Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hoàn thiện quy trình tiếp nhận hàng Tony&Guy nhập khẩu của công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 40 trang )

Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Lời cám ơn.
Để bài chuyên đề được hoàn thiện như ngày hôm nay em xin trân
thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Doãn Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ, đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn bộ các bác, các cô chú, và
toàn thể anh chị em trong công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin cũng như những tài liệu cần
thiết cho bài chuyên đề này. Tuy thời gian thực tập ở công ty không nhiều
nhưng các bác, các anh chị đã coi em như thành viên trong công ty khiến
cho em đã xua tan đi cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đi thực tập.
Do kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên bài chuyên đề của
em chắc chắn còn nhiều thiếu xót nên em mong thầy cô giáo và các bạn,
thông cảm, góp ý kiến để cho bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
1
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Mục lục.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
a. Đơn vị nghiên cứu.
b. thời gian nghiên cứu.
c. Thị trường nghiên cứu.
d. Sản phẩm nghiên cứu.
e. Nội dung ( đối tượng ) nghiên cứu.
1.5. Một số khái niệm và nội dung của vấn đề nghiên cứu.
1.5.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy trình tiếp nhận hàng hóa.
1.5.1.1. Khái niệm về tiếp nhận.
1.5.1.2. Ý nghĩa của quy trình tiếp nhận hàng hóa.


1.5.2. Nghiệp vụ tiếp nhận.
1.5.2.1. Cơ sở pháp lý
1.5.2.2. Những chứng từ cần thiết khi tiếp nhận hàng hóa.
1.5.2.3. Trình tự tiếp nhận hàng Nhập khẩu.
a. Chuẩn bị nhận hàng.
 Khai thác chứng từ.
 Mua bảo hiểm hàng hóa.
 Lập phương án nhận hàng.
b. Tổ chức nhận hàng và dỡ hàng từ người vận tải.
 Làm thủ tục hàng Nhập khẩu.
 Làm thủ tục hải quan cho hàng Nhập khẩu.
Theo dõi quá trình dỡ hàng và nhận hàng từ người vận tải.
 Lập các chứng từ ban đầu để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
2
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
 Quyết toán.
1.5.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình tiếp nhận hàng Nhập khẩu.
a. Chính trị pháp luật.
b. Cơ sở hạ tầng.
c. Trình độ chuyên môn của người tiếp nhận.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu thực trạng
quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế
Việt Nam.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn các chuyên gia tại
công ty.
2.1.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp.
2.1.2. Phân tích dữ liệu.

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quá
trình nhận hàng tại công ty.
2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình.
2.2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
a. Giới thiệu chung về công ty
b. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
c. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty
d. Chức năng của từng bộ phận
2.2.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của công ty.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ Năm 2007- 2009.
b. Các mặt hàng Nhập khẩu của Công ty từ năm 2007- 2009.
c. Nhập khẩu mặt hàng Tony&Guy của công ty.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
3
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
2.2.1.3. Đánh giá về quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty TNHH
Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
a. Chuẩn bị tiếp nhận
 Nhận thông báo tàu.
 Nhận thông báo giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
 Theo dõi lịch tàu.
 Lập bộ hồ sơ nhận hàng.
- Hồ sơ hải quan
- Hồ sơ hàng hoá
 Tiếp nhận hàng hóa ở cảng.
Làm thủ tục hải quan.
- Thủ tục trình tự giao nhận hàng với cảng
 Nhập kho
 Khiếu nại.
- Khiếu nại người bảo hiểm:

Khiếu nại người bán.
- Khiếu nại cảng
- Khiếu nại người vận tải
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến quy trình tiếp nhận mặt hàng
Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
2.2.2.1. Nhân tố bên ngoài.
a. Tình hình thế giới.
b. Thời tiết khí hậu.
2.2.2.2. Nhân tố bên trong.
a. Về nhân sự.
b. Về tài chính.
c. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
4
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
2.3. Kết quả phân tích thực trạng hoàn thiện quy trình nhận mặt hàng
Tony&Guy nhập khẩu tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
I. Phần cụ thể.
II. Phần chung
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình
nhận mặt hàng Tony&Guy Nhập Khẩu tại công ty TNHH Thị Trường Quốc
Tế Việt Nam.
3.1. Đánh giá quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty.
3.1.1. Những thành công đã đạt được.
3.1.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
3.2. Các giải pháp cụ thể và đề xuất, kiến nghị
3.2.1 Các giải pháp cụ thể
4.3.1.2. Các giải pháp khác
4.3.2. Kiến nghị
4.3.2.1. Đối với nhà nước

4.3.2.2. Đối với công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
5
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Lời nói đầu.
Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nếu như xuất khẩu giúp chúng ta thu về ngoại tệ góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì hoạt động nhập
khẩu giúp chúng ta thỏa mãn được những nhu cầu sản xuất, tiêu dùng mà
nền kinh tế trong nước chưa đáp ứng được. Đồng thời thông qua hoạt động
nhập khẩu, Việt Nam có cơ hội tiếp cận được với các thành tựu khoa học kỹ
thuật công nghệ tiên tiến của thế giới, từ đó rút ngắn được khoảng cách kinh
tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu, công ty
TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam tiến hành nhập khẩu các mặt hàng
chăm sóc tóc nói chung và mặt hàng Tony&Guy nói riêng để tiêu thụ ở thị
trường trong nước. Tuy nhiên trong quá trình nhận hàng công ty còn gặp
nhiều khó khăn, trở ngại. Nên yêu cầu cấp thiết của công ty là phải nâng cao
hiệu quả quy trình nhận hàng nhập khẩu.
Xuất phát từ yêu cầu trên, trong thời gian thực tập tại công ty em
đã tìm hiểu, nghiên cứu về quy trình nhận Tony&Guy của công ty.Với kiến
thức về nghiệp vụ kinh doanh XNK được truyền thụ từ trường Đại Học
Thương Mại nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình nhận
mặt hàng Tony&Guy nhập khẩu của công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế
Việt Nam”.
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại cty TNHH Thị Trường Quốc Tế
Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình nhận
mặt hàng Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
6
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Chương I: Tổng quan về nghiên cứu đề tài.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết đối với việc mua bán hàng hoá giữa các doanh nghiệp
và các tổ chức cá nhân, người tiêu dùng. thì việc giao nhận hàng hoá không
tránh khỏi những vướng mắc và những tình huống ngoài dự tính ảnh hưởng
trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo như quyết định mới nhất thì mỹ phẩm
nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải có đăng ký lưu hành đồng thời yêu
cầu độ tồn dư axit, kiềm, asen, chì Trong mỹ phẩm phải đảm bảo an toàn
cho người sử dụng thì mới được phép lưu hành và nhập khẩu phải thử độ
kích ứng da theo quy định của bộ y tế.
Công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam là một công ty chuyên nhập
khẩu mỹ phẩm vì vậy phải thường xuyên tiếp nhận hàng hoá từ nước ngoài.
Một thực tế tại công ty đã cho thấy là việc nhận hàng hoá những năm gần
đây của công ty diễn ra chưa được tốt vẫn bị thất thoát và xảy ra một số
trường hợp xấu. Khâu tiếp nhận hàng hoá của công ty thường hạn chế về thủ
tục hải quan, bộ chứng từ giao nhận hàng và việc vận chuyển hàng hoá về
kho.Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “ Hoàn thiện quy trình tiếp nhận hàng
Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam” sẽ phần nào
giải quyết được những vấn đề đã và đang được đặt ra và là một trong những
đề tài mang tính cấp thiết đối với DN nói chung và mặt hàng Tony&Guy nói
riêng.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu.
Qua những tìm hiểu và phân tích thực tế từ việc nhập khẩu các mặt hàng tại

Việt Nam có thể thấy rằng ở bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc tiếp nhận hàng
hoá cũng chưa được hoàn thiện, đầy đủ và thuận lợi đối với công ty nếu
không nói còn rất nhiều hạn chế nên vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp cần
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
7
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
có một quy trình nhận hàng phù hợp để đảm bảo hàng hóa sau khi được
nhập khẩu đến tay người tiêu dùng với giá cả, chất lượng tốt nhất và nhanh
nhất.
Như vậy việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quy trình tiếp nhận hàng
Tony&Guy nhập khẩu của công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam”
có ỹ nghĩa rất quan trọng giúp cho DN tìm ra phương pháp nhận hàng một
cách hiệu quả nhất giúp DN giảm được chi phí, thời gian cho quá trình nhận
hàng từ đó hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của DN và giúp
cho hoạt động KD của DN đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Thực trạng tiếp nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường
Quốc Tế Việt Nam trong những năm qua, từ đó phân tích được các ưu
nhược điểm trong quá trình tiếp nhận hàng hoá tại công ty.
- Trên cơ sở kết quả phân tích đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình tiếp nhận hàng Tony&Guy tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế
Việt Nam.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
a. Đơn vị nghiên cứu.
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thủy – Lớp K4HMQ1 Trường Đại Học Thương
Mại.
b. Thời gian nghiên cứu.
Chuyên đề đi sâu vào hoàn thiện quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy nhập
khẩu tại công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam từ năm 2008 đến
nay.

c. Thị trường nghiên cứu.
Miền Bắc Việt Nam.
d. Sản phẩm nghiên cứu.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
8
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Mặt hàng Tony& Guy
e. Nội dung ( đối tượng ) nghiên cứu.
Công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
1.5. Một số khái niệm và nội dung của quy trình nhận hàng.
1.5.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy trình tiếp nhận hàng hóa.
1.5.1.1. Khái niệm về tiếp nhận.
Tiếp nhận là một thuật ngữ của lĩnh vực giao nhận, nó chỉ bao hàm việc
nhận hàng nhập khẩu từ tay nhà xuất khẩu thông qua người vận tải. Nó là
loại giao nhận riêng, là hoạt động do người kinh doanh hoạt động nhập khẩu
tự tổ chức, không sử dụng lao vụ của giao nhận dịch vụ ( Freight forwarder)
1.5.1.2. Ý nghĩa của quy trình tiếp nhận.
Tiếp nhận hàng nhập khẩu liên quan đến một số các nghiệp vụ như là mua
bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, chấm chứng từ ( kiểm tra bộ chứng từ ),
khiếu nại (nếu có) trong đó có một số các nghiệp vụ thuộc nghĩa vụ của bên
nhập khẩu đã được hai bên thoả thuận và ghi chép vào trong hợp đồng nhập
khẩu đồng thời thông qua lịch tàu đến, các thông số của tàu, bộ chứng từ mà
bên bán cung cấp cùng với chất lượng cũng như số lượng của hàng giao mà
bên mua tiến hành tiếp nhận, xem xét mức độ, tình hình thực hiện nghĩa vụ
như hợp đồng quy định của bên bán. Trên cơ sở đó khiếu nại đến các bên có
liên quan.
Tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu thì công tác quản trị, điều hành giám sát là rất
quan trọng. Việc quy chuẩn quy trình nghiệp vụ giúp thuận tiện cho việc tiến
hành nhận, tránh mắc phải sai lầm và nêu rõ trách nhiệm của người giao
nhận. Tuỳ từng tình hình cung - cầu trên thị trường nhu cầu đối với từng loại

mặt hàng và sức ép giá cả mà có thể tiếp nhận hàng không hạ bãi hoặc cần
nhận hàng gấp cho việc cung cấp sản xuất thì lãnh đạo của công ty hoặc
phòng kế hoạch kinh doanh có thể yêu cầu ngân hàng phát hành “ Bảo lãnh
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
9
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
nhận hàng”, tiến hành nhận hàng cho dù hàng hoá được chuyên chở có thể
thiếu về chất lượng, số lượng, bộ chứng từ có lỗi, hàng hoá được chuyên chở
về kho riêng của công ty hay thuê bãi cảng hoặc giao nhận tay ba tại cảng
1.5.2. Quy trình tiếp nhận.
1.5.2.1. Cơ sở pháp lý.
Theo quy định chung thì việc giao nhận hàng hoá nói chung và tiếp nhận
hàng hoá nói riêng phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật
quốc tế, các quy phạm pháp luật của quốc gia về giao nhận - vận tải,
Nhà nước Việt Nam cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vận tải, bốc dỡ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu như: quyết định
2106/QĐ-GTVT, Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định này như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá được tiến hành theo phương pháp do hai bên tự
chọn, thoả thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất.
- Nguyên tắc chung là nhận hàng theo phương pháp nào thì giao nhận bằng
phương pháp ấy.
- Trách nhiệm giao nhận hàng hoá là của chủ hàng hoặc của người được chủ
hàng uỷ thác( cảng) với người vận chuyển ( tàu).
- Người nhận hàng phải xuất trình giấy tờ hợp lệ xác nhận quyền được nhận
hàng và có các chứng từ thanh toán chi phí cho cảng.
- Người nhận hàng phải nhận hàng đúng với khối lượng hàng hoá ghi trên
chứng từ, liên tục trong một thời gian nhất định.
- Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hoá lưu kho, bãi theo đúng kỹ thuật và
thích ứng với từng vận đơn từng lô hàng
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá tại cảng được thực hiện trên cơ

sở hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển
5.2.2. Những chứng từ cần thiết khi tiến hành tiếp nhận.
- Những chứng từ về hàng hoá
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
10
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
- Bản đăng ký hàng chuyên chở
- Bản lược khai hàng
- Sơ đồ xếp hàng
- Thông báo sẵn sàng
- Lịch trình xếp dỡ
- Vận đơn đường biển
- Lệnh giao hàng
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
- Phiếu thiếu hàng
- Thư dự kháng
1.5.2.3. Trình tự tiếp nhận hàng Nhập Khẩu.
a. Chuẩn bị để nhận hàng.
 Khai thác chứng từ:
Sau khi hợp đồng mua bán thương mại quốc tế được ký kết giữa hai bên,
người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C. Khi tiến
hành mở L/C ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thông báo cho ngân hàng thông
báo chuyển L/C gốc cho người bán. Nếu chấp nhận thì người bán sẽ giao
hàng và lập bộ chứng từ gửi cho ngân hàng mở thư tín dụng thông qua ngân
hàng thông báo để đòi tiền. Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng
từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng
từ cho người mua để đòi tiền người mua. Người mua cầm bộ chứng từ kiểm
tra kỹ những nội dung của hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận như
loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán Khi tất cả các
nội dung đã trùng khớp với chứng từ của người bán mà người mua có thể

biết được số hiệu tàu, thời gian tàu đến, lịch giao hàng để có sự chuẩn bị.
 Mua bảo hiểm hàng hóa.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
11
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường sử dụng 3 điều kiện bảo hiểm
chính:
- Điều kiện bảo hiểm A ( institute cargo clause A): Bảo hiểm mọi rủi ro
- Điều kiện bảo hiểm B ( institute cargo clause B): Bảo hiểm cho tổn thất
chung và riêng
- Điều kiện bảo hiểm C ( institute cargo clause C): Bảo hiểm tổn thất chung
- Ngoài ra còn một số điều kiện bảo hiểm phụ, bảo hiểm đặc biệt.
 Hợp đồng bảo hiểm bao gồm 2 loại hợp đồng bảo hiểm chuyến hoặc hợp
đồng bảo hiểm bao. Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho
từng chuyến hàng được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ
chụi trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. Còn hợp đồng bảo
hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho một khối hàng vận chuyển trong nhiều
chuyến kế tiếp nhau.
 Thủ tục bảo hiểm gồm có:
+ Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu in sẵn của công ty bảo hiểm
+ Nộp phí bảo hiểm đúng thời hạn
+ Mua bảo hiểm trước khi biết là hàng bị tổn thất
+ Sưả đổi bổ sung đơn bảo hiểm (nếu có)
 Lập phương án nhận hàng.
- Chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốc xếp
- Thông báo bằng lệnh giao hàng
b. Tổ chức dỡ hàng và nhận hàng từ người vận tải.
 Làm thủ tục hàng Nhập khẩu.
Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là chứng từ do Bộ thương
mại cấp, bộ quản lý chuyên ngành cho phép chủ hàng được phép nhập khẩu

một số lô hàng nhất định, có cùng tên hàng từ một nước nhất định qua một
cửa khẩu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm tên
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
12
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
và địa chỉ của người bán, người mua, số hiệu và ngày tháng của hợp đồng,
tên cửa khẩu giao nhận, phương tiện vận tải, tên hàng, nhãn hiệu, quy cách
 Làm thủ tục hải quan cho hàng Nhập khẩu.
Thời gian khai báo hải quan đối với hàng nhập khẩu:
- Ngay sau khi hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập khẩu, dỡ hàng
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng đến cửa khẩu dỡ hàng được thể hiện
trên bản lược khai hàng hoá
- Chứng từ phải nộp:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu – The import declaration: 02 bản chính
+ Hợp đồng mua bán – Purchase import: 1 bản sao
+ Hoá đơn thương mại – Comercial invoice: 1 bản chính
` + Tài liệu liên quan đến vận tải- Transport document: 01 bản chính
+ Lệnh giao hàng – Delivery order: 01 bản chính
- Chứng từ phải xuất trình:
Giấy chứng nhận kinh doanh - Certificate of trading code: 1 bản sao hoặc 01
bản chính
Nộp thuế nhập khẩu nếu có.
 Theo dõi quá trình dỡ hàng và nhận hàng với người vận tải.
- Lập bảng đăng ký hàng về bằng đường biển giao cho cảng
- Nhận và ký NOR nếu là tàu chuyến
- Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng
- Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng,
làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu.
- Kiểm tra sơ bộ hầm tàu, công cụ vận tải và tình trạng hàng hoá xếp bên
trong trước khi dỡ hàng.

 Lập các chứng từ ban đầu để bảo vệ quyền lợi với chủ hàng.
- Biên bản kiểm tra sơ bộ: Survey record
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
13
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
- Thư dự kháng: Letter of indemnity - LOR
- Biên bản hư hỏng đổ vỡ: Cargo outturn report – COR
- Giấy chứng nhận hàng hoá thừa thiếu so với được khai: Certificate of
shortover landed cargo and outturn report – CSC
- Biên bản giám định: Survey report
 Quyết toán.
- Thanh toán các chi phí cho cảng
- Tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan liên quan
về tổn thất hàng hoá và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.
1.5.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình tiếp nhận hàng NK.
a. Yếu tố chính trị pháp luật.
Quy trình NK chịu tác động to lớn của pháp luật Việt Nam như luật hải quan
Việt Nam, luật Hàng hải Vịêt Nam các công ước như công ước của liên
hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, các hiệp định song
phương và đa phương trong các mối quan hệ thương mại với Việt Nam, các
thoả thuận về đối xử tối huệ quốc ( MFN – most favour nation) hoặc chế độ
đãi ngộ quốc gia (NT – national treatment) được quy định cho từng mặt
hàng cụ thể xuất xứ từ các quốc gia này hoặc theo thể chế khu vực thương
mại AFTA hay WTO.
b. Cơ sở hạ tầng.
Việt Nam hiện nay có rất nhiều cảng biển lớn nhỏ trực thuộc sự quản lý của
nhiều ngành như giao thông vận tai, thuỷ sản, dầu khí năng lượng Tuy
nhiên hiện nay trang thiết bị phục vụ tàu ra vào cảng, neo, đậu : Cầu tàu,
luồng, lạch, trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá: cần cẩu các
loại, xe nâng hàng, máy bơm; cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo quản, lưu

kho hàng hoá: hệ thống kho bãi , kho ngoại quan, bề chứa; thiết bị phục vụ
việc điều hành quản lý tàu bè, hàng hoá, hệ thống thông tin, tín hiệu nghèo
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
14
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
nàn lạc hậu không đủ tiêu chuẩn và thiếu đồng bộ giữa sự phát triển các hải
cảng. Chính vì lẽ đó mà khả năng giải phóng tàu và hàng hoá đến cảng chậm
và đạt hiệu quả kinh tế không cao.
c. Trình độ chuyên môn của người tiếp nhận.
Ngoài các vấn đề đã nêu trên thì cần quan tâm đến yếu tố con nguời vì con
người là nguyên nhân của mọi nguyên nhân xảy ra. Bởi không có sự am hiểu
kỹ lưỡng các nghiệp vụ, tuy các nghiệp vụ này là rời rạc song chúng lại có
quan hệ rất mật thiết với nhau, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững và sử dụng
linh hoạt các điều kiện cơ sở giao hàng, các phong tục tập quán. luật pháp
trong nước cũng như quốc tế có thể đạt được hiệu quả kinh tế, tránh gây tổn
thất cho chủ hàng nhập khẩu.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
15
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại Công ty TNHH Thị
Trường Quốc Tế Việt Nam.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn các chuyên gia
tại công ty.
Dữ liệu sơ cấp sẽ được tìm hiểu qua hình thức phỏng vấn chuyên gia và
phiếu điều tra trắc nghiệm. mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế qua
2 phần. Phần thứ nhất là phần cụ thể, phần này gồm 9 câu hỏi, đây đều là
những câu hỏi đóng với câu trả lời được đưa ra từ trước. Những câu hỏi này

sẽ đi sâu vào thực trạng nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty. Phần thứ 2 là
phần chung, thông qua phần chung chúng ta sẽ biết được quan điểm đánh
gía của các chuyên gia về quá trình thực hiện nghiệp vụ nhận mặt hàng
Tony&Guy của công ty. Số phiếu điều tra phát ra là 10 phiếu: phòng xuất
nhập khẩu 8 phiếu, phòng kế toán tài chính 1 phiếu, phòng hành chính 1
phiếu. Số phiếu thu lại là 8 phiếu trong đó chỉ là sản phẩm từ phòng xuất
nhập khẩu, phòng hành chính còn phòng tài chính kế toán không cung cấp
thông tin về lĩnh vực này. 8 chuyên gia của phòng XNK làm việc chủ yếu về
XNK hàng hoá. Về quá trình phỏng vấn, sẽ hỏi sâu thêm chuyên gia phụ
trách chính và những chuyên gia khác một số câu hỏi về quy trình nhận mặt
hàng Tony&Guy và đề nghị họ lý giải tại sao họ lựa chọn các phương án
như trong phiếu điều tra.
2.1.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo tài chính của công ty , tài
liệu của các sản phẩm năm trước, tài liệu từ sách báo Bài nghiên cứu sẽ lấy
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
16
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
kiến thức từ giáo trình chuyên môn làm cơ sở, định hướng chính để thực
hiện phân tích, nghiên cứu. Ngoài ra, báo cáo tài chính từ công ty sẽ hỗ trợ
đáng kể để chúng ta có thể thấy được một bức tranh khái quát toàn diện về
hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu qua những sản
phẩm đi trước cũng sẽ giúp em có thêm một số bài học quý báu trong khi
làm đề tài đồng thời đưa ra một số hướng đi mới, khác lạ với các sản phẩm
từ những năm trước.
- Thông tin về quá trình hình thành và phát triển của công ty, lĩnh vực kinh
doanh của công ty được thu thập được từ phòng Phòng nhân sự và phòng
kinh doanh của công ty.
- Thông tin về những số liệu về tình hình nhận hàng Nhập khẩu của công ty
trong những năm gần đây từ năm 2007 đến nay được thu thập từ phòng xuất

nhập khẩu và phòng kế toán của công ty.
2.1.2. Phân tích dữ liệu.
Qua dữ liệu sơ cấp thì kết quả phỏng vấn sẽ được dùng như hoạt động định
tính và phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm như định lượng nội dung cần
nghiên cứu. Việc phân tích sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, thông
tin và có thể qua đó mô hình hoá các số liệu thu thập để dễ dàng đánh giá,
nhận xét. Và với sản phẩm phân tích tổng hợp chúng ta sẽ thấy được kết quả
thực trạng của công ty, thông qua đó sẽ có những giải pháp thích ứng, phù
hợp với hoạt động chuyên môn của công ty.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường
đến quá trình nhận hàng tại công ty.
2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình.
2.2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
a. Giới thiệu chung về công ty.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
17
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam được thành lập theo giấy phép
kinh doanh số 0102005102 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 15 tháng 04 năm 2002
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam
Tên giao dịch: VIETNAM INTERNATIONAL MARKET COMPANY
LIMITED.
Giám đốc hiện tại: Vũ Thuý Lan
Địa chỉ: 27 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 37162683 – 37150531 Fax: (84-4) 37152885
Email:
Mã số thuế: 0101251112
Công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam, tên giao dịch là Intermakvn
với giấy phép kinh doanh cấp lần đầu vào ngày 15 tháng 04 năm 2002. Công

ty đã mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Cổ phần phát triển Nhà Hà Nội
Habubank. Năm 2004, công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam dẫn đầu
về thị trường chăm sóc tóc tại Việt Nam.
b. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Buôn bán hàng hoá mỹ phẩm, thời trang, may mặc, thủ công mỹ nghệ.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Dạy nghề cắt tóc, trang điểm.
- Tư vấn đầu tư.
- Sản xuất mỹ phẩm (dầu gội đầu, kem đánh răng, đồ chăm sóc tóc, tạo
dáng).
- Sản xuất và mua bán dầu tắm, kem thoa thân thể, nước hoa các loại, thuốc
sơn móng tay.
Mua bán máy móc, thiết bị dùng để cắt tóc, làm đầu và thẩm mỹ viện.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
18
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
Trong lĩnh vực thương mại, công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam đã
được nhiều hãng sản xuất lớn và nổi tiếng trên thế giới uỷ quyền là nhà phân
phối chính thức tại thị trường Việt Nam như sản phẩm chăm sóc tóc
Toni&Guy, sản phẩm chăm sóc tóc Label m, sản phẩm chăm sóc tóc Tigi,
trang thiết bị cho salon Takara Belmont
c. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty.
d. Chức năng của từng bộ phận.
* Giám Đốc: Là người nắm quyền hành cao nhất trong công ty, trực tiếp
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo thực thi đầy đủ
các chủ trương, đường lối của Chính phủ và Nhà nước.
* Phó Giám Đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc, cho quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty. Tham gia điều hành công ty khi
Giám đốc đi vắng, tư vấn về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các hợp đồng
với đối tác.

GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG
MARKETING
19
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
+ Phòng Hành Chính:Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ
máy công ty, tổ chức cán bộ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành
chính, văn phòng.
+ Phòng Kinh Doanh: Phòng có chức năng trong công tác kế hoạch và
công tác kinh doanh:
+ Phòng Kế Toán: Thực hiện những công việc và nhiệm vụ về chuyên môn
kế toán, quản lý vốn, thu chi của công ty…
+ Phòng Marketing: Quảng bá, tư vấn giới thiệu sản phẩm…
2.2.1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của công ty.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ Năm 2007- 2009.
Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp của con người
là tất yếu do vậy những mặt hàng mỹ phẩm đang là cơ hội kinh doanh cho
tất cả các doanh nghiệp.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2007- 2009
Chỉ tiêu Mã Thuyết
minh
2007 2008 2009

1. Dthu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
01 VI.25 6.278.891.46
0
9.789.782.75
7
12.851.657.342
2. Các khoản giảm
trừ
02 94.144.171 101.157.298
- Chiết khấu thương
mại
04
- Giảm giá hàng bán 05
- Hàng bán bị trả lại 06
- Thuế TTĐB, thuế
xuất khẩu phải nộp
07
3.DTT về bán hàng
và cung cấp
dvụ(10= 01-02)
10 6.278.891.46
0 9.695.638.58
6
12.750.500.056
4. Giá vốn hàng
bán
11 VI.27 3.013.867.901 4.363.037.364 5.348.760.215
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
20

Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
5.LN gộp bán hàng
và c.cấp
d.vụ(20=10-11)
20
6.Doanh thu từ
hoạt động tài chính
21 VI.26
7. Chị phí từ hoạt
động tài chính.
22 VI.28
- Trong đó: Lãi vay
phải trả.
23
8. Chi phí quản lý
KD
24 1.937.458.10
3
1.721.667.31
4
1.102.306.567
9. Chi phí q.lý DN 25 1.937.458.10
3
1.721.667.31
4
1.235.108.304
10.LNT từ hđông
KD{30=20+(21-22)-
(24+25)
30 1.327.565.45

6
3.610.933.908 5.164.324.970
11.Thu nhập khác 31 301.943 800.300 1.521.642
12. Chi phí khác 32 1.525.178 1.921.538
13.Lợi nhuận
khác(40= 31-32)
40 301.943 (724.878) (399.896)
14.Tổng LN kế toán
trước
thuế(50=30+40)
50 1.327.867.399 3.610.209.030 5.163.925.074
15.Chi phí thu
nhập DN hiện hành
51 VI.30 371.802.872 1.010.858.52
8
1.638.590.264
16. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại.
52 VI.30
17.LNST thu nhập
DN(60=50-51052).
60 956.064.527 2.599.350.50
2
3.525.335.810
Nguồn: Công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt
Nam.
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty
từ năm 2007-2009 tăng một cách đáng kể điều đó chứng tỏ một điều là công
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
21

Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
ty hoạt động hiệu quả. hoạt động PR, Marketing làm cho sản phẩm công ty
được phân phối nhiều tới các Shop, siêu thị và Salon
b. Các mặt hàng Nhập khẩu của Công ty từ năm 2007- 2009.
Bảng 2: Các mặt hàng Nhập khẩu của công ty từ năm 2007-2010.
STT Nhóm hàng Nước
NK
ĐVT Năm
2007 2008 2009
1 TONI&GUY Anh chai 11.551 26.750 38.296
2 TIGI Mỹ chai 10.116 40.215 38.410
3 LABEL Anh chai 14.352 34.213 52.840
4 COLLAGE Tây Ba
Nha
chai 26.716 37.256 48.728
5 GLOSS Tây Ba
Nha
chai 18.963 13.840 38.492
6 K.THPY
REPEAIR
Anh chai 15.890 10.789 20.857
7 D- STOOL Anh chiếc 12 40 120
8 Máy uốn xoăn
Lakme
Anh chiếc 24 300
9 Ghế Destool
của Takara
M ỹ chiếc 12 30
10 Tạp chí Anh Quyển 500 879 1.837
Nguồn: Phòng Kinh Doanh của công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế VN

Nhìn vào số lượng nhập khẩu Tony&Guy của công ty trong 3 năm ta thấy
tăng lên một cách rõ rệt. Tuy số lượng Tony&Guy nhập khẩu chỉ đứng ở vị
trí thứ 3 trong bảng đó là sau Label và collage nhưng cũng đã giữ một vị trí
quan trọng góp phần vào hoạt động KD của DN.
c. Nhập khẩu mặt hàng Tony&Guy của công ty.
Bảng 3: Nhập khẩu mặt hàng Tony&Guy của công ty.
STT Mặt hàng ĐVT Đơn giá (Đồng)
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
22
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
1 Tony&Guy Protein 200M 37.950
2 Tony&Guy Boost 250M 52.140
3 Tony&Guy Finishing 200M 65.340
4 Tony&Guy Detox 250M 37.620
5 Tony&Guy Volume 250M 37.620
6 Tony&Guy Funky 75ML 37.620
7 Tony&Guy X- Wax 70ML 52.470
8 Tony&Guy Defining 75ML 49.500
9 Tony&Guy Tame 50ML 53.460
10 Tony&Guy Iron 200M 66.660
11 Tony&Guy Beach 200M 33.330
12 Tony&Guy Twist 100M 50.430
13 Tony &Guy Firm 250M 42.240
14 Tony&Guy Daily 250M 48.840
Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu công ty TNHH Thị Trường Quốc Tế
VN.
Trên đây là các sản phẩm trong dòng Tony&Guy của công ty. Ta thấy chủng
loại của Tony&Guy rất đa dạng và phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của
khách hàng. Và giá cả của các sản phẩm này cũng không chênh lệch nhau là
mấy với mức giá công ty đưa ra rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người

dân Việt Nam.
2.2.1.3. Đánh giá về quy trình nhận mặt hàng Tony&Guy tại công ty
TNHH Thị Trường Quốc Tế Việt Nam.
a. Chuẩn bị tiếp nhận
 Nhận thông báo tàu.
Nhận thông báo tàu của người bán về dự kiến tàu chở hàng theo quy định
trong hợp đồng, tiến hành kiểm tra các thông số của tàu như số hiệu của tàu,
cờ tàu so với quy định trong hợp đồng.
Lựa chọn hãng bảo hiểm
Làm văn bản yêu cầu các thông tin như: Chủ tàu, người khai thác tàu, lý lịch
quốc tịch tàu, tuổi tàu, các thông số của tàu, tàu có được bảo hiểm thân tàu
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
23
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
và trách nhiệm dân sự chủ tàu tại hiệp hội P&I h hoặc các tổ chức bảo hiểm
tương đương không đồng thời yêu cầu hãng bảo hiểm xác nhận bảo hiểm
cho lô hàng. Nếu chấp nhận tàu chở hàng theo dự kiến của người bán, thông
báo cho người bán để ngưòi bán xếp hàng.
 Nhận thông báo giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Kiểm tra hàng được xếp so với hợp đồng
- Hợp đồng mà công ty ký kết thường thoả thuận điều kiện cơ sở giao hàng
là mua FOB hoặc CFR. Khi lựa chọn điều kiện giao hàng như vậy thì nghiệp
vụ thuê tàu hoặc mua bảo hiểm hàng hóa thuộc về bên mua. Song do mặt
hàng mỹ phẩm về dầu gội và các sản phẩm dưỡng thể cho da được đóng vào
các chai cho nên rất hay bị dập vỡ bởi vậy vấn đề về bảo hiểm hàng hoá là
rất quan trọng
- Công ty thường mua bảo hiểm ở công ty cổ phẩn bảo hiểm Petrolimex trụ
sở chính là 532 đường láng.
Nghiệp vụ mua bảo hiểm của công ty sẽ được tiến hành theo thông báo giao
hàng của người bán. Tại Việt Nam mức phí bảo hiểm là một lô hàng trị giá

500 ngàn USD thì phái bảo hiểm chỉ là 3- 4 triệu đồng.
Giấy yêu cầu mua bảo hiểm được khai theo mẫu của công ty bảo hiểm. Sau
đó người có nhu cầu bảo hiểm thương lượng trực tiếp hoặc qua telex với
công ty bảo hiểm để được cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Công ty thường sử dụng điều kiện bảo hiểm A( Bảo hiểm mọi rủi ro) Vì đây
là mặt hàng mỹ phẩm dễ vỡ và hay gặp vấn đề nhất. Và thông thường thì
công ty tiến hành bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng với số tiền bảo hiểm tương
ứng với giá trị cuả lô hàng nhập khẩu tức là 100%CIF.
Đối với công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex chấp nhận thời hạn nộp phí là
7 ngày kể từ ngày phát đơn bảo hiểm. Nếu quá hạn bảo hiểm thì người được
bảo hiểm phải chụi lãi suất nợ quá hạn theo quy định của các ngân hàng VN.
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
24
Sinh viên: Hoàng Thị Kim Thuỷ Chuyên đề tốt nghiệp-Lớp K4HMQ1
 Theo dõi lịch tàu.
Trong suốt quá trình vận chuyển cần kiểm soát chặt chẽ để hàng được giao
đúng và kịp thời. Để làm việc này thì công ty cần liên lạc chặt chẽ với đại lý
hãng tàu.
- Thường xuyên liên hệ với đại lý tàu, nắm thông tin về tàu, lịch tàu dự kiến
đi và cập cảng để xử lý các nghiệp vụ tiếp theo.
- Phòng kế hoạch kinh doanh báo cáo giám đốc và thông báo cho các đơn vị
thành viên .
Với hàng hoá được vận chuyển bằng đường thuỷ thì việc kiểm soát hàng sẽ
dễ hơn bởi vì một khi hàng hoá đã được xếp lên tàu thì nó sẽ ơ nguyên trên
tàu cho tới khi đến cảng. Vì vậy việc quan trọng nhất là phải kiểm soát được
hàng đã chắc chắn lên tàu hay chưa.
 Lập bộ hồ sơ nhận hàng.
- Hồ sơ hải quan
Bộ hồ sơ hải quan để gửi hải quan cửa khẩu được lập theo luật hải quan của
nước CHXHCN Việt Nam và các quy định hiện hành của tổng cục hải quan

bao gồm
+ Tờ khai hải quan: 01 bộ = 02 Liên
+ Phụ lục tờ khai hải quan: 01 bộ = 02 liên
+ CV xin kiểm hoá trên phương tiện vận tải ngay khi dỡ hàng từ tàu nhập
cảng: 01 bản theo mẫu của hải quan
+ CV xin nợ chứng từ giám định ( trường hợp hải quan không chấp nhận
trọng lượng hàng theo chứng từ giao hàng): 01 bản
+ CV xin nợ C/O ( giấy chứng nhận xuất xứ) bản gốc ( trường hợp hàng
thuộc diện chụi thuế nhập khẩu với thuế suất ưu đãi và chưa có C/O bản
gốc): 01 bản
GVHD:PGS.TS. Doãn Kế Bôn Khoa: Thương Mại Quốc Tế
25

×