camphor 33%, Bornyla acetate 26,5%, D-Borneole 19%, D-Limonen 7%, Camphene 7%,
Phelandre 2,3%, Anpha-Phinen 1,8%, Parametoxyetylxinamat 1%, Lianalona, Nerolidola,
Năm 1958, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Bắc Kinh cho thấy trong loài Sa
nhân Amomum villosum Lour có Saponin với tỷ lệ 0,69%.
Phần làm thuốc của cây Sa nhân chủ yếu là quả và hạt, làm thuốc chữa dạ dày. Sa
nhân có vị cay, tính ôi, vào các kinh tỳ có tác dụng hành khí điều trung, hòa vị làm cho tiêu
hóa được dễ dàng. Trị các bệnh đau bụng do lạnh đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu,
tả, lỵ, phụ nữ có thai đau bụng ra máu,… Ngoài ra, hạt Sa nhân còn còn dùng để chiết tinh
dầu làm hương liệu thực phẩm, nước hoa, dầu gội, gia vị,
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), Sa nhân là một vị thuốc kích thích và giúp sự tiêu hóa,
thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi. Về căn bản, Sa nhân mới thấy dùng trong phạm vi
đông y. Theo tài liệu cổ, sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị. Có tác dụng
hành khí, điều trung, hòa vị làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Dùng trong những trường hợp
đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, nhức răng,… Hiện nay, ngoài công dụng như trên,
Sa nhân được xuất sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… dùng làm gia vị.
1.2.2. Thực trạng về sản xuất Sa nhân hiện nay trên thế giới
Sản lượng Sa nhân được sản xuất trung bình hàng năm trên thế giới khoảng 30.000-
35.000 tấn, xuất khẩu trung bình khoảng 23.000 tấn. các quốc gia chính sản xuất Sa nhân
là: Costa Rica, Guatemala, Indonexia, Brazin, Nigieria, Ấn Độ, Thái Lan, Nicaragua, Nam
Phi, Lào, Việt Nam, Nepal,… Trước đây, vào những năm 1980-1990, Ấn Độ là nước sản
xuất và xuất khẩu Sa nhân nhiều nhất thế giới. Sau đó Guatemala vượt lên dần đầu thế giới
về sản lượng, chiếm 55-66% thị phần của thế giới.
Các nước trong khu vực Tây Á tiêu thụ 59% sản lượng Sa nhân trên thế giới, châu
Âu chiếm 30%, Nhật Bản 3%, số còn lại tiêu thụ ở Mỹ và các nước khác.
Mười nước chính nhập khẩu Sa nhân chiếm 80% sa nhân mua bán, trao đổi trên thị
trường thế giới: Arập Xê út (26%), Ấn Độ (19%), Singapore (12%), Pakistan (8%), Trung
Quốc (7%), các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (7%), Bangladet (6%), Hong Kong
(6%), Việt Nam (4%), Jordan (2%).
Việt Nam là nước vừa nhập khẩu vừa là nước xuất khẩu Sa nhân ra thị trường thế
giới. Năm 2000-2003, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất sang Nhật 15,4 tấn, giá trung
bình là 5.500 USD/tấn, tổng doanh thu hàng năm là 84.000 USD. Năm 2002, Việt Nam
12
xuất sang Ả rập Xê út khoảng 11 tấn với giá 8.636 USD/tấn, doanh thu 90.000 USD. Cũng
trong năm này, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1.017 tấn Sa nhân với chi phí 975.000
USD. Trong đó, Indonexia là nhà cung cấp chính với 647 tấn, giá 705 USD/tấn, Hong
Kong: 319 tấn, (giá 1.326 USD/tấn, FOB), Singapore: 51 tấn (giá 1.667 USD/tấn).
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu về cây Sa nhân tím
- Từ năm 1994-1997, Trung tâm Khoa học Kỹ thuật cây trồng Bình Định (nay là
Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB) phối hợp với Viện Dược liệu Trung ương, Công ty
Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định thực hiên đề tài: “Nghiên cứu bảo vệ tái sinh và
trồng thử cây thuốc Sa nhân tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định”. Kết quả đạt
được: (i) Đã phát hiện loài Sa nhân tím có nhiều ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, trong đó có ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh là loài có năng suất cao và dễ
trồng; (ii) Đã xác định ở Bình Định có 5 loài Sa nhân, trong đó Sa nhân tím là loài dễ trồng
cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Sa
nhân tím và đỏ cho thấy Sa nhân tím mọc tự nhiên có 2 vụ quả và gọi là vụ chính - vụ xuân
hè (vì có nhiều hoa quả hơn) và vụ thu đông - mùa trái vụ (có ít hoa quả hơn). Ở loài sa
nhân đỏ không hề có hiện tuợng này; (iii) Khoanh nuôi bảo vệ, trồng dặm Sa nhân dưới tán
rừng thứ sinh bằng cây vô tính tách từ thân rễ cây trong rừng tự nhiên. Nghiên cứu tạo
giống vô tính, hữu tính và trồng thử nghiệm bán tự nhiên đều cho kết quả tốt, đặc biệt là Sa
nhân tím trồng ở khu vực nào cũng đều ra hoa kết quả; (iv) Gieo ươm từ hạt sau 3,5 tháng
tuổi, cây cao từ 10 – 20 cm có 5 - 6 lá thì mang trồng ở dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán các
cây Mít, Keo, Bồ kết, và một số cây bụi khác có độ che bóng 40%. Sau 6 tháng trồng, cây
cao 40 – 60 cm. Trồng từ hạt cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần so với
trồng bằng cây từ hom rễ, sau 6 tháng trồng có 7,25 cây/bụi. Sau 2 năm trồng Sa nhân ra
hoa kết quả.
- Từ năm 1997-2000, Hội Y học cổ truyền tỉnh Ninh Thuận thực hiện đề tài về nghiên
cứu và phát triển cây Sa nhân với 2 nội dung: (i) Nghiên cứu xác định các loài sa nhân tự
nhiên về trữ lượng, chất lượng ở các xã miền núi Ninh Thuận, đã xác định được vùng phân
bố, trữ lượng của 2 loài Sa nhân chính là: Amomum villosum Lour và A. xanthioides Wall.
Sa nhân phân bố tự nhiên ở 8 xã trong huyện Ninh Sơn với diện tích có khả năng cho thu
hoạch là 915 ha trong tổng số1.320 ha Sa nhân mọc tự nhiên; (ii) Xây dựng mô hình trồng
thử nghiệm cây Sa nhân tại xã Phước Thành, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, trồng thử
nghiệm 0,2 ha Sa nhân từ cây vô tính, cây giống được tách từ cây Sa nhân tự nhiên về
tuyển chọn lấy cây có 2 - 3 chồi thì đem trồng. Trồng Sa nhân có bón phân thì sau 2 năm
cây ra hoa kết quả, nếu không bón thì có thể kéo dài 3 - 4 năm. Năm thứ 2 cho thu hoạch
bói năng suất quả tươi 250 kg/ha, năm thứ 3 năng suất 300 kg/ha và bắt đầu có lãi 11 triệu
đồng/ha/năm.
- Từ năm 2000 – 2002, Hội Đông Y tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu, điều tra, khảo sát các dược liệu có trên tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất cơ chế chính sách
phương hướng bảo tồn và phát triển” cho biết: Thị trường tỉnh Quảng Ngãi có trên 200 cơ
sở khám chữa bệnh bằng Đông y. Hàng năm sử dụng từ 70 - 100 tấn dược liệu các loại.
Qua tính toán cho thấy mỗi 1kg dược liệu thu lãi trên 1.000đ/kg. Như vậy một năm cơ sở
chế biến thu mua, phân phối dược liệu có thể thu lợi từ 70-100 triệu đồng. Cây Sa nhân vốn
là cây mọc hoang ở các huyện miền núi trong tỉnh (nhất là ở huyện Ba Tơ). Hàng năm nhu
cầu Sa nhân tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với số lượng tương đối lớn. Để chủ động tạo
ra nguồn Sa nhân ổn định về số lượng và chất lượng, cần thiết phải tổ chức trồng. Trước
13
mắt, lập dự án trồng thí nghiệm cây Sa nhân tím ở vùng núi Quảng Ngãi với qui mô khoảng
1 – 2 ha. Các huyện miền núi có số lượng loài được dùng làm thuốc (kể cả động vật và thực
vật) cũng nhiều nhất (Trà Bồng: 625; Sơn Hà: 611; Ba Tơ: 571; Bình Sơn: 583; Nghĩa
Hành: 555; Minh Long: 552).
- Từ năm 2000-2003, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB phối hợp với Hội Nông
dân Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xây dựng mô hình nhân
giống và trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa". Đề tài đã nghiên cứu nhân
giống thành công cây Sa nhân tím bằng 2 phương pháp: Gieo bằng hạt (sau 10 tháng đạt
tiêu chuẩn đưa đi trồng), bằng chồi (tạo cây con có bầu sau 5 - 6 tháng đạt tiêu chuẩn đem
đi trồng, đạt tỷ lệ xuất vườn 67%). Giống cây Sa nhân tím này được được đem trồng tại 3
mô hình thực nghiệm: Trồng dưới tán rừng điều 3 năm tuổi tại xã Cam An Bắc (Cam
Ranh); trồng dưới tán rừng điều 8 năm tuổi tại xã Khánh Trung (Khánh Vĩnh); trồng dưới
tán rừng thứ sinh nghèo kiệt tại xã Sơn Bình (Khánh Sơn). Kết quả: Sa nhân tím trồng ở
Khánh Vĩnh có tỷ lệ sống cao, sau 2 năm đã khép tán, đảm bảo cho việc che phủ bảo vệ đất
và có tỷ lệ mọc cây mới rất cao (22,5 cây/bụi); Sa nhân tím trồng ở Khánh Sơn sinh trưởng
kém hơn, tỷ lệ mọc cây mới thấp (4,9 chồi/bụi).
- Từ năm 2004 - 2006, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu, xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên". Kết
quả nghiên cứu đã đạt được: Cây Sa nhân tím được trồng dưới tán rừng sinh trưởng phát
triển rất tốt, chỉ sau 2 năm trồng Sa nhân đã ra hoa đậu quả. Năng suất khô sau 2 năm trồng
của mô hình trồng Sa nhân tím dưới tán rừng keo là 45,1 kg/ha và dưới tán rừng tự nhiên là
16,4 kg/ha. Do rừng thứ sinh có độ tàn che còn tương đối lớn nên khả năng đâm tia mọc
cây con và ra hoa đậu quả kém hơn, để nâng cao năng suất cần phát dọn thực bì và chặt bỏ
những cây kém giá trị kinh tế giảm độ tàn che. Còn Sa nhân tím dưới tán vườn cà phê và
vườn nhà vẫn chưa ra hoa kết quả.
- Từ năm 2004-2008, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định phối hợp cùng Sở Y tế
Bình Định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng, thu hoạch bảo quản và
dược tính của loài Sa nhân tím tại Bình Định”. Có một số kết quả như sau: (i) Cây Sa nhân
tím mọc tự nhiên, có mặt hầu hết ở các vùng rừng núi tỉnh Bình Định; tập trung với mật độ
lớn tại các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, Hoài Ân, An Lão và Phù Cát; chất
lượng Sa nhân tự nhiên ở Bình Định có hàm lượng tinh dầu cao, từ 2,95 - 4,26%. (ii) Đã
thử nghiệm 0,2 ha sa nhân tím trồng dưới tán rừng trồng và 0,6 ha trồng dưới tán rừng tự
nhiên đều cho kết quả tốt. Sau 3 năm trồng, cây Sa nhân dưới tán rừng tự nhiên có 75% cây
có hoa và quả. Do phụ thuộc vào tán rừng tự nhiên nên cây Sa nhân ở đây sinh trưởng
không đều vì độ che phủ của tán rừng không đồng đều. Còn mô hình trồng cây Sa nhân
dưới tán rừng trồng sinh trưởng tốt hơn. Sau 3 năm cây bắt đầu cho quả, năng suất khoảng
100-200 kg quả khô/ha/năm. Thông thường cứ 10 kg quả tươi cho 1,5-1,8 kg quả khô, bóc
được 0,7-0,8 kg hạt.
- Từ 2008 – 6/2011, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú
Yên và Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB thực hiện dự án “Phát triển vùng
nguyên liệu cây Sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại huyện
miền núi Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên" với quy mô: 40 ha và kết quả đạt được: (i) Mô hình
gieo ươm cây giống Sa nhân tím với quy mô là 6.000 cây/ 3 năm, đảm bảo số lượng và tiêu
chuẩn cây xuất vườn; (ii) Mô hình trồng Sa nhân tím dưới tán rừng keo với quy mô là 30
14
ha/ 3 năm và năng suất quả khô là 204,4 kg quả khô/ha/năm, lãi ròng bình quân là 30,923
triệu đồng/ ha; tỷ suất lợi nhuận là 1,5 lần; (iii) Mô hình trồng Sa nhân tím dưới tán rừng tự
nhiên với quy mô là 5 ha/ 3 năm và năng suất quả khô là 150,4 kg/ha/năm; lãi ròng là
17,415 triệu đồng/ ha, tỷ suất lợi nhuận là 0,9 lần; (iv) Mô hình khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên Sa nhân tím với quy mô là 5 ha/ 3 năm và năng suất quả khô là 210,3 kg/ha/năm, lãi
ròng bình quân là 36,435 triệu đồng/ ha; tỷ suất lợi nhuận là 2,3 lần; (v) Tỷ lệ che phủ đất
của tán lá cây Sa nhân tím của các mô hình đều tăng theo thời gian sau trồng và sau 24
tháng trồng bề mặt đất đã được che từ 70,0 – 77,1%.
- Từ năm 2007 - 2010, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu gây trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm bảo vệ, phát triển nguồn
gen quý, sử dụng hiệu quả đất dốc và nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng núi”. Kết quả
đã đạt được như sau: (i) Sau 36 tháng trồng, năng suất quả khô Sa nhân tím xuất xứ Bình
Định cao nhất với độ tin cậy 95% (275,3 kg/ha/năm), kế đến Phú Yên, Khánh Hòa, năng
suất thấp nhất là xuất xứ Gia Lai (139,1 kg/ha/năm); (ii) Sa nhân tím sau trồng 36 tháng
dưới tán rừng xoan, năng suất khô tại thí nghiệm phân bón của vụ 1 và vụ 2 của P1RT là
148,7 kg/ha (cao nhất) và thấp nhất là không bón phân chỉ đạt 83,1 kg/ha; trồng dưới tán
rừng tự nhiên với năng suất khô của vụ 1 và 2 của P1TN là 128,5 kg/ha (cao nhất) và thấp
nhất là không bón chỉ đạt 77,8 kg/ha; (iii) Thí nghiệm mật độ trồng sa nhân tím dưới tán
rừng xoan sau 36 tháng, năng suất khô trong vụ 1 và vụ 2 của mật độ 2.000 cây/ha là 73,5
kg/ha (thấp nhất) và cao nhất là 4.000 cây/ha đạt 189,6 kg/ha. Mật độ trồng từ 2.500 –
4.000 cây/ ha cho hiệu quả kinh tế cao; dưới tán rừng tự nhiên, năng suất khô của vụ 1 và
vụ 2 của mật độ 2.000 cây/ha là 66,6 kg/ha (thấp nhất) và cao nhất là 4.000 cây/ha đạt
157,6 kg/ha. Mật độ trồng 3.000 cây/ha cho hiệu quả kinh tế cao.
15
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BA TƠ, TỈNH
QUẢNG NGÃI
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Ba Tơ là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60km về phía
Tây Nam; có toạ độ địa lý được giới hạn từ 14
0
31’57” đến 14
0
53’54” độ vĩ Bắc và
108
0
28’50” đến 108
0
53’50” độ kinh Đông; có chung đường địa giới hành chính với 7 huyện
thuộc 4 tỉnh: Đông giáp huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi; Tây giáp huyện Kon Plông - Kon
Tum; Tây Nam giáp huyện Kbang - Gia Lai; Nam giáp huyện An Lão - Bình Định; Bắc
giáp huyện Sơn Hà, Minh Long, Nghĩa Hành - Quảng Ngãi. Ba Tơ là huyện nằm ở cực Tây
Nam của tỉnh giáp với Tây Nguyên nối liền với Quốc lộ 24.
1.3.1.2. Tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện: 113.669,5 ha; chiếm 22,1 % DTTN
toàn tỉnh. Đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: 103.425,3 ha chiếm 91,0 % tổng DTTN.
Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 6.115,3 ha chiếm 5,4 % tổng DTTN.
Bao gồm: + Đất trồng cây lương thực (lúa, ngô): 2.431,5 ha
+ Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày (mía, sắn, lạc): 2.634,0 ha
+ Đất trồng rau đậu các loại: 768,0 ha
+ Đất trồng cây ăn quả (mít, chuối, dứa, phân tán): 281,8 ha
- Đất lâm nghiệp: 97.278,6 ha chiếm 85,6 % tổng DTTN.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 200 ha chiếm 0,01 % tổng DTTN.
- Đất nông nghiệp khác: 23,2 ha chiếm 0,02 % tổng DTTN.
- Đất phi nông nghiệp: 3.501,2 ha chiếm 3,1 % tổng DTTN.
- Đất chưa sử dụng: 6.743,0 ha chiếm 5,9 % tổng DTTN.
1.3.1.3. Khí hậu, thời tiết
Hàng năm, vào mùa khô có khoảng 50 - 55 ngày gió Tây khô nóng xuất hiện; trong
thời kỳ này nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 40
0
C và độ ẩm thấp dưới 60%. Bão thường xuất
hiện vào các tháng IX, X, XI; trung bình một năm có 1 - 2 cơn bão, năm nhiều nhất có 5
cơn bão.
Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên,
do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, địa hình phức tạp, có độ cao và
độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn bởi các dòng chảy của các con sông lớn khó
khắc phục. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản
xuất nông - lâm nghiệp của huyện nhà.
1.3.1.4. Nông hóa thổ nhưỡng
Được chia làm 3 nhóm đất chính và 10 đơn vị đất với 21 đơn vị đất phụ gồm:
16
- Nhóm đất phù sa - FLUVISOLS (FL): Diện tích 6.218,2 ha chiếm 5,5 % tổng
DTTN. Nhóm đất này có khả năng gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như: Lạc, các
loại đậu, đỗ khác, khoai, các loại rau quả, dưa hấu, mía, bắp, lúa nước,…; do hàm lượng
các chất dinh dưỡng thấp nên nhóm đất này cần đầu tư đầy đủ phân bón các loại cho từng
cây trồng cụ thể, những đất quá chua cần bón vôi để cải tạo.
- Nhóm đất xám - ACRISSOLS (AC): Diện tích 105.554,4 ha chiếm 92,9 % diện
tích tự nhiên, đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phân bố trên các địa hình núi cao, dốc và
ở hầu hết các xã, thị trấn.
- Nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - LEPTOSOLS (LP): Diện tích 1.901,0 ha,
chiếm 1,7 % diện tích tự nhiên, chủ yếu ở xã Ba Trang. Loại đất này xói mòn mạnh, trơ sỏi
đá phân bố ở những nơi thảm thực vật bị phá hủy. Do độ dày tầng đất mỏng và một số khu
vực địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng đất này bị hạn chế lớn chủ yếu đang bị bỏ
hoang hóa. Để hạn chế, ngăn chặn sự xói mòn và phục hồi độ phì nhiêu của đất chỉ nên
dùng mô hình lâm nông kết hợp, lấy cây lâm nghiệp làm mục tiêu chính lâu dài, cây nông
nghiệp là phụ, khôi phục và phát triển Sa nhân dưới tán rừng tự nhiên.
1.3.1.5. Nguồn nước
Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nguồn nước trời và nước của hệ thống Sông Liên,
Sông Re, Sông Tô, Sông Nước Lang, Sông Nước Nẻ,… và hệ thống khe suối phân bố với
mật độ cao. Ngoài ra còn có một số công trình hồ chứa nước như: Hồ Chứa nước Núi
Ngang, hồ Suối Loa, hồ Kon Dung,…
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.1. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, thôn
Được chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó: 19 xã và 01 thị trấn), có 99
thôn và 6 tổ dân phố. Ba Tơ có 14 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135
(GĐI); hiện nay còn 8 xã khu vực III và 12 thôn ĐBKK của 7 xã khu vực II được thụ
hưởng Chương trình 135 (GĐII).
1.3.2.2. Qui mô và tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 ở mức 13,7%
(trong đó: Nông lâm nghiệp tăng bình quân 11,8%, Công nghiệp – TTCN - Xây dựng tăng
15,2% và Thương mại - Dịch vụ tăng 19,9% ). Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 340,6 tỷ
đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,7 triệu đồng/ người/năm, tăng 2,8
triệu đồng so với năm 2005.
1.3.2.3. Cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 70% năm 2005 xuống 63,48% năm
2010; ngành Công nghiệp – TTCN – Xây dựng tăng từ 14,3% năm 2005 lên 15,2% năm
2010; ngành Thương mại - Dịch vụ tăng từ 15,7% năm 2005 lên 20,5% năm 2010. Về cơ
cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tỷ trọng Công nghiệp -
TTCN tăng vẫn còn chậm.
1.3.2.4. Về dân số, dân tộc, tôn giáo và lao động
- Dân số toàn huyện là 13.495 hộ, với 52.061 khẩu, có 2 dân tộc chính là Hrê và
Kinh; trong đó: dân tộc Hrê có: 11.528 hộ, 43.685 khẩu, chiếm 83,4%.
17
- Mật độ dân số thưa, bình quân 45 người dân/km
2
; phân bổ dân cư thưa thớt ở từng
làng, xóm; riêng thị trấn Ba Tơ và xã Ba Động phân bổ tương đối đều, dày hơn; bình quân
194 người / km
2
.
- Số người trong độ tuổi lao động là 28.036 người, chiếm 54,9% tổng dân số; trong
đó có 14.298 lao động nữ, chiếm 51% trong tổng số lao động. Thực trạng lao động ở địa
phương được chia theo các lĩnh vực sau: Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp: 23.432 người chiếm tỷ lệ 83,6%; trong lĩnh vực công nghiệp địa phương: 910
người chiếm tỷ lệ 3,3%; trong lĩnh vực dịch vụ : 2.573 người chiếm tỷ lệ 9,2%; trong lĩnh
vực thủ công, làm việc tại gia đình: 1.121 người chiếm tỷ lệ 4,0%
1.3.3. Thực trạng về sản xuất Nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
1.3.3.1. Về nông nghiệp
(i) Trồng trọt: Đất dùng để trồng trọt là 6.115,3 ha; chiếm 5,4% DTTN; Đến năm 2010 đất
để trồng lúa 2.359,8ha, bình quân mỗi hộ chỉ đạt 0,17 ha, trong đó còn 2.559 hộ nghèo có
diện tích đất ruộng lúa nước 2 vụ bình quân 0,05 ha/hộ (theo QĐ 134 là 0,15 ha/hộ) và 978
hộ nghèo có diện tích đất ruộng lúa nước 1 vụ bình quân 0,1 ha/hộ (theo QĐ 134 là 0,25
ha/hộ); còn lại là trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: Sắn, Mía, Ngô, Lạc và các
loại hoa màu khác,…
Chủ yếu là cây lúa sản xuất 2 vụ/năm, diện tích gieo sạ vụ ĐX là 2.225 ha, vụ HT
1.961 ha, năng suất vụ ĐX 48,8 tạ/ha; vụ HT 48,6 tạ/ha (năm 2011), bên cạnh còn có ngô
162 ha, năng suất 38,2 tạ/ha; sắn 1.720 ha, năng suất 13,4 tấn/ha và cây mía; trong đó cây
mía chiếm diện tích 950 ha, năng suất 47,3 tấn/ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010
đạt 20.553 tấn, trong đó cây lúa chiếm > 85% điện tích.
Ngành trồng trọt của huyện luôn được ưu tiên đầu tư phát triển, xác định cây lúa là
trọng tâm nhằm ổn định và đảm bảo an ninh lương thực; các cây nguyên liệu là hàng đâu
như: Sắn, mía, ngô, lạc. Nhưng còn nhiều bất cập và hạn chế như: sản xuất chưa có chất
lượng cao, giá trị/ đơn vị diện tích còn quá thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm,
thời tiết thất thường, bên cạnh còn một số yếu tố khác như việc đầu tư phân bón và phòng
trừ sâu bệnh còn hạn chế, nước tưới chưa đảm bảo 2 vụ cho cây lúa và các loại cây trồng
cạn trong năm; trình độ sản xuất của người dân còn mang nặng tập quán canh tác quảng
canh và lạc hậu vì thế đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trồng trọt.
(ii) Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc toàn huyện (đến 12/2010) là 57.441 con (trong đó: trâu
20.353 con, bò 9.084 con, lợn 27.479 con, dê 525 con). Nhìn chung, ngành chăn nuôi ở
huyện trong những năm qua luôn được chú trọng và phát triển theo hướng ổn định đàn trâu,
lai hóa đàn bò; tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh ở gia súc diễn biến ngày càng phức tạp,
lây lan trong diện rộng, giá cả thất thường,… làm cho người nông dân không an tâm đầu tư
trong lĩnh vực này.
1.3.3.2. Về lâm nghiệp: Lâm nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 97.278,6 ha,
chiếm 85,6% tổng DTTN; trong đó đất rừng trồng sản xuất là 32.358,8 ha; đất không
rừng quy hoạch cho trồng rừng sản xuất là 27.476,0 ha.
(i) Sản xuất lâm nghiệp: Chủ yếu là cây Keo nguyên liệu trồng tập trung, diện tích khai
thác và trồng hàng năm từ 3.000 – 4.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 70 - 80 tấn/ha .và
18
một số cây bản địa trồng phân tán như: Sao xanh, Xoan, Mít, Bạch đàn, về lâm sản ngoài
gỗ (lâm sản dưới tán rừng) chủ yếu cây Mây, Sa nhân, Đót, mật ong, Cây bản địa có giá
trị kinh tế và bảo vệ môi trường, nhưng do khó khăn về kinh tế nông dân chưa chú trọng
phát triển trồng. Sản phẩm lâm sản từ cây mây trong mấy năm gần đây do có các chương
trình đầu tư của nhà nước và công tác khuyến nông của huyện đã tạo cho một số nông dân
chú trọng quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng, đến nay toàn huyện có trên 800 ha mây người
dân quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Nhưng các sản phẩm lâm sản như: Sa nhân, Đót, mật
ong, nông dân còn khai thác tự nhiên, chưa chú trọng quản lý, nuôi dưỡng và khai thác
bền vững.
(ii) Về chế biến: Hiện nay trên toàn huyện chủ yếu có cơ sở chế biến gỗ dân dung (đóng
bàn, ghế, nhà cửa, ). Khó khăn nhất trong sản xuất lâm nghiệp là nguồn vốn và đường
giao thông để vận chuyển, mặt khác ở địa phương chưa có nhà máy chế biến nguyên liệu tại
chỗ, phải vận chuyển đến các nhà máy ngoài tỉnh do đó chi phí lớn, lợi nhuận thấp, nhất là
hàng lâm sản như: Mây, Đót, Sa nhân, mật ong,
1.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và đặc điểm của dân số, dân tộc tới
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
1.3.5.1. Thuận lợi
(i) Về điều kiện tự nhiên
Ba Tơ có vị trí là huyện cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, nối liền với
quốc lộ 24 giữa đồng bằng ven biển với Tây Nguyên tạo thành một tiểu vùng kinh tế. Vị trí
địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã
hội liên vùng (với các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong vùng và cả nước). Đó vừa là thị
trường tiêu thụ sản phẩm và cũng là cung cấp những sản phẩm hàng hoá cần thiết cho nhân
dân trong huyện, trên phương diện rộng hơn là thuận lợi về hợp tác đầu tư.
Đất đai rộng lớn, điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng, khá ổn định đã tạo cho
huyện những vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc biệt là
diện tích đất xám (chiếm đến 92,9% tổng DTTN của huyện), phân bố trên các địa hình núi
cao, dốc và ở hầu hết các xã, thị trấn phù hợp cho việc phát triển rừng (rừng trồng và rừng
tự nhiên) và lâm sản ngoài gỗ (Mây, Sa nhân, Đót,…).
Ba Tơ còn có thảm thực vật đa dạng, phong phú cả về chất lượng và chủng loại, diện
tích rừng và trữ lượng gỗ còn khá cao.
Nguồn nguyên liệu từ nông lâm nghiệp phong phú, dồi dào, tạo điều kiện cho phát
triển công nghiệp chế biến nông lâm sản với quy mô lớn.
(ii) Về dân số, dân tộc
19
Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân các dân tộc đoàn kết có bản chất cần cù chịu khó.
Bước đầu đã có chuyển biến trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật và sản xuất.
1.3.5.2. Khó khăn
(i) Về điều kiện tự nhiên
Huyện Ba Tơ có điều kiện khí hậu tương đối ổn định, khí hậu phân thành hai mùa rõ
rệt, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (lượng mưa trung bình hàng năm lớn nhất
tỉnh và khu vực DHNTB, tập trung mưa tháng 10-11 hàng năm), còn lại thì hạn hán kéo
dài. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho sản xuất nông nghiệp: mùa thu hoạch thường
trùng với mùa mưa, việc khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng vào mùa khô lại rất tốn
kém.
Diện tích rừng ngày càng giảm do khai thác quá mức, rừng tự nhiên ngày càng thu
hẹp do khai thác quá mức, không theo quy hoạch, kế hoạch, phá rừng tự nhiên để trồng
keo, để làm nương rẫy,… cộng với sự thay đổi khí hậu khá thất thường một số năm gần
đây đã tác động xấu đến môi trường sinh thái. Đặc biệt là diện tích đất bị xói mòn trơ
sỏi đá ngày một tăng do sự tác động mạnh của lũ, lụt.
(ii) Về dân số, dân tộc
Bộ máy tổ chức quản lý điều hành của một số cơ quan huyện và cơ sở xã, thị trấn
còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý chỉ
đạo, điều hành.
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí thấp nhất là đồng bào dân
tộc thiểu số; Lao động nông nghiệp hầu hết chưa qua đào tạo nên việc tiếp thu tiến bộ khoa
học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tập quán canh tác của nhân dân
chuyển biến chưa nhanh, tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông còn phổ biến; việc chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm. Một số bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.
* Phát triển kinh tế, xã hội của huyện Ba Tơ trong thời qua tuy có những bước phát
triển nhưng chưa mạnh, chưa đều. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
CN, TTCN, DV còn chậm và tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế; phát triển sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn chưa toàn diện, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó
khăn nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; văn hóa, giáo dục, y tế phát triển
chưa đồng bộ, một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại,…
1.3.6. Những nhiệm vụ chủ yếu phát triển Nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015
(Trích báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ huyện Ba Tơ khóa XVI)
1.3.6.1. Các chỉ tiêu chủ yếu có liên quan đến sản xuất nông nghiêp
(i) Giá trị sản xuất tăng bình quân trong 5 năm (2011-2015): 16,5%; trong đó: Nông
– Lâm – Ngư nghiệp: 14%; CN – TTCN – Xây dựng: 19% và Thương mại – Dịch vụ: 22%.
20
(ii) Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 732 tỷ đồng; trong đó: Nông – Lâm –
Ngư nghiệp: 417 tỷ đồng; CN – TTCN – Xây dựng: 125 tỷ đồng và Thương mại – Dịch vụ:
190 tỷ đồng.
(iii) Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 57%; CN – TTCN –
Xây dựng: 17% và Thương mại – Dịch vụ: 26%.
(iv) Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt từ 13-15 tr.đ/ người/ năm.
(v) Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng lương thực có hạt đạt từ 21.000 – 22.000 tấn,
sản lượng cây có bột đạt 22.500 tấn; năng suất lúa đạt từ 50 – 55 tạ/ha; lương thực bình
quân đầu người đạt 400 – 410 kg/ người/ năm.
(vi) Giá trị sản xuất lâm nghiệp: 30 triệu đồng/ ha/ chu kỳ; giá trị sản xuất đất nông
nghiệp: 35 tr.đ/ ha/ năm.
(vii) Chăn nuôi: Phát triển ổn định đàn trâu đến năm 2015 là 19.000 – 20.000 con;
đàn bò: 10.000 – 11.000 con, tỷ lệ lai sin hóa đàn bò đạt 70%; đàn heo: 30.000 con; đàn gia
cầm: 120.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 2.500 – 3.000 tấn/ năm. Sản lượng cá
nước ngọt trên 150 tấn/ năm.
(viii) Diện tích cây lúa được tưới bằng các công trình kiên cố: 70%.
(ix) Hàng năm trồng cây phân tán đạt 0,5 triệu cây; trồng rừng tập trung 5.000 ha và
khai thác 3.000 ha. Đến năm 2015, tổng diện tích quản lý bảo vệ, khoanh nuôi: 82.278 ha;
độ che phủ của rừng đạt 69%.
1.3.6.2. Những nhiệm vụ chủ yếu phát triển Nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đa dạng
hóa ngành nghề nông thôn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất
hàng hóa. Phát triển các loại hình dịch vụ nông thôn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông
dân. Từng bước cơ giới hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, xóa bỏ
daanfnhwngx tập quán sản xuất lạc hậu để tăng năng suất lao động; chuyển đổi giống cây trồng
vật nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phát triển chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Tập
trung phát triển các mô hình kinh tế trang trại gắn với giao đất, giao rừng; tạo thành vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, có sức cạnh tranh với các vùng
lân cận, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Đẩy mạnh phát triển rừng bền vững là một trong nhwmngx hướng trọng tâm, cơ bản
để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, xem đây là nhiệm vụ đột
phá để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển vốn rừng hiện có. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ đến cộng
đồng dân cư bằng nhiều hình thức. Khai thác sản phẩm rừng trồng và tận thu sản phẩm từ
rừng tự nhiên đảm bảo theo kế hoạch và đúng quy định theo pháp luật. Tăng cường các
biện pháp hành chính, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác lâm
sản và động vật rừng trái phép.
21
Khai thác mọi tiềm năng mặt nước để nuôi cá nước ngọt, chú trọng khai thác có
hiệu quả các hồ chứa nước để tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
22
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận
- Điều tra, thu thập các thông tin về tình hình phân bố, thu hoạch Sa nhân ở các địa
bàn khác nhau thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Qua đó xác định vùng phân bố, những thuận lợi, khó
khăn và hạn chế của thu hái, việc sản xuất Sa nhân tại địa phương.
- Tiếp nhận các kết quả nghiên cứu và các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, thu
hoạch, sơ chế, trong và ngoài nước nhằm xác định những giải pháp khả thi để nghiên cứu
và phát triển.
- Chọn điểm (hộ nông dân) tại các tiểu vùng sinh thái đặc trưng để bố trí các thí
nghiệm.
- Tiến hành thử nghiệm kỹ thuật canh tác, giống Sa nhân tím tại các điểm thí nghiệm
có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật, của cán bộ khuyến nông và của nông dân.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng Sa nhân tím, thu hoạch, sơ chế đạt
năng suất cao, chất lượng tốt.
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có liên quan, cán bộ kỹ thuật ở
các cấp trong tỉnh, đến hộ nông dân trực tiếp sản xuất thông qua đợt hội nghị tham quan đầu
bờ, hội thảo khoa học.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, tổng hợp phân tích thống kê
- Các yếu tố kinh tế tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ.
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về cây Sa nhân trong và ngoài nước.
- Các thông tin từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có tham gia của người dân PRA
(Participatory Rural Apprisal), phương pháp KIP để điều tra điều kiện tự nhiên và kinh tế
xã hội.
- Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích các số liệu điều tra đã thu thập được.
- Phương pháp lấy mẫu phiếu điều tra: phương pháp phân tầng
2.2.2. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa
Điều tra khảo sát nhằm xác định địa điểm để bố trí và xây dựng thí nghiệm tại huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.3. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Các ô thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên trên cùng một sườn dốc
của đồi và cùng hướng.
2.2.4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế, bảo quản Sa nhân tím
Thu hoạch (1)
Sơ chế (2)
Bảo quản (3)
Cơ sở (1): Màu sắc quả,
thời tiết, cách hái, công lao
động,…
Cơ sở (2): Phương pháp
phơi khô, nhiệt độ sấy,…
Cơ sở (3): Số lượng sản
phẩm, bao gói, thời gian bảo
quản,…
Công thức thí nghiệm như sau: (i) Phơi trên nền xi măng; (ii) Phơi trên nong tre; (iii)
Phơi trên rổ nhựa; (iv) Phơi trên tấm bạt nhựa; (v) Sấy khô bằng tủ sấy điện.
23
Thời gian phơi: 12 giờ, 24 giờ, 30 giờ, 36 giờ, 42 giờ, 48 giờ;
Thời gian sấy: 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ.
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất, sản phẩm (quả và hạt Sa nhân tím)
* Phương pháp phân tích đất:
- Mẫu đất được lấy ở tầng canh tác tại các công thức thí nghiệm theo 2 đường chéo trong
mỗi ô thí nghiệm, mỗi đường chéo lấy 5 điểm, trộn đều.
- Thời điểm và số lượng mẫu:
+ Đất: ở tất cả các ô thí nghiệm, trước trồng (05 mẫu), sau trồng 1 năm (05 mẫu), sau trồng 2 năm
(05 mẫu).
+ Mẫu quả và hạt Sa nhân tím: 10 mẫu (ở thí nghiệm 2: 2 mẫu, TN 3: 2 mẫu và Sa nhân tím
ngoài tự nhiên: 1 mẫu), thu hoạch vụ 1 (05 mẫu), thu hoạch vụ 2 (05 mẫu)
- Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất, chất lượng hạt Sa nhân như sau:
Chỉ tiêu Phương pháp
pH
KCl
Đo bằng pH mét với điện cực thuỷ tinh
N% Kjeldahl
OM% Tiurin
P
2
O
5
% So màu
K
2
O % Quang kế ngọn lửa
P
2
O
5
dễ tiêu (mg/100 g đất) Oniani
K
2
O dễ tiêu (mg/100 g đất) Quang kế ngọn lửa; Chiết rút bằng acetat amon
Định lượng tinh dầu Phương pháp chạy sắc ký khí
Đo độ ẩm Máy đo độ ẩm
Độ tro Nung
* Phương pháp phân tích chất lượng của sa nhân
* Xác định hàm lượng tinh dầu: Các mẫu Sa nhân được lập hồ sơ mã hóa và chuyển
tới cơ sở phân tích. Mẫu trước khi phân tích đều được xử lý bằng cách phân loại I, II, III
theo quy định của dược điển và chỉ sử dụng Sa nhân loại I để cất tinh dầu và định lượng
hàm lượng tinh dầu. Quá trình chưng cất cũng như định lượng được tiến hành đúng theo
quy định của Dược điển.
* Phân tích thành phần của tinh dầu Sa nhân: Sử dụng sắc ký khí.
Để phân tích sắc ký, các mẫu tinh dầu được pha thành dung dịch 10% trong
methanol.
- Thiết bị phân tích
Máy sắc ký khí 6890N Network GC System của hãng Agilent Technologie gắn với
detector FDI, Autoinjector 7683B Series.
Khí mang (Nitơ) được cung cấp từ máy sinh khí NG2081 Nitrogen Generator.
Hydrogen sử dụng cho detector được cung cấp từ máy sinh khí HG 2200 Hydrogen
Generator.
Không khí nén được cung cấp từ chai khí nén, độ tinh khiết 99,999%.
Phần mềm điều khiển máy và phân tích: GC Chemstation 2006.
Cột sắc ký: Cột mao quản DB-1, model J&W 122-1062, chiều dài 60m, đường kính
trong 250µm, độ dày pha tĩnh 0,25µm.
24
- Điều kiện phân tích sắc ký khí
Bộ phận bơm mẫu.
Cách thức bơm: Không chia dòng.
Thể tích bơm: 2µl.
Nhiệt độ cổng bơm mẫu: 150ºC.
Phương thức phân tích:
Gradient nhiệt độ
Đẳng áp: 25,14 psi
Tốc độ dòng: 1,2ml / phút
Chương trình nhiệt: 95ºC - 200ºC
Phút Nhiệt độ (ºC) Thời gian (Phút) Tốc độ tăng nhiệt / phút
00 95 00 0
2,5 105 2,5 0,5
50 200 47,5 2,0
70 200 20 0
Detector
Nhiệt độ: 250ºC.
Lưu lượng hydro: 40ml / phút.
Lưu lượng không khí: 350ml / phút.
Định danh và xác định hàm lượng các cấu tử chính của tinh dầu.
Các đỉnh của các cấu tử chính của tinh dầu được nhận định dựa trên so sánh với sắc
ký đổ GC-MS của các phân tích trước đây và so sánh với chất chuẩn là Camphor.
Hàm lượng của các cấu tử chính của tinh dầu được xác định bằng so sánh diện tích đỉnh
của từng cấu tử với tổng diện tích đỉnh của tất cả các cấu tử của tinh dầu trên sắc ký đồ.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra đo đếm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của
Gommez thông qua chương trình Excel, IRRISTAT 4.0 trên máy vi tính.
2.2.7. Phương pháp tính năng suất quả Sa nhân tím
- Năng suất quả tươi (kg/ha) = [(Số chùm quả/ bụi x Số quả/ chùm) x Mật độ] / (Số quả tươi/ kg)
- Năng suất quả khô (kg/ha) = Năng suất quả tươi/ (Tỷ lệ quả tươi/ quả khô).
2.2.8. Phương pháp tính tỷ lệ che phủ (%)
Tỷ lệ che phủ (%) = {[(D tán x D tán) x 3,14]/ 4}/ 10.000 x 100
2.2.9. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất thực tế x Giá bán trung bình tại địa phương.
- Tổng chi phí lưu động (TVC) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí năng
lượng + Lãi suất vốn đầu tư.
- Lãi thuần (NB) = GR - TVC
- Tỷ suất lãi = NB / TVC
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và năng suất cây Sa nhân
tím như sau:
25